bình đẳng tuyệt vời của Ngài. Và cũng chính Ðức Phật, con người với đời sống giản dị khiêm tốn ấy, đã thể hiện tư tưởng bình đẳng trong suốt cuộc đời giáo hóa chúng sinh. Ngài rải tình thương vô biên xuống tất cả muôn loài một cách công bằng không phân biệt. Từ người gánh phân, thợ cạo tóc cho đến những người giàu sang phú quý, từ những người lúc ấy bị coi là thấp hèn ti tiện như gái giang hồ cho đến các bậc vua chúa quyền uy, Ðức Phật luôn thương yêu, chân tình giúp đỡ, khuyên dạy để họ nhận thức được chân giá trị của cuộc sống và tự thăng hoa tâm hồn, đạt đến an lạc hạnh phúc. Tư tưởng bình đẳng ấy không phải dừng lại ở nhân loại mà lan tỏa đến muôn loài vạn vật. Ngài luôn dạy rằng tất cả sinh vật đều có cùng tâm lí tham sống sợ chết, vì vậy không vì lí do gì mà ta nỡ cướp đi mạng sống của kẻ khác, như vậy nghĩa là không bình đẳng. Tâm trạng buồn nhớ mẹ của một chú cừu non lạc đàn chẳng khác gì sự đau buồn của một người mẹ phải chia lìa với con thơ bởi một nguyên nhân nào đó. Và vì vậy, sinh mạng của một con vật cũng quý như bất kì sinh mạng của một ai. Với quan điểm này, trên bước đường du hóa, có lần Ðức Phật đã tự tay bế một chú cừu non lạc đàn tìm về với mẹ. Và cũng chính Ngài đã lên tiếng giải thích và vạch rõ những ngu xuẩn của bọn người vì mê tín dị đoan, làm lễ tế thần bằng cách hiến dâng những con thú sống, để cứu lấy con vật vô tội thoát khỏi cái chết hỏa thiêu đau đớn chỉ vì một niềm tin mù quáng. Trong giáo điển, Phật giáo quan niệm rằng tất cả mọi loài chúng sinh, từ con người cho đến các sinh vật nhỏ bé côn trùng đều tiềm ẩn một khả năng phi thường như nhau, đó là khả năng thành Phật (Phật tính). Nhưng do các đặc tính cố hữu ở mỗi loài, việc triển khai khả năng ấy tùy đó mà khó dễ, nhanh chậm khác nhau. Ðiều này có thể tóm ý trong một câu nói kinh điển: Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành. Ðây là nền tảng để hình thành tính bình đẳng triệt để trong đạo đức luân lí Phật giáo. Công bằng thể hiện trong cái nhìn của Đức Phật về con người, đó là con người ai cũng có Phật tính như ai, cho nên mọi sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn, nam nữ, giai cấp, đều không có nghĩa. Ngài A Nan, đại đệ tử của Đức Phật, đã có một câu nói triệt để cách mạng với cô thiếu nữ không dám múc nước giếng dâng ngài, sợ bàn tay hạ tiện làm bẩn nước: Tôi xin nước chứ không xin giai cấp. Đó là bác thợ cạo Upali, bị coi là giai cấp hạ tiện thời ấy, được Đức Phật thu nhận và trở thành đại đệ tử, tu đến mức A-la-hán, là mức độ cao trong hàng Phật. Nhưng Phật giáo không nói rằng công bằng là ai cũng ngang nhau, bằng nhau tuyệt đối. Đức Phật thấy ai cũng có Phật tính như ai, nhưng Ngài cũng thấy ai giác ngộ sớm hơn ai. Gặp người đã chín muồi giác ngộ, dù người đó là tướng cướp, Ngài chỉ dạy thêm một lời là người đó đạt đến mức (chứng) A-la-hán. Và rõ ràng trong hàng đệ tử của Ngài, không phải ai cũng đạt đến hàng A-la-hán. Ngang nhau nhưng không giống nhau,
bình đẳng nhưng không đồng đẳng, đó là căn bản của công bằng theo tư tưởng Phật giáo. Sự phân biệt duy nhất trong Phật giáo giữa người với nhau là sự phân biệt dựa trên khả năng giải thoát, dựa trên đức hạnh.
Tự do: Con người có quyền tự do, không ai được vô cớ tước được tự do của người khác, không được phân biệt, đối xử bất công, vô nhân đạo với người khác, tất cả mọi người đều bình đẳng trong thế gian này, không ai bị coi là hèn hạ hơn người khác; Đạo Phật đánh giá con người không theo giai cấp họ sinh ra hay địa vị xã hội, dòng giống, màu da hay giới tính, mà đánh giá con người theo cách cư xử đạo đức của họ. Đức Phật dạy con người có quyền bình đẳng tự do không ai được tước đoạt tự do hay đối xử bất công đối với kẻ khác, dưới thời Đức Phật, xã hội Ấn Độ chủ trương phân biệt bốn giai cấp: Bà la môn, Sát đế lợi, Vệ xá và Thủ đà la vẫn còn tồn tại ảnh hưởng đến ngày nay. Đức Phật thì chủ trương bình đẳng bốn giai cấp ấy. Phật nhìn nhận rằng: Không phải do sinh ra mà thành Bà la môn, không phải do sinh ra mà thành tiện nhân, trở thành một tiện nhân là do hành vi của mình, trở thành một Bà la môn là do hành vi của mình. Không có sự kì thị về giai cấp, phái tính, màu da, tuổi tác nào được giáo lí Phật giáo chấp nhận. Loại trừ những khái niệm tôn giáo về sự tồn tại của những thế giới bên ngoài sự xác nhận của khoa học hiện nay, chúng ta không chỉ nhận ra sự tương đồng giữa tư tưởng của Phật giáo về tự do và bình đẳng, mà chúng ta còn thấy được trong tư tưởng ấy của Phật giáo bao hàm cả phương thức để thúc đẩy và hiện thực hóa tự do và bình đẳng chân thực và bền vững nhất trong bất cứ xã hội nào. Trên phương diện giải thoát, tất cả con người đều bình đẳng và công bằng với nhau, ai cũng có thể tu tập được và ai cũng có thể lĩnh hội tùy theo căn cơ. Sự giáo dục của Phật giáo giúp cho con người đạt được thánh quả, thành tựu tuệ giác và giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Ai cũng có khả năng ấy, bất luận là nam hay nữ, bất luận là tôn giáo nào, bất luận giai cấp nào, bất luận địa vị xã hội nào, nếu có lòng quyết tâm và phương pháp hành trì đúng thì sẽ đạt được Niết bàn trong đời sống hiện tại với sự công bằng không phân biệt.
Khoảng 80% người Ấn Độ tự xem mình là người theo Ấn Độ giáo và người ta cho rằng, có khoảng 30 triệu người theo Ấn Độ giáo sống tại hải ngoại. Thuyết giai cấp đã in sâu vào xã hội Ấn Độ từ lâu đời và mọi người chấp nhận với giai cấp của mình. Ấn độ giáo phân chia xã hội Ấn Độ làm 5 giai cấp. Ai sinh ra trong giai cấp nào thì phải ở mãi trong giai cấp đó suốt đời.
Giai cấp trên hết là các Tăng lữ Bà-La-Môn
Họ tự cho rằng họ được sinh ra từ miệng của Đấng Phạm Thiên (Brahma), nên họ được quyền giữ địa vị tối cao trong xã hội, độc quyền cúng tế Thượng Đế và các Thần linh.
Giai cấp thứ nhì là Sát-Đế-Lỵ
Họ được sinh ra từ vai của Đấng Phạm Thiên. Giai cấp này gồm các bậc vua chúa, quí tộc, trưởng giả, công hầu khanh tướng. Họ nắm quyền cai trị và thưởng phạt dân chúng.
Giai cấp thứ ba là Phệ-Xá
Họ được sinh ra từ hông của Đấng Phạm Thiên. Giai cấp này gồm các nhà thương mại, các trại chủ giàu có. Họ nắm kinh tế, chuyên môn mua bán làm ăn với các từng lớp dân chúng trong xã hội.
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Tương Đồng Giữa Quan Điểm Tôn Giáo Và Tư Tưởng Quyền Con Người
- Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người - 5
- Vấn Đề Quyền Tự Do Bình Đẳng, Không Bị Phân Biệt Đối Xử.
- Tác Động Tích Cực Trong Các Quan Điểm Tôn Giáo Về Quyền Con Người
- Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người - 9
- Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người - 10
Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.
Giai cấp thứ tư là Thủ-Đà-La
Họ được sinh ra từ chân của Đấng Phạm Thiên. Giai cấp này gồm các nông dân và công nhân nghèo khổ.
Giai cấp thứ năm là Chiên-Đà-La
Đây là giai cấp thấp kém nhất trong xã hội Ấn Độ, gồm các người làm các nghề hèn hạ như: Ở đợ, làm mướn, chèo ghe, giết súc vật, vv …
Giai cấp Tăng lữ Bà-La-Môn dựa vào thế lực tôn giáo để củng cố địa vị và quyền lợi của họ. Họ tìm đủ phương pháp để bảo hộ và duy trì chế độ giai cấp, nương theo thần thoại, chế ra Luật pháp Manu, kỳ thị giai cấp, không cho gả cưới giữa 2 giai cấp khác nhau.
Sự bất công giữa nam và nữ trong xã hội Ấn Độ cũng là vấn đề nan giải. Người nữ phải chịu những bất công từ gia đình cho đến xã hội. Ở nhà phải thờ cha mẹ, chăm lo gia đình, thờ cha mẹ chồng, lo cho chồng con, an phận thủ thường, không được can dự vào những việc chính sự cũng như xã hội.
2.2.4. Quyền tự do dân chủ tín ngưỡng tôn giáo
Theo Điều 18 UDHR, mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, kể cả tự do thay đổi tín ngưỡng hoặc tôn giáo của mình, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hay tôn giáo của mình bằng các hình thức như truyền giảng, thực hành, thờ cúng và tuân thủ các nghi lễ, dưới hình thức cá nhân hay tập thể, tại nơi công cộng hoặc nơi riêng tư. ICCPR cụ thể hóa nội dung của Điều 18 UDHR, theo Điều 18 ICCPR: Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác, công khai hoặc kín đáo, dưới các hình thức như thờ cúng, cầu nguyện, thực hành hoặc truyền giảng. Không ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn hoặc tin theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ.
Bình luận chung số 22 của HRC thông qua tại phiên họp lần thứ 48 năm 1993 nói rõ, quyền tin hoặc theo một tôn giáo hay tín ngưỡng bao gồm quyền tự do lựa
chọn một tôn giáo hay tín ngưỡng để tin hoặc theo, kể cả việc thay đổi niềm tin từ tôn giáo, tín ngưỡng này sang tôn giáo, tín ngưỡng khác, hay thay đổi niềm tin từ vô thần sang hữu thần và từ hữu thần sang vô thần, không chỉ được áp dụng với những tôn giáo lâu đời hoặc những tôn giáo có tính chất thể chế, mà còn đối với những tín ngưỡng hoặc những tập tục truyền thống tương tự như tín ngưỡng; cấm cưỡng ép tin, theo, bỏ hay thay đổi tôn giáo, tín ngưỡng, kể cả bằng những chính sách hay tập quán nhằm gây sức ép để đạt mục đích đó như hạn chế sự tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế, việc làm hoặc hạn chế các quyền khác được quy định trong ICCPR. Đồng thời, nghiêm cấm các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng có mục đích hoặc tính chất tuyên truyền cho chiến tranh hoặc hận thù dân tộc, tôn giáo hay kích động sự phân biệt đối xử về chủng tộc, sự thù địch hoặc bạo lực.
Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo bao gồm quyền tự do đối với việc giữ tín ngưỡng, bao gồm quyền tự do suy nghĩ về tất cả các vấn đề, niềm tin cá nhân đối với những tôn giáo hay tín ngưỡng, không thể bị đình chỉ thực hiện trên thực tế, thậm chí trong những thời điểm khẩn cấp quy định trong Điều 4 ICCPR.
Do đó bất kì xu hướng nào có tính chất phân biệt chống lại các tín ngưỡng hoặc niềm tin khác với bất kì lí do gì, bao gồm những tín ngưỡng tôn giáo mới được thiết lập hoặc có tính chất thiểu số mà có thể phải chịu thái độ thù địch của những tín đồ của các tôn giáo chiếm ưu thế, đều được coi là vi phạm quyền này.
Không cho phép có bất kì giới hạn nào đối với quyền tự do tư tưởng và tín ngưỡng hoặc với quyền tự do được tin theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng, những quyền tự do này được bảo vệ một cách không điều kiện, không ai bị ép buộc nói ra suy nghĩ của mình hoặc bị bắt buộc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng nào đó. Mọi người có quyền tự do thể hiện tín ngưỡng hoặc niềm tin thông qua các hành động thờ cúng, lễ hội tôn giáo, giảng dạy, thực hành giáo lí. Cho phép hạn chế quyền tự do thể hiện tôn giáo, tín ngưỡng với điều kiện những hạn chế đó được quy định trong pháp luật và cần thiết để bảo vệ sự an toàn, trật tự, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội hoặc các quyền và tự do cơ bản của người khác.
Về các lời răn trong Kinh Koran về cách đối xử với những kẻ ngoại đạo.
Kinh Koran, được truyền tụng là đã được Tiên Tri Muhammad cảm nhận lời Thượng Đế Allah và đã được tín đồ ghi chép lại. Theo Hồi Giáo, Allah là đấng sáng tạo của vũ trụ.
Dưới đây chỉ là một vài thí dụ trong kinh Koran cho thấy Allah chủ trương tiêu diệt những kẻ “ngoại đạo”, tức là bất cứ ai không tôn thờ hay tuân phục giáo điều của Allah:
“Những kẻ ngoại đạo sẽ bị đốt cháy bằng lửa”. 2:39, 90
“Nếu gặp những kẻ ngoại đạo ở bất cứ nơi đâu, hãy giết chúng. Nếu chúng tấn công ngươi, hãy giết chúng. Đó là phần thưởng dành cho những kẻ ngoại đạo. (Tuy nhiên nếu chúng từ bỏ đạo của chúng thì đừng giết chúng”. 2:191-192
“Những kẻ ngoại đạo sẽ bị trừng phạt vĩnh viễn bằng lửa. Khi lớp da nầy của chúng cháy đi hết thì một lớp da mới sẽ được mọc ra lại”. 4:46
“Không được làm bạn với những kẻ ngoại đạo. Khi gặp những kẻ ngoại đạo ở bất cứ nơi đâu hãy giết chết chúng”. 4:89
“Hãy giết chết những kẻ tôn thờ hình tượng ngoại đạo khi thấy chúng ở bất cứ nơi nào”. 9:5
Đây là những lời dạy của Allah, một Thượng Đế tối cao và tuyệt đối, đến tín đồ Hồi Giáo. Những lời dạy nầy rất rõ ràng, dễ hiểu và lập đi lập lại nhiều lần trong Kinh Koran. Không có cách giải thích hay biện hộ nào có thể pha loãng hay bẻ cong ý nghĩa của các mệnh lệnh tối thượng trên. Cũng không thể biện luận rằng “Kinh Koran thật ra không chủ trương thù nghịch với kẻ ngoại đạo, chỉ vì người ta diễn dịch sai lầm lời dạy của Allah mà thôi”; vì nếu như vậy thì toàn bộ Kinh Koran có thể chỉ do sự diễn dịch hay chế biến bởi con người và do đó không còn có giá trị gì nữa.
Vấn đề được đặt ra ở đây là những lời dạy cực đoan dạng trên không chỉ hiện hữu trong Hồi Giáo mà còn trong các tôn giáo độc thần khác. Thí dụ như trong chính Kito Giáo.
Theo tín ngưỡng Kito Giáo thì hai bộ Cựu Ước và Tân Ước của Kinh Thánh cũng được xem là lời của Thiên Chúa, đấng sáng tạo của vũ trụ, đã truyền phán cho con người.
Dưới đây là vài thí dụ trong Kinh Thánh cho thấy Thiên Chúa cũng chủ trương tiêu diệt những kẻ ngoại đạo:
– Cựu Ước: Ðệ Nhị Luật 6:14-15
Anh em không được theo những thần khác trong số các thần của các dân chung quanh anh em. Vì Ðức Chúa, Thiên Chúa của anh (em), Ðấng ở giữa anh (em), là một vị thần ghen tương; hãy coi chừng kẻo Ðức Chúa, Thiên Chúa của anh (em), nổi cơn thịnh nộ với anh (em) và tiêu diệt anh (em), không còn cho sống trên mặt đất.
– Cựu Ước: Ðệ Nhị Luật 13:7-10
Nếu người anh em của anh (em), con của mẹ anh (em), hoặc con trai con gái anh (em), hoặc người vợ anh (em) âu yếm, hoặc người bạn anh (em) coi như chính mình, lén lút rủ rê anh (em): "Chúng ta hãy đi phụng thờ các thần khác" những thần mà anh (em) và cha ông anh (em) không biết, trong số các thần của những dân ở
chung quanh, gần hay xa anh (em), từ đầu đến cuối xứ,thì anh (em) đừng ưng thuận, đừng nghe nó, đừng nhìn nó mà thương hại, đừng xót thương, đừng bao che nó;
Trái lại, nhất định anh (em) phải giết nó. Anh (em) phải là người đầu tiên tra tay giết nó, rồi toàn dân tiếp tay sau.
Anh (em) phải ném đá cho nó chết, và nó phải chết vì đã tìm cách lôi cuốn anh (em) xa Ðức Chúa, Thiên Chúa của anh (em), Ðấng đã đưa anh (em) ra khỏi đất Ai- cập, khỏi cảnh nô lệ.
Ngay trong Tân Ước, một quyển kinh mà tín đồ Thiên Chúa Giáo cho rằng chủ trương tình thương và hòa bình, cũng mang đầy những lời răn tương tự. Thí dụ như:
– Tân Ước: Thư Thứ Hai Gửi Tín Hữu Thessalonikê 1:7-9
Và cho anh em, những kẻ phải gian truân, được phúc thanh nhàn với chúng tôi vào thời mạc khải tự trời của Chúa Yêsu với các Thiên Thần của quyền năng Ngài, dùng ngọn lửa hỏa hào đoán phạt những kẻ không biết Thiên Chúa, và không vâng phục Tin Mừng của Chúa chúng ta, Ðức Yêsu. Những kẻ ấy sẽ bị án hư đi đời đời, xa mặt Chúa và xa cách vinh quang quyền lực của Ngài
– Tân Ước: Khải Huyền Của Yoan 14:9-11
Rồi một Thiên thần khác nữa, vị thứ ba, tiếp đến sau các vị trước, mà hô lớn tiếng: "Phàm ai thờ lạy Mãnh thú và tượng của nó, cùng chịu thích tự trên trán hay nơi tay mình, thì sẽ phải uống rượu lôi đình của Thiên Chúa không pha, rót đầy chén thịnh nộ của Người. Nó sẽ bị hành hình trong lửa diêm sinh, trước mặt các thánh Thiên thần và trước mặt Chiên Con.
Và khói hình phạt chúng cứ bốc lên đời đời kiếp kiếp. Ðêm ngày chúng không hề được an nghỉ, những kẻ thờ lạy Mãnh thú và tượng của nó làm một với kẻ nào đã chịu thích tự tên nó.
– Tân Ước: Thư Thứ Hai Của Thánh Phêrô 3:5-7
Vì những kẻ dám quyết như thể không nhận biết rằng: Xưa kia trời và đất đã ngoi lên tự nước và nhờ nước, bởi Lời Thiên Chúa,rồi cũng vì các duyên do ấy mà thế gian thời bấy giờ đã bị hủy diệt dìm dưới nước lụt.
Còn trời và đất bây giờ đây, thì do cũng một Lời ấy mà được tàng trữ lại dành cho lửa vào ngày phán xét và diệt vong của phường vô đạo.
Trong lịch sử, Giáo Hội Công Giáo La Mã đã nhiều lần cho thấy họ áp dụng những lời dạy trong Kinh Thánh kể trên. Dưới đây là một vài thí dụ:
– Cuộc Thánh Chiến (1095-1291) đã được chủ động bởi Hội Thánh và đã dẫn đến việc vô số người Hồi Giáo bị tàn sát. Ngay cả những tín đồ Thiên Chúa Giáo
người Byzantium (trong cuộc Thánh Chiến Thứ Nhất) chỉ vì họ có da sậm màu và có một ngôn ngữ khác cũng bị xem là thù địch trong thời gian nầy.
– Cuộc Hạch Sát (The Inquisition) kéo dài gần 700 năm (1180-1850) cũng là một chiến dịch tàn sát một cách có hệ thống toàn bộ và hiệu quả để tiêu diệt tất cả những ai dám chống đối lại quyền thế của Tòa Thánh La Mã.
– Trong thời kỳ khám phá và bành trướng của các cường quốc Âu Châu, từ Columbus cho đến Cook và những nhà truyền giáo đi theo họ đã dùng những lời dạy trong Kinh Thánh kể trên để hợp thức hóa việc đàn áp, khủng bố và tiêu diệt tất cả những nền văn hóa và những tôn giáo bản xứ để truyền bá Thiên Chúa Giáo. Cứ nhìn vào lịch sử nước Mỹ về thổ dân da đỏ, lịch sử nhiều nước Nam Mỹ cũng như các quốc gia trên các quần đảo ở Thái Bình Dương thì sẽ thấy. Gần gũi nhất với chúng ta trong lịch sử Việt Nam, các nhà truyền giáo cũng dưới chỉ thị của Tòa Thánh La Mã đã cấu kết với thực dân Pháp với chủ trương “một tay cầm thánh giá, một tay cầm súng” để truyền bá Thiên Chúa Giáo.
Đó là chưa kể những cuộc tàn sát lẫn nhau kéo dài hàng trăm năm (thế kỷ 16) giữa các tín đồ Thiên Chúa Giáo với nhau (Công Giáo và Tin Lành) vì nhóm nầy cho rằng nhóm kia đã “không hiểu đúng nghĩa và thực hành đúng theo Kinh Thánh”.
Trong khi phán đoán về vấn đề nầy chúng ta cần phải nhớ rằng những lời răn dạy trên phản ảnh tư tưởng và tiêu chuẩn đạo đức của văn hóa Trung Đông cách nay hơn hai ngàn năm. Đó là một thời kỳ nhiễu loạn khi nền an ninh của xã hội và mạng sống con người luôn luôn bị đe dọa từ mọi phía. Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo đều cùng xuất phát từ một cái nôi Trung Đông. Bạo động ở thời điểm đó là phản ứng tự nhiên và phương cách hiễn nhiên để chống trả lại những hiểm họa bạo động khác. Vấn đề là cái di sản tinh thần nầy vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay qua một vài tác phẩm tôn giáo quan trọng, trong trường hợp nầy là Kinh Thánh và Kinh Koran.
Ngày nay, khi văn hóa và nhân bản của thế giới nói chung đã tiến triển đến trình độ hiện tại thì nhiều người có khuynh hướng phê phán rằng nền tảng của Thiên Chúa Giáo lẫn Hồi Giáo là các tư tưởng bạo động, man rợ và lỗi thời. Tuy nhiên nếu nhìn kỹ vào lịch sử cận đại chúng ta sẽ thấy một sự khác biệt khá rõ rệt giữa hai tôn giáo trong phương diện nầy.
Trong Phật giáo, thông qua hệ thống kinh điển, Đức Phật đã tạo cho con người có đầy đủ quyền tự do suy nghĩ mà không bị phụ thuộc vào quan niệm hay hỗ trợ của một vị thần, một vị Phật hay là bất kì một vị đạo sư nào khác để hiểu được chân lí giải thoát. Theo một số tư tưởng gia phương Tây, Phật giáo được coi là một tôn giáo của tự do và lí trí. Tuy nhiên, tự do ấy được lí trí hướng dẫn, soi sáng để tránh
việc con người sẽ lạm dụng sự tự do đó. Chẳng hạn, nếu một chính phủ cho phép công dân của họ quyền tự do hoàn toàn được sống và làm bất cứ điều gì theo ý chí của họ, thì chắc chắn rằng họ có thể hủy hoại toàn bộ đất nước và sự ổn định của xã hội. Phật giáo coi đó là sự hiểm nguy của việc thực hiện quyền tự do mà không phát huy lí trí trong tâm thức con người; chúng ta biết rằng không có một sự tu tập, huấn 66 luyện và hướng dẫn thích hợp thì việc sử dụng tự do ý chí đó có thể đưa đến những hậu quả tai hại. Một đứa trẻ có thể có tự do ý chí, nhưng nó cần được dạy dỗ không nên chơi với một đường dây dẫn điện.
Đức Phật nhấn mạnh rằng tự do ý chí không phải là một món quà từ bất kì một động lực bên ngoài nào. Đó là bản năng tự nhiên của con người, những đặc tính này không phải là do một ai ban phát, nó cần được hiểu như một kiểu quyền tự nhiên.
Tôn giáo hướng dẫn và chỉ đạo cách tư duy của con người bằng cách đưa ra những sự chỉ dẫn thích hợp. Mục đích của tôn giáo là nhằm giúp cho con người tu tập, rèn luyện tâm thức để có thể phát huy sự hiểu biết và hành động theo tinh thần trách nhiệm luân lí đạo đức. Con người làm thiện, làm việc có lợi ích bởi vì anh ta “biết” rằng đó là việc đúng, việc tốt phải làm, chứ không phải là vì anh ta muốn tránh sự trừng phạt hoặc là muốn nhận được sự tưởng thưởng. Tôn giáo là một sự trợ giúp để phát triển cá nhân thăng hoa trong cuộc sống.
Tư tưởng Phật giáo khuyến khích, nhắc nhở không nên lệ thuộc vào bất kì một người nào khác. Nếu con người ngưng làm những điều ác, điều đồi bại, đê tiện, ích kỉ, không suy nghĩ những điều ác, điều xấu, ích kỉ chỉ vì sợ rằng sẽ bị ai đó trừng phạt, thì con người sẽ không bao giờ tạo hành vi luân lí mà không đề cập đến thiên đường hay địa ngục. Đây là tính nhất quán trong giáo lí của Đức Phật.
Đức Phật còn muốn tu tập nhân bản theo một số giới luật mang đầy bản chất luân lí, đạo đức nhất định, nhằm để trau dồi nhân cách con người. Điều này có thể đạt được mà không cần phải viện đến những sự cám dỗ do những lời hứa hẹn của thiên đường hoặc là sự đe dọa lửa nơi địa ngục cung cấp. Đó là lí do giải thích tại sao Phật giáo được xem như là một tôn giáo tự do và lí trí. Đức Phật khuyến khích chúng ta hãy học tập với một tâm hồn cởi mở để khảo sát và tìm hiểu thế giới. Chúng ta không nên lập tức chấp nhận những gì chỉ là tín ngưỡng hay niềm tin. Tư tưởng Phật giáo chỉ ra rằng: Không nên chấp nhận bất cứ điều gì chỉ là niềm tin bởi vì nó sẽ tạo ra cho chúng ta khó khăn trong việc tìm hiểu sự thật, và bởi vì niềm tin đó có thể khiến cho bạn trở thành một tín đồ mù quáng. Loại niềm tin mù quáng này có thể đưa đến sự cuồng tín tôn giáo. Con người phản ứng theo bản năng tình cảm đối với thẩm quyền tôn giáo hơn là quyết định một cách có lí trí liệu điều đó đúng hay sai bởi vì họ chưa biết được tri thức phân tích trong tâm họ để hiểu tại sao họ