Quá Trình Vận Động Của Truyện Ngắn Việt Nam Từ Sau 1975 Đến Nay


truyện kể ở NT3 theo ĐNBT vì có sự tự hạn chế của NKC vào một phạm vi ý thức chủ quan nào đó nên thường thấy có sự can dự khá rò của người kể. Ta thường bắt gặp trong các tác phẩm hiện tượng lời người kể xen lẫn lời nội tâm của nhân vật. NKC có thể kể theo điểm nhìn của một hoặc nhiều nhân vật kết hợp với điểm nhìn của NKC.

Tự sự ngôi thứ ba theo điểm nhìn phức hợp: Tự sự theo ĐNPH là hình thức tự sự có phối hợp nhiều quan điểm trần thuật. Trong tác phẩm luôn có sự dịch chuyển điểm nhìn (từ ĐNBN thành ĐNBT và ngược lại) tùy thuộc vào sự phát triển của các tình tiết. Nhờ có sự dịch chuyển góc nhìn thường xuyên, nhà văn mở rộng tầm khái quát, giúp người đọc tiếp cận sâu hơn hiện thực để nhận thức bản chất của nó một cách toàn diện hơn.

Tự sự NT1 gồm:

Tự sự ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đơn tuyến: Tự sự NT1 theo ĐNĐT là hình thức tự sự mà ở đó tác giả chọn một nhân vật xưng “tôi” để kể chuyện. Đó là cái “tôi” suy ngẫm, độc thoại, tự ý thức.

Tự sự ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đa tuyến: Tự sự NT1 theo ĐNĐaT là hình thức tự sự mà ở đó điểm nhìn có sự dịch chuyển trên hai hay nhiều NKC xưng “tôi”. Cái “tôi” này không phải là sự phân thân của một cái “tôi” nào đó. Chúng tồn tại với tư cách là những chủ thể độc lập, thể hiện rò sự mâu thuẫn nội tại trong ý thức. Nói cách khác, mỗi cái “tôi” đều được miêu tả như một ý thức. Có trường hợp người kể xưng “tôi” giữ vai trò giới thiệu nhân vật, dẫn ra câu chuyện rồi sau đó “bàn giao” việc kể cho một cái “tôi” khác, cũng có thể NKC ở NT1 là những nhân vật tham gia vào các tình tiết và có sự giao lưu với các nhân vật khác hoặc là nhiều NKC lồng ghép hai mạch kể trong thế đối sánh, lời của hai người kể bổ sung, xen kẽ cho nhau, điểm nhìn cứ di động từ cái “tôi” này qua cái “tôi” khác, có tác dụng “khiêu khích đối thoại”.

Ngôi kể và điểm nhìn luôn gắn liền nhau. Điểm nhìn nghệ thuật (the point of view) là vấn đề cơ bản, then chốt của kết cấu tự sự. Điểm nhìn trong ĐNNT không chỉ là “vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật” mà nó còn mang tính


chất tâm lí, là “chỗ đứng” thể hiện lập trường, tư tưởng, quan điểm của nhà văn. Trong tác phẩm tự sự, tương quan giữa nhà văn và chủ đề trần thuật hay giữa điểm nhìn của người trần thuật với những gì anh ta kể là điều đặc biệt quan trọng. Có nhiều người đề xuất cách gọi “điểm nhìn” là “nhãn quan”, “điểm quan sát”, “tiêu cự trần thuật”… nhưng theo chúng tôi, dùng khái niệm “điểm nhìn” là phù hợp hơn cả vì điểm nhìn còn thể hiện lập trường, tư tưởng của nhà văn. Khi nghiên cứu ĐNNT, người ta chia điểm nhìn thành các loại như điểm nhìn tác giả, điểm nhìn nhân vật, điểm nhìn không gian, điểm nhìn thời gian, điểm nhìn tâm lý, điểm nhìn tư tưởng, điểm nhìn tu từ… Điểm nhìn nghệ thuật dẫn dắt người đọc vào mê cung văn bản ngôn từ. Trong nghệ thuật trần thuật, sáng tạo của nhà văn trước hết thể hiện ở cách “ứng xử” với câu chuyện để tạo ra sự đa dạng của các ĐNNT.

2.1.3. Giọng điệu trần thuật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Các nhà nghiên cứu nước ngoài thường phân biệt voice (giọng) và tone (giọng điệu). Trong A dictionary of stylistics (Từ điển phong cách học), Katie Wales quan niệm: voice được dùng “để miêu tả ai là người nói trong trần thuật”; tone “được dùng với nghĩa một phẩm chất âm thanh đặc biệt nào đó có liên quan đến những cảm xúc hoặc tình cảm đặc biệt nào đó” (dẫn theo [27]). Ở Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nguyễn Đăng Điệp có dẫn ra những quan niệm về voice tone: Bách khoa thư Mỹ diễn giải voice là “âm thanh do sinh vật phát ra”, tone là “âm thanh được xét trong sự can thiệp của trường độ, cường độ, âm sắc và âm lượng của nó”; M.Bakhihtin sử dụng khái niệm golos (phát ngôn âm thanh mang tính cảm xúc, thái độ, lập trường của chủ thể) khi nói về giọng điệu. Từ đó, tác giả đưa ra kết luận: “Nhìn một cách tổng quát, giữa voice và tone có điểm gặp gỡ: đều mang đặc tính âm thanh. Sự khác biệt giữa hai khái niệm này là ở chỗ, so với voice, tone hàm chứa màu sắc, thái độ, cảm xúc, quan niệm của người nói rò hơn” [50, tr. 33 - 34]. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa về giọng: “1. Độ cao thấp, mạnh yếu của lời nói, tiếng hát; 2. Cách phát âm riêng của một địa phương; 3. Cách diễn đạt bằng ngôn ngữ, biểu thị tình cảm, thái độ nhất định; 4. Gam đã xác định âm chủ” [152, tr. 424] và giọng điệu là “giọng nói, lối nói biểu thị một thái độ nhất định” [152, tr. 424].


Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng - 6

Trần Đình Sử đã đưa ra nhận định cô đọng về vấn đề nghiên cứu giọng điệu: “Trên thế giới, vấn đề giọng điệu được nghiên cứu khi thì nghiêng về vấn đề giọng nói, âm thanh (voice, golos) như M. Bakhtin (1895 - 1975) và W. Boothe (1921 - 1985), khi thì nghiêng về điệu, chủ điệu (tone) như I. A.Richards (1893 - 1981). Khái niệm tiếng Việt “giọng điệu” hình như bao hàm được một lúc cả hai mặt đó ” [50, tr. 7]. Như vậy, ta có thể hiểu giọng là âm thanh được xét ở góc độ vật lí như cường độ, trường độ, cách phối âm, âm lượng… còn giọng điệu là âm thanh được xét ở góc độ tâm lí, biểu hiện thái độ buồn vui, giận hờn, yêu ghét, trân trọng…

Khái niệm “giọng điệu” được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm:

Phan Cự Đệ cho rằng: “Giọng điệu có vai trò quan trọng trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc.” [47, tr. 113].

Tác giả cuốn Những vấn đề thi pháp của truyện khẳng định: “Giọng điệu chính là mối quan hệ giữa chủ thể và hiện thực khách quan thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trong đó bao hàm cả việc định hướng đánh giá và thói quen cá nhân sử dụng ngôn từ trong khía cạnh tình huống cụ thể.” [78, tr. 154].

K.Danliger và Johnson trong Nhập môn phê bình văn học đã viết: “Giọng điệu là phạm trù có liên quan đến tất cả các yếu tố tạo nên văn phong như cách diễn đạt, hình tượng, cú pháp… là biểu hiện của thái độ về đối tượng.” [13, tr. 67].

Lê Huy Bắc cũng chỉ ra: “Giọng điệu là âm thanh được xét ở góc độ tâm lý, biểu hiện thái độ buồn, vui, giận…” [13, tr. 67].

Nguyễn Đăng Điệp quan niệm giọng điệu như một hiện tượng nghệ thuật. “Giọng điệu biểu thị thái độ, cảm xúc, tư thế của chủ thể phát ngôn qua lời văn nghệ thuật”, “Giọng điệu là sự thể hiện lập trường xã hội, thái độ, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ, sở trường ngôn ngữ của tác giả, nó gắn chặt với đối tượng giao tiếp và cách thức tổ chức lời lẽ diễn đạt” [49, tr. 34 - 35].

Nhà nghiên cứu Bích Thu cũng đồng quan điểm: “Giọng điệu được thiết kế bởi mối quan hệ, thái độ lập trường, tình cảm của NKC với các hiện tượng, các sự kiện được miêu tả cũng như người nghe thì tạo thành giọng điệu trần thuật” [79, tr. 123].


Như vậy, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về giọng điệu nhưng hầu hết các ý kiến đều thống nhất cho rằng:“Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [70, tr. 113].

Trong Trần thuật học: Nhập môn lí thuyết trần thuật, người viết đã phân biệt: Giọng điệu thuộc văn bản (hoặc trong văn bản) là những giọng điệu của NKC (bằng “giọng điệu trần thuật” của văn bản) và của các nhân vật; giọng điệu ngoài văn bản là giọng điệu của tác giả [131, tr. 129]. Như vậy, giọng điệu có thể xem xét từ khía cạnh trần thuật và khía cạnh sắc thái thẩm mỹ. Giọng điệu trần thuật là kiểu cách giọng dùng để kể (giọng của người kể từ NT1 hay NT3, đơn âm hay đa âm) còn giọng điệu cảm xúc thẩm mĩ là lập trường, quan điểm, thái độ đối với các hiện tượng được miêu tả (giọng ngợi ca, tự hào; giọng trầm tư, triết lí; giọng xót xa, thương cảm…)

Đối tượng của giọng điệu là các nhân vật, sự kiện, tình huống trong tác phẩm còn người nhận biết nó chính là độc giả. Thuật ngữ “giọng điệu” gợi lên một trong những phạm trù ngữ pháp cơ bản của các hình thức động từ bằng thì, thức thể (Genette, 1980). Trong trần thuật học, câu hỏi về giọng điệu cơ bản là: “ai nói” (bằng “ai kể chuyện này?”). Như vậy, “giọng điệu” (voice) cũng được hiểu là đặc điểm thanh âm hay chất giọng thể hiện trong văn bản. Nói như Nguyễn Đăng Điệp, giọng điệu chính là “thần thái toát lên từ tác phẩm” [50, tr. 13]. Nó thể hiện thái độ, tình cảm của nhà văn qua lời văn nghệ thuật trước đối tượng được phản ánh trong tác phẩm. Một nhà văn tài năng phải tạo cho mình một giọng điệu riêng độc đáo.

M. B. Khravchenko khẳng định: “Đề tài, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường và giọng điệu nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó. Hiệu xuất cảm xúc của lối kể chuyện, của hành động kịch, của lời lẽ trữ tình trước hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một thể thống nhất hoàn chỉnh.” [107, tr. 167 - 168]. Từ điển thuật ngữ văn học cũng cho rằng: “Thiếu một giọng điệu nhất định nhà


văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật” [70, tr. 113]. Qua giọng điệu tác phẩm, ta thấy được những rung động xúc cảm trong tâm hồn người viết. Nếu không có giọng điệu, tác phẩm chỉ đơn thuần là những ghi chép thô sơ, khô khan, nhàm chán về đời sống mà chưa thể chạm đến đường viền của tấm áo nghệ thuật được.

Giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm. Nếu như trong đời sống, giọng nói có thể là dấu hiệu nhận ra người nói thì trong văn học, giọng điệu sẽ làm nên hình tượng tác giả. Người đọc có thể nhận thấy tất cả chiều sâu tư tưởng, thái độ, vị thế, phong cách, tài năng cũng như sở trường ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ thông qua giọng điệu trần thuật. Nền tảng của giọng điệu là cảm hứng chủ đạo của nhà văn. Trong khi trần thuật, tác giả sử dụng nhiều giọng điệu, nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu chủ đạo.

Mỗi nhà văn muốn khẳng định tên tuổi trên văn đàn phải tạo cho mình chất giọng riêng, lối nói riêng. Lê Huy Bắc quan niệm dẫu có sự trùng lặp giữa “cơ sở để tạo nên giọng điệu với cơ sở tạo nên văn phong (Danziger) nhưng giọng điệu là một bộ phận của phong cách” và “các cơ sở để tạo nên giọng và giọng điệu là cách diễn đạt, hình tượng, cú pháp, âm thanh, nhịp điệu…” [53, tr. 337]. Nguyễn Đăng Điệp lại cho rằng giọng điệu là “yếu tố bộc lộ chủ thể một cách trung thực, cho phép ta nhận ra nét riêng, sự độc đáo của nghệ sĩ” [50, tr. 34]. Do đó, giọng điệu rất đa dạng, phong phú, nhiều sắc màu và không kém phần trừu tượng.

Giọng điệu trần thuật không chỉ là yếu tố then chốt trong tự sự mà quan trọng hơn nó là yếu tố hàng đầu tạo nên phong cách tác giả. Cơ sở hình thành giọng điệu chính là cơ sở hình thành phong cách nhà văn. Đó là hoàn cảnh sống, môi trường văn hoá, giáo dục, thời đại lịch sử, cá tính, sở trường, đặc điểm tâm hồn, quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người… Những yếu tố này có mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với mỗi người viết. Do đó, trong tác phẩm, mỗi chủ thể sáng tạo có một giọng điệu riêng, một phong cách nghệ thuật riêng. Và “tựa vào ngôn ngữ, văn học thể hiện giọng điệu của chủ thể sáng tạo theo cách riêng của mình” [50, tr. 53]. Đặc điểm tâm hồn của nhà văn quy định “vùng thẩm mĩ” trong sáng tác của họ. Vì


thế, giọng điệu cũng phụ thuộc vào đối tượng được nói đến, “miêu tả và tái hiện đối tượng nào giọng điệu phải phù hợp với đối tượng ấy” [50, tr. 58].

Như đã nói, giọng điệu thể hiện phong cách nhà văn nhưng giọng điệu cũng chịu sự chi phối của thời đại, gắn liền với thời đại. Mỗi giai đoạn văn học mang một âm hưởng đặc trưng, một giọng điệu riêng. Mối quan hệ giữa giọng điệu cá nhân giọng điệu thời đại là mối quan hệ hai chiều: “một mặt, giọng điệu cá nhân chịu sự quy định/ ảnh hưởng của giọng điệu thời đại, mặt khác, giọng điệu cá nhân, nhất là những cá nhân tài năng, góp phần làm phong phú, thậm chí làm thay đổi cấu trúc giọng điệu thời đại” [50, tr. 14]. Chẳng hạn, văn học giai đoạn 1945 - 1975 mang giọng điệu chung là khẳng định, ngợi ca với niềm tin chiến thắng, với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Văn học giai đoạn sau 1975, đất nước thống nhất, con người trở về quỹ đạo thời bình với những biểu hiện phong phú, nhà văn không được phép nhìn nhận và phản ánh cuộc sống đơn giản, một chiều nên trong văn học xuất hiện hiện tượng đa giọng điệu, nhiều sắc thái. Sự mở rộng các phạm trù thẩm mĩ đã dẫn đến sự đa dạng hoá giọng điệu trần thuật. Sự đa sắc thái về giọng điệu được thể hiện ngay trong từng tác giả và từng tác phẩm trên cơ sở một giọng điệu chủ âm. Đó là tiền đề cho sự xuất hiện những văn bản đa thanh. Khảo sát giọng điệu trần thuật chính là cách để xác định “tạng” nhà văn và giọng điệu thế hệ, giọng điệu thời đại.

2.2. Khái lược về truyện ngắn Việt Nam sau 1975

2.2.1. Quá trình vận động của truyện ngắn Việt Nam từ sau 1975 đến nay

2.2.1.1. Giai đoạn từ 1975 đến 1985 - những tín hiệu mới

Theo “bước trượt quán tính”, mấy năm đầu sau chiến tranh, văn xuôi chưa thoát khỏi dư âm và ánh hào quang của đại thắng mùa xuân 1975. Đề tài chiến tranh và những vấn đề thời sự - chính trị vẫn là cảm hứng và mối quan tâm của văn học. Tuy nhiên trong hoạt động sáng tác văn học đã xuất hiện một số tác phẩm đi "chệch" đường ray của tư duy nghệ thuật giai đoạn trước, tìm kiếm hướng khai thác mới - khai thác chiều sâu tâm lý và nỗi đau thân phận con người như: Bến quê, Cỏ lau, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Nguyễn Minh Châu). Một số tác


phẩm cũng bắt đầu đề cập tới đề tài đạo đức, thế sự như: Mẹ con chị Hằng, Đứa ăn cắp, Lũ trẻ ở dãy K (Ma Văn Kháng); Bức tranh (Nguyễn Minh Châu), Hai người trở lại trung đoàn (Thái Bá Lợi)… Cuộc sống và con người thời hậu chiến được nhìn nhận một cách đa chiều, đa diện qua những cây bút như Hồ Phương với Cần sa; Anh Đức với Miền sóng vỗ; Nguyễn Kiên với Đáy nước… Những cây bút truyện ngắn từng có đóng góp cho nền văn học kháng chiến như Xuân Thiều, Bùi Hiển, Đỗ Chu, Nguyễn Kiên, Nguyễn Quang Sáng, Bảo Ninh, Thái Bá Lợi, Nhật Tuấn, Trung Trung Đỉnh, Dương Thu Hương, Khuất Quang Thuỵ, Nguyễn Thành Long, Lê Minh Khuê... Những nhà văn này đã không ngừng nỗ lực lao động nghệ thuật để làm nên một diện mạo mới cho nền văn học thời hậu chiến.

Đến nửa đầu thập kỷ 80, nhu cầu đổi mới đã rò dần. Các tác giả đã rất nỗ lực mở rộng "biên độ" cho bức tranh đời sống và quan niệm nghệ thuật về con người…

2.2.1.2. Giai đoạn từ 1986 đến nay - đổi mới và phát triển

Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã khẳng định “đổi mới đang là yêu cầu bức thiết”, “có ý nghĩa sống còn” và cần phải “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rò sự thật”. Những cây bút truyện ngắn như Xuân Thiều, Bùi Hiển, Mai Ngữ, Nguyễn Quang Sáng… từng sống và viết trong chiến tranh, trở về với cuộc sống đời thường, các nhà văn đã có sự đổi mới về lối viết, sự kết hợp giữa lối viết truyền thống với sự cách tân trong nghệ thuật, trong bút pháp và cách thức trần thuật. Các tác giả đề cập đến những vấn đề nhân sinh, nhân thế như: lối sống gấp, sống vội của con người trong xã hội hiện đại (Quê nội, Đợi chờ - Ma Văn Kháng); những cảnh ngộ bi kịch của con người (Tâm tưởng, Ngơ ngẩn mùa xuân

- Bùi Hiển …); những bí ẩn của đời sống tâm hồn (Đáy nước - Nguyễn Kiên, Con mèo Foujita - Nguyễn Quang Sáng, Mảnh vườn xưa hoang vắng, Một loài chim trên sóng - Đỗ Chu, Gió từ miền cát, Xin đừng gò cửa - Xuân Thiều…)

Tiếp theo là những cây bút thế hệ sau với ý thức đổi mới văn học ngày càng mạnh mẽ trong cảm hứng và bút pháp nghệ thuật như Bảo Ninh (Thời tiết của kí ức), Lê Minh Khuê (Bi kịch nhỏ, Đồng đô la vĩ đại, Nhiệt đới gió mùa), Phạm


Thị Hoài (Trong cơn mưa, Tiệm may Sài Gòn), Tạ Duy Anh (Bước qua lời nguyền, Xưa kia chị đẹp nhất làng), Nguyễn Quang Thiều (Hai người đàn bà xóm Trại), Phan Thị Vàng Anh (Hoa muộn, Kịch câm, Mười ngày), Hồ Anh Thái (Nham, Phòng khách, Chim anh chim em), Y Ban (Bản lí lịch tự thuật, Bức thư gửi mẹ Âu Cơ), Vò Thị Hảo (Người sót lại của rừng Cười), Nguyễn Thị Thu Huệ (Hậu thiên đường, Minu xinh đẹp, Thành phố đi vắng)… Họ đều là những nhà văn có ý thức sâu sắc về cá tính sáng tạo của mình. Tiêu biểu là Nguyễn Huy Thiệp - hiện tượng nổi bật trong văn học thời kì đổi mới. Sáng tác của ông đã gây ra nhiều tranh luận với những ý kiến trái chiều. Hàng loạt tác phẩm như Tướng về hưu, Con gái thuỷ thần, Những ngọn gió Hua Tát, đặc biệt là chùm truyện ngắn lịch sử Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết… đã thể hiện những cách tân nghệ thuật, sự tìm tòi, sáng tạo trong việc tiếp cận và xử lí chất liệu hiện thực. Những cây bút nữ như Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Vò Thị Hảo, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh… đã khẳng định được vị thế của mình trên văn đàn với những quan niệm mới mẻ về nhân sinh.

Từ năm 2000 trở lại đây, xuất hiện những cây bút thế hệ “7X” như Đỗ Bích Thuý, Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Ngọc Tư… và “8X” như Nguyễn Quỳnh Trang, Phạm Thị Điệp Giang, Nguyễn Thị Cẩm, Chu Thuỳ Anh… Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư, Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu ngay từ khi xuất hiện đã nhận được sự chú ý của giới nghiên cứu và người đọc. Cánh đồng bất tận in lần đầu trên báo Văn nghệ và được nhận Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2006. Sau đó, truyện ngắn này được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới và được chuyển thể thành kịch bản điện ảnh. Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu được xuất bản năm 2005. Tập truyện này cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Một bộ phận người đọc đánh giá cao về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nhưng nhiều ý kiến lại cho rằng tác phẩm không phù hợp với thuần phong mĩ tục, với truyền thống tư tưởng của dân tộc. Sự “tranh luận” trái chiều ấy là tất yếu trước sự xuất hiện của một hiện tượng mới.

Trong thời gian gần đây, sự xuất hiện của những cây bút thuộc thế hệ “8X” đã thổi vào văn đàn luồng gió mới với không khí của thời đại. Tập truyện ngắn 8X

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí