Thực Trạng Kiếm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Giáo Viên Trường Thcs Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh

Nhận xét:

Qua kết quả khảo sát cho thấy việc chỉ đạo bồi dưỡng năng lực TVHN cho giáo viên trường THCS trên địa bàn huyện Gia Bình đã được ngành giáo dục nói chung và bậc THCS nói riêng quan tâm thực hiện có hiệu quả trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức và thực hiện.

Các nội dung chỉ đạo được đánh giá cao bao gồm: Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch bồi dưỡng năng lực TVHN cho GV (ĐTB: 3,07); Chỉ đạo xây dựng chương trình nội dung bồi dưỡng năng lực TVHN cụ thể; chỉ đạo việc xác định chủ đề bồi dưỡng năng lực TVHN và đối tượng bồi dưỡng năng lực TVHN (ĐTB: 3,07); Chỉ đạo thực hiện kế hoạch thời gian, khối lượng và kiến thức; kiểm tra việc thực hiện các bước lên lớp, phương pháp giảng dạy và nội dung kiến thức giảng dạy của báo cáo viên (ĐTB: 3,07);

Bên cạnh đó,kiểm tra việc ghi chép sổ sách mẫu biểu giáo vụ như sổ ghi đầu bài, sổ sinh hoạt chuyên môn, sổ tay giáo viên, các báo cáo thu hoạch và việc chỉ đạo huy động các nguồn lực: tài chính, cơ sở vật chất, nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng năng lực TVHN cho GV còn có những hạn chế. Còn đơn vị chưa tổ chức hiệu chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp, chưa huy động các nguồn lực tài chính phục vụ cho công tác này mới chỉ giao trách nhiệm cho các thành viên được phân công nhiệm vụ, kế hoạch còn mang tính hình thức. Việc khuyến khích động viên đội ngũ làm công tác này còn coi nhẹ, chưa đầu tư để những người được giao nhiệm vụ này có những tìm tòi, những sáng kiến, cách làm hay sáng tạo và hiệu quả.

2.3.3.4. Thực trạng kiếm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát thực trạng kiếm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên‌


Stt


Nội dung khảo sát

Ý kiến đánh giá



Tốt


Khá


TB


Kém

Chưa

thực hiện


ĐTB

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%



1

Kiểm tra mức độ nhận thức, sự quan tâm, số lượng và đối tượng tham

gia bồi dưỡng;


20


29


28


41


20


29


0


0


0


0


3,00


2

Kiểm tra nội dung bồi

dưỡng phải là những vấn đề hữu ích, thiết thực;


30


44


18


26


20


29


0


0


0


0


3,15


3

Kiểm tra phương pháp và hình thức bồi dưỡng GV có phong phú và có tính

hấp dẫn cao;


30


44


18


26


20


29


0


0


0


0


3,15


4

Kiểm tra cơ sở vật chất,

điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng GV;


30


44


30


44


8


12


0


0


0


0


3,32


5

Kiểm tra mức độ tích cực của GV trong hoạt động bồi dưỡng và tự bồi

dưỡng.


20


29


28


41


20


29


0


0


0


0


3,00


6

Kiểm tra đánh giá năng

lực của giáo viên sau quá trình bồi dưỡng.


30


44


18


26


20


29


0


0


0


0


3,15


ĐTB











3,13

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh - 11

Nhận xét:

Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đạt mức độ Khá (ĐTB: 3,13). Các nội dung kiểm tra như: Mức độ nhận thức, sự quan tâm, số lượng và đối tượng tham gia bồi dưỡng; Nội dung bồi dưỡng phải là những vấn đề hữu ích, thiết thực; Phương pháp và hình thức bồi dưỡng GV; Cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng GV; Mức độ tích cực của GV trong hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng,...

Qua trao đổi với một số CBQL trường THCS trên địa bàn huyện chúng tôi được biết: Thực tế kiếm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên trường THCS đã được thực hiện lồng ghép trong quá trình đánh giá chung tất cả các hoạt động của các nhà trường trong năm học. Đánh giá được những ưu điểm, tồn tại của các hoạt động. Tuy nhiên việc tổ chức kiểm tra, đánh giá chưa được chỉ đạo thường xuyên, chưa có phương pháp hữu hiệu. Đánh giá còn chung chung, chưa cụ thể. Kết quả đạt được không ổn định. Ban giám hiệu của một số đơn vị còn phó mặc cho đội ngũ giáo viên làm công tác này mà chưa có những hình thức kiểm tra, đánh giá, khích lệ thường xuyên đối với người làm công tác này.

2.3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

Chúng tôi tìm hiểu thực trạng các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên theo 5 mức độ từ Không ảnh hưởng đến Rất ảnh hưởng. (Câu hỏi số 9 - Phụ lục 1). Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.13. Kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên


T T


Nội dung khảo sát

Ý kiến đánh giá


Rất

ảnh hưởng

Ảnh hưởng

Phân vân

Ít ảnh hưởng

Không

ảnh hưởng


ĐTB

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Năng lực quản lí của Hiệu trưởng

60

88

8

12

0

0

0

0

0

0

3,88

2

Trình độ chuyên môn và năng lực của

GV

50

74

18

26

0

0

0

0

0

0

3,74

3

Nhận thức của giáo viên về công tác

tư vấn hướng nghiệp

60

88

8

12

0

0

0

0

0

0

3,88

4

Chất lượng đội ngũ giáo viên cốt cán.

60

88

8

12

0

0

0

0

0

0

3,88

5

Hệ thống các văn bản chỉ đạo của cấp

trên về công tác tư vấn.

61

90

7

10

0

0

0

0

0

0

3,90

6

Môi trường làm việc

63

93

5

7,4

0

0

0

0

0

0

3,93

7

Sự phối hợp giữa Gia đình - Nhà

trường - Xã hội

65

96

3

4,4

0

0

0

0

0

0

3,96


ĐTB











3,88

Nhận xét:

Thực tế hiện nay ở các đơn vị để thực hiện thành công nhiệm vụ TVHN nói riêng cũng như thực hiện các nhiệm vụ khác đòi hỏi đội ngũ của đơn vị đó phải có năng lực mà đứng đầu là Hiệu trưởng nhà trường. Qua phiếu đánh giá khảo sát từ thực tiễn thì năng lực quản lí của Hiệu trưởng được đặt lên hàng đầu sau đó mới là năng lực, trình độ của đội ngũ và các yếu tố khác. Nếu đơn vị nào Hiệu trưởng nhận thức vấn đề rõ ràng, xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết; xây dựng được ban chỉ đạo hợp lí; tổ chức thực hiện nghiêm túc; đánh giá, rút kinh nghiệm thường xuyên, kịp thời thì đơn vị thực hiện có hiệu quả và ngược lại. Từ số liệu về ý kiến đánh giá đã cho thấy đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đối với việc thực hiện kế hoạch thành công hay không thành công. Hàng năm năng lực quản lí của hiệu trưởng đều được đánh giá theo các Nghị định và Thông tư hướng dẫn, nhìn chung năng lực của hiệu trưởng phần lớn được xếp loại tốt, có đủ năng lực quản lí, chỉ đạo. Bên cạnh đó, năng lực quản lí vẫn còn những hạn chế nhất định nhất là năng lực tư vấn hướng nghiệp.

Nhà quản lí thường chỉ đạo một cách chung chung theo những văn bản hướng dẫn của cấp trên, cách thức triển khai có chưa thật cụ thể rõ ràng khiến đội ngũ GVCN cũng như GV cốt cán chưa hiểu và thấy được cách thức để TVHN cho học sinh. Một khó khăn nữa là hàng năm việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thường được tổ chức phòng GD- ĐT tổ chức nhưng chỉ tập trung vào mảng bồi dưỡng chuyên môn còn NLTV chưa được coi trọng. Chưa có những chuyên đề chỉ đạo riêng dẫn tới việc GV được giao nhiệm vụ TVHN rất vất vả, tự tìm tòi thực hiện vì vậy kết quả đạt được không cao. Hệ thống các văn bản hướng dẫn được coi là hành lang pháp lí còn chung chung chỉ mang tính định hướng, địa bàn huyện Gia Bình chủ yếu vẫn sản xuất nông nghiệp là chính nên nhận thức của cha mẹ học sinh về vấn đề TVHN chưa sâu. Do vậy sự phối hợp trong công tác TVHN còn gặp rất nhiều khó khăn, chưa đạt được kết quả như mong muốn.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng

2.4.1. Ưu điểm

- Cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh có nhận thức rõ về mục tiêu của hoạt động tư vấn hướng nghiệp, nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao năng lực tư vấn hướng nghiệp, nhận thức được những yêu cầu đối với năng lực của người giáo viên làm công tác tư vấn hướng nghiệp. Từ nhận thức đúng đắn sẽ thúc đẩy cán bộ quản lý, giáo viên cùng cố gắng, nỗ lực để hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp đạt hiệu quả cao hơn.

- Hiệu trưởng các trường THCS huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh đã căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên phù hợp với thực tế của nhà trường, đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên, bước đầu đáp ứng được yêu cầu của hoạt động bồi dưỡng.

- BGH các trường THCS huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh đã quan tâm thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên. Đã có sự liên kết chặt chẽ trong việc thực hiện các chức năng quản lý từ Lập kế hoạch đến Tổ chức, Chỉ đạo và Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng.

2.4.2. Hạn chế

- Việc thực hiện mục tiêu bồi dưỡng tập trung vào mục tiêu bồi dưỡng năng lực giáo viên nói chung, mục tiêu bồi dưỡng nâng cao năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên còn thực hiện hạn chế. Nội dung bồi dưỡng chưa mang tính hệ thống. Phương pháp và hình thức bồi dưỡng còn mang tính truyền thống, chưa có sự đổi mới trong phương pháp và hình thức bồi dưỡng để phù hợp với điều kiện của nhà trường và nhu cầu của GV.

- Năng lực tư vấn hướng nghiệp của giáo viên ở các trường THCS huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh chưa cao.

- Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên của Hiệu trưởng còn thiếu tính chủ động sáng tạo, vẫn chủ yếu dựa vào kế hoạch của cấp trên. Việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp thực hiện chưa đồng đều và chưa được các Hiệu trưởng quan tâm đúng mức. Việc kiểm tra đánh giá bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên còn hình thức.

2.4.3. Nguyên nhân

- Nhận thức và tầm nhìn chiến lược về sự phát triển giáo dục của lãnh đạo một số nhà trường còn hạn chế. Tư tưởng trung bình chủ nghĩa, không chịu phấn đấu, ngại thay đổi vẫn còn ở một số cán bộ giáo viên.

- GV THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh phải thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ: dạy học, giáo viên chủ nhiệm, tư vấn học sinh,… Nội dung và nhu cầu tư vấn học sinh phong phú và đa dạng như: tư vấn tâm lý, tư vấn học tập, tư vấn trong quan hệ giao tiếp, … nên tập trung hoàn toàn vào thực hiện nhiệm vụ

tư vấn hướng nghiệp và bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp là chưa cao.

- Kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng chưa thật đầy đủ.

- Thiếu giảng viên, GV hướng dẫn; việc thiết kế nội dung, chương trình BD chuyên môn đòi hỏi phải có những chuyên gia chuyên sâu song GV được đào tạo và bồi dưỡng bài bản về năng lực tư vấn chưa có. Chưa có điều kiện mời các chuyên gia sâu về xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Việc sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như điều tra, phỏng vấn, quan sát trên khách thể là CBQL, GV các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã làm sáng tỏ thực trạng nhận thức về hoạt động tư vấn hướng nghiệp, thực trạng bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp, thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn.

Kết quả khảo sát cho thấy nhận thức rõ và đầy đủ của CBQL, GV về mục tiêu hoạt động tư vấn hướng nghiệp, yêu cầu đối với năng lực của giáo viên trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Tuy nhiên, hoạt động bồi dưỡng còn chưa thực sự có chất lượng do nội dung bồi dưỡng chưa đồng bộ, phương pháp và hình thức bồi dưỡng chưa phát huy được tính tích cực của đối tượng bồi dưỡng.

Công tác quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn hướng nghiệp tương đối thống nhất từ kế hoạch đến đánh giá kết quả thực hiện, nhưng còn hạn chế trong việc xác định nhu cầu bồi dưỡng và huy động các nguồn lực bồi dưỡng.

Những điểm mạnh, những hạn chế và nguyên nhân đã được rút ra làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý ở chương 3.

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 18/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí