Phối Hợp Với Nhnn Trong Việc Ban Hành Những Văn Bản Có Tính Chất Hướng Dẫn Chi Tiết Trong Hoạt Động Quản Lý Rủi Ro Tác Nghiệp, Tư Vấn Về Hoạt


hoạt động chưa phù hợp, tránh việc phát triển sai định hướng hoặc quản lý rủi ro tác nghiệp sai phương pháp.

NHNN cần yêu cầu báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về các nội dung liên quan đến QLRRTN bao gồm nhưng không giới hạn (i) Nhân sự cấp cao về QLRRTN (ii) Cơ cấu tổ chức và tình hình thực hiện QLRRTN (iii) Các báo cáo về QLRRTN.

Thực hiện kiểm tra định kỳ việc triển khai hệ thống QLRRTN tại các NHTM nhằm phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời các sự kiện RRTN có thể xảy ra liên Ngân hàng.

3.3.2. Kiến nghị đối với Hiệp hội ngân hàng (VNBA)

3.3.2.1. Phối hợp với NHNN trong việc ban hành những văn bản có tính chất hướng dẫn chi tiết trong hoạt động quản lý rủi ro tác nghiệp, tư vấn về hoạt động quản lý rủi ro tác nghiệp đối với các TCTD

Để nâng cao vai trò làm cầu nối giữa các hội viên với cơ quan quản lý nhà nước; đồng thời, hỗ trợ tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế chính sách, sao cho các cơ chế chính sách quản lý rủi ro của các cơ quan quản lý đi vào thực tiễn, phát huy được tính hiệu quả của nó, VNBA cần tăng cường tham gia góp ý, hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến các quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tác nghiệp nói riêng của các tổ chức tín dụng. Đồng thời, VNBA cũng cần thực hiện việc đề xuất các vấn đề mới có tính tham khảo cho các TCTD, đồng thời phát triển và đồng bộ hệ thống cũng như nghiên cứu các phương thức, quy định và các công nghệ tiên tiến áp dụng về quản lý rủi ro tác nghiệp đối với các NHTM nhằm giảm thiểu rủi ro tác nghiệp, nghiên cứu những vấn đề mang tính dự báo rất có ý nghĩa với hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tác nghiệp.

VNBA cũng cần thành lập hội đồng tư vấn, đồng thời có chính sách thu hút nhân tài; tuyển dụng những chuyên gia có sự hiểu biết sâu sắc trong lĩnh vực quản trị rủi ro, đồng thời thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hoặc tạo các diễn đàn trao đổi, chia sẻ những quan điểm nhận định về hoạt động quản lý


rủi ro giữa các tổ chức hội viên, các chuyên gia đầu Ngành và các tổ chức tài chính quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

3.3.2.2. Tăng cường vai trò bảo vệ các quan điểm về quản lý rủi ro cũng như là đơn vị có ý kiến độc lập đối với hệ thống QLRRTN của từng Ngân hàng thương mại

Hiệp hội ngân hàng cần củng cố vai trò bảo vệ các quan điểm về quản lý rủi ro tác nghiệp của các NHTM, đồng thời, với vai trò là tổ chức hiệp hội ngành ngân hàng duy nhất ở Việt Nam hiện nay, VNBA cần đưa ra ý kiến độc lập đối với hệ thống quản lý rủi ro tác nghiệp của các NHTM nhằm phục vụ cho các công việc như đánh giá về hệ thống QLRR trước khi các NHTM hợp tác với đối tác chiến lược hay tham gia các thị trường lớn trên thế giới mà QLRR là nhân tố bắt buộc cần thẩm định trước khi thực hiện. Để thực hiện tốt được vai trò đó, VNBA cần tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức theo hướng nâng cao hơn nữa vị thế của mình như một tổ chức đại diện uy tín của ngành Ngân hàng, có tiếng nói ảnh hưởng tới các cơ quan quản lý và các tổ chức hội viên, cũng như với các tổ chức, hiệp hội trên thế giới.

Quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 1669821519 - 26

3.3.2.3. Kịp thời phản ánh khó khăn vướng mắc của các tổ chức hội viên liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro.

Trước hết, VNBA phải sát sao nắm bắt tình hình hoạt động cho vay, lãi suất, xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm, các vấn đề liên quan đến hợp đồng vay tài sản, công tác quản trị rủi ro,… cả các hội viên nhằm thực trạng công tác quản lý rủi ro cũng như đề xuất các hướng giải quyết những khó khăn, vướng mắc mà các tổ chức hội viên gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Để tiếp cận được một cách kịp thời các thông tin về hoạt động của các tổ chức hội viên, VNBA cần mở rộng phạm vi và nội dung hoạt động, thành lập hội đồng tư vấn chính sách của hiệp hội, bao gồm các chuyên gia có uy tín tuyển chọn từ các tổ chức hội viên, các chuyên gia ngoài ngành, các nhà khoa học hiểu biết sâu sắc lĩnh vực tài chính ngân hàng.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở khung lý luận của Chương 1, thực trạng rủi ro tác nghiệp và quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, nhất là đi sâu phân tích những điểm hạn chế, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế ở Chương 2, Chương 3 luận án đã mạnh dạn đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Hệ thống các giải pháp được đề xuất trên cơ sở khung lý luận, tình hình công tác quản lý RRTN của Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và thực trạng quản lý RRTN của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam nói riêng. Các giải pháp được trình bày nhằm cung cấp căn cứ khoa học và thực tiễn cho Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam có thể nghiên cứu, xem xét phù hợp với định hướng quản trị rủi ro tín dụng và chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.

Ngoài ra, Chương 3 luận án còn đề cập một số kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhằm hỗ trợ các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam nói riêng, thực hiện tốt các giải pháp đã đề xuất.


KẾT LUẬN


Với mục tiêu tăng cường quản lý rủi ro tác nghiệp, hướng tới mục tiêu tăng trưởng đi đôi với ổn định, bền vững của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, bằng việc sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đã giải quyết được các vấn đề sau:

Một là, hệ thống hóa những cơ sở lí luận về rủi ro tác nghiệp, quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng thương mại, có bổ sung những thay đổi mới khi các ngân hàng đang triển khai thực hiện các quy định trong Hiệp ước Basel II, hệ thống hóa các bài học kinh nghiệm tăng cường quản lý rủi ro tác nghiệp của một số Ngân hàng thương mại trên thế giới từ đó đúc rút một số bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo để tăng cường quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.

Hai là, sử dụng những kiến thức lý luận cơ bản về rủi ro tác nghiệp và quản lý rủi ro tác nghiệp tiệm cận với thông lệ quốc tế và quy định hiện hành ở Việt Nam để phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống thực trạng quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019. Với nguồn số liệu phong phú, cập nhật, có nguồn gốc rõ ràng, luận án đã chỉ ra mức độ thành công, những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế một cách sát thực. Từ những nghiên cứu đó, luận án đưa ra những kết quả nghiên cứu thực tiễn đáng tin cậy.

Ba là, luận án đã đề xuất các giải pháp mới, nội dung tiên tiến, hiện đại nhằm tăng cường quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam và đề xuất các kiến nghị đối với các cơ quan, ban ngành nhằm tăng cường quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Phạm Ngọc Ánh và TS. Nguyễn Thị Việt Nga, sự hỗ trợ về mọi mặt của Bộ môn Nghiệp vụ Ngân hàng, Khoa


Sau Đại học Học viện Tài chính, NCS đã hoàn thiện luận án này một cách đầy đủ và ý nghĩa nhất. Tuy nhiên, do kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, luận án không tránh khỏi những hạn chế nhất định, NCS kính mong nhận được sự đóng góp, xây dựng của các nhà khoa học, quý các thầy, cô và người đọc quan tâm để luận án được hoàn thiện hơn.

Trân trọng cảm ơn!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Thị Huyền Diệu (2010), Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Học viện Ngân hàng.

2. Nghiêm Văn Bảy (2012), Giáo trình Quản trị dịch vụ khác của ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài Chính.

3. Nguyễn Như Dương (2018), Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Học viện Tài chính.

4. Trần Khánh Dương (2019), Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Học viện Tài chính.

5. Trần Bình Định (2008), Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, Nhà xuất bản Tư Pháp, Hà Nội.

6. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Đại học kinh tế quốc dân.

7. Phan Thị Thu Hà và Lê Vân Khanh (2015), Thực trạng và giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II tại các NHTM Việt Nam, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, số 22/2015.

8. Đinh Xuân Hạng và Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình Quản trị tín dụng Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính.

9. Nguyễn Quang Hiện (2016), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội, Luận án Tiến sỹ, Học viện Tài chính.

10. Hội đồng Basel (2005), Hiệp định Basel II, Ngân hàng thanh toán quốc tế.

11. Phạm Huy Hùng (2007), quản lý rủi ro hoạt động tại các NHVN. Đề án nghiên cứu khoa học cấp nhà nước.

12. Lê Vân Khanh (2016), Hệ thống quản lý rủi ro hoạt động tại các NHTM Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học KTQD.


13. Trần Thị Lan (2018), Chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Học viện Tài chính.

14. Nguyễn Thị Mùi (2015), Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay: Những vấn đề đặt ra và một số khuyến nghị chính sách, nghiên cứu khoa học.

15. Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

16. Ngân hàng Nhà nước (2018), Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Thương mại, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và Thông tư 40/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13, Hà Nội.

17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN về Quy chế kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng.

18. Ngân hàng nhà nước, Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 về việc quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

19. Ngân hàng nhà nước, Thông tư 35/2018/TT-NHNN ngày 24/12/2018 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 35/2016/TT-NHNN ngày 29/12/2016 quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên internet.

20. Ngân hàng nhà nước, Thông tư số 36/2014/TT-NHNN (được sửa đổi bởi thông tư số 06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016) quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

21. Phạm Thị Thanh Ngọc (2016), Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Hành chính Quốc gia.

22. Võ Thị Hoàng Nhi (2014), “Xây dựng mô hình 3 lớp bảo vệ trong cấu trúc quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, 14 (16),.

23. PwC (2013), Báo cáo phân tích chênh lệch theo chuẩn mức BIS tại VietinBank.


24. Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN; Quyết định số 37/QĐ-NHNN về việc Quy chế kiểm tra kiểm soát nội bộ tại các tổ chức tài chính.

25. Nguyễn Minh Sáng & Nguyễn Thị Lan Hương (2013), “Hoạt động ngoại bảng và quy trình QTRR trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, 9 (19), tr. 40-47.

26. TCVN ISO 9000: 2007 “Hệ thống Quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng”.

27. TCVN ISO 9001: 2008 “Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu”.

28. Trần Thị Việt Thạch (2016), Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại Agribank, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính.

29. Phạm Tiến Thành (2012) “Quản trị công ty và quản lý rủi ro hoạt động tại các NHVN”, Tạp chí Ngân hàng, (8)2012: tr. 25-28.

30. Thống đốc NHNN, Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 về việc ban hành “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức Tín dụng”.

31. Thống đốc NHNN, Quyết định 35/2006/QĐ-NHNN ngày 31/7/2006 về việc “Quy định các nguyên tắc QLRR trong hoạt động Ngân hàng Điện tử”.

32. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

33. Tổng cục Thống kê và tổng hợp các dự báo (2019), World Economic Outlook.

34. Trần Thị Minh Trang (2014), “Xây dựng khuôn khổ Quản trị rủi ro hoạt động hiệu quả tại Ngân hàng thương mại tại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng (3/2014): 25 -29.

35. Đào Thị Thanh Tú (2014), “Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính (6)/2014.

36. Nguyễn Anh Tuấn (2012), Quản trị rủi ro trong kinh doanh của NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đaị học Ngoại Thương.

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 30/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí