Hoạt Động Tư Vấn Hướng Nghiệp Ở Trường Trung Học Phổ Thông


Lee & Ekstrom (1987); Schmidt (1996); Roger (1998); Zunker (2002) lần lượt cho ra đời những công trình nghiên cứu về tham vấn nghề cho HS trong nhà trường phổ thông như “Counseling in school: Essential services and comprehensive programs”, “Counseling In schools Multicultural and Development, American Counseling Association”, “Career counseling: applied concepts of life planning”. Các nghiên cứu này tập trung ở các vấn đề sau đây: 1) Xác định vai trò của tham vấn viên trong việc định hướng nghề và tham vấn nghề. Họ khẳng định: Tham vấn viên giống như một nhà nghiên cứu hành vi ứng xử; tham vấn viên ở trường là tác nhân thay đổi; tham vấn viên được coi như một kĩ thuật viên. 2) Xác định mục tiêu, hình thức, phương pháp định hướng nghề và tham vấn nghề cho HS từ cấp tiểu học đến THPT.

3) Cung cấp những dịch vụ nghề nghiệp cho HS. 4) Xác định các tiêu chí đánh giá, phương pháp đánh giá, nội dung đánh giá kiến thức, kĩ năng, khả năng, và các mục đích khác của chương trình GDHN và tham vấn nghề trong trường phổ thông. Các kết quả nghiên cứu trên đây cho thấy tham vấn nghề đã có một hệ thống lí luận làm cơ sở cho việc phát triển lí luận về hoạt động TVHN ở Việt Nam (Dẫn theo Trương Thị Hoa, 2014, tr.14).

Nửa cuối thế kỉ XX, TVHN được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm và ngày càng có nhiều nghiên cứu mang ý nghĩa thực tiễn về hoạt động TVHN trong nhà trường phổ thông tập trung ở các vấn đề sau đây: Vai trò của tham vấn viên trong việc định hướng nghề và tham vấn nghề; Xác định mục tiêu, hình thức, phương pháp định hướng nghề và tham vấn nghề cho HS từ cấp tiểu học đến THPT; Cung cấp những dịch vụ nghề nghiệp cho HS. Bên cạnh đó các nghiên cứu cũng đưa ra các tiêu chí đánh giá, phương pháp đánh giá, nội dung đánh giá kiến thức, kĩ năng, khả năng, và các mục đích khác của chương trình GDHN và tham vấn nghề trong trường phổ thông. Cụ thể:

Dick & Rallis (1991), trong bài viết “Factors and influences on high school students' career choices” và Gati & Saka (2001) khi nói về“Counseling High school students' career-related decision-making difficulties” cũng đã chỉ ra những khó khăn của HS trong quá trình chọn nghề, đó là: Không lựa chọn được nghề, không nhận thức rõ ràng khả năng, sở thích và giá trị, quan niệm của bản thân phù hợp với nghề nào.


Carey & Harrington (2010); Lapan (2012); Hatch (2014); Carey & Martin (2015) đã đưa ra quan điểm chung về hoạt động tham vấn nghề với nội dung là nghiên cứu những đặc điểm của người được tư vấn như: năng lực, sở thích, năng khiếu và những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề của bản thân họ như: giáo dục, gia đình, xã hội, thái độ, cảm xúc, sự hài lòng. Trong quá trình tham vấn cần xây dựng tổng thể thông tin về nghề, những công việc thiếu, đủ, cần nguồn nhân lực và hướng dẫn HS phân tích, lựa chọn xây dựng kế hoạch nghề nghiệp và đưa ra quyết định nghề nghiệp phù hợp với bản thân các em và để làm được điều đó bản thân người được tham vấn cũng cần trang bị cho mình những hiểu biết, kiến thức, kĩ năng về thế giới công việc.

Yaqoob & Samad (2017) trong công trình “Senior high school career planning: What students want” đã nêu mục đích của nghiên cứu về TVHN ở Pakistan nhằm: Đánh giá kiến thức tư vấn nghề nghiệp của HS; Thái độ của HS đối với hoạt động tư vấn nghề nghiệp và sự cần thiết (hiện diện) của các cố vấn nghề nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau ở cấp trung học, những người sẽ giúp HS trong việc đưa ra quyết định nghề nghiệp đúng đắn.

1.1.1.2. Quản lí hoạt động TVHN ở trường THPT

Ở nhiều nước, công tác hướng nghiệp được đặc biệt chú trọng bao gồm cả TVHN và giáo dục nghề nghiệp. Ngành giáo dục của mỗi quốc gia đều chủ động tổ chức hướng nghiệp ngay từ bậc THCS, thậm chí ngay cả những bậc học thấp hơn. Hoạt động TVHN đã được định hướng từ việc thiết kế chương trình giáo dục trong nhà trường của mỗi quốc gia. Việc giảng dạy các môn năng khiếu, phát triển thiên hướng thuộc về ưu thế của mỗi cá nhân ở các bậc học, việc phân luồng chuyên môn, phân ban trong giáo dục… xét về bản chất cũng là những biện pháp hướng nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Vào những năm 1960, nhà tâm lí học người Mỹ John Holland (1919-2008) đã nghiên cứu và thừa nhận sự tồn tại của các loại nhân cách và sở thích nghề nghiệp khác nhau, ông đã chỉ ra rằng tương ứng với mỗi kiểu nhân cách nghề nghiệp khác nhau thì có một số nghề mà cá nhân có thể chọn để có được hiệu quả làm việc cao nhất. Nói cách khác, ông cho rằng khi lựa chọn một nghề nào, con người có xu hướng sẽ tìm kiếm những môi trường làm việc mà ở đó, họ được thể hiện bản thân, thể hiện


Quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ - 4

cái tôi của mình và có xu hướng không chọn những việc không phù hợp với đặc điểm nhân cách của mình. Lý thuyết của John Holland đã và đang được các nhà quản lí sử dụng rộng rãi trong thực tiễn quản lí nhân sự cũng như quản lí TVHN trên toàn thế giới (Dẫn theo James A. Athanasou và Raoul Van Esbroeck, 2008).

Hutchinson & Bottorff (1986), trong bài viết “Selected high school counseling services: Student assessment” đã đưa ra các phương thức phối hợp, cộng tác chặt chẽ giữa trung tâm giáo dục và các trường phổ thông trong việc lập kế hoạch thực tế cho HS THPT đến các trường đại học, trung tâm thư viện, nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở kinh doanh, nhà hàng để HS có cái nhìn thực tế về nghề nghiệp mà họ theo học và làm việc sau này.

Kim Witko và cộng sự (2005) khi đánh giá công tác lập kế hoạch nghề nghiệp của 2360 HS ở 52 trường THPT ở Nam Alberta, Canada chỉ ra rằng 89% HS lớp 12 bày tỏ mong muốn được TVHN trước khi lập kế hoạch nghề nghiệp. Tuy nhiên, các em chưa thật sự hài lòng với hệ thống tư vấn nghề nghiệp hiện tại và các dịch vụ mà HS nhận được từ sự hướng dẫn của nhà trường. HS phải đối mặt với những rào cản đáng kể trong việc lập kế hoạch nghề nghiệp, cụ thể: 40% HS không biết nơi để được trợ giúp trong việc ra quyết định nghề nghiệp; 39,7% tin rằng họ cần phải đến quá nhiều nơi khác nhau để biết thông tin họ yêu cầu 59,7% cảm thấy khó khăn trong việc tìm kiếm tất cả thông tin họ cần đưa ra quyết định nghề nghiệp và 37,6% không biết tìm câu trả lời ở đâu câu hỏi về tương lai của họ. Vì thế, để quản lí TVHN cho HS THPT, nhà trường nên trang bị cho GV và cho phụ huynh thông tin và kiến thức thích hợp để hỗ trợ HS lập kế hoạch nghề nghiệp cũng như giúp HS đưa ra quyết định liên quan đến nghề nghiệp dựa trên nhu cầu xã hội một cách tốt nhất. Đồng thời, nhà trường cần tăng cường các chương trình TVHN để HS có nhiều thông tin về thế giới nghề cũng như nhận được sự tư vấn từ chuyên gia, cố vấn nghề nhằm hỗ trợ cho việc lập kế hoạch nghề nghiệp của các em.

Gao (2008) với nghiên cứu “The effective way of career guidance on college students: Career counseling in class” đã phân tích: Thông qua hoạt động tư vấn, người cố vấn sẽ “hướng nghiệp” HS, SV trong các trường bách khoa hoặc viện giáo dục kĩ thuật khám phá những điểm mạnh, liên quan đến sở thích, nhu cầu của chính


bản thân mình; Hướng dẫn các em và phụ huynh HS lập kế hoạch và đưa ra quyết định sáng suốt cho con đường học vấn và sự nghiệp của họ.

Anca-Olga Andronic và Răzvan-Lucian Andronicb (2011) trong nghiên cứu của mình đã cho thấy công tác quản lí TVHN được thực hiện trong các trường học ở Brasov còn hạn chế. Các trường học tại đây hầu như không có cố vấn nghề nghiệp, chuyên gia tư vấn tâm lí, các dịch vụ hỗ trợ TVHN cho HS cũng không phổ biến. Hai tác giả đề xuất giải pháp lí tưởng để tối ưu hóa công tác quản lí TVHN là cải thiện trang web, tăng cường sự hiện diện trên các phương tiện truyền thông địa phương, các chiến dịch quảng bá trong trường học, trang bị thích hợp các văn phòng tư vấn ngay trong trường học.

Bên cạnh đó, công tác quản lí hoạt động TVHN đã, đang được hình thành và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, điển hình như:

Tại Áo, từ năm 1998 - 1999 luật của Áo đã thông qua việc áp dụng tư vấn GDHN cho HS lớp 7 và lớp 8 ở tất cả các loại hình THCS. Hướng nghiệp được xem như là môn học phụ trợ, chiếm khoảng 32 giờ/năm, được thực hiện qua các hoạt động sau: 1) Các bài học giáo dục nghề nghiệp do GV đảm nhận với mục tiêu chính là phân tích những điểm mạnh yếu của HS, giúp HS nhận thức rõ về những mối quan tâm và sở thích của bản thân và tự chuẩn bị tri thức về “thế giới nghề nghiệp”; 2) Tư vấn cá nhân cho các HS, SV do các GV đã được đào tạo về tư vấn và các nhà tư vấn trong trường học đảm nhận. Thông qua hoạt động này, cha mẹ HS được thông báo về Hội chợ việc làm; Phần đào tạo thực hành trong các tổ chức và ngày thông tin tại Viện phát triển kinh tế WIFI) hoặc Viện đào tạo nghề (BIF). Ngoài ra ở Áo, còn có các trung tâm thông tin việc làm (BIZ) cũng cung cấp nhưng dịch vụ TVHN cho các đối tượng HS, SV và các bậc cha mẹ của họ. Trung tâm này có ở khắp mọi nơi trên đất Áo dưới những tên gọi khác nhau nhưng đều cùng sự điều hành của các Phòng Kinh tế. Tại đây, HS được cung cấp các chương trình tham quan nhằm mục đích tạo cơ hội cho các em tiếp cận với bức tranh toàn cảnh về thế giới nghề nghiệp nói chung và với các mô hình đào tạo nghề nói riêng. Bên cạnh đó các em được cung cấp những bài tập kiểm tra xu hướng và những kĩ năng nghề nghiệp… Sau khi các em đã có những thông tin sơ bộ về bản thân và thị trường lao động, các nhà TVHN sẽ đưa ra những


lời khuyên thích hợp giúp các em lựa chọn được cho mình một hướng nghề mà bản thân có cơ hội phát triển cao nhất (Dẫn theo Lê Thị Thanh Hương, 2010, tr.82-83).

Tại Mĩ: Về cơ sở lí luận, có thể khẳng định rằng hầu hết những lí thuyết TVHN nổi tiếng đều ra đời tại Mĩ. Thực hành tư vấn nghề nghiệp được tiến hành ở hệ thống trường học. Trong hệ thống trường học, nó được gọi là TVHN (vocational guidance, career guidance). TVHN trong trường học của Mĩ được xây dựng trên khuôn khổ kết hợp chặt chẽ của những lí thuyết tâm lí học phát triển và những ảnh hưởng của văn hóa, kinh tế, xã hội đến phát triển nghề nghiệp của trẻ em... Chương trình TVHN được đề cập trong rất nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, hướng đến 3 lĩnh vực, gồm: Những kiến thức về bản thân (self-knowledge); Giáo dục và khám phá nghề nghiệp (Educational and occupational exploration); Và kế hoạch nghề nghiệp (carreer planning). Tùy vào mức độ phát triển tâm lí, cũng như độ thuần thục về những kĩ năng phát triển, ở mỗi cấp học, HS sẽ được cung cấp một dịch vụ tư vấn nghề nghiệp phù hợp. Trong chương trình có tên “Planning of life” mà các trường THPT nước này đang áp dụng đã đưa ra 7 yếu tố quan trọng đòi hỏi phải có trong bất cứ một chương trình định hướng nghề nghiệp và cuộc đời nào, còn được gọi là “C’7”. Đó là: 1) Rõ ràng về mục tiêu (Clarity); 2) Cam kết (Commtment); 3) Toàn diện (Comprehensive);

4) Hợp tác (Collaboration); 5) Chặt chẽ (Coherence); 6) Phối hợp (Coordination); 7) Hiệu quả (Competency). Ngoài ra, nhiệm vụ TVHN của nhà tư vấn được ghi khá rõ, họ sẽ hỗ trợ học tập, trau dồi kĩ năng làm bài thi, thiết lập các mục tiêu và đưa ra quyết định, nhận thức về nghề nghiệp, lên kế hoạch nghề nghiệp, giúp HS hiều về bản thân và người khác, mối quan hệ bạn bè, các chiến lược đối phó và các kĩ năng xã hội, giao tiếp và giải quyết khó khăn, giáo dục về lạm dụng chất kích thích, nhận biết được sự đa dạng văn hóa và sự khác biệt (Dẫn theo Lê Thị Thanh Hương, 2010, tr.82-83).

Tại Pháp, TVHN trong các nhà trường được tổ chức một cách chặt chẽ, chịu sự quy định nghiêm ngặt của luật pháp, Chính phủ và ngành giáo dục trong việc bắt buộc các cơ sở giáo dục, đào tạo (nhà trường các cấp) xây dựng, triển khai các hoạt động TVHN thông qua Bộ Luật TVHN và đào tạo nghề suốt đời (2009) và được tiếp tục áp dụng cho đến nay. Các hệ thống TVHN được cung cấp các khoản kinh phí


chính thức và thường xuyên để có thể tiến hành các họat động của mình với tư cách các dịch vụ “công”. Nhờ đó, các nhà tư vấn có thể có vị trí chuyên môn và được trả lương thỏa đáng, thường xuyên, chính thức trong các môi trường làm việc của họ. Ở Pháp, tồn tại hai mô hình hoạt động của TVHN. Mô hình thứ nhất trong đó TVHN là một thành tố tích cực và sống động của tư vấn học đường. Thứ hai, TVHN đứng độc lập trong tổng thể hệ thống tham vấn học đường ở các nhà trường. Các phòng tư vấn học đường được dành cho không gian với những diện tích phòng ốc có trang bị các thiết bị chuyên môn đi kèm, mà đặc biệt trong đó là hệ thống tài liệu, tư liệu, thông tin, các thiết bị nghe nhìn và các hệ thống phần mềm chuyên môn được cài đặt trợ giúp quá trình tư vấn được diễn ra một cách có hiệu quả nhất (Dẫn theo Phạm Đăng Khoa, 2014).

Đồng thời, ở một số nước ở khu vực châu Á và châu Á - Thái Bình Dương chịu ảnh hưởng rất lớn và áp dụng lí thuyết và mô hình nghiệp của Mĩ và châu Âu sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của đất nước họ. Điển hình như:

Ở Malaysia, từ những năm 60 của thế kỉ XX, Bộ Giáo dục đã nhận thức rõ tầm quan trọng của tư vấn hướng dẫn nghề trong trường học và đã thiết lập bộ phận tư vấn và hướng dẫn tại phòng kế hoạch và nghiên cứu giáo dục (Educational Planning and Research Division). Để đảm bảo hiệu quả của công việc TVHN cho HS, GV làm công tác hướng dẫn nghề nghiệp phải nắm qua về 25 môn học, khả năng làm việc nhóm và nhiều hoạt động tập thể khác của HS. Đến năm 1996, dịch vụ tư vấn, hướng dẫn đã áp dụng ở tất cả 3 cấp học, xuất hiện bản tin về TVHN, định hướng trường học, khó khăn khi chuyển đổi giai đoạn học tập.

Ở New Zealand, tư vấn nghề nghiệp do một tổ chức phi chính phủ có tên là “Yongmen Christian Association YMCA” (Hiệp hội nam thanh niên theo đạo Cơ đốc giáo) khởi xướng và phát triển. Trung tâm này có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng đầu vào trong giáo dục, tổ chức các hoạt động học tập, lên kế hoạch nghỉ ngơi cho người học… Những hoạt động hướng nghiệp do YMCA sáng tạo và triển khai đã được áp dụng rộng rãi trong các trường đào tạo kĩ thuật 20 năm sau đó. Hiện nay, nhu cầu TVHN của nước này tăng cao, nhưng chi phí của Chính phủ dành cho hoạt động này lại bị cắt giảm. Chính phủ cũng không có một quy chế cụ thể nào về hoạt động của


các nhà tư vấn nói chung và tư vấn nghề nghiệp nói riêng, vì vậy các nhà tư vấn phải hoạt động dựa trên những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, phải tự đặt ra những mức phí có thể chấp nhận được (Dẫn theo Lê Thị Thanh Hương, 2010, tr.84-87).

Ở Singapore, với mục tiêu giáo dục hướng đến thị trường lao động toàn cầu, vì vậy, GDHN ở Singapore được chú trọng và đầu tư phát triển dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú, tạo điều kiện để HS có thể tiếp cận nghề một cách dễ dàng. Từ năm 1989 đến 1993, nước này đã phát triển một “phần mềm hướng dẫn nghề nghiệp” với mục tiêu là hỗ trợ GV với vai trò là nhà cố vấn cung cấp thông tin về 300 nghề nghiệp theo xu hướng phát triển của xã hội, nhằm định hướng cho HS trong việc đưa ra quyết định chọn nghề. Năm 2009, cổng thông tin điện tử về giáo dục và hướng nghiệp (http://ecareers.sg) được chính thức đưa vào sử dụng tại Singapore như một công cụ hỗ trợ HS bước vào thế giới công việc, duy trì năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu (Yeo, Tan, & Neihart, 2013, p.7-9).

Ở Trung Quốc, bắt đầu từ những năm 80 của thế kỉ XX, người Trung Quốc bắt đầu đặt vấn đề về áp lực học tập cũng như định hướng tương lai mà họ đặt ra cho trẻ em. Chính thời gian này, Chính phủ đã nhận thấy vai trò quan trọng của việc chăm sóc không chỉ thể chất mà còn phải cả tinh thần cho các em. Song song với việc cải thiện các phương pháp giảng dạy, giảm tải học tập, xem lại các chương trình, các trường học đã xây dựng các trung tâm tham vấn sức khỏe tinh thần và TVHN, giúp HS có những khó khăn trong học tập, các vấn đề lo âu, hoặc những dự định nghề nghiệp tương lai (Gao, 2008, p.37-39).

Tóm lại, qua phân tích một số công trình nghiên cứu về hoạt động TVHN và quản lí hoạt động TVHN ở trường THPT đã chỉ ra rằng: 1) Việc triển khai hoạt động TVHN trong hệ thống giáo dục phổ thông ở mỗi nước là khác nhau. Trong những nước phát triển, hoạt động này được tất cả các cấp quản lí từ cấp chính phủ đến địa phương coi trọng và được triển khai rộng khắp với sự tham gia không chỉ của nhà trường mà còn nhiều tổ chức xã hội khác nhau, tạo thành một hệ thống liên hoàn chặt chẽ. 2) Từ lí thuyết của Holland, xây dựng thang tự đo trong định hướng nghề nghiệp có tên là Self-Directed Search (SDS) (Tạm dịch: Tự tìm kiếm nghề nghiệp), thang đo về sở thích và hứng thú. 3) Qua khảo sát, khẳng định rằng lứa tuổi thích hợp để định


hướng nghề là từ 15 đến 18 tuổi. 4) Những phương pháp hướng nghiệp đầu tiên đề nghị đưa vào công tác tuyển chọn nghề nghiệp là Test. 5) Hoạt động TVHN là một nội dung quan trọng của ngành hướng nghiệp. 6) Những khó khăn của HS trong quá trình chọn nghề đó là: Không lựa chọn được nghề, không nhận thức rõ ràng khả năng, sở thích và giá trị, quan niệm của bản thân phù hợp với nghề nào. 7) Đặc điểm của người được tư vấn như: năng lực, sở thích, năng khiếu và những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề của bản thân họ như: giáo dục, gia đình, xã hội, thái độ, cảm xúc, sự hài lòng. 8) Mục đích của nghiên cứu về TVHN nhằm đánh giá kiến thức tư vấn nghề nghiệp của HS; Thái độ của HS đối với hoạt động tư vấn nghề nghiệp và sự cần thiết (hiện diện) của các cố vấn nghề nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau ở cấp trung học, những người sẽ giúp HS trong việc đưa ra quyết định nghề nghiệp đúng đắn. 9) Các công trình nghiên cứu về quản lí hoạt động TVHN còn mờ nhạt: cả về lí thuyết lẫn thực tiễn, một số công trình nghiên cứu chỉ đề cập chức năng lập kế hoạch và chỉ đạo.

1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam

1.1.2.1. Hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông

TVHN ở nước ta đã được nghiên cứu từ những năm 80 của thế kỉ XX, công trình nghiên cứu tiêu biểu như đề tài “Mô tả các nghề đào tạo nhằm mục đích hướng nghiệp” là kết quả nghiên cứu của 5 tác giả Đặng Danh Ánh, Phạm Đức Quang, Phạm Ngọc Anh, Đỗ Thị Hòa và Nguyễn Viết Sự. Các tác giả trình bày việc xây dựng các phòng hướng nghiệp và việc tư vấn nghề trong trường nghề và trường phổ thông, tuy nhiên nó cũng là tư liệu quý giá cho hoạt động TVHN ở các trường phổ thông trung học. Song hành thời gian này, còn xuất hiện tài liệu sinh hoạt hướng nghiệp cho HS cuối cấp phổ thông cơ sở và các lớp phổ thông trung học của Phạm Huy Thụ, Phạm Tất Dong và Nguyễn Thế Trường. Tài liệu này trình bày rõ về vấn đề tư vấn nghề và xây dựng được nhiều bản họa đồ nghề có giá trị thực tiễn phục vụ tư vấn nghề. Từ năm 1996 đến 2005 nhiều công trình nghiên cứu về hướng nghiệp và tư vấn nghề cho HS, các nghiên cứu đã tập trung vào các đặc điểm của bản thân trong quá trình chọn nghề, tư vấn nghề đã được công bố của các tác giả: Phạm Tất Dong, Nguyễn Như Ất, Đặng Danh Ánh, Hoàng Kiện, Nguyễn Thế Trường, Nguyễn Đức Trí, Nguyễn Văn

Xem tất cả 265 trang.

Ngày đăng: 19/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí