Truyện Ngắn Trần Thùy Mai Trong Đời Sống Văn Xuôi Việt Nam Đương Đại

giúp con người hoàn thiện nhân cách và sống có lí tưởng, có ý nghĩa hơn trong cuộc đời.

1.3. Tác giả Trần Thùy Mai và thể loại truyện ngắn

1.3.1. Đôi nét về tác giả

Trần Thùy Mai tên khai sinh là Trần Thị Thùy Mai, sinh ngày 8 tháng 9 năm 1954, là nhà văn nữ Việt Nam hiện đang sinh sống tại Huế. Trần Thùy Mai sinh ra tại mảnh đất Hội An, Quảng Nam. Làng An Ninh Thượng, xã Hương Long, huyện Hương Trà, nay là phường Hương Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, là nguyên quán của chị.

Trần Thùy Mai học ở trường Đồng Khánh những năm trước giải phóng. Tốt nghiệp tú tài 2 từ năm 1972, chị thi đậu thủ khoa môn Văn trường Đại học Sư phạm Huế. “Năm 1977, sau khi tốt nghiệp, Trần Thùy Mai được giữ lại trường làm công tác giảng dạy và nghiên cứu môn văn học dân gian. Năm 1987, chị quyết định chuyển sang làm biên tập viên ở nhà xuất bản Thuận Hóa. Với lối rẽ này, Trần Thùy Mai đã chọn nghiệp viết làm con đường đi cho riêng mình” [17].

1.3.2. Sự nghiệp sáng tác

Ngay từ những năm trước giải phóng, khi còn học ở trường Đồng Khánh, Trần Thùy Mai đã được các bạn trẻ yêu thích văn chương ở Huế biết đến. “Chị trưởng thành cùng thế hệ Lý Lan, Nguyễn Thị Minh Ngọc ở Sài Gòn, những người cầm bút đầu tiên sau chiến tranh, có thể nói, đây chính là thế hệ mở đường đi tìm những đề tài hậu chiến” [14]. Tính từ truyện ngắn đầu tay Một chút màu xanh in trên Tạp chí sông Hương đến nay, Trần Thùy Mai đã có trên 30 năm cầm bút với hàng trăm truyện ngắn được nhiều thế hệ bạn đọc yêu mến.

Hàng loạt tập truyện ngắn của chị đã lần lượt được xuất bản và được đông đảo độc giả đón nhận. Cụ thể: “Tập truyện ngắn đầu tay Cỏ hát in chung với Lý Lan, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hà Nội - 1983. Tập truyện ngắn Bài

thơ về biển khơi, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế - 1983. Thị trấn hoa quỳ vàng, tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội - 1994. Tập truyện ngắn Trò chơi cấm, Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh - 1998. Người khổng lồ núi Bạc, truyện thiếu nhi, Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh - 2002. Hai tập truyện ngắn Đêm tái sinh, Thập tự hoa, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế - 2003. Biển đời người, tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội - 2003. Tập truyện ngắn chọn lọc Thương nhớ Hoàng Lan, Nhà xuất bản Văn Mới, California, USA - 2003. Mưa đời sau, tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh - 2005. Tập truyện ngắn Mưa ở Trasbourg, Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội - 2007. Lửa hoàng cung, tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh - 2008, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội -2010. Một mình ở Tokyo, tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh - 2008. Tập truyện ngắn chọn lọc, Trăng nơi đáy giếng, Nhà xuất bản Thanh niên – 2009. Onkel yêu dấu, tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh – 2010” [17].

Bên cạnh việc sáng tác truyện ngắn, Trần Thùy Mai còn nghiên cứu và dịch thuật. Về nghiên cứu, chị có một số công trình như: “Truyện kể dân gian Bình Trị Thiên, Sưu tầm - biên khảo, soạn chung với Trần Hoàng, Phạm Bá Thịnh, Sở văn hóa Thông tin Bình Trị Thiên xuất bản 1986; Ca dao, dân ca Bình Trị Thiên, Sưu tầm - biên khảo, soạn chung với Trần Hoàng, Phạm Bá Thịnh, Đinh Thị Hựu, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế - 1989 ; Dân ca Thừa Thiên Huế, Sưu tầm - biên khảo, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế - 2004. Về dịch thuật có Bên trong, tập truyện ngắn của các tác giả nữ Nhật Bản, dịch từ tiếng Anh, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế - 2010” [17].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.

Với những đóng góp trên, Trần Thùy Mai xứng đáng được nhận một số giải thưởng danh giá do Hội văn học Việt Nam và Hội văn học Cố đô Huế trao tặng như: “Giải B, giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ hai, (1998) cho tập truyện ngắn Thị trấn hoa quỳ vàng ; giải C, giải thưởng Văn

học thiếu nhi “Vì tương lai đất nước” của nhà xuất bản Trẻ (2002) cho truyện dài thiếu nhi Người khổng lồ núi Bạc. Chị xuất sắc đạt giải B, Hội nhà văn Việt Nam (2002, không có giải A) và giải A, giải thưởng Văn học Cố đô lần thứ ba (2005), cho tập truyện ngắn Qủy trong trăng; giải thưởng Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (2003) và giải A, giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ 4 (2008) cho tập truyện ngắn Thập tự hoa. Bên cạnh đó, vào năm 2008, Giải thưởng của Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, cho tập truyện ngắn Một mình ở Tokyo được trao cho chị. Ngoài ra, chị còn được Uỷ ban kết nghĩa thành phố San Francisco - TP. Hồ Chí Minh trao tặng giải cống hiến vì cộng đồng năm 2011” [17].

Chất thơ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai - 3

1.3.3. Truyện ngắn Trần Thùy Mai trong đời sống văn xuôi Việt Nam đương đại

Trần Thùy Mai là một trong những nhà văn nữ viết “khỏe” và viết khá đều tay hiện nay. Những truyện ngắn của chị đa dạng, phảng phất không khí đất trời xứ Huế, chị quan tâm đến mọi mặt của cuộc sống, nhất là lớp người trẻ và dành cho họ một một cái nhìn đầy yêu thương và hi vọng. “Trong khoảng 10 năm trở lại đây, Trần Thùy Mai viết nhiều về những đề tài và nhân vật lịch sử, đặc biệt là những nhân vật nữ in bóng trong lịch sử triều Nguyễn, gắn liền với kinh thành Huế” [17].

Trần Thùy Mai từng tâm sự: “Với tôi, viết là một nghề. Nó giống như mọi nghề khác ở chỗ phải có kĩ năng và lương tâm. Chẳng hạn, người thợ mộc đóng một cái ghế thì không phải chỉ cần tay nghề mà còn phải có tấm lòng, làm sao cho ghế được bền đẹp, không làm cho người dùng thất vọng. Viết văn cũng vậy. Đã đành là sống bằng nhuận bút nhưng cũng phải gắng công làm ra thành phẩm của mình với tất cả tâm tư. Vì thế, trong cuộc đời tôi đã có nhiều lúc buồn nản nhưng chưa bao giờ thấy chán viết, chưa bao giờ muốn bỏ bút” [15]. “Là một người phụ nữ xứ Huế nhẹ nhàng, tinh tế và sâu sắc, Trần Thùy Mai thấm thía nỗi đau, sự tổn thương và mất mát trong tình

yêu. Một điều dễ dàng nhận thấy, Trần Thùy Mai dành tình cảm ưu ái hơn cho những nhân vật nữ của mình. Cuộc sống vốn đa chiều và phức tạp. Và tình yêu thì không nằm ngoài quy luật ấy. Nhưng dù tình yêu, dẫu có mất mát, phụ bạc, đớn đau đến chừng nào thì con người cũng chỉ thực sự tìm thấy hạnh phúc khi có sự hiện hữu của nó. Phải chăng vì thế, tình yêu trong truyện ngắn Trần Thùy Mai không đơn thuần là một câu chuyện lãng mạn, thấm đẫm nước mắt mà nó còn là cách để chị nói về cuộc sống với những con người đang ngày ngày sống, yêu, thậm chí là ruồng bỏ tình yêu của chính mình. Từng câu chuyện mà chị kể đều đau đáu một nỗi niềm” [17].

Truyện ngắn Trần Thùy Mai luôn giữ được chỗ đứng trên văn đàn, có lẽ là bởi lối viết giản dị, chân thành, đầy cảm xúc của chị. Chị quan niệm “tác phẩm văn học bắt đầu từ mâu thuẫn, xung đột trong cuộc đời”. Đau khổ vẫn đầy giẫy trong còi đời, vì thế chị viết để cảm nhận được nỗi buồn của những người bên cạnh mình, cảm nhận về sự gian khó của đời mình để tạo ra mối đồng cảm chung. “Chị như mảnh nam châm hút về phía mình những đau khổ ở đời. Và như một mối cơ duyên, chị kết hợp ý tưởng của mình, của người thành những truyện ngắn” đầy chất suy tưởng. Chị biết lắng nghe những câu chuyện quanh mình, để viết lên những câu chuyện cuộc đời. Bởi vậy những câu chuyện mà chị kể rất gần gũi, thân thuộc, dễ đọc, dễ cảm. Độc giả sẽ cảm nhận được đâu đó trong câu chuyện mà chị kể có bóng dáng của bản thân mình [14].

Quan trọng hơn, cái đích mà Trần Thùy Mai hướng đến trong những sáng tác của mình là vì độc giả. Chị hi vọng đọc truyện ngắn của mình người đọc sẽ thấu được những ý nghĩ, tư tưởng được gửi gắm trong tác phẩm, để từ đó có cái nhìn khác về cuộc đời. Họ sẽ nhìn lại lối sống của mình để mà thay đổi theo chiều hướng tích cực, sống đẹp, sống có ý nghĩa hơn. Viết văn đối với chị là “một cách để yêu thương chính mình và những người xung quanh” [14].

Đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, văn đàn Việt Nam “xôn xao” bởi sự xuất hiện của nhiều cây bút nữ, đặc biệt là ở lĩnh vực truyện ngắn, trong đó có

Trần Thùy Mai. Cùng với những tác giả khác cùng thời như Vò Thị Xuân Hà, Trần Thanh Hà, Phan Thị Vàng Anh, Trần Thùy Mai đã làm nóng văn đàn với hàng loạt những truyện ngắn nhẹ nhàng mà đầy sâu lắng.

Như vậy, bằng trái tim và lòng nhiệt huyết, truyện ngắn của Trần Thùy Mai đã tìm được chỗ đứng trong lòng độc giả. Người đọc tìm đến truyện của chị bởi sự nhẹ nhàng, lặng lẽ, tinh tế, sâu sắc trong từng trang văn. Sự nghiệp văn chương của Trần Thùy Mai có lẽ vẫn còn dài rộng ở phía trước. Chị sẽ vẫn tiếp tục cống hiến, khẳng định phong cách của mình trên tiến trình phát triển của văn xuôi đương đại.

CHƯƠNG 2

CÁC PHƯƠNG DIỆN BIỂU HIỆN CHẤT THƠ TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI‌


2.1. Đề tài tình yêu và hạnh phúc

“Đề tài của tác phẩm là một phương diện nội dung của tác phẩm, là đối tượng đã được nhận thức, kết quả lựa chọn và tư duy của nhà văn. Đó là sự khái quát phạm vi xã hội, lịch sử của đời sống được phản ánh trong tác phẩm. Đề tài (là cái được nói tới) là sự thống nhất về ý nghĩa của các yếu tố của tác phẩm. Cũng có thể hiểu đề tài như một quan hệ ý nghĩa, một loại trọng tâm chi phối ý nghĩa của ngôn từ” [9, 192 – 193]. Thực chất của đề tài là một khái niệm về loại hình của hiện tượng đời sống được miêu tả. Có bao nhiêu loại hiện tượng đời sống, có bấy nhiêu đề tài” [9, 194]. Hiểu như vậy, đề tài đóng vai trò rất quan trọng trong tác phẩm văn học. Người nghệ sĩ khi đặt bút sáng tác, họ phải suy nghĩ rất nhiều khi lựa chọn đề tài để viết. Có không ít những đề tài để người nghệ sĩ có thể sáng tác văn học như: đề tài chính trị, đề tài thiên nhiên, tôn giáo, tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc gia đình… Nhưng không phải ở đề tài nào người nghệ sĩ cũng thành công khi sáng tác. Cùng viết về một đề tài, tác giả này lại ghi được dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả, nhưng ở tác giác khác chỉ là những dấu ấn thoáng qua.

Một tác phẩm nghệ thuật thực sự có giá trị, thu hút được sự chú ý của độc giả hay không phụ thuộc rất nhiều về đề tài mà tác giả đó lựa chọn và cách thể hiện nó trên những trang giấy. Văn xuôi sau năm 1975 vẫn quan tâm đến những chuyện lớn của đất nước, của xã hội, song thường quan tâm nhiều hơn những góc khuất của cuộc sống, từ những thân phận bé nhỏ. Đã có một chiến tranh mang khuôn mặt nữ giới trong những sáng tác của Dạ Ngân, Vò Thị Hảo, Trần Thanh Hà…Đã có những câu chuyện lịch sử được phản ánh dưới con mắt của nữ giới, tiêu biểu là những câu chuyện lịch sử được viết

dưới ngòi bút của Trần Thị Trường. Cũng đã có vô vàn những tiếng nói phẫn nộ, bức xúc trước những tiêu cực, tha hóa của xã hội thời hậu chiến trong các sáng tác của Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh…Khác với họ, Trần Thùy Mai lại tập trung chủ yếu vào đề tài tình yêu và hạnh phúc. Tình yêu trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai là động lực của sự sống, là một biểu hiện tối ưu của tính nhân văn, “là đôi cánh giúp con người vượt qua biên giới của chính mình” [14].

Đề tài tình yêu và hạnh phúc được thể hiện rất rò trong truyện ngắn Gió thiên đường, Miễn tội, Thương nhớ hoàng lan... Gió thiên đường viết về câu chuyện tình yêu giữa những thanh niên trẻ là Hiếu và Mi ở lớp học khiêu vũ. Tình yêu khiến cho Mi cảm nhận được đủ vị ngọt ngào lẫn đắng cay. Những giây phút ngọt ngào, hạnh phúc là những lúc Mi hẹn hò cùng Hiếu trong đêm giáng sinh, những buổi đi cà phê Dã Thảo. Nhưng đằng sau những phút giây hạnh phúc ấy, là nỗi cay đắng mà Mi phải chịu đựng khi cô phát hiện ra Hiếu lừa dối tình cảm của cô. Trước khi quen Mi, Hiếu đã quen với một cô gái khác, “sữa ngọt không làm giảm nổi vị đắng”. Nhưng cho đến cuối cùng thì Mi vẫn tin vào tình yêu, bởi với Mi, tình yêu là lẽ sống: “Tôi tin Hiếu. Bởi chỉ có lòng tin mới giúp tôi sống… Cuộc đời như dòng sông, ai nói trước được nó sẽ qua những ghềnh thác nào. Nhưng hôm nay, dòng sông đang trôi qua những bờ cỏ mịn màng, đang in bóng trời xanh mây trắng. Lẽ nào sợ thác ghềnh mà sống không dám chảy?” [5, 181]. Tình yêu khiến cho Mi trưởng thành hơn: “Và tôi chợt hiểu, mình đã lớn. Đã trở thành một ai đó khác mình năm xưa. Đã biết thế nào là yêu thương và chịu đựng” [5,182]. Và cũng vì trưởng thành nên Mi mới có thể hiểu được câu nói đầy triết lí của ba mình: “Trong tình yêu hạnh phúc thật ngọt ngào, mà khổ đau cũng đầy thi vị. Chỉ có sự trống rỗng, chán chường của kẻ không yêu mới thật sự là khủng khiếp” [5,183].

Tình yêu, hạnh phúc dường như trở thành giấc mơ, hoài niệm. Dù cuộc sống có biến thiên, lòng người có thay đổi, thì con người vẫn cứ yêu. Hơ

Thuyền trong Thuyền trên núi đã ôm trong mình mối tình đơn phương với Y Đông, người thầy giáo từ miền xuôi lên miền ngược dạy học. Hai năm, ngày nào Hơ Thuyền cũng lên núi chờ thầy giáo, cô chờ đợi trong mỏi mòn, cuối cùng chọn cái chết để giải thoát. Cái chết của nàng vẫn ám ảnh theo lời hứa của thầy giáo: “Yên tâm đi, rồi sẽ có dịp anh dẫn em về nhìn sóng biển Quy Nhơn.” “Khi chết, mắt nó cứ mở, nhìn về phía Quy Nhơn”. Cái chết của Hơ Thuyền là cái chết của thể xác để linh hồn được sống, được yêu [5, 76].

Tình yêu giúp cho con người vượt qua những rào cản, khó khăn, những nỗi lo toan trong cuộc sống hằng ngày. “Trong một chừng mực nào đó thì tình yêu có thể làm cho người ta tạm thời quên đi cái đói” [6,138]. Chẳng thế mà, những năm sau bảy lăm, lương thực thiếu thốn, nhà bếp của trường chỉ nấu một ngày hai bữa, mỗi bữa chỉ có hai bát cơm độn mì, một lát thịt hoặc một con cá nhỏ bằng hai ngón tay và một bát canh chỉ có rau và nước, vậy mà nhân vật tôi trong truyện ngắn Miễn tội, có hôm đạp xe qua tận làng hoa Ngọc Hà tìm hoa quỳnh tặng cô bé Hạnh.

Thương nhớ hoàng lan là câu chuyện tình yêu ngang trái, đầy xót xa giữa một cô gái tên Lan và một chú tiểu tên Đăng Minh. Lan yêu Minh say đắm, chỉ trách họ có duyên mà chẳng có phận, vì thế đến cuối cùng cô cũng phải từ giã tình yêu của mình bằng những dòng thư cuối đầy day dứt: “Bốn trăm ngày chờ anh ở quán Tím, cuối cùng em cũng hiểu ra là mình thua cuộc. Đã đi mà chẳng tới, lẽ ra thì phải chết. Nhưng em chết thì anh làm sao yên lòng đi trọn con đường tu. Vì vậy em đã quyết định lấy chồng xa xứ. Trong cái túi này là cây hoàng lan con, em nguyện tìm cho anh bằng được rồi mới ra đi. Em vẫn nhớ lời anh nói, một đời anh chỉ thích hoàng lan… Người ta cứ bảo là em khôn, lấy ông Việt kiều đi Tây đi Mỹ cho sướng chứ theo chi chú tiểu trọc đầu. Nhưng đi Tây đi Mỹ không phải là chí nguyện của em. Lấy một người mình không thương, đến một nơi xa lạ thì với em còn khổ hơn là chết. Xin hãy tụng cho em một lần kinh cầu siêu thoát, một lần thôi…”. Tình yêu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022