Sự Xuất Hiện Và Chiếm Lĩnh Của Đề Tài Thế Sự, Đời Tư


phác, trở thành một công cụ giết người[81/117]. đây, tác giả đặt ra vấn đề nhận diện kẻ thù trong đời sống hoà bình thật không đơn giản. Nhất là trong cuộc chiến đấu không tiếng súng sau này thì việc nhận diện kẻ thù càng trở nên phức tạp và khó khăn hơn bao giờ hết.

Bên cạnh việc phản ánh trực tiếp cuộc chiến đấu chống bọn bành trướng xâm lược ở phía bắc, bọn Pôn Pốt ở biên giới Tây Nam thì hình ảnh và ấn tượng về cuộc kháng chiến chống Mỹ vẫn in đậm nét trong nhiều truyện ngắn từ sau 1975. Tuy nhiên, trên cái nền của chiến tranh các tác giả hướng nhiều vào vấn đề đạo đức xã hội, vấn đề xây dựng quan niệm đổi mới và nhân cách con người trong giai đoạn mới của cách mạng. Đó là góc độ tiếp cận với hiện thực chiến tranh của hàng loạt truyện ngắn: Hai người trở lại trung đoàn (Thái Bá Lợi), Ngày đẹp trời (Ma Văn Kháng), Bức tranh (Nguyễn Minh Châu), Dì Út (Thanh Quế), Sống với thời gian hai chiều (Vũ Tú Nam), Những bông bần ly, Ngôi nhà trên cát, Ban mai yên ả (Dương Thu Hương)

Hai người trở lại trung đoàn (Thái Bá Lợi) là tác phẩm có dự cảm rất sớm về vấn đề đạo đức của con người trong chiến tranh và từ hoàn cảnh chiến trường sang hoàn cảnh hậu phương, từ thời chiến sang thời bình. Qua nhân vật Trí, tác giả đã từ bỏ lối nhìn giản đơn, một chiều về con người. ở đây, con người được phát hiện và thể hiện chủ yếu trên bình diện đạo đức, được tìm hiểu trong tiến trình hình thành nhân cách. Mà chiến tranh lại chính là môi trường bộc lộ tính chất phức tạp của tính cách con người. Vốn là một tổ trưởng trinh sát giỏi trong chiến đấu nhưng trong tình yêu Trí sẵn sàng dùng thủ đoạn để hạ đối phương của mình. Cho dù đó là người bạn đã từng vào sinh ra tử với anh nhưng trong lòng anh ta chỉ gợn lên một chút ân hận, nó chỉ thoáng qua như tiếng xẹt của một viên đạn cỡ nhỏ trong một trận đánh lớn[67/667]. Sau này trong những bậc thang danh vọng của cuộc đời mình anh ta còn tiếp tục dẫm đạp lên nhiều giá trị tinh thần khác. Tuy nhiên ở


truyện ngắn này, vấn đề đạo đức con người mới được đặt ra một cách khá dè dặt. Cách xử lí của tác giả cũng rất nhẹ tay.Vì thế, chúng ta thấy nhân vật vẫn chưa phải nhận bất kì sự trả giá nào cho những vi phạm đạo đức mà anh ta gây ra.

truyện ngắn Dì Út (Thanh Quế) vấn đề bội bạc, tráo trở của con người có phần gay gắt hơn. Song tác giả cũng chưa thực sự giải quyết vấn đề một cách thỏa đáng. Trước những lỗi lầm mà người chồng đã gây ra lại vẫn nhận được sự khoan dung, tha thứ của người vợ. Lương tâm anh ta cũng chưa một lần bị cắn rứt bởi những hành vi vô đạo đức của chính mình.

Đi vào đề tài đạo đức của con người, các truyện ngắn giai đoạn 1975- 1985 không chỉ miêu tả các thói xấu cũng như những mặt tốt của con người trong diều kiện mới mà là tìm kiếm các chuẩn mực đạo đức, hành vi cho cuộc sống lao động hòa bình trong chế độ mới, là sự tự ý thức về trạng thái xã hội để đấu tranh vượt lên, là sự tự khẳng định bộ mặt đạo đức của mỗi con người hôm nay. Truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu là một trong số những tác phẩm thể hiện mong muốn của tác giả trong việc trở lại cách nhìn thông thường về chuẩn mực đạo đức đối với con người sau chiến tranh. Một người họa sỹ đã thành danh với bức vẽ nổi tiếng Chân dung chiến sỹ giải phóng. Sau lần đến cái quán nhỏ để cắt tóc, anh ta đã bàng hoàng phát hiện ra tội lỗi khó bề tha thứ của mình. Do thất hứa với người lính từng cưu mang mình trong chiến tranh mà mẹ của người lính đó tưởng con mình hy sinh, khóc thương con mù cả mắt. Bắt đầu từ ngày đó anh ta luôn sống trong những dằn vặt, đối chất lương tâm. Người chiến sĩ năm xưa, giờ là ông thợ cắt tóc, đã không một lần tính sổ món nợ tám năm về trước với anh. Nhưng chính thái độ cao thượng và tấm lòng nhân hậu ấy khiến người hoạ sĩ càng thấy da mặt tự nhiên dầy cộm lên.Và dù người lính ấy đã tỏ ra như không hề quen biết thì anh có cảm giác đang ngồi cho người thợ giải phẫu não, mà không cần đánh thuốc mê[11/133]. đây, Nguyễn Minh Châu đã đặt ra vấn đề lương tâm


trách nhiệm của cá nhân một cách rạch ròi. Dưới góc độ con người, nếu là một con người có đạo đức liệu anh có thể tự cho phép mình vô ơn đối với người đã từng cưu mang mình? Và nếu biết được hậu quả của thói vô ơn ấy, liệu anh có đủ sự dũng cảm thú tội và thậm chí là xin được chuộc lại lỗi lầm do sự vô ơn của mình gây ra? Còn ở góc độ người nghệ sĩ vì mục đích phục vụ số đông liệu anh có quyền thất hứa với một con người vô danh? Và trước nỗi bất hạnh cuả bà mẹ vô tội kia anh có được quyền dửng dưng như một kẻ vô can?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Như vậy, vấn dề đạo đức của con người được đề cập đến một cách khá gay gắt trong những truyện ngắn sau chiến tranh. đó có sự phân cực giữa đạo đức và phi đạo đức, nhân cách và phi nhân cách, thiện và ác, ánh sáng và bóng tối, trung thực thẳng ngay và uốn éo cơ hội, trí tuệ sáng suốt và bản năng mù quáng[16/377]. Dường như có một sự đối chứng, một sự lựa chọn để thể hiện bản lĩnh và nhân cách của mỗi cá nhân trong hoàn cảnh mới.

1.2. Sự xuất hiện và chiếm lĩnh của đề tài thế sự, đời tư

Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985 - 8

Ngay khi đất nước trở lại hoà bình thì mảng đề tài thế sự, đời tư cũng nhanh chóng trở về đúng vị trí của nó và ngày càng chiếm vai trò chủ đạo trên văn đàn. Đọc những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Xuân Thiều, Ma Văn KhángNgười ta đã nhận thấy những chuyển biến mới mẻ. Hướng chuyển của những nhà văn này dường như lại cùng chiều với nhiều cây bút tiêu biểu ở lớp sau như: Dương Thu Hương, Thái Bá Lợi, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nhật Tuấn, Lê Minh KhuêMặc dù ý kiến đánh giá về những tác phẩm này trong công chúng và giới phê bình chưa hoàn toàn thống nhất nhưng tất cả đều thấy đó là hiện tượng đáng quan tâm. Phải chăng, bởi sự chuyển hướng này đã đáp ứng một phần nào đó của hiện thực cuộc sống sau chiến tranh.

Mặc dù vẫn phải đối phó với những cuộc chiến tranh biên giới nhưng sau 1975, về cơ bản cuộc sống của nhân dân đã chuyển sang hoà bình, xây


dựng. Tâm trạng của đông đảo nhân dân có sự biến đổi. Cách nhìn của nhà văn về những mảng hiện thực cuộc sống cũng có nhiều đổi thay. Trong xu hướng chung của nền văn học, các truyện ngắn giai đoạn này đã thể hiện ý thức nhạy bén, gắn bó với cuộc sống đương đại của nhà văn. Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải vốn gắn bó lâu năm với đề tài chiến tranh nay đi vào tâm lý xã hội, đã bộc lộ những trăn trở trước bao số phận con người trong đời thường sau chiến tranh. Ma Văn Kháng, Dương Thu Hương, Lê Minh Khuê báo hiệu những bi kịch gia đình và xã hội trước nguy cơ sụp đổ của những giá trị đạo đức truyền thống trong sự tác động của mặt trái của nền kinh tế hàng hoá bắt đầu hình thành. Nguyễn Mạnh Tuấn - cây bút trẻ xuất thân từ công nhân- đi thẳng vào cuộc đấu tranh sôi động của những người lao động và quản lý xí nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long trong xu thế vươn tới cái mới. Có thể thấy, việc đi sâu phản ánh con người bình thường trong cuộc sống với những mối quan hệ phong phú, phức tạp là hướng khai thác, tìm tòi, thể nghiệm chính của truyện ngắn về đề tài thế sự, đời tư. Đó là con người cá nhân được nhìn nhận ở nhiều chiều, nhiều hướng khác nhau: vừa cao cả, phi thường lại vừa có những thói xấu, những khiếm khuyết. Dù là người nông dân hay trí thức, dù là trẻ con hay người lớn, dù là người vợ, người mẹ hay người chồng, người chatất cả đều hiện lên trong sự phong phú, phức tạp trong đời sống tâm hồn, trong tư cách. Bởi viết về con người bình thường là chạm đến những nỗi niềm, những băn khoăn về hạnh phúc cá nhân, về nhân phẩm, về cuộc đời được phát đi từ những số phận riêng.

Có ai không bất ngờ trước những suy nghĩ và việc làm của chú bé Kiểm (Kiểm- chú bé- Con người của Ma Văn Kháng). Bị mẹ kế hành hạ một cách cay nghiệt, độc ác nhưng chú không xa rời hai đứa em cùng cha khác mẹ. Dù đói khổ, nhiều khi bị cắt phần cơm ít ỏi nhưng hễ kiếm được tiền là chú san sẻ cho những người cùng cảnh ngộ. Khi không còn có thể sống chung với người mẹ kế thì lúc bà ta lâm bệnh chú lại trở về gánh vác toàn bộ công


việc gia đình. Đằng sau cái vẻ còi cọc với khuôn mặt xạm nắng đượm vẻ lam lũ lại là đôi mắt to sáng ngời ngợi đậm đà nỗi đôn hậu, thơ ngây. Chú ta là sự hoà trộn cân bằng giữa hai tính cách đối lập, vừa già dặn khôn ngoan vì khốn khổ, tủi cực, vừa lấp lánh tình yêu thương và niềm vui bất ngờ[28/176)]. Chú bé Kiểm là một nạn nhân phản ánh tính phức tạp của đời sống con người. Chú là hệ quả của những số phận, những va đập trong cuộc sống. Đứa trẻ ấy rồi sẽ thành một người lớn, nó có thể sẽ là một người tàn ác vì tự cho mình cái quyền được đáp trả những gì mà nó đã phải hứng chịu. Nhưng người đọc lại thấy ở chú cái mầm non xanh mạnh mẽ, hiện tượng biểu trưng cho bản nhân hậu vốn có ở cuộc đời một cách gần như hồn nhiên không cần giải thích và đang dược bồi đắp ở cuộc đời này[31/193].

Đi sâu nắm bắt những mảnh đời, tâm trạng, những tình huống tiêu biểu truyện ngắn dễ tạo ra hiệu quả cao trong nhận thức. Những truyện ngắn hay trong giai đoạn 1975- 1985 đều khai thác được những cảnh ngộ, những tình huống giàu tình người, gợi nhiều suy nghĩ cảm thương hay căm giận, phẫn uất: Một bờ cây đỏ thắm (Dương Thu Hương), Mẹ và Con (Ma Văn Kháng) , Bến Quê, Đứa ăn cắp, Lũ trẻ ở dãy K, Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Những trang bản thảo (Hồ Thuỷ Giang), Mặt trời bé con của tôi (Thuỳ Linh), Người về hưu (Anh Đức) , Đi đón cơn mưa (Vũ Tú Nam)là những truỵên ngắn đem đến cho người đọc nhiều nhận thức về tình đời, tình người, về cách ứng xử trong cuộc sống.

Trong Người về hưu, Mất điện là vấn đề ý thức, trách nhiệm của con người cá nhân với tập thể trong cuộc sống đời thường. Nếu không có những con người như cô Luyến, ông bà Sáu không toan tính thiệt hơn để gánh vác công việc chung thì cuộc sống chỉ là những mảnh vụn, ở đó cái xấu, cái ác tự do phát triển. Vấn đề đặt ra là nếu ai cũng chỉ chăm lo cho cuộc sống của riêng mình thì cuộc đời sẽ ra sao? Những số phận bất hạnh nếu không có những bàn tay nhân ái giúp đỡ thì ranh giới giữa thiện và ác rất mong manh.


Song dù nói đến cái xấu, cái ác, mặt trái, mặt tiêu cực thì cuối cùng các nhà văn vẫn khẳng định những mặt cao cả của phẩm chất con người.

Đó cũng là hướng khai thác của Nguyễn Minh Châu về các số phận khác nhau trong đời thường, tiêu biểu trong số đó là Khúng trong Khách ở quê ra. Lão Khúng của Nguyễn Minh Châu in đậm chất nông dân từ cách sống cách nghĩ đến lối cư xử hành động, từ ngoại hình đến tâm hồn, cách tính toán và cả cái sở thích ngồi uống rượu nhâm nhi, khề khà của lão. Tất cả con người lão dường như đối chọi, dị ứng với cái văn minh của thành thị. Môi trường của lão là những miền đất cát, là núi rừng hồn nhiên hoang dã. Qua ngòi bút của Nguyễn Minh Châu, lão Khúng đã không chỉ hiện ra một chiều với bản chất nông dân như thế. Ngược lại lão là một tính cách đã dạng phức tạp, có chiều sâu với các nét tính cách vừa có mặt đáng phê phán, có mặt đáng ngợi ca, có mặt đáng cảm thương, đáng trân trọng. Bên cạnh lối suy nghĩ tính toán giản đơn, bảo thủ, lạc hậu còn loé lên sự táo gan muốn đổi mới. Bên cạnh những nông dân khác đang hồ hởi tham gia xây dựng hợp tác xã thì lão là dinh luỹ cuối cùng của lối làm ăn cá thể. Vượt qua mọi lời dị nghị của dân làng, lão chấp nhận lấy một cô gái thị thành lỡ bước để rồi suốt 20 năm lặng lẽ đỡ đầu cho đứa con riêng của vợ. Bức chân dung người nông dân trong lão Khúng vừa mang những phẩm chất vốn có, vừa phản ánh những đặc điểm của thời đại in dấu vào. Chính vì thế người đọc có thể nhận ra những mặt đối lập của những tính cách người nông dân được khắc hoạ một cách tự nhiên trong mọi biểu hiện của lối ứng xử: Vừa nghiệt ngã vừa bao dung, vừa phóng khoáng vừa thiết thực, vừa nhỏ nhen vừa quảng đại. Tất cả làm nên một Lão Khúng không hề giản đơn (sau này trong Phiên chợ Giát, đời sống nội tâm tình cảm đa dạng của người nông dân ấy càng được bộc lộ rõ nét).

Tình huống trong Đứa ăn cắp (Nguyễn Minh Châu) lại khiến người đọc phải giật mình suy nghĩ vì đôi lúc con người trở nên tàn ác một cách rất hồn nhiên. Cái chết bất ngờ của Thoan, khiến mọi người trong khu tập thể


bàng hoàng. Bởi chỉ vài tháng trước đây chính họ không ngớt lời chỉ trích mong cho Thoan ra khỏi cơ quan để khỏi phải sống với một đứa ăn cắp. Lại cũng chính họ người nào người ấy đều bịn rịn trong phút chia tay Thoan trở về quê. Và giờ đây là những tiếng thở dài, những lời thương xót, những giọt nước mắt. Để hiểu đúng về một con người quả là không đơn giản. Trước sau, người đọc vẫn thấy Nguyễn Minh Châu là nhà văn của những tính cách cao cả, hay cái cao lớn tầm cỡ của những tình thế, những vấn đề con người .

Với Thuỳ Linh, cái đôn hậu của cây bút nữ này lại xuất phát từ sự quan sát, những nét tinh tế và khả năng lắm bắt những chi tiết đời thường trong những truyện viết về hạnh phúc gia đình, về trẻ em. Mặt trời bé con của tôi là truyện ngắn chan chứa tình yêu thương con người. Qua truyện ngắn này người đọc nhận ra rằng: khoảng cách có thể xa nhưng ranh giới giữa tình yêu và sự căm thù quả là mong manh[8/299]. Điều đáng sợ là cuộc sống hiện đại dễ làm cho tình yêu ngày một cạn đi. Cần phải vun đắp những tình cảm nhân bản trong con người.

Đi vào cuộc sống đời thường, nhiều truyện ngắn sau 1975 còn khai thác nhu cầu hạnh phúc của con người cá nhân. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vấn đề vận mệnh của dân tộc, sự tồn vong của quốc gia chi phối đến từng cá nhân, từng giai đoạn. Bởi cá nhân sẽ không có hạnh phúc khi dân tộc bất hạnh. Những niềm vui, buồn của con người trong chiến tranh cũng hoà hoà chung vui buồn của cộng đồng. Nhưng khi cuộc chiến kết thúc, con người trở về trong hoàn cảnh bình thường thì đề tài về tình yêu hạnh phúc cá nhân lại trở thành vấn đề đáng quan tâm. Tình yêu và hạnh phúc ở đây không đơn thuần chỉ là vấn đề hưởng thụ hay giải phóng nhu cầu của tình cảm của con người sau một chặng đường dài vì chiến tranh phải chịu sự đè nén. Mà bởi cuộc sống sau chiến tranh bao biến động, tình cảm của con người cũng va đập trong thực tế đầy phức tạp. Nắm bắt nhu cầu hạnh phúc của con người trong cuộc sống đời thường đầy tinh tế nhưng không dễ dàng là


lối đi của nhiều truyện ngắn: Mẹ và con (Ma Văn Kháng), Lựa chọn (Nguyễn Bao), Những bông bần li, Tháng ba chua chát (DươngThu Hương)

Trong những truyện ngắn của Dương Thu Hương người đọc nhận thấy tình yêu chỉ thật sự đẹp khi người ta sống trọn vẹn, trung thực với nó. Còn khi có một sự tính toán có tính chất vị kỷ len vào thì hạnh phúc sẽ tan vỡ. Chính vì thế sự lựa chọn của Toàn (Tháng ba chua chát) sẵn sàng đánh đổi tình yêu để lấy một cô vợ có thể đem đến cho mình một cuộc sống vật chất đầy đủ hay nhân vật Tôi (Một bờ cây đỏ thắm) luôn ghen tỵ nhỏ mọnđều không có được hạnh phúc thực sự. Dương Thu Hương cũng tỏ ra sắc sảo khi nắm bắt những sự nhạy cảm của trái tim người phụ nữ trước những biến động về tình cảm trong đời sống thường nhật. Những bông bần li là một trong những truyện được viết sớm nhất và hay nhất của chị giai đoạn sau chiến tranh. Câu chuyện men theo những vui buồn chợt đến trong lòng nhân vật Ngân qua chuyến đi vào Tây Nguyên bốc mộ cho em trai và cho người bạn trai trước đây. Chuyến đi đánh thức ở chị tình yêu nồng nàn với người chiến sỹ đã hy sinh và cũng đồng thời giúp chị nhận ra cuộc sống khó chịu bên người chồng hờ hững, lãnh đạm với đời sống xã hội, với những nỗi đau của người thân mà chỉ chúi đầu vào những ham thích riêng. Qua chuyến đi này, Ngân cũng chợt nhận ra rằng sau chiến tranh mỗi chúng ta giàu có lên nhưng cũng mất mát bao nhiêu trong tình cảm. Thái độ bàng quang của Khang (chồng chị) giống như một loài thủy mộc sống trong bùn, một thứ cây không gốc rễ, sống lợt lạt và lạnh lẽo. Chị thấy cuộc sống sung túc và bình ổn trước kia của mình vỡ toác ra như một hốc cây bị sét đánh. Hóa ra hạnh phúc không phải ở những tiện nghi người ta giành được mà ở sự đồng điệu trong tâm hồn giữa con người với con người, giữa con người với hoàn cảnh trong tầm sâu của nhận thức và nhân cách. Thật may mắn cho Ngân đã có một tình yêu như thế. Dù người chiến sỹ ấy đã hy sinh nhưng anh đã trở về đúng lúc để nâng đỡ cho chị trong lúc tâm hồn chị đang vang lên câu hỏi nhức nhối: hạnh phúc là gì?

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí