Theo số liệu của trung tâm nghiên cứu công nghiệp Việt Nam là nhà xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 6 thế giới, xuất khẩu chiếm tới trên 80% tổng giá trị sản phẩm sản xuất ra bởi ngành chế biến gỗ Việt Nam. Số liệu từ Trung tâm Thương mại quốc tế ITC (trademap) năm 2013 thậm chí còn cho thấy Việt Nam là nước xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 4 thế giới, với thị phần khoảng 4,7%, sau Trung Quốc (34,6%), Italia(9,3%) và Đức (9%).
Biểu đồ 1.1 Thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam.
Sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam gồm các nhóm: Đồ gỗ mỹ nghệ; Nội thất; Ngoài trời; Gỗ kết hợp vật liệu khác; Ván nhân tạo và sản phẩm gỗ từ ván nhân tạo; Sản phẩm từ lâm sản ngoài gỗ; dăm gỗ.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã xuất khẩu đến trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ổn định (trừ ngoại lệ năm 2009, khi nhu cầu tiêu thụ của thế giới giảm sút do khủng hoảng). Tính chung giai đoạn 2001 – 2010, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ bình quân đạt 27,15%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kim ngạch chung cả nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện quy trình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Công ty TNHH Đăng Long - 2
- Quy Trình Thanh Toán Trả Tiền Ứng Trước (Toàn Bộ).
- Quy Trình Thanh Toán Của Phương Thức Cad.
- Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Năm 2012-2014
- Ví Dụ Minh Họa Khai Báo Điện Tử
- Ví Dụ Minh Họa Khai Báo Điện Tử
Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 40-50 tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành đồ gỗ, tiếp theo là các nước Tây Âu
(EU: 10-20%), châu Á Thái Bình Dương (Nhật Bản: 12-15%) và các khu vực khác. Tỷ trọng xuất khẩu bất cân đối, phụ thuộc đặc biệt lớn vào một số thị trường của ngành đồ gỗ Việt Nam tuy không phải là quá bất thường so với hiện trạng chung của các nước khác trong khu vực nhưng cũng cho thấy rủi ro khá lớn. Hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của đồ gỗ Việt Nam, Hoa Kỳ và châu Âu, lại là hai thị trường khó tính nhất thế giới, với các điều kiện ngặt nghèo về nguồn gốc hợp pháp của gỗ và nguy cơ lạm dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ) rất cao.
Nguồn: “The furniture industry in South East Asia”, CSIL 9/2014.
Biểu đồ 1.2 Tỉ trọng xuất khẩu theo thị trường của đồ gỗ Việt Nam và một số nước Đông Nam Á.
1.6.2 Những vấn đề đặt ra với ngành xuất khẩu gỗ của Việt Nam
Bên cạnh sự tăng trưởng của ngành chế biến và xuất khẩu gỗ vẫn còn một số vấn đề tồn tại mà cần được khắc phục:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, sức cạnh tranh còn yếu.
Chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các đơn vị trồng rừng với các doanh nghiệp chế biến và sản xuất đồ gỗ.
Tính chuyên nghiệp trong thương mại thấp như việc tuân thủ thời gian giao hàng cũng như khả năng đáp ứng các hợp đồng lớn với chất lượng đồng bộ.
Khâu kiểm soát chất lượng chưa được đảm bảo: Hầu như các doanh nghiệp thực hiện việc kiểm soát này dựa trên giám sát chủ quan của lãnh đạo, dựa trên tinh thần tự giác. Đây là cách thức giám sát truyền thống chỉ thích hợp với các doanh nghiệp nhỏ ứng với các hợp đồng nhỏ mà không thể áp dụng hiểu quả với các hợp đồng lớn, sản phẩm có mức độ chi tiết chuẩn hóa cao.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Nội dung chương này giúp chúng ta hiểu hơn về xuất khẩu hàng từ khái niệm cho đến vai trò của xuất khẩu đóng một phần quan trọng trong hoạt động thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đồng thời việc phân tích quy trình giúp ta hình dung được những bước cơ bản trong quá trình xuất khẩu hàng hóa, tạo nền tảng cho việc phân tích thực tế tại công ty ở chương sau.
Ngoài ra nội dung chương còn giúp ta hiểu hơn về thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam hiện nay từ đó giúp các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ có cái nhìn tổng quát hơn và có những hướng đi mới hơn trong việc kinh doanh đồ gỗ xuất khẩu.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ TẠI CÔNG TY TNHH ĐĂNG LONG
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Đăng Long
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Đăng Long
Công ty TNHH Đăng Long được thành lập vào ngày 19/11/2003 do ông Đặng Văn Long làm giám đốc.
Địa chỉ công ty: Lô F6, Cụm công nghiệp chế biến gỗ Tân Hòa, phường Tân Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.
Số điện thoại: (061)3985518 – 3987402
Số fax: (061)3995518 – 3987419
Email: danglongco@hcmfpt.com
Website: danglongplanter.com
Hiện công ty có showroom trưng bày sản phẩm tại đường Đỗ Xuân Hợp, Phước Long A, Quận 9, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Ngành nghề hoạt động: sản xuất các sản phẩm đồ gỗ tiêu thụ trong và ngoài nước.
Hình 2.1 Một số sản phẩm của công ty TNHH Đăng Long.
2.1.2 Cơ cấu hoạt động của công ty TNHH Đăng Long
2.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ
Chức năng
Hoạt động chính của công ty là sản xuất đồ gỗ các loại để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
Nhập khẩu máy móc, nguyên phụ liệu để phục vụ cho việc sản xuất.
Nhiệm vụ
Đưa đến người tiêu dùng và khách hàng những sản phẩm đồ gỗ có chất lượng tốt nhất và dịch vụ chuyên nghiệp.
Tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần tăng trưởng nền kinh tế quốc gia.
Liên tục cải tiến công nghệ máy móc để nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Thành lập thêm nhiều các cửa hàng trưng bày sản phẩm để thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
Tổ chức thêm các lớp đào tạo bồi dưỡng cho công nhân viên nhằm nâng cao tay nghề và trình độ quản lí cho công nhân.
BP. SẢN XUẤT
2.2.1.2 Cơ cấu tổ chức các phòng ban
GIÁM ĐỐC
Các phân tổ SX
Kho
Quản lý SX
Bảo trì
QC
Tạp vụ
P. Kinh doanh
P. Kế toán
P.KH
Tổng hợp
P. Nhân sự
BP. VĂN PHÒNG
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu phòng ban của công ty TNHH Đăng Long.
Giám đốc
Giám đốc là người đứng đầu công ty, có nhiệm vụ quản lí chiến lược hoạt động của công ty và chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, giám đốc cũng là người đại diện của công ty về các hoạt động kinh doanh của công ty trước pháp luật.
Xây dựng chiến lược cạnh tranh và phát triển, lập kế hoạch phát triển cho từng giai đoạn và từng thị trường. Thực hiện dự án đầu tư, đổi mới cải tiến máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất.
Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh có nhiệm vụ giao tiếp trực tiếp với khách hàng, thu thập và xử lí thông tin của khách hàng qua e-mail, tiếp nhận đơn đặt hàng, lập đơn giá cho sản phẩm sau đó gửi bản báo giá cho khách hàng khi khách hàng yêu cầu, soạn thảo hợp đồng gửi khách hàng kí…
Phòng kế toán
Quản lí tài chính của công ty, theo dòi doanh thu xuất khẩu, chi phí, đóng thuế, theo dòi lượng nhiên phụ liệu nhập, xuất và tồn, máy móc tài sản cố định. Thanh toán tiền lương cho công nhân viên và quyết toán thuế với cơ quan thuế.
Phòng kế hoạch tổng hợp
Lập kế hoạch và theo dòi sản xuất theo tiến độ công việc và đảm bảo chất lượng, yêu cầu theo đơn hàng của khách hàng mà phòng kinh doanh chuyển xuống.
Kiểm soát việc thực hiện quy trình, quy định về hướng dẫn sử dụng máy móc công nghệ trong sản xuất.
Bố trí lao động phù hợp với sản xuất của từng khâu.
Phòng nhân sự
Tuyển dụng nguồn nhân lực cho công ty, đồng thời theo dòi quản lí chế độ làm việc của công nhân viên, đề ra chiến lược chính sách đãi ngộ phù hợp với từng công việc,bộ phận.
Các phân tổ sản xuất
Tổ mẫu: sản xuất sản phẩm mẫu cho khách hàng và là nơi thực hiện những thiết kế sản phẩm ban đầu của phòng kĩ thuật.
Tổ sơ chế: tiến hành sơ chế nguyên vật liệu tạo phôi.
Tổ định hình: tiến hành các hoạt động định hình cho chi tiết như khoan lỗ, vát mép…
Tổ xử lí: tiến hành chà nhám, xử lí bề mặt cho chi tiết, sản phẩm.
Tổ lắp ráp: lắp ráp các chi tiết lại với nhau.
Tổ ráp hoàn thành: hoàn tất việc lắp ráp trước khi mang sản phẩm sang khu vực sơn.
Tổ sơn: tiến hành sơn bán thành phẩm.
Tổ hoàn thành: tiến hành đóng gói sản phẩm.
Bộ phận kho
Có hoạt động kiểm soát các hoạt động liên quan đến xuất nhập kho.
Theo dòi và báo cáo nguyên vật liệu - vật tư – phụ tùng kho và đề ra kế hoạch mua đúng định kì, không để tình trạng thiếu hụt sản phẩm hoặc sản phẩm lỗi không được sử dụng.