Các Phân Môn Trong Sgk Tiếng Việt Lớp 5 Thể Hiện Chủ Điểm Như Thế Nào?

cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Giữa và cuối mỗi học kì đều có 1 tuần dành cho ôn tập, kiểm tra. Các tuần dành để ôn tập, kiểm tra là 10, 18, 28 và 35.

Mỗi đơn vị học gắn với một chủ điểm được chia thành các phân môn (Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn) căn cứ vào nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng của từng phân môn.


2. Tác dụng của cách cấu trúc sách theo chủ điểm

Cấu trúc sách theo chủ điểm giúp thực hiện tốt mục tiêu trang bị kiến thức tiếng Việt, rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt, kĩ năng tư duy và bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho học sinh. Qua các chủ điểm học tập, HS được mở rộng, hệ thống hoá, tích cực hoá vốn từ một cách tự nhiên và có hiệu quả. Qua mỗi chủ điểm, qua các bài đọc, sách đem đến cho học sinh những kiến thức bổ ích và lí thú về một lĩnh vực của đời sống. Trong những chủ điểm rất quen thuộc với HS như Giữ lấy màu xanh, Con người với thiên nhiên, các bài đọc cũng đem lại cho HS những rung cảm thẩm mĩ trước thiên nhiên, những nhận thức mới mẻ về vẻ đẹp của tự nhiên, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, trách nhiệm của mỗi người giữ lấy màu xanh, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường, góp phần vào sự phát triển của đất nước...


3. Các phân môn trong SGK Tiếng Việt lớp 5 thể hiện chủ điểm như thế nào?

Các phân môn trong một đơn vị học đều phục vụ cho chủ điểm theo đặc trưng riêng:

- Phân môn Tập đọc: Các bài tập đọc (thơ, truyện kể, văn bản miêu tả, văn bản khoa học, văn bản hành chính, thư từ...) đều có nội dung phù hợp với chủ điểm. Các câu hỏi tìm hiểu bài cũng được khai thác theo hướng làm cho HS hiểu chủ điểm sâu hơn.

- Với phân môn Kể chuyện thì cả ba kiểu bài tập (Kể chuyện được nghe thầy, cô kể trên lớp; Kể chuyện đã nghe, đã đọc ngoài giờ học; Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia) đều yêu cầu HS kể lại những câu chuyện phù hợp với chủ điểm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 386 trang tài liệu này.

- Tập làm văn là phân môn thể hiện rõ yêu cầu tích hợp, có nội dung gắn với các chủ điểm. Ví dụ: Tiết Tập làm văn cuối tuần 16 (chủ điểm Vì hạnh phúc con người) dùng vật liệu mẫu là bài Biên bản về việc Mèo Vằn ăn hối lộ của nhà Chuột - để hướng dẫn HS biết lập biên bản vụ việc cụ ún trốn viện. Bằng cách này, tiết học đã giáo dục tế nhị và sinh động thái độ căm ghét và chống lại tệ nạn tham nhũng xấu xa.

- Trong phân môn Luyện từ và câu, phần trực tiếp thể hiện chủ điểm là Mở rộng vốn từ. ở phần này, HS được hướng dẫn để cùng tìm những từ theo mẫu trong SGK, sắp xếp chúng theo hệ thống nhất định hoặc giải nghĩa chúng... Các từ đều là những từ thể hiện chủ điểm đang học. ở các phần khác, SGK thường sử dụng ngữ liệu là những đoạn trích từ các bài tập đọc đã học hoặc ngữ liệu có liên quan đến chủ điểm đang học.

Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 3

- Trong phân môn Chính tả, các bài nghe - viết, nhớ - viết đều được trích hoặc tóm tắt từ bài tập đọc mới học; trong trường hợp chọn ngữ liệu mới thì ngữ liệu ấy cũng có nội dung phù hợp với chủ điểm của tuần. Các bài tập điền chữ, điền vần hay tìm tiếng có âm, vần cho trước cũng góp phần làm rõ thêm chủ điểm.


4. Nội dung SGK Tiếng Việt lớp 5 mới có gì mới so với SGK Tiếng Việt các lớp dưới?

Tiếng Việt lớp 5 là SGK của một lớp ở giai đoạn 2 của bậc tiểu học nên có nhiều điểm khác với SGK giai đoạn 1 (các lớp 1, 2, 3), đồng thời có nhiều điểm giống SGK Tiếng Việt lớp 4. Sự khác biệt với Tiếng Việt lớp 4 là ở yêu cầu về mức độ thuần thục của kĩ năng.

So với SGK của các lớp đầu cấp, Tiếng Việt lớp 5 đánh dấu giai đoạn học tập mới của HS tiểu học với những đặc điểm như sau:

a) Về chủ điểm học tập: Chủ điểm học tập ở các lớp 1, 2 và 3 xoay quanh những lĩnh vực rất gần gũi với HS như gia đình, trường học, thiên nhiên và xã hội. Còn ở lớp 5, chủ điểm là những vấn đề lớn đặt ra cho đất nước, dân tộc và loài người.

b) Về việc trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng qua các phân môn:

- Lớp 5 không có phân môn Tập viết. Việc bố trí thời lượng / tuần cho các phân môn còn lại cũng khác nhiều so với các lớp đầu cấp: Tập đọc: 2 tiết, Chính tả: 1 tiết, Luyện từ và câu: 2 tiết, Kể chuyện: 1 tiết, Tập làm văn: 2 tiết.

- Mỗi phân môn nói trên đều có điểm khác so với lớp dưới, cụ thể là:

+ Các bài tập đọc ở lớp 5 có số lượng từ nhiều hơn, việc luyện đọc chú ý đến yêu cầu biểu cảm, câu hỏi tìm hiểu bài chú trọng khai thác hàm ý và nghệ thuật biểu hiện nhiều hơn,...

+ HS rèn luyện chính tả qua các hình thức chính tả nghe - viết và nhớ - viết. Các bài tập chính tả âm - vần, chính tả viết hoa cũng có đòi hỏi cao hơn.

+ Phân môn Luyện từ và câu có những tiết học riêng trang bị cho học sinh kiến thức về cấu tạo tiếng; các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa, đồng âm; các từ loại đại từ, quan hệ từ; câu ghép và cách nối các vế câu ghép; các biện pháp liên kết câu trong bài văn.

+ Trong phân môn Kể chuyện, HS không kể lại những câu chuyện vừa được học trong bài tập đọc như ở lớp 2, lớp 3 mà tập kể những câu chuyện được nghe thầy, cô kể trên lớp hoặc được nghe, được đọc ngoài giờ học, được chứng kiến, tham gia trong đời sống hằng ngày, phù hợp với chủ điểm các em đang học. Loại bài tập kể chuyện đã nghe, đã đọc, đã chứng kiến, tham gia là những loại hình luyện tập mới, tạo điều kiện để HS tiếp cận với đời sống văn học và đời sống xã hội.

+ Trong phân môn Tập làm văn, học sinh lớp 5 được dạy các kĩ năng tả cảnh, tả người. Bên cạnh đó, các em còn được rèn kĩ năng thuyết trình, tranh luận, làm đơn, ghi biên bản, lập chương trình hoạt động, tập viết các đoạn đối thoại.

Hoạt động 3 : Tìm hiểu phương pháp dạy học SGK Tiếng Việt lớp 5


Nhiệm vụ

1. Nghiên cứu tài liệu.

2. Nghe giảng viên thuyết trình, gợi vấn đề.

3. Suy nghĩ, trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau:

3.1. So sánh PPDH theo SGK Tiếng Việt lớp 5 mới và PPDH cũ. Hãy nói về bản chất của PPDH mới.

3.2. Trong giờ học Tiếng Việt, hoạt động của GV là gì? Để tích cực hoá hoạt động của HS, GV phải chú ý điều gì? So sánh hoạt động của GV trong giờ học Tiếng Việt trước đây để phát hiện ra những điểm mới.

3.3. HS tiến hành những hoạt động gì trong giờ học Tiếng Việt? Các hình thức tổ chức hoạt động học tập của HS. Theo anh, chị, trong trường hợp nào cần tổ chức cho HS làm việc theo nhóm? Nêu ví dụ về 1 bài tập chọn hình thức tổ chức cho HS làm việc theo nhóm sẽ mang lại hiệu quả cao. Nêu ví dụ về một bài tập chọn hình thức tổ chức làm việc nhóm sẽ thất bại.

* Nêu thêm câu hỏi của anh, chị (nếu có) để giảng viên cùng cả lớp giải đáp.


Thông tin phản hồi (cho hoạt động 3)

I. Về phương pháp dạy học cũ và mới (HV đọc tài liệu, nhớ lại những hiểu biết, kinh nghiệm đã có).

Gợi ý:

- Nêu những PPDH mà anh, chị thường sử dụng trước đây?

- Theo anh, chị, bản chất của PPDH cũ là gì?

- Nêu những ưu điểm, hạn chế của PPDH cũ.

- PPDH mới có điểm gì khác về bản chất với PPDH cũ. Thông tin:

PPDH cũ: GV truyền thụ, giảng giải để HS ghi nhớ, làm theo lời thầy.

PPDH mới: khác về mục đích, con đường đạt đến mục đích, do đó cũng thay đổi cơ chế hoạt động dạy học và tiến trình tổ chức giờ dạy. Cụ thể:

- MĐ giờ học không phải là GV truyền thụ lời giảng của mình, mà là làm sao để HS, dưới sự hướng dẫn của GV, chiếm lĩnh được tri thức, hình thành, phát triển kĩ năng, tạo ra được sự tự phát triển toàn diện về trí tuệ, tâm hồn, nhân cách, năng lực.

- Con đường đạt đến hiệu quả tự phát triển là sự vận động tự thân của mỗi chủ thể HS. Mọi phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức hoạt động của thày và trò đều nhằm thúc đẩy hoạt động trí tuệ của từng HS.

- Sự hoạt động không thể có bằng những hình thức tác động từ bên ngoài mà phải bằng một hệ thống những thao tác, biện pháp làm cho hoạt động được vật chất hoá. Phương pháp dạy học phải vật chất hoá hoạt động bên trong của HS, tạo được sự hoạt động và phát triển bên trong của HS.


2. Về hoạt động của GV trong giờ học Tiếng Việt theo PPDH mới

Dạy học Tiếng Việt theo chương trình tiểu học mới, GV cần tổ chức hoạt động dạy - học theo PPDH mới - tích cực hoá hoạt động của HS (giống như PP hướng dẫn tập luyện trong thể thao): GV là huấn luyện viên, tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm vụ trong SGK để các em chiếm lĩnh được kiến thức, phát triển kĩ năng thực hành. HS phải tự mình thực hiện đủ các bài luyện tập mới có được thể lực, kĩ năng và kiến thức cần thiết.

Một số hoạt động chủ yếu của GV:

2.1. Giao việc cho HS: Đây là khâu quan trọng, GV cần chú ý giúp HS cả lớp hiểu

đúng yêu cầu của câu hỏi, bài tập. Nội dung của công việc này là:

- Cho HS tự đọc thành tiếng hoặc đọc thầm (GV không làm thay, chỉ nêu yêu cầu, giải thích yêu cầu trong trường hợp cần thiết), HS trình bày yêu cầu của câu hỏi, bài tập trong SGK. Lúc đầu, HS có thể đọc nguyên văn câu hỏi, bài tập. Sau đó, GV có thể đề nghị các em nêu tóm tắt yêu cầu của câu hỏi, bài tập ấy.

GV cần nhắc nhở những HS được mời đọc trước lớp phải đọc đầy đủ, trọn vẹn toàn bộ nội dung của câu hỏi, bài tập trong SGK, tránh chỉ đọc phần lệnh, không đọc nội dung. Ví dụ, rất không đúng nếu em HS được mời đọc bài tập 3 (SGK Tiếng Việt 5/1, tr.13) lại chỉ đọc phần lệnh (Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh bài văn sau) bỏ hẳn, không đọc đoạn văn Cá hồi vượt thác với những từ ngữ HS phải lựa chọn. Như vậy chưa phải là đã đọc yêu cầu của bài tập và HS sẽ không nắm được hoặc không nắm chắc bài tập yêu cầu các em làm gì.

- Cho HS thực hiện một phần câu hỏi, bài tập trong SGK (làm thử, làm mẫu) trong trường hợp nhiệm vụ đặt ra trong những câu hỏi, bài tập ấy là khó hoặc mới đối với HS. Sau khi cả lớp đã hoàn thành nhiệm vụ làm thử, GV tổ chức chữa bài để giúp HS nắm được cách làm.

- Tóm tắt nhiệm vụ, nêu những điểm HS cần chú ý, cần ghi nhớ khi làm bài để tránh thực hiện bài tập sai hoặc lạc đề.

2.2. Kiểm tra HS

Trong quá trình HS làm bài tập, GV cần kiểm tra xem từng HS trong lớp có làm việc không, có HS nào trong lớp không hiểu việc phải làm không, từ đó có biện pháp động viên, giúp đỡ kịp thời, cụ thể. Đây là thời gian GV có thể quan tâm nhiều hơn đến những HS yếu, kém, giúp các em thực hiện đúng các yêu cầu của bài tập để các em tiến bộ, tự tin hơn.

2.3. Tổ chức báo cáo kết quả làm việc

Các hình thức báo cáo có thể là: báo cáo trực tiếp với GV, báo cáo trong nhóm, báo cáo trước lớp. Các biện pháp báo cáo có thể là: báo cáo bằng miệng hoặc bằng bảng con, bảng lớp, phiếu học...; thi đua giữa các nhóm hoặc trình bày cá nhân.

Báo cáo kết quả làm bài là hoạt động của HS. GV không báo cáo thay HS, không tự mình so sánh kết quả làm bài của HS, không làm thay những việc HS có thể tự làm.

Trong trường hợp HS làm bài trên phiếu (cá nhân hoặc nhóm), cả những việc như gắn phiếu lên bảng, GV cũng nên để HS tự làm (để rèn đức tính khéo tay, nhanh nhẹn), sau đó các em sẽ tự trình bày kết quả làm bài (rèn kĩ năng nói). Cách trình bày kết quả làm bài cũng phải được xem là một nội dung quan trọng khi tính điểm thi đua.

2.4. Tổ chức đánh giá với các hình thức đa dạng, phong phú, có thể là: HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau trong nhóm, HS đánh giá các bạn trước lớp, GV đánh giá HS. Các biện pháp đánh giá có thể là: khen, chê, cho điểm. Điều quan trọng của đánh giá là GV phải khách quan, công bằng, lời nhận xét thuyết phục, động viên, khích lệ được HS cố gắng học tập tốt hơn.


* Phân biệt một số khái niệm: phương pháp luận dạy học, phương pháp dạy học, biện pháp dạy học

- Phương pháp luận dạy học: triết lý về cách thức dạy học. Ví dụ: Người dạy đóng vai trò trung tâm, người học đóng vai trò trung tâm (tích cực hoá hoạt động học tập của người học).

- Phương pháp dạy học: cách thức chung để hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng cho HS. Ví dụ: Phương pháp tổ chức hoạt động, Phương pháp thuyết giảng, Phương pháp đàm thoại.

- Biện pháp dạy học: kỹ thuật dạy học thích hợp với từng phần. Ví dụ: Phân tích mẫu, Rèn luyện theo mẫu, Thực hành giao tiếp, Làm việc theo nhóm, Trò chơi, Sử dụng đồ dùng học tập.

Hoạt động 4 : Thực hành phân tích một bài soạn

Nhiệm vụ

- HV chọn bài soạn trong SGV Tiếng Việt lớp 5.

- HV nghiên cứu, phân tích bài soạn để làm rõ nội dung dạy học; hoạt động của thầy và trò theo phương pháp tích cực hoá hoạt động học tập của HS.

- HV trao đổi nhóm về bài soạn theo các nội dung sau:

. Xác định nội dung dạy học - sự thể hiện quan điểm giao tiếp, tích hợp.

. Xác định mục đích, yêu cầu của giờ học (kiến thức, kĩ năng, nội dung trọng tâm).

. Xác định đồ dùng dạy học tối thiểu, tối đa (nếu có điều kiện).

. Phương pháp GV tổ chức hoạt động để đạt mục đích, yêu cầu của giờ học.

- HV nhận xét, đánh giá, góp ý bài soạn; nêu hướng tổ chức dạy bài học đó để tích cực hoá hoạt động của HS lớp mình.

IV. Sản phẩm

- Biên bản ghi chép của nhóm kết quả trao đổi ý kiến về các vấn đề: Mục tiêu, quan điểm biên soạn SGK Tiếng Việt lớp 5

Nội dung, yêu cầu kiến thức, kĩ năng trong SGK Tiếng Việt lớp 5

Những điểm mới về nội dung của SGK Tiếng Việt lớp 5.

Những điểm mới về phương pháp dạy học của SGK Tiếng Việt lớp 5.

- Ghi chép cá nhân:

Kết quả phân tích các bài học cụ thể trong SGK để làm rõ điểm mới về mục tiêu, về sự thể hiện quan điểm giao tiếp, tích hợp; về nội dung dạy học.

Kết quả phân tích một bài soạn trong SGV Tiếng Việt lớp 5 để làm rõ hoạt động của thầy và trò theo PP tích cực hoá hoạt động học tập của HS.

Bài soạn ghi những ý chính về cách GV tổ chức dạy bài học đó để tích cực hoá hoạt

động của HS.


Chủ đề 2

Những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học phân môn Tập đọc trong SGK Tiếng Việt 5 (5tiết)


I. Mục tiêu

Học xong chủ đề này, học viên cần đạt những mục tiêu cơ bản sau :

1. Hiểu các mạch nội dung của phân môn Tập đọc ở lớp 5 và chuẩn kiến thức và kĩ năng phần Tập đọc trong môn Tiếng Việt lớp 5. Biết các phương pháp dạy học phân môn Tập đọc lớp 5 và cách thức đánh giá kết quả học tập tập đọc của học sinh.

2. Có khả năng dạy học phân môn Tập đọc lớp 5 đáp ứng Chuẩn kiến thức và kĩ năng của Chương trình Tiếng Việt lớp 5 và đáp ứng yêu cầu dạy học tích cực hoá học sinh.

3. Có ý thức dạy học Tập đọc theo Chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình, ý thức thực hiện các phương pháp dạy học mới nhằm tích cực hoá học sinh, ý thức góp phần phát triển nhân cách học sinh trong lĩnh vực sử dụng tiếng Việt văn hoá làm công cụ để nhận thức.

II. Nguồn

1. Các tài liệu cần có

1.1. Chương trình Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006.

1.2. Sách Tiếng Việt lớp 5 (2 tập), Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.

1.3. Sách giáo viên Tiếng Việt 5 (2 tập), Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.

1.4. Tài liệu bồi dưỡng giảng viên cốt cán cấp tỉnh, thành phố môn Tiếng Việt 5, Bộ Giáo dục và đào tạo, 2006.

2. Các tài liệu tham khảo

2.1. Tài liệu Mô đun bồi dưỡng giáo viên tiểu học Đổi mới phương pháp dạy học ở

tiểu học, Dự án Phát triển giáo viên tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2005.

2.2. Tài liệu Mô đun áp dụng dạy học tích cực trong môn Tiếng Việt, Dự án Việt – Bỉ Đào tạo giảng viên các trường sư phạm 7 tỉnh miền núi phía Bắc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003.

2.3.Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học chu kì III (2 tập), Nhà xuất bản Giáo dục, 2004.

2.4. Một số vấn đề về đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Tiếng việt ở Tiểu học, Nguyễn Thị Hạnh, Nhà xuất bản Giáo dục, 2004.

2.5 Dạy học đọc hiểu ở tiểu học, Nguyễn Thị Hạnh, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2002.

2.6 Dạy Tập đọc ở tiểu học, Lê Phương Nga, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003.


III. Quá trình

Hoạt động 1 : Phân tích tài liệu về dạy học Tập đọc lớp 5

(hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm)


Thông tin cơ bản

Phân môn Tập đọc ở lớp 5 chủ yếu rèn kĩ năng đọc cho HS. Thông qua việc đọc các văn bản thuộc nhiều thể loại khác nhau có những nội dung thuộc các chủ đề khác nhau, HS được mở rộng những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người, được mở rộng những hiểu biết về văn hoá và văn học. Học đọc ở tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng giúp HS có một công cụ để tiếp nhận thông tin, học tập trong nhà trường, tự học sau này và thưởng thức vẻ đẹp của văn học. Mục đích cuối cùng của việc đọc là để hiểu và vận

Xem tất cả 386 trang.

Ngày đăng: 04/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí