Đặc Điểm Kết Cấu Cốt Truyện Trong Truyện Ngắn 1975 - 1985


tinh thần nhưng không bao giờ thiếu đi những tấm lòng nhân hậu, những phẩm chất nhân văn vốn có của con người. Sống trong sự cay nghiệt của người mẹ kế thì Kiểm (Kiểm - Chú bé - Con người) vẫn giữ được sự trung thực và giàu tình cảm. Chú không chút hả hê, hay ngấm ngầm thích thú trước rủi ro của người mẹ kế đã gây bao đau khổ cho cuộc đời mình. Còn Nguyên (Mặt trời bé con của tôi) dù bị cha mẹ bỏ rơi, dù không chịu nhận bất cứ thứ gì từ họ thì trong một góc sâu kín của tâm hồn em vẫn giữ những tình cảm gia đình. Bức ảnh của bố mẹ vẫn luôn ở trong hành trang Nguyên mang theo. Điều ấy chứng tỏ khao khát hạnh phúc gia đình trong Nguyên luôn lớn hơn sự căm ghét họ.

Ngày đẹp trời dường như trong khi bám vào những gì xảy ra hôm nay, Ma Văn Kháng vẫn muốn tìm vào những điều nằm tận sâu trong cội nguồn của nhân dân, của đất nước như có lần ông tâm sự. Ông Thiềng là một người lính đã chuyển ngành giờ công tác ở một trạm khí tượng. Những năm tháng chiến tranh đã lấy đi của ông cả thể xác và đời sống tình cảm. Thường xuyên phải chống trả với bệnh tật luôn rình rập để quật ngã nhưng khó khăn hơn đối với ông là phải chốn chạy một tình yêu đã chìm trong dĩ vãng gần 15 năm. Rồi một sự tình cờ, ông gặp lại người con gái ngày xưa đã yêu ông. Sau bao năm tháng đợi chờ và tìm kiếm ông ở khắp nơi bây giờ cô đã có gia đình nhưng vẫn luôn nhớ thương và kính trọng ông. Cả người chồng hiện tại của cô cũng trân trọng quý mến ông. Đến lúc này ông Thiềng chợt nhận ra một điều hết sức giản dị: Lòng yêu thương cao thượng là phẩm chất chung, vốn có của con người. Nếu anh là một người tốt biết tự trọng thì xung quanh anh không thiếu những người như thế[31/111]. Chính cảm hứng nhân đạo đã mang đến cho truyện ngắn của Ma Văn Kháng chút gì đó ấm lòng và thực sự có ích với người đọc.

Trong những truyện ngắn của Dương Thu Hương dù người đọc đã nhiều lần bắt gặp những khuôn mặt khác nhau của nỗi bất hạnh, của những thất bại


trong tình yêu song ý muốn vươn tới hạnh phúc thì không hề nguôi giảm. Dẫu qua nhiều truyện của nhà văn này luôn cho người đọc cái cảm tưởng chỉ có hạnh phúc thực sự ở một thời thơ ấu thần tiên, một kỷ niệm đã qua hay khi nhớ về mối tình đầu đẹp đẽ thì vẫn ngầm chứa trong đó mong muốn hạnh phúc trong hiện tại. Nhìn vào hiện tại không thấy cái vui, lấy cái buồn để nói tới cái vui nhưng quan trọng hơn là đòi hỏi sự trong sáng thanh cao, chính trực trong nhân cách của mỗi con người. Như vậy, nhìn ở khía cạnh khác, cảm hứng bi kịch với niềm xót xa nhức nhối về thân phận con người cũng góp phần mang lại ý nghĩa nhân văn sâu sắc hơn cho mỗi tác phẩm.

Cùng với sự thay đổi về đề tài thì sự phong phú trong cảm hứng đã đem lại cho truyện ngắn sau 75 những sắc diện mới. Tuy nhiên người đọc cũng có thể nhận thấy sự vắng bóng của cảm hứng hài hước trong giai đoạn này. Thảng trong một số truyện (Sắm vai - Nguyễn Minh Châu) bóng dáng của cảm hứng này chưa đem lại những giá trị nhận thức mới. Song chính sự đan cài của nhiều mạch cảm xúc khác nhau đã làm nên sức hấp dẫn cho truyện ngắn trong giai đoạn giao thời.


Chương III

Những đổi mới bước đầu Trong nghệ thuật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

truyện ngắn việt nam 1975-1985.


Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985 - 11

1. Đặc điểm kết cấu cốt truyện trong truyện ngắn 1975 - 1985

1.1.Khái niệm và vai trò của cốt truyện

Trong hoạt động sáng tác, mỗi nhà văn có những cách thức khác để tiếp cận hiện thực. Nếu nhà thơ trữ tình bộc lộ những xúc động và tâm trạng qua việc xác lập và triển khai tứ thơ thì thì tác giả tự sự và kịch thể hiện tư tưởng tình cảm của mình thông qua các hệ thống biến cố tạo thành cốt truyện trong tác phẩm[13]. Có thể nói, cốt truyện đóng vai trò quan trọng trong thể tự sự.

Khái niệm cốt truyện là một phạm trù đa dạng và đầy biến động. Khái niệm này đã được đề cập trong các chương trình lý luận trong và ngoài nước. đây, chúng tôi xem cốt truyện là một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm[20/137]. Hệ thống sự kiện này được xây dựng trước hết theo yêu cầu của việc khẳng định rõ nét các tính cách qua một diễn biến của cuộc sống. Đó là những cốt truyện sự kiện. Bên cạnh đó có những cốt truyện chỉ vận động theo tư tưởng, theo suy nghĩ tình cảm của nhân vật trong quá trình tự nhận thức. Người ta gọi đó là cốt truyện tâm lý.

Đánh giá về vai trò của cốt truyện, nhiều nhà văn lớn đã từng khẳng định tầm quan trọng của nó trong hoạt động sáng tạo tác phẩm. Goeth (văn hào Đức) từng coi cốt truyện là thành phần không thể thiếu được của văn học: còn gì quan trọng hơn cốt truyện và nếu thiếu nó thì cả một nền nghệ thuật sẽ còn ra gì nữa? Nếu cốt truyện không dùng được thì tài năng sẽ bị lãng phí vô ích[18/26]. Ngay cả Gorki cũng đã coi cốt truyện là yếu tố thứ ba của văn học sau ngôn ngữ và chủ đề.Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng: Muốn cho nghệ


thuật hiện đại ra đời thì cốt truyện cần phải mất đi bởi vì sẽ xuất hiện một cốt truyện mới. Sự hiện diện cuả người nghệ sỹ trong tác phẩm.

Việt Nam có ý kiến nhận xét vai trò của cốt truyện ngày càng trở nên mờ nhạt, có ý kiến xem đây chỉ là giao hoán giữa cốt truyện sự kiện và cốt truyện tâm lý. Suy cho cùng dù là cốt truyện sự kiện hay cốt truyện tâm lý thì tính chất có cốt truyện là một trong những đặc điểm của tác phẩm tự sự. Nhưng không phải cốt truyện nào cũng chứa đựng những tình huống li kì, gay cấn, đầy xung đột. Vẫn có những tác phẩm chỉ kể về những điều bình thường, nhỏ nhặt trong cuộc sống, gây cảm giác không có cốt truyện.

1.2. Sự vận động trong việc xây dựng cốt truyện của truyện ngắn sau 1975

Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975, cốt truyện đóng vai trò chủ yếu trong truyện ngắn nói riêng và loại hình tự sự nói chung. Đặc thù hoàn cảnh chiến tranh đã quy định phần nào phương thức tiếp cận hiện thực của nhà văn. giai đoạn này, cốt truyện rất được xem trọng. Nó là phương diện chính để thể hiện cuộc sống và nghiên cứu tính cách nghệ thuật. Truyện ngắn trong chiến tranh thường chú ý tạo dựng những cốt truyện chặt chẽ với những tình huống gay cấn, căng thẳng. Kết cấu cốt truyện thường dựa trên hai tuyến mâu thuẫn địch - ta, tốt - xấu, tích cực - tiêu cực với âm hưởng chủ đạo là ngợi ca và khẳng định. Cốt truyện tâm lý ít thấy xuất hiện.

Nhưng từ khi cuộc chiến tranh kết thúc, nhất là từ giữa những năm 1980 trở đi, khi văn học trở lại với hiện thực cuộc sống thường nhật thì cái tạo nên sự hấp dẫn cho truyện ngắn không chỉ là những cốt truyện rạch ròi với những tình huống ly kỳ, với độ căng của những cảnh ngộ éo le hay khốc liệt mà ở chỗ truyện ngắn đi vào những tình huống đời thường, đi vào chiều sâu tâm hồn con người. đó, những bước ngoặt trong trạng thái cảm xúc, những xung đột mang tính nội tâm đã trở thành yếu tố thúc đẩy cốt truyện. Như vậy, truyện ngắn sau 1975 có khuynh hướng tự nới rộng, tự vượt thoát khung thể loại. Nó phong phú hơn trong hình thức diễn đạt, đa dạng hơn ở nội dung phản ánh, tự do hơn trong cách thức dựng truyện. Người đọc có thể bắt gặp những


cốt truyện giàu kịch tính nhưng cũng có những cốt truyện giàu tâm trạng. Có truyện kết cấu cốt truyện rõ ràng cũng có truyện có cấu trúc lỏng lẻo, lắp ghép với kết thúc mở. Trong cốt truyện cũng có sự tham gia của những yếu tố huyền ảo, tâm linh(ở giai đoạn sau sẽ phát triển thành cốt truyện huyền ảo, cổ tích hay giả tưởng). Sự đa dạng về kết cấu cốt truyện trong truyện ngắn sau 1975 như vậy nhằm lý giải, phân tích những vấn đề phong phú, phức tạp của con người trong cuộc sống hiện tại. Cùng với các yếu tố nghệ thuật khác, cốt truyện đã giữ vai trò không nhỏ trong việc tiếp cận hiện thực của nhà văn. Cốt truyện có sự vận động thay đổi trong sự phát triển chung của thể loại.

giai đoạn ngay sau chiến tranh thường gặp hơn những cốt truyện chặt chẽ, có đầu cuối rõ ràng với một hệ thống sự kiện, với độ căng của những biến cố như: Hai người trở lại trung đoàn (Thái Bá Lợi), Chiếc thuyền ngoài xa, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Nguyễn Minh châu), Chuyến xe đêm (Ma Văn Kháng), Ngày không bình thường (Phạm Hoa), Câu chuyện tình màu trắng (Tô Nhuận Vĩ), Người đi xa để lại (Đào Vũ)Với loaị truyện này, các tiêu chí trường độ, lát cắt, momentcủa thể loại là quan trọng trong diễn biến cốt truyện. Hai người trở lại trung đoàn là tình huống Thanh bị hiểu lầm nên đánh mất tình yêu với Mây. Đó cũng là tình huống Trí phụ bạc mẹ con Mây để leo lên bậc thang danh vọng cao hơn. Do đặc trưng của thể loại, tác giả đã chỉ cưa lấy một khúc đời sống, nghĩa là chỉ chọn cái tình huống có khả năng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện. Tình huống thứ nhất đẩy Thanh và Mây xa nhau, còn tình huống thứ hai lại kéo họ đến với nhau và xóa tan mọi hiểu lầm.

Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu lại có cốt truyện khá li kì với hàng loạt sự kiện nối tiếp. Xét về mặt cốt truyện, truyện này có dung lượng của một truyện vừa, ở đó cũng có sự thâm nhập chất tiểu thuyết vào một truyện ngắn. Cốt truyện dàn trải theo những cuộc phiêu lưu trong tình yêu của Quỳ, mà mối tình của Quỳ với người trung đoàn trưởng là điểm tựa xuyên suốt truyện. Xoay quanh nó là rất nhiều mối tình với Hậu,


với bác sỹ Thương, với Ph. Nguyễn Minh Châu vẫn chú ý xây dựng những tình huống rắc rối, căng thẳng nhưng là để đi đến phản ánh chiều sâu tâm lý nhân vật. Ông từng nói rõ quan điểm của mình: Tôi muốn nhấn mạnh vai trò cốt truyện truyện ngắn không phải để tạo ra cốt truyện li kì, rắc rối một cách hình thức vô ích, nhưng là để tạo ra một sức chứa cho tính tư tưởng chủ đề. Dù coi trọng cốt truyện nhưng cách viết của Ngưyễn Minh Châu đã ít nhiều thay đổi, mang lại sự mới mẻ cho truyện ngắn trong cách dựng truyện. Vì thế truyện ngắn của ông thường có sức chứa lớn hơn dung lượng của thể loại.

Tuy nhiên, cuộc sống không chỉ có lúc cao trào mà cũng có lúc bình yên. Xu hướng đi vào khám phá những con người trong cuộc sống đời thường đã tạo nên những cốt truyện lỏng, chất chuyện mờ nhạt với những trạng thái, tâm trạng không dễ cho việc kể lại. Cốt truyện ít có những tình huống căng thẳng, những xung đột phức tạp mà thường chỉ xoay quanh những sự việc bình thường (đôi khi rất vun vặt) hàng ngày. những truyện này, các yếu tố sự kiện, tình tiết, được triển khai theo mạch vận động của cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật là chủ yếu.

Có thể kể đến những cốt truyện loại này như: Khách ở quê ra (Nguyễn Minh Châu), Những bông bần li (Dương Thu Hương)Khách ở quê ra là truyện ngắn có kết cấu truyện rời rạc, thiếu tập trung, gây cho người đọc cảm giác có sự phân tán về chủ đề. Truyện chia ra nhiều đoạn nhỏ men theo những lời kể và hồi ức của nhân vật Khúng. Bắt đầu là truyện thằng Dũng, rồi chuyện về chú Định, chuyện về mụ Huệ - vợ Khúng, chuyện đầu tư kỹ thuật vào sản xuất của KhúngCác vấn đề mà truyện tải ra thoạt trông có vẻ rời rạc, không ăn nhịp với nhau. Chính vì thế khi tác phẩm ra đời đã tiếp nhận nhiều ý kiến băn khoăn. Tác giả Lê Thành Nghị cho rằng có cảm giác đôi lúc tác giả sao nhãng trong việc đảm bảo tính chặt chẽ của kết cấu cốt truyện. Trùng Dương lại cho rằng Nguyễn Minh Châu bộc lộ lối viết rối rắm, lan man. Còn Phong Lê nhận xét Khách ở quê ra đề cập đến nhiều vấn đềnhưng rốt cuộc vẫn không biết đâu là vấn đề của truyện [81/325].


Thực ra cách viết khá tự do của Nguyễn Minh Châu với nhiều tình huống vụn vặt, lộn xộn đầy ngẫu nhiên nhưng vẫn kết dính trong mạch truyện về tính cách người nông dân của nhân vật Khúng trong tác động của quá trình đô thị hoá. Giải thích cách viết này của Nguyễn Minh Châu, Trần Đình Sử nêu ra quy luật hội tụ ánh sáng: Anh tập trung những luồng sáng hàng nghìn nến vào một khuôn mặtđể soi rọi một chi tiết làm cho hình tượng của anh tuy bề ngoài rất cá biệt nhưng lại có tầm khái quát đáng kể. Bằng cách tiếp cận đó nhà văn có thể kể những chuyện chẳng có gì to tát cả nhưng người ta thích đọc[81/349]. Chính luật hội tụ ánh sáng mà Trần Đình Sử đưa ra khiến cho Khách ở quê ra có vẻ ngoài rối rắm nhưng lại chứa ở bên trong nhiều vấn đề của con người trong cuộc sống đời thường. Điều này cũng tạo nên tính chất đa thanh cho truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.

Người không đi cùng chuyến tàu (Nguyễn Quang Thân) và Những bông bần li (Dương Thu Hương) giống nhau ở chỗ: cốt truyện được triển khai theo mạch cảm xúc của nhân vật chính. Người không đi cùng chuyến tàu là câu chuyện về Thảo và Đính trong một chuyến tầu trở về nơi họ đã từng công tác. Các nhân vật hiện dần lên qua hồi ức của người phụ nữ duy nhất là Minh. Đó là một cuộc đối sánh về tính cách giữa Thảo và Đính. Thảo là người năng động, tháo vát biết tranh thủ mọi điều kiện để thực hiện những mục tiêu quan trọng trong cuộc đời. Còn Đính thâm trầm, nghiêm túc thích mò mẫm trong những khoảng rừng gai để tìm ra con đường ngắn nhất chưa ai biết[57/114]. Nếu Thảo ngày càng tiến xa hơn trên con đường danh vọng thì Đính lặng lẽ sửa chữa, hoàn thiện những công việc dang dở. Cốt truyện dường như chẳng có gì to tát nhưng vẫn bộ lộ rõ chủ đề tư tưởng: cuộc sống rất cần những người không bao hững hờ với vẻ đẹp cũng như cái xấu nó[57/124]. Người ta thường chỉ muốn làm những cái tốt mà ít ai dũng cảm sửa chữa những cái xấu để nó ngày một hoàn thiện hơn. Cốt truyện Những bông bần li lại chỉ men theo những vui buồn trong tâm hồn của một người phụ nữ đầy


nhậy cảm trong tình yêu, hạnh phúc. Qua đó bộc lộ khao khát một hạnh phúc trọn vẹn, một cuộc sống có ích.

Nếu chiến tranh là môi trường thử thách phẩm giá con người trong những tình huống phức tạp gay cấn thì cuộc sống hòa bình cũng có những phức tạp riêng của nó. Đó cũng là môi trường rèn luyện phẩm chất con người thầm lặng mà dai dẳng, không kém phần gay gắt dữ dội. Việc đối diện với lương tâm mình để từ đó để khẳng định một cách sống xứng đáng với con người mới xã hội chủ nghĩa trong cuộc sống đời thường. đó cốt truyện tâm lý, cốt truyện lỏng, ít chất truyện dễ đi vào những vấn đề tưởng như nhỏ bé nhưng lại có ý nghiã xã hội sâu sắc. Nói như nhà nghiên cứu VươngTrí Nhàn: sự vận động của truyện ngắn từ chỗ có một cốt truyện kỳ lạ căng thẳng bất ngờ đến sự xuất hiện của những truyện ngắn trữ tình[48/148].

1.3 Các đặc điểm kết cấu cốt truyện

1.3.1 Xây dựng cốt truyện chủ yếu theo dòng tâm trạng của nhân vật

Có thể thấy xu hướng trong kết cấu cốt truyện trong truyện ngắn sau 1975 là tăng cường cốt truyện ở bên trong để bộc lộ trạng thái tâm tưởng của nhân vật đồng giảm bớt cốt truyện miêu tả hành động bên ngoài. Điều này khác với dạng cốt truyện truyền thống, cốt truyện sự kiện. Giờ đây cốt truyện với một hệ thống sự kiện chặt chẽ không còn chiếm giữ vai trò căn bản, mà lùi sâu xuống hàng thứ yếu sau tính cách nhân vật. Cốt truyện cũng ngày càng bớt đi những yếu tố gay cấn, li kì để tư tưởng của truyện chủ yếu được bật ra từ suy nghĩ, từ tâm trạng nhân vật. Nhà văn coi việc phân tích nội tâm nhân vật trở thành phương tịên nghệ thuật chủ yếu trong cách dựng truyện hiện đại. Thực ra trong văn học Việt Nam, cốt truyện tâm lý đã được Nam Cao, Thạch Lam sử dụng ngay từ giai đoạn hình thành và phát triển truyện ngắn hiện đại (1932-1945). Tuy nhiên trong 30 năm chiến tranh, do yêu cầu của hoàn cảnh, do áp lực sử thi dạng cốt truyện này ít được coi trọng. Từ sau hoà bình, nhất là từ sau những năm 80 trở đi cốt truyện tâm lí lại được khôi phục. Nguyễn Minh Châu được xem là những nhà văn khơi nguồn cho một thời kỳ

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí