Thực Trạng Về Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam:‌


Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thẻ tín dụng Vietinbank phát hành năm 2014


Cơ cấu thẻ tín dụng phát hành năm 2014

11%

56%


Visa Master JCB

33%

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank

2.2.3. Thực trạng về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam:‌

2.2.3.1. Các hình thức rủi ro tín dụng thể hiện trong tình hình nợ quá hạn, nợ xấu hoạt động thẻ tín dụng tại Vietinbank:

Bảng 2.3: Cơ cấu nhóm nợ của thẻ tín dụng Vietinbank giai đoạn 2009-2014.

Đơn vị tính: %


2009

2010

2011

2012

2013

2014

Nhóm 1

99,4

99,59

98,72

97,42

97.85

98,45

Nhóm 2

0,50

0,40

0.98

1,21

1,19

1,12

Nhóm 3

0,10

0

0,25

1,35

0,72

0,13

Nhóm 4

0

0,01

0,05

0

0,18

0,25

Nhóm 5

0

0

0

0,02

0,06

0,05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - 7

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thẻ - Trung tâm thẻ Vietinbank

Qua bảng số liệu trên có thể thấy, tỷ lệ nợ quá hạn (nợ nhóm 2) của thẻ tín dụng Vietinbank có sự biến động tăng nhẹ từ năm 2011 đến 2012 tuy nhiên tỷ lệ này đã giảm xuống từ năm 2013. Diễn biến tương tự đối với tỷ lệ nợ xấu. Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank là 0,3%, năm 2012 tỷ lệ này lên tới 1,37%. Khoảng thời gian năm 2011 – 2012 là giai đoạn vô cùng vất vả của Vietinbank khi tình hình


nợ quá hạn, nợ xấu có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu gia tăng trong giai đoạn này một phần là do nền kinh tế còn chưa ổn định, tỷ lệ lạm phát gia tăng. Do đó khi kinh tế suy giảm thì sự khó khăn đó cũng phản ánh vào thu nhập của khách hàng và các khoản khách hàng vay ngân hàng cũng khó có khả năng trả nợ là điều tất yếu và nợ xấu gia tăng.

Từ năm 2013 trở đi, tỷ lệ nợ xấu bắt đầu suy giảm, từ 0,96% hạ xuống 0,43%. Nguyên nhân tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu giảm xuống là doVietinbank đã có những biện pháp tích cực và hợp lý trong kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng và ngày càng quan tâm đến hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng, nhờ đó có thể đánh giá được mức độ tín nhiệm của khách hàng, đo lường được thiện chí và khả năng trả nợ của khách hàng để có quyết định mở thẻ tín dụng hay từ chối cấp thẻ tín dụng cho khách hàng đảm bảo tính khách quan, khoa học.

Khi xuất hiện tình trạng nợ quá hạn hay nợ xấu, điều này chắc chắn sẽ xảy ra đối với các NHTM, nhưng việc khống chế rủi ro này đến mức thấp nhất để kinh doanh không gặp nhiều rủi ro là do tài kinh doanh hay việc quản trị rủi ro tốt của từng hệ thống NHTM. Trong thời gian qua, Vietinbank đã rất nỗ lực trong việc kiểm soát hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng để hạn chế các rủi ro tín dụng phát sinh. Do đó tại Vietinbank chủ yếu chỉ xảy ra hình thức rủi ro tín dụng không thu được lãi và vốn đúng hạn.

Biểu đồ 2.4: Nợ quá hạn, nợ xấu thẻ tín dụng Vietinbank từ năm 2009 – 2014

Đơn vị tính: %

Nợ quá hạn, nợ xấu thẻ tín dụng Vietinbank

Nợ quá hạn

Nợ xấu

1,37

1,19

0,98

1,12

0,6

1,21

0,41

0,96

0,43

0,5

0,4

0,3

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thẻ - Trung tâm thẻ Vietinbank


2.2.3.2. Công tác quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Vietinbank:

Rủi ro trong hoạt động thẻ là khả năng có thể xảy ra các tổn thất về vật chất hoặc phi vật chất có liên quan tới hoạt động kinh doanh thẻ. Vietinbank luôn chú trọng công tác quản trị rủi ro tín dụng nói chung và RRTD trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng nói riêng. Hiện tại, cơ cấu tổ chức quản trị RRTD tại VietinBank được chia thành 3 vòng kiểm soát, bảo đảm kiểm soát độc lập giữa các bộ phận, bao gồm: các đơn vị, cá nhân thuộc Khối kinh doanh (lớp bảo vệ thứ nhất), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng và kiểm soát tuân thủ (lớp bảo vệ thứ hai), và bộ phận kiểm toán nội bộ (lớp bảo vệ thứ ba).

Công tác quản trị RRTD cũng đang được hoàn thiện theo hướng tiếp cận ngày càng gần hơn với thông lệ quốc tế và tiến tới tuân thủ các quy định của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Cụ thể, công tác quản trị RRTD tại VietinBank đang được chuẩn hóa theo 5 bước, bao gồm: Nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro, giám sát rủi ro, và báo cáo.

Chiến lược và khẩu vị rủi ro tín dụng được VietinBank ban hành cho từng thời kỳ, là kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Ngân hàng. Theo đó, VietinBank đã ban hành chính sách quản lý rủi ro tín dụng và có điều chỉnh chính sách tín dụng từng thời kỳ như: đa dạng hóa sản phẩm thẻ, ban hành toàn diện và thường xuyên cập nhật các quy định, quy trình cấp và quản lý tín dụng như quy định cấp tín dụng đối với sản phẩm thẻ tín dụng, quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng, quy trình kiểm tra giám sát khoản vay, quy định xử lý rủi ro tổn thất trong hoạt động kinh doanh thẻ, quy định, quy trình xét duyệt hạn mức tín dụng, quy định mức phán quyết tín dụng theo cấp độ.

Để đo lường rủi ro tín dụng, VietinBank hiện áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng (theo phương pháp chuyên gia) riêng cho từng loại khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Xếp hạng tín dụng là một trong những cơ sở quan trọng để xem xét cấp hạn mức tín dụng đối với khách hàng. Ngoài ra, VietinBank đang trong quá trình xây dựng và thử nghiệm hệ thống tính PD, EAD, LGD sử dụng phương


pháp thống kê nhằm tiếp cận gần hơn với quy định của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng.

Để kiểm soát và giám sát rủi ro tín dụng hiệu quả, VietinBank thực hiện phân cấp quyết định tín dụng từ hội đồng quản trị đến trưởng phòng giao dịch; cảnh báo rủi ro đối với các ngành hàng, các khu vực kinh tế, các doanh nghiệp, tài sản bảo đảm... Đặc biệt để đảm bảo tính độc lập, khách quan trong quyết định cấp và quản lý tín dụng, VietinBank đã triển khai thành công mô hình thẩm định và phê duyệt tập trung với mục tiêu chủ yếu là quản lý tập trung công tác thẩm định trước khi cấp tín dụng, tăng cường khả năng phát hiện, phòng ngừa, cảnh báo sớm rủi ro tín dụng.

Ngoài các quy trình quản lý rủi ro tín dụng, VietinBank còn chú trọng công tác xây dựng văn hóa rủi ro, thực hiện kiểm tra nghiệp vụ hàng năm và chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng.

Đây là một trong những ưu thế lớn cho VietinBank trong việc phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ. Để phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh, Vietinbank luôn thực hiện chiến lược thận trọng trong lựa chọn khách hàng cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng, chủ yếu phát hành thẻ tín dụng bằng hình thức có bảo đảm và chưa cho phép rút tiền vượt quá hạn mức tín dụng nên đến nay ít có trường hợp khách hàng thanh toán chậm, rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng được hạn chế một cách thấp nhất có thể. Tuy nhiên khi nhu cầu thanh toán thẻ tín dụng tiến dần đến các nước hiện đại trên thế giới, sự cạnh tranh thẻ tín dụng sẽ ngày càng gia tăng trong tương lai không chỉ ở các ngân hàng trong nước mà còn cả các ngân hàng nước ngoài thì việc cấp hạn mức thẻ tín dụng bằng phương thức có bảo đảm bằng tài sản sẽ không còn tính cạnh tranh, do đó việc cấp hạn mức thẻ tín dụng bằng hình thức tín chấp là một điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó Vietinbank cũng dự kiến sẽ cung cấp dịch vụ sử dụng vượt hạn mức tín dụng cho khách hàng dựa trên cơ sở đánh giá quá trình sử dụng tín dụng của từng khách hàng trong tương lai.


Thực trạng hiện nay đa số các NHTM nói chung và Vietinbank nói riêng vẫn áp dụng kiểm soát rủi ro thông qua phương pháp định tính, chưa định lượng được các nhân tố tác động đến khả năng thu hồi nợ nên tiềm ẩn nhiều rủi ro không thanh toán được thẻ tín dụng trong tương lai. Do đó, việc đề xuất một mô hình lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ thẻ tín dụng tại Vietinbank là vấn đề cấp thiết.

2.2.3.3. So sánh với các ngân hàng khác về hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng và rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng:

Hiện nay thẻ tín dụng đang ngày càng phổ biến nhờ sự tiện dụng và những ưu đãi hấp dẫn của các ngân hàng. Để đẩy mạnh dịch vụ thẻ, các ngân hàng thời gian gần đây đã đưa ra nhiều chương trình ưu đãi như miễn phí phát hành thẻ hay cả phí thường niên năm đầu, ưu đãi giảm giá ở nhiều sản phẩm, dịch vụ, tặng quà khi mở thẻ…Tuy nhiên, những ưu đãi đó thường chỉ kéo dài một thời gian ngắn. Ngoài những ưu đãi này, các ngân hàng còn áp dụng các mức phí, lãi suất hấp dẫn nhất để giảm thiểu chi phí khi sử dụng thẻ cho khách hàng.

Trên thực tế ngân hàng thương mại lớn vẫn chiếm ưu thế. Thông thường, các chi phí phổ biến nhất khi sử dụng thẻ là phí phát hành thẻ, phí thường niên, lãi suất, phí rút tiền mặt, phí giao dịch ngoại tệ và phí phạt trả chậm trong trường hợp chưa thanh toán đúng hẹn. Tham khảo 12 ngân hàng tiêu biểu trên thị trường trong các nhóm: ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần lớn và vừa, ngân hàng nước ngoài, có thể thấy nhóm ngân hàng thương mại nhà nước có lợi thế đáng kể với phí thường niên (phí chủ thẻ phải trả hàng năm cho việc sử dụng thẻ), lãi suất (phải trả ngoài thời gian miễn lãi) và phí giao dịch ngoại tệ có thể coi là thấp nhất (đối với hai loại thẻ phổ biến hiện nay là Visa và MasterCard). Phí thường niên thấp nhất hiện nay là của Vietinbank, 90.000 đồng/năm với hạng thẻ chuẩn. Lãi suất cho các khoản vay của các ngân hàng thương mại nhà nước cũng thuộc nhóm thấp nhất, từ 1,3 – 1,6%/tháng, phí giao dịch ngoại tệ 2 – 2,1%/tổng giao dịch. Đối với những người thường xuyên đi nước ngoài hoặc chi tiêu bằng ngoại tệ, mức phí giao dịch ngoại tệ thấp là ưu điểm đáng quan tâm. Trong 3 ngân hàng này, Vietcombank


`được đánh giá cao về sự thuận tiện khi xử lý giao dịch qua Internet và điện thoại di động. Ở nhóm ngân hàng thương mại tư nhân là Sacombank, ACB, Eximbank, Techcombank, mức phí thường niên cao hơn một chút, bắt đầu từ 300.000 đồng/năm với hạng thẻ chuẩn. Lãi suất cũng cao hơn ở khoảng 1,5 - 2%/tháng. Eximbank là ngân hàng có lãi suất thấp nhất 1,5%/tháng, đồng thời phí phạt trả chậm cũng thấp nhất ở mức 3% khoản thanh toán tối thiểu (khoản thanh toán tối thiểu bằng 5% dư nợ). Trong nhóm này, Techcombank có mức lãi suất cao nhất 2,58%, phí phạt trả chậm cũng cao nhất 6% (tối thiểu là 150.000 đồng). ACB có phí giao dịch ngoại tệ cao nhất ở mức 3,7% tổng giao dịch.

Thẻ tín dụng ngân hàng trong nước vẫn cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài. Ở nhóm các ngân hàng nhỏ hơn như VIB, VP Bank, TP Bank, các mức phí cũng khá cạnh tranh. VIB có phí thường niên thấp nhất, từ 200.000 – 400.000 đồng/năm. TP Bank có lãi suất và phí giao dịch ngoại tệ cạnh tranh ngang ngửa với các ngân hàng lớn. Lãi suất của TP Bank từ 1,25 – 1,66%/tháng, phí giao dịch ngoại tệ từ 1,2% - 2,7%, tùy theo mức chi tiêu. Đối với nhóm các ngân hàng nước ngoài, đây là nhóm thường có các mức phí khá cao. Phí thường niên từ 350.000 đồng/tháng với thẻ chuẩn và lên đến 1.650.000 với hạng thẻ cao nhất. Phí giao dịch ngoại tệ dao động từ 2,5 – 4%. Trong nhóm này, Citibank có mức phí thường niên cao nhất, từ 880.000 - 1.650.000 đồng/năm, phí giao dịch ngoại tệ cũng ở mức cao là 4%/tổng giao dịch. Tuy nhiên, Citibank có lợi thế là thời gian miễn lãi tối đa lên đến 55 ngày (thời gian từ lúc phát sinh giao dịch đến lúc thanh toán), trong khi các ngân hàng còn lại là 45 ngày.

Đối với phí rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng, tất cả các ngân hàng được tham khảo đều ở mức 4% và đa số ngân hàng áp dụng phí tối thiểu từ 50.000 đồng/giao dịch, thời gian tính lãi bắt đầu ngay khi rút tiền. Trong dịch vụ này, Citibank có ưu điểm là thời gian tính lãi cho giao dịch rút tiền mặt bắt đầu vào ngày chốt sao kê. Đối với những người thường có nhu cầu rút tiền mặt thì đây là lựa chọn khá tốt. Đồng thời cũng cần xét đến yếu tố hỗ trợ dịch vụ của ngân hàng có kịp thời, thuận tiện hay không. ANZ là ngân hàng có dịch vụ thẻ phát triển khá tốt tuy nhiên


các giao dịch khi thực hiện chưa được thông báo ngay cho người sử dụng bằng tin nhắn hoặc email để hạn chế những sai sót hoặc sự cố gây thất thoát. Đây là một điểm trừ khi mà dịch vụ này đã được nhiều ngân hàng nội địa và nước ngoài triển khai hiệu quả.

Ngoài yếu tố chi phí, những người nhận lương qua tài khoản mở thẻ tại chính ngân hàng có tài khoản cũng thuận tiện hơn, vì sẽ không phải nộp giấy tờ chứng minh thu nhập, tài sản đảm bảo, ngân hàng sẽ tự động trích lương để thanh toán thẻ hàng tháng…

Bảng 2.4: So sánh lãi suất, chi phí cơ bản thẻ tín dụng của 12 ngân hàng:



Ngân hàng

Phí thường niên (nghìn đồng/năm)


Lãi suất (%/tháng)

Phí trả chậm (%/trên số tiền

thanh toán tối thiểu)

Phí rút tiền mặt

(%/tổng giao dịch)

Phí giao dịch ngoại

tệ (%/tổng giao dịch)

Vietinbank

90-1.000

1,5

3 – 6% (>=99)

4% (>=50)

2%

Vietcombank

100 - 800

1,33 – 1,66

3%

4% (>=50)

2%

BIDV

200 - 400

1,37 – 1,5

3% (>=50)

4% (>=50)

2,1%

VIB

200 - 400

2

3% (>=50)

4% (>=60)

2,5%

Sacombank

300 - 1.000

2,15

6% (>=80)

4% (>=60)

2,6 – 2,9%

ACB

300-500

2,15

3,95%(>=50)

4% (>=60)

3,7%

Techcombank

300-500

2,58

6% (>=150)

4% (>=100)

3,49%

Eximbank

300-400

1,5

3% (>=50)

4% (>=60)

2,7%

VP Bank

275 - 880


6% (>=100)

4,4% (>=55)

3,3%

TP Bank

275 - 770

1,25 – 1,66

4% (>=100)

4%

1,2- 2,7%

HSBC

350 - 1.200

2,16 – 2,6

4% (80 – 630)

4% (>=50)

2,5% - 4%

ANZ

350 – 1.150

2,65

4% (>=200)

4% (>=60)

3 – 3,5%

Citibank

880 – 1.650

2,15

3% ( 300 – 2.000)

3%

4%

Nguồn: Tổng hợp từ biểu phí dịch vụ thẻ tín dụng các NHTM

Không thể phủ nhận những tiện ích mà thẻ tín dụng mang lại, nhưng việc lỏng lẻo trong bảo mật thông tin thẻ đã dẫn đến không ít rủi ro cho khách hàng cũng như với các ngân hàng. Ngoài việc bị tận thu phí, không ít chủ thẻ còn bị mất tiền vì bị đánh cắp thông tin cá nhân trong quá trình giao dịch. Bởi mọi dữ liệu như tên, số thẻ và mã xác thực được in nổi trên bề mặt thẻ tín dụng. Thực tế, việc bảo mật thông tin của các ngân hàng cho chủ thẻ tín dụng vẫn còn khá lỏng lẻo. Thanh toán bằng thẻ tín dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại hiện không cần mật mã. Chủ thẻ khi có nhu cầu thanh toán bằng thẻ chỉ cần đưa thẻ cho nhân viên thanh toán để cà thẻ qua máy POS. Tuy các ngân hàng phát hành thẻ thường khuyến cáo


các đơn vị chấp nhận thẻ phải đối chiếu chữ ký trên thẻ và hóa đơn thanh toán nhưng đôi khi có nơi vẫn chấp nhận các giao dịch mà không cần đốí chiếu, kiểm tra kỹ.

Những rủi ro đối với thẻ tín dụng không chỉ riêng chủ thẻ phải gánh mà các ngân hàng cũng khó tránh khỏi. Nhiều chủ thẻ tín dụng sẵn sàng chi tiêu thẻ khi đi các siêu thị, khách sạn, nhà hàng… mà quên đi những nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng. Khi chi tiêu hết hạn mức, chủ thẻ mất khả năng thanh toán nên tìm cách trốn tránh nghĩa vụ thanh toán như đổi chỗ làm, nghỉ việc, cắt điện thoại, thay địa chỉ email. Ngoài ra, nếu chủ thẻ tín dụng bị mất việc, giảm thu nhập không có khả năng trả nợ, số nợ này sau đó sẽ bị tính với mức lãi suất lớn và sẽ khiến số nợ này trở thành nợ xấu tại các ngân hàng.

Để giảm thiểu rủi ro thẻ tín dụng, các ngân hàng thương mại thường yêu cầu nhân viên phải đảm bảo có thông tin liên tục, thường xuyên từ khách hàng. Các ngân hàng yêu cầu nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, đưa ra mẫu để khách hàng tự khai báo thu nhập, khả năng tài chính và chỗ ở, công việc của mình. Trong tờ khai, khách hàng sẽ phải đưa ra thông tin cụ thể mới nhất như: Đang làm việc ở đâu hay mới mất việc làm, mới được tăng lương, thu nhập một tháng… Sau đó các ngân hàng phải rà soát, thậm chí "điều tra" lại thông tin đó để có kết quả chính xác nhất. Ngoài ra, để hạn chế rủi ro thẻ tín dụng, nhiều ngân hàng còn điều chỉnh lại các quy định về phát hành thẻ tín dụng cho phù hợp với từng thời kỳ. Vietinbank chỉ phát hành thẻ tín dụng nếu khách hàng có tài sản thế chấp và có chi lương qua Vietinbank thay vì phát hành thẻ theo dạng tín chấp trừ một số trường hợp đặc biệt. Còn tại Vietcombank, nếu không có nơi cư trú ổn định, ngân hàng sẽ không phát hành thẻ hoặc chỉ phát hành với hạn mức thấp. Nhiều ngân hàng khác có điều kiện phát hành thẻ tín dụng dễ dàng hơn thì nâng lãi suất thẻ lên cao để bù đắp rủi ro nếu có xảy ra. Thậm chí, có ngân hàng quy định chỉ cần trễ hạn một ngày, ngân hàng sẽ phạt đến 150.000 – 200.000 đồng đồng thời toàn bộ các khoản đã chi tiêu trước đó của chủ thẻ bị tính lãi thay vì miễn lãi 45 ngày như trước. Các quy định như trên chỉ nhằm mục đích siết chặt, hạn chế rủi ro thẻ tín dụng phát sinh cao.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 06/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí