Bộ Khung Các Tiêu Chí Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Hn & Tvvl Cho Sinh Viên

– Kiểm tra, đánh giá thường xuyên hoạt động của Trung tâm tuyển sinh và Hỗ trợ việc làm để có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời.

– Xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho SV theo 3 giai đoạn sau:

+ Giai đoạn khởi đầu gồm: Thu thập kết quả hoạt động theo 2 hướng: Kết quả định lượng (tổng hợp số liệu) hướng nghiệp, tư vấn việc làm, đo lường kết quả với thực trạng ban đầu của hoạt động. Kết quả định tính: Đánh giá của cán bộ tư vấn, giảng viên, SV, về sự chuyển biến nhận thức hoặc hành động thông qua mỗi hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm .

Giai đoạn triển khai Phân tích đánh giá kết quả theo đúng thực trạng bản 1

+ Giai đoạn triển khai: Phân tích, đánh giá kết quả theo đúng thực trạng, bản chất của vấn đề, sự việc tư vấn; Bám sát vào các tiêu chí kiểm tra, đánh giá; Tìm ra nguyên nhân của tồn tại, khó khăn để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

+ Giai đoạn kết thúc: Thống nhất với các lực lượng về kết quả hoạt động, triển khai và thực hiện kế hoạch tiếp theo.

– Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm về công tác tư vấn việc làm cho sinh viên, đồng thời thực hiện những cuộc khảo sát nhỏ bằng chính những phản hồi của sinh viên về cách thức tư vấn, nội dung tư vấn nghề nghiệp và đội ngũ cán bộ tư vấn đã thực hiện.

– Thường xuyên viết báo cáo kết quả hoạt động tư vấn việc làm cho sinh viên sau mỗi tháng, mỗi quý và sau mỗi chương trình hội nghị, hội thảo hướng nghiệp hoặc sau khi kết thức các lớp học kỹ năng mềm, kỹ năng nghề cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm cuối của nhà trường.

– Trung tâm Tuyển sinh và Hỗ trợ việc làm Trường Cao đẳng Thống kê chịu trách nhiệm thu thập thông tin về kết quả hoạt động tư vấn từ nhiều nguồn và bằng cách thức thực hiện khác nhau song phải đảm bảo độ tin cậy, chính xác cao.

– Phòng CT HSSV tham mưu cho lãnh đạo Nhà trường đưa ra những quy định về tiêu chuẩn cho từng hoạt động tư vấn, cách thức đánh giá, kiểm tra để mọi thành viên nhà trường nắm rõ, xây dựng bộ khung đánh giá hiệu quả công tác quản lý hoạt động HN & TVVL phù hợp với điều kiện nhà trường, có thể xây dựng khung đánh giá theo gợi ý sau:

Tiêu chí 1: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động HN & TVVL cho sinh viên

+ Sự phù hợp của kế hoạch hoạt động HN & TVVL cho sinh viên phù hợp với thực tiễn của trường CĐTK (mục tiêu, thực tiễn các nguồn lực của nhà trường: CBQL, GV, CV, cơ sở vật chất, tài chính…) và nhu cầu lao động của tỉnh Bắc Ninh.

+ Sự đồng bộ của các hoạt động HN & TVVL cho sinh viên của Trường.

+ Tính khả thi của kế hoạch hoạt động HN & TVVL cho sinh viên ở trường Cao đẳng Thống kê.

Ngoài ra, kế hoạch phải chi tiết thời gian thực hiện và phải được thông báo đến từng CB, GV, NV và SV để thực hiện nghiêm túc. Phòng CT HSSV tham mưu cho BGH nhà trường về công tác HN & TVVL đồng thời tư vấn cho cán bộ, GV, NV tham gia công tác tư vấn về phương pháp, hình thức và nội dung tư vấn. Làm tốt công tác thu thập thông tin về nhu cầu của thị trường lao động của tỉnh Bắc Ninh, dự báo nguồn nhân lực là công việc hết sức quan trọng trong tư vấn nghề cho SV.

Tiêu chí 2. Tổ chức và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động HN & TVVL cho sinh viên

+ Sự phù hợp với mục đích HN & TVVL cho sinh viên ở trường CĐTK.

+ Tính hợp lý, tính khoa học, tính cập nhật của nội dung, phương pháp và hình thức tư vấn cho sinh viên ở trường CĐTK.

+ Sự phù hợp, mức độ linh hoạt của các phương pháp tổ chức và chỉ đạo triển khai thực hiện hoạt động HN & TVVL với từng đối tượng SV khi tham gia HN & TVVL.

+ Tổ chức và chỉ đạo triển khai thực hiện hoạt động HN & TVVL phải có sự chọn lọc sao cho phù hợp với nhu cầu HN & TVVL, với năng lực SV để các em tiếp cận các điều kiện thuận lợi trong việc định hướng nghề nghiệp. Nội dung hoạt động HN & TVVL phải thể hiện tính thiết thực, theo đặc điểm tâm lý SV, theo điều kiện nhà trường và phù hợp với phương pháp và hình thức tư vấn.

Hoạt động HN & TVVL có thể tổ chức ở nhiều nơi, có nhiều hoạt động diễn ra ở ngoài phòng học, ngoài trường, qua hoạt động trải nghiệm.

Nhà trường cần có biện pháp để giúp đỡ các cán bộ tư vấn tự bồi dưỡng chuyên môn, trau dồi kiến thức về HN & TVVL. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện hoạt động HN & TVVL cho sinh viên. Nhà trường khuyến khích sự sáng tạo trong cách thực hiện của các cán bộ tư vấn nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác HN & TVVL.

Tiêu chí 3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động HN & TVVL cho sinh viên

Sản phẩm cuối cùng của hoạt động HN & TVVL cho sinh viên là:

+ Sự chuyển biến về nhận thức, thái độ, hành vi và nhu cầu của SV về định hướng nghề nghiệp, về mục tiêu học tập của bản thân.

+ Tiến độ thực hiện, thời gian thực hiện, phương pháp và hình thức thực hiện hoạt động HN & TVVL (bằng cách lấy phiếu thăm dò ý kiến).

Có thể tính điểm như sau:

Bảng 3.1 Bộ khung các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động HN & TVVL cho sinh viên

Đánh giá
Tiêu chí
Yếu kém
(10 điểm)
Trung bình
(20 điểm)
Tốt
(30 điểm)
Xuất sắc
(40 điểm)
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 3
Tổng điểm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.


Theo bảng trên, tổng điểm tối đa 100 điểm. Hiệu quả quản lý hoạt động HN & TVVL cho sinh viên theo các mức sau:

+ Không đạt: tổng điểm < 50% điểm các tiêu chí

+ Đạt: 50% – 60% đạt trung bình; trên 65% đạt loại khá

+ Tốt: đạt trên 80% tổng điểm các tiêu chí

– Phòng CT HSSV căn cứ vào các tiêu chí trên, tiến hành kiểm tra, đánh giá tổng thể các hoạt động. Việc xây dựng tiêu chí cần linh hoạt, không cứng nhắc tạo tâm lí nặng nề, không thoải mái cho cán bộ, chuyên viên khi thực hiện.

– Trong quá trình xây dựng cách tiêu chí kiểm tra, đánh giá cần biết lựa chọn phương pháp và hình thức kiểm tra phù hợp với các tiêu chí đặt ra.. Khi kiểm tra chú ý vận dụng các phương pháp kiểm tra như nghiên cứu, phân tích tài liệu thu thập, quan sát, phiếu điều tra… Dựa trên các tiêu chí kiểm tra, nội dung kiểm tra để có thể kết hợp nhiều hình thức, phương pháp kiểm tra được toàn đầy đủ, có kết quả đáng tin cậy.

Xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm cụ thể: Dữ liệu về tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp hằng năm; dữ liệu sinh viên tham gia hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm; dữ liệu sinh viên tham gia lớp bồi dưỡng lớp kỹ năng mềm, thu thập ý kiến phản hồi của sinh viên sau khi kết thúc các hoạt động làm căn cứ để đánh giá hiệu quả hoạt động và điều chỉnh hoạt động tiếp theo cho phù hợp.

– Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm hằng năm thông qua phần mềm dữ liệu thông tin hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

– Ngoài việc bồi dưỡng CBQL, GV, CV đã nêu ở biện pháp 3 cần phải chú ý bố trí nhân lực phù hợp đáp ứng được nhiệm vụ tổng hợp, theo dõi thống kê kết quả bảng nêu trên.

– Phát triển hạ tầng CNTT để có thể ứng dụng CNTT trong hoạt động HN, TVVL cho SV. – Cán bộ Trung tâm tuyển sinh và hỗ trợ việc làm phải có khả năng sử dụng CNTT trong quản lý hoạt động HN, TVVL.

– Hệ thống tiêu chí đánh giá phải được xây dưng khoa học.

– Phải chú ý công tác hậu kiểm, sử dụng thông tin kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động cho hiệu quả hơn…

3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp

Trên cơ sở các nguyên tắc đề xuất biện pháp, để quản lý các hoạt động HN & TVVL, các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau đều hướng tới mục tiêu chung là: Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động HN & TVVL, quản lý hoạt động HN & TVVL cho sinh viên ở trường Cao đẳng Thống kê.

Biện pháp 1″Lập kế hoạch hoạt động HN & TVVL cho sinh viên trường Cao đẳng Thống kê gắn với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực” chính là cụ thể hóa chức năng kế hoạch trong quản lý hoạt động HN & TVVL, áp dụng vào thực tiễn lập kế hoạch nhằm khắc phục và giải quyết những vấn đề bất cập phát hiện trong quá trình nghiên cứu thực trạng thực hiện chức năng này. Biện pháp 1 hoạch định nội dung quản lý các thành tố của hoạt động HN & TVVL cho sinh viên, là hoạt động đầu tiên của chu trình quản lý, là căn cứ của các hoạt động tiếp theo.

Biện pháp 2 “Chỉ đạo thực hiện hoạt động HN & TVVL cho sinh viên” chính là cụ thể hóa chức năng chỉ đạo trong quản lý hoạt động HN & TVVL, nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động HN & TVVL bằng cách đa dạng hóa nội dung, phương pháp và hình thức tư vấn, thu hút đông đảo SV tham gia hoạt động HN & TVVL, đây là quá trình tiếp theo của chu trình quản lý, nhằm thực hiện các mục tiêu, nội dung đề cập trong biện pháp 1.

Biện pháp 3 “Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL, GV, CV nhà trường về hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm” với mục đích giải quyết các vấn đề bất cập về chất lượng đội ngũ CBQL, GV, CV tham gia hoạt động HN & TVVL. Nội dung của biện pháp bao hàm bồi dưỡng về vai trò HN, TVVL và kỹ năng HN & TVVL cho SV. Giải pháp 3 có vai trò bổ trợ cho giải pháp 2 để nâng cao hiệu quả của bộ máy nhân sự tham gia hoạt động HN & TVVL và quản lý hoạt động HN & TVVL cho SV.

Biện pháp 4 “Thiết lập mối quan hệ với các doanh nghiệp trong HN & TVVL cho SV” nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động HN & TVVL cho SV. Biện pháp này có vai trò bổ trợ cho biện pháp 1 và 2 trong xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện nội dung, kế hoạch HN & TVVL cho SV.

Biện pháp 5 “Đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động HN & TVVL cho SV” đề xuất chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động HN & TVVL cho SV, xây dựng bộ khung đánh giá hiệu quả hoạt động HN & TVVL cho SV bằng việc đưa ra các tiêu chí kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động HN & TVVL để làm căn cứ cho thực hiện biện pháp 1. Vai trò kiểm tra, đánh giá vừa để quản lý hiệu quả hoạt động HN & TVVL và đồng thời cung cấp thông tin phản hồi để làm căn cứ để điều chỉnh cả quá trình hoạt động HN & TVVL và quá trình quản lý hoạt động HN & TVVL theo hướng đạt hiệu quả cao nhất. Biện pháp 5 chính là khâu cuối cùng của chu trình quản lý.

Mỗi biện pháp đều có ưu điểm và hạn chế nhất định, không có biện pháp nào là tối ưu cả. Do đó, trong quá trình quản lý hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên, Nhà trường phải thực hiện một cách linh hoạt các biện pháp trên.

Theo kết quả phân tích, mỗi biện pháp đều có vị trí, tầm quan trọng và phạm vi tác động nhất định đến quản lý hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên. Mỗi biện pháp là thành phần của một thể thống nhất, quan hệ hữu cơ với nhau thúc đẩy hiệu quả, chất lượng. Nếu bị đứng độc lập chúng sẽ bị hạn chế không thể phát huy tối đa tác dụng.

3.4. Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Nhằm xác định tính hợp lý, cần thiết và khả thi của các biện pháp. Tác giả đã tiến hành lấy ý kiến của 118 CBQL, giảng viên, chuyên viên nhà trường, thu về 118 phiếu. Mỗi Biện pháp được đánh giá ở 3 mức độ:

– Tính cần thiết: Rất cần thiết; Cần thiết; Ít cần thiết

– Tính khả thi: Rất khả thi; Khả thi; Ít khả thi Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.2 và 3.3 sau:

Bảng 3.2. Tổng hợp khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý

TTTên biện phápMức độ cần thiết     
  Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết 
  SL%SL%SL%
1Biện pháp 110084,7108,586,8
2Biện pháp 29580,51512,786,8
3Biện pháp 310589,0108,532,5
4Biện pháp 410084,71512,732,5
5Biện pháp 59580,5108,51311,0

Bảng 3.3. Tổng hợp khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp quản lý

TTTên biện phápMức độ cần thiết     
  Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết 
  SL%SL%SL%
1Biện pháp 111093,254,232,5
2Biện pháp 210084,7108,586,8
3Biện pháp 39580,51311,0108,5
4Biện pháp 49076,31512.71311,0
5Biện pháp 510084,71512,732,5

Qua kết quả khảo sát ở bảng 3.2 và 3.3 cho thấy 5 biện pháp đều được đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi cao, cụ thể:

Biện pháp 1: “Lập kế hoạch hoạt động HN & TVVL cho sinh viên trường Cao đẳng Thống kê gắn với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực”

84,7% đánh giá rất cần thiết và 93,2% ý kiến đánh giá rất khả thi, đa số CBQL, GV, chuyên viên nhà trường đánh giá đây là biện pháp rất khả thi trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động HN & TVVL cho SV.

Biện pháp 2 “Chỉ đạo thực hiện HN, TVVL cho sinh viên” và Biện pháp 5 “Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên” đều được đánh giá rất cần thiết với 80,5% ý kiến và rất khả thi với 84,7% ý kiến, CBQL, GV, CV đều cho rằng việc thực hiện giải pháp này đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý hoạt động HN & TVVL cho SV, khắc phục được những hạn chế trong HN & TVVL cho SV của nhà trường hiện nay.

Biện pháp 3 “Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL, GV, CV nhà trường về hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm” nhận được 89% đánh giá rất cần thiết và 80,5% ý kiến đánh giá rất khả thi, điều đó chứng tỏ nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL, GV, CV tham gia HN & TVVL cần được quan tâm bồi dưỡng. Nhất là trước nhu cầu nhân. lực HN & TVVL hiện nay, thì việc tổ chức bồi dưỡng cho CBQL, GV, CV tham gia HN & TVVL lại càng cần thiết để giúp họ cập nhật được vấn đề mới, có kiến thức, kỹ năng và năng lực thực hiện HN & TVVL hiệu quả.

Biện pháp 4 “Thiết lập mối quan hệ với các doanh nghiệp trong HN & TVVL cho SV” với 84,7% ý kiến đánh giá rất cần thiết, 76,3% ý kiến đánh giá rất khả thi. Tuy nhiên vẫn còn 2,5% ít cần thiết và 11% ít khả thi. Việc tạo lập mối quan hệ với các doanh nghiệp giúp cho SV tiếp cận được với công việc thực tế, nhu cầu nhân lực từ đó xác định mục tiêu học tập.

Tóm lại: Tất cả các biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho sinh viên đều có tính khả thi cao, chúng thống nhất và đồng bộ với nhau.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2021