Cảm Hứng Đạo Đức Thế Sự Giữ Vị Trí Quan Trọng


mỡ để các cây bút thả sức khai phá. đó, cuộc sống được cảm thụ một cách sống động trong tính phức tạp vô tận, tính mâu thuẫn nội tại và sự biến động liên tục. Con người được phát hiện ở nhiều chiều, nhiều mối quan hệ biện chứng chằng chịt giữa tính cách và hoàn cảnh mà nó tồn tại.

2.2. Cảm hứng đạo đức thế sự giữ vị trí quan trọng

Có thể nhận thấy hầu hết các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Mạnh Tuấn, Dương Thu Hương, Ma Văn Kháng đầu những năm 80 là những truyện ngắn in đậm cảm hứng thế sự đời tư. Trong đó cảm hứng đạo đức thế sự là cảm hứng chủ đạo, dù vậy ở mỗi người cảm hứng này vẫn mang những sắc thái khác nhau. Nhà phê bình Lại Nguyên Ân cho rằng, với các nhà văn ngũ tuần thì đáng chú ý là bình diện triết lý đạo đức còn với các nhà văn tứ tuần là bình diện đạo đức sinh hoạt.

Đọc những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 dễ nhận thấy hướng khai thác các hiện tượng đời sống trong chiều sâu triết học, trong nhu cầu chiêm nghiệm, tự đối thoại với mình. Bến quê Dâú vết nghề nghiệp là những chiêm nghiệm có tính chất tổng kết đời người. Một con người từng đi tới không sót một só xỉnh nào trên trái đất như Nhĩ cho đến tận khi sắp gần đất xa trời mới nhận ra rằng: Con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình[11/326].Và nhiều khi những cái gần gũi ngay cạnh ta mà ta chưa khám phá hết mọi vẻ đẹp của nó. Còn người thủ môn nổi danh một thời phải đến tận tuổi 80 mới nhận thấy: con người ta thường xuyên không hoàn hảo, ngay ở thời kỳ tài năng nở rộ nhất vẫn có phút vụng dại, yếu ớt ngu ngốc[11/320]. Chiếc thuyền ngoài xa Một lần đối chứng lại là những suy nghĩ da diết về chân lý của đời sống cũng như nghệ thuật. Trong cuộc sống mỗi con người đều có những vẻ đẹp riêng nhưng không dễ nhận thấy nếu không đặt trong mối quan hệ nhiều chiều. Người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người chỉ ở bề ngoài mà phải thâm nhập vào những mạch


ngầm của nó để thấy hết những vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong. Thông qua mối quan hệ giữa con người với con vật nhà văn lại nhận thấy, do nhu cầu tồn tại tưởng chừng có thể quên đi những quy luật tồn tại của sinh vật hỗn mang đã sa vào cả quy luật giữa người với người[11/367].

Nguyễn Minh Châu thường triết luận thông qua những hình tượng nghệ thuật của mình, cho nên dễ nhận thấy trong truyện ngắn của ông những con người giàu suy tư, thích triết lý. Không phải chỉ những nhân vật có đời sống bên trong sâu sắc như người nghệ sỹ trong Bức tranh hay như nữ y sĩ Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành mới hay suy nghĩ khái quát. Đến ngay như bà cụ già nhà quê trong Mẹ con chị Hằng cũng cất giọng triết lý Rứa đóđời con người ta vay của cha mẹ rồi trả cho con cái. Mặt khác với khuôn khổ của truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu phải dùng đến những biểu tượng có tính ẩn dụ, tượng trưng, có sức khái quát cao. Những hình tượng nghệ thuật vừa là hình ảnh chân thực của đời sống vừa là ẩn dụ của cuộc sống. Đó là cơn giông trong truyện ngắn cùng tên, là những bức ảnh trong Chiếc thuyền ngoài xa, là cơn mộng du trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành lối viết này có độ hàm súc cao hơn tạo được dư ba trong lòng người đọc. Ý nghĩa triết lý của hình tượng có khi rộng hơn trong triết lý tự giác của tác giả.

Viết bằng mạch cảm hứng thế sự đời tư, ngòi bút của Nguyễn minh Châu đã len lỏi vào các ngõ ngách của cuộc sống đời thường. Mẹ con chị Hằng, Hương và Phai, Lũ trẻ ở dãy K, Đứa ăn cắp hay Chiếc thuyền ngoài xa chỉ là những hiện tượng bình thường, hàng ngày của cuộc sống. Khả năng nhìn đâu cũng ra truyện ngắn đã giúp ông phát hiện ra những vấn đề ẩn sâu trong những cái bình thường kia. Đó là sự sống hồn nhiên, có mặt khắp nơi quanh ta, là cái hàng ngày ta vẫn nhìn, vẫn sống mà nhiều khi lại không để ý. Qua những câu chuyện đời thường ấy bộc lộ những chiêm nghiệm, trải


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

nghiệm về lối sống, về mối quan hệ giữa con người với con người của một người cầm bút đầy ý thức trách nhiệm với cuộc đời .

Với cây bút nữ Dương Thu Hương, cảm hứng đạo đức sinh hoạt đã đem lại cho truyện ngắn của chị những sắc diện mới. Những giá trị tinh thần, đạo đức thường được chị thể hiện thông qua tình yêu hạnh phúc gia đình. Những bông bần li nhà văn dường như đã chạm đến cái miền nhạy cảm trong đời sống tâm hồn của người phụ nữ. Đó là ước ao về một tình yêu nồng nàn, một hạnh phúc đắm say trong cuộc sống gia đình. Ngân đã thật thất vọng và đau đớn biết bao khi nhận ra việc phải sống với một người chồng vị kỷ mà trái tim nhỏ bé của anh ta chỉ đủ sức đập cho riêng anh ta. Khang (chồng Ngân) quả là một mẫu người hờ hững vô tâm với cuộc sống bên ngoài, chỉ chúi đầu vào những ham thích riêng và bị nó chi phối toàn bộ tâm tư. Mọi biến cố của thời cuộc, thậm chí cả mất mát của gia đình hầu như không có tiếng vang trong Khang. Nỗi đau khổ của Ngân sẽ còn đi đến đâu nếu không có những kỷ niệm đẹp đẽ về tình yêu ban đầu của chị, về tình đồng đội, về những chiến công và những mất mát trong chiến đấu đã thức tỉnh chị. Chính tình yêu khoẻ mạnh trong sáng và cái chết anh hùng của người yêu thủa ban đầu đã dìu Ngân vượt lên phía trước, đẩy cuộc sống tầm thường lại phía sau. Và những ý tưởng phải sống tốt đẹp hơn, có ích hơn ngày càng hình thành rõ nét hơn trong tâm trí Ngân bởi sự nâng đỡ của tình yêu đã cách xa. Suy cho cùng giữa những ranh giới của cuộc đời thì hạnh phúc của con người cũng thật khôn cùng.

Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985 - 10

những truyện ngắn khác, nhà văn lại đề cập đến phương diện đạo đức, nhân cách của con người trong môi trường mới. Người thì dễ dàng dám đánh đổi tình yêu, lợi dụng những thời cơ may mắn để tiến bước trên con đường danh vọng như Quý (Ngôi nhà trên cát), người thì toan tính chọn cho mình một cuộc sống đầy đủ về vật chất Toàn (Tháng ba chua chát), người thì ghen tỵ, nhỏ mọn (nhân vật tôi - Một bờ cây đỏ thắm)Thực ra, họ chỉ là


những dị bản khác nhau của chủ nghĩa cá nhân thực dụng trong cuộc sống hiện đại. Đó là những mẫu người chỉ biết yêu mình, sống cho riêng mình và thản nhiên hưởng thụ những sự chăm sóc của người khác, mà chưa bao giờ dám hy sinh cho ai. Ngòi bút của Dương Thu Hương tỏ ra sắc sảo và rạch ròi khi đi vào khía cạnh đạo đức nhân sinh này. Đằng sau cái cảm giác thất vọng trước tình trạng đạo đức và nhân cách con người trong xã hội tiêu dùng thì sự phê phán của chị dường như để đưa tới những yêu cầu cao hơn về nhân cách, về phẩm giá của mỗi con người trong công việc, trong cuộc sống sinh hoạt và trong mọi quan hệ đời thường.

Cùng mạch cảm hứng với Những bông bần li Sống với thời gian hai chiều của Vũ Tú Nam, Ngày đẹp trời của Ma Văn Kháng. Vũ Tú Nam từ các trang văn xuôi nông thôn mang đậm màu sắc phong tục sinh hoạt những năm 60 đã bắt vào mạch cảm hứng thế sự đời tư, mang những suy nghĩ, đánh giá lại cách ứng xử đã qua trong cuộc sống nhất là trong những mối quan hệ tình yêu gia đình. Còn Ngày đẹp trời của Ma Văn Kháng là tiếng nói của tác giả trước hiện thực hôm nay, một hiện thực đang sinh thành với bao biến đổi bất ngờ và tất cả sự phong phú, phức tạp vốn có của nó. Đó là tiếng nói khẩn thiết có tính thời đại trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân gia đình và xã hội của mỗi người đối với cuộc sống. Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn đã sớm nhận thức được rằng khi hoàn cảnh thay đổi thì gia đình - đơn vị cơ bản của xã hội - cũng thay đổi theo. Viết về sự biến đổi của gia đình suy cho cùng cũng chính là viết về sự vận động của số phận riêng trong cuộc sống hôm nay. Gia đình phải được xây dựng trên nền tảng của những truyền thống tốt đẹp vừa phải đổi mới theo xu hướng tiến bộ của thời đại mà mục tiêu cuối cùng vẫn là hạnh phúc của mỗi con người. đó nhà văn quan tâm đến từng con người cá nhân theo tinh thần dân chủ: con người cần phải được thể tất, cần phải được đỡ nâng, dắt dìu.


Có thể nói cảm hứng đạo đức là nét chung trong nhiều truyện ngắn sau 1975. Nhưng đó không phải là phải là sự minh hoạ cho những nguyên tắc đạo đức có sẵn mà là những giá trị đạo đức gắn với thực tại mà cả nhân vật và tác giả đang kiến tạo nên. Cảm hứng đạo đức thường đi liền với cảm hứng nghiên cứu thực tại, nghiên cứu con người. đó có sự phơi bày những trạng thái ý thức trước những trạng thái đời sống.

2.3. Sự trở lại của cảm hứng bi kịch

Sự vận động từ cảm hứng sử thi chuyển sang cảm hứng thế sự đời tư cũng từng bước xoá bỏ khoảng cách sử thi trang trọng, thành kính đem lại cảm giác chân thực hơn cho văn học. Trong truyện ngắn sau 1975 cũng thấy xuất hiện cảm hứng bi kịch, bởi cuộc đời đâu chỉ có những màu sắc tươi sáng, con người bên cạnh niềm vui còn có cả những bất hạnh. những truyện ngắn viết về chiến tranh sau chiến tranh là bi kịch về sự hy sinh mất mát. Cảm hứng bi kịch ấy có thể thấy trong nhiều truyện ngắn: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Nguyễn Minh Châu), Dì Út (Thanh Quế), Thời gian (Cao Duy Thảo), Im lặng (Nguyễn Ngọc Tấn), Tháng ngày đã qua (Xuân Thiều)

Với mong muốn tìm kiếm một thánh nhân giữa đời thường khiến Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành) vĩnh viễn mất đi tình yêu đẹp đẽ đầu đời với người trung đoàn trưởng trẻ tuổi tài hoa. Nỗi đau đớn, sự cô độc của chị lộ rõ khi anh hy sinh. Quỳ đã như một con chim mất bạn, núp vào xó nhà.. chưa bao giờ cảm thấy lẻ loi và cô độc như vậy. Sự trống rỗng vây ập tâm hồn khiến chị chỉ còn cái xác, hai mắt sâu hoẳm[11/160]. Nỗi đau ấy quá lớn đến mức nước mắt không rơi được thậm chí trở thành sự hoang tưởng đi theo Quỳ suốt cuộc đời. Dù người trung đoàn trưởng đã hy sinh nhưng tình yêu của chị thì chưa bao giờ lụi tắt. Tình yêu ấy ám ảnh chị, làm cho chị đau đớn, dằn vặt hơn nhưng cũng lớn hơn, người hơn bởi nó thúc đấy chị thực hiện được ước nguyện của người đã khuất là cứu vớt cuộc đời và tài năng của


Ph. Đọc truyện ngắn này, ước muốn được làm người - một con người biết yêu thương, biết hy sinh cho tình yêu- như ngọn lửa thôi thúc ta. Bởi thế cảm hứng bi kịch không làm cho con người bi quan chán nản, suy sụp ngược lại nó đã nâng đỡ con người trong cuộc đời này.

Mỗi con người là một mảnh đời trong cuộc sống nên những bi kịch cũng không ai giống ai .Có bi kịch của một người chồng vì sự cứng nhắc của mình khiến cho người vợ phải chịu bao ấm ức cho đến tận lúc hi sinh như Thể (Tháng ngày đã qua - Xuân Thiều), lại có bi kịch của một người vợ bị chồng phản bội nhưng vẫn bảo vệ thanh danh cho chồng như dì Út (Dì Út - Thanh Quế), cũng có nỗi éo le trong hạnh phúc gia đình đến nỗi phát điên như Hải (Im lặng - Nguyễn Ngọc Tấn)Cảm hứng bi kịch trong những truyện ngắn này là sản phẩm của lịch sử. Khi cuộc đấu tranh đang diễn ra nó không có chỗ đứng. Đó là sự lựa chọn đúng đắn và cần thiết trước hiện thực khốc liệt. Nhưng sau khi chiến tranh qua đi, những mất mát, đau thương ngày càng lộ rõ. Vì vậy, nó trở thành một nguồn cảm hứng cần được khai thác. Tuy nhiên, đó không phải là chất bi ai thuần túy. Nó được chắt ra từ sự trải nghiệm, từ sự nhận thức sâu sắc, thấm thía của những nỗi đau đã trải qua chiến tranh tạo thành những chất giọng khác nhau.Từ cái bi để con người trong cuộc sống hiện tại nhận rõ hơn những cái giá phải trả cho chiến thắng.

mảng đề tài thế sự đời tư, cảm hứng bi kịch gắn với nỗi buồn nhân sinh thế sự, đồng thời thể hiện sự chiêm nghiệm sâu sắc về những nỗi đau thương, những điều mất mát, những rủi ro bất hạnh của con người trong đời thường. Trong Đợi chờ của Ma Văn Kháng là bi kịch về sự bất lực của lòng tốt, của những nghĩa tình ruột thịt thiêng liêng cao cả trước sự nguội lạnh về tâm hồn của con người trong xã hội hiện đại. Đáp lại tấm lòng của người cha chỉ là sự hờ hững của đứa con được nuôi dưỡng chính bởi những hi sinh ấy. Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là bi kịch của người đàn bà sông nước trong cuộc mưu sinh đầy nhọc nhằn, vất vả. Người đàn bà ấy đã


phải chấp nhận những đau đớn về thân thể để giành sự sống cho các con mình. Trong nỗi đau riêng cũng là niềm hạnh phúc của một người mẹ khi thấy con mình được ăn no, được sống yên ổn trước sóng to gió cả.

Khi cuộc sống đã trở về với dòng chảy bình thường trong tất cả sự phong phú, phức tạp vốn có của nó với niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ của những số phận éo le, những cuộc đời dang dở, những nỗi cô đơn, nỗi đau, sự nghèo khó, những cảnh ngộ thương tâm, bất hạnh, hay những oan khuấtthì việc xuất hiện cảm hứng bi kịch là lẽ tự nhiên, một đòi hỏi chính đáng của cuộc sống cũng là một nghĩa vụ, một món nợ mà văn chương phải trả. Viết về cái bi và nỗi buồn thực chất là một sự bổ sung cho đầy đủ hơn trong cái nhìn nghiên cứu, khám phá hiện thực sau chiến tranh. Cái bi trong những truyện ngắn sau 1975 sẽ làm cho con người trở nên từng trải hơn, hiểu biết hơn về sự phong phú, phức tạp của cuộc đời và sự đa đoan của mỗi con người. Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà thật có lí khi cho rằng Tác phẩm nghệ thuật chân chính mỗi lần làm rơi nước mắt con người lại làm cho con người trở lên trong sạch hơn, hoàn thiện hơn[73/46].

2.4. Cảm hứng phê phán

Cùng với cảm hứng bi kịch thì cảm hứng phê phán cũng bắt đầu trở lại trong những truyện ngắn sau chiến tranh. Bức tranh, Đứa ăn cắp, Sắm vai, Giao thừa, Mẹ con chị Hằng (Nguyễn Minh Châu) dù mỗi truyện một vẻ, nhấn về một phía nhưng đều có chung âm điệu phê phán khá gay gắt những thói đời. Bức tranh là sự phê phán lối sống vô trách nhiệm của người hoạ sỹ. Tuy nhiên truyện ngắn này còn vượt lên trên sự phê phán một lối sống tiêu cực để nói đến một điều phổ biến hơn, sâu xa hơn. Đó là sự thức tỉnh, đúng hơn là sự tự nhận thức ở con người. Truyện ngắn này như một lời nhắc nhở con người phải thường xuyên soi rọi lại chính mình, phải tạo dựng bộ mặt tinh thần của mình ngay cả trong điều kiện không có áp lực xã hội, tác động của dư luận. Mẹ con chị Hằng Đứa ăn cắp lại phê phán về sự vô tâm của


con người trong cuộc sống. Vì có khi con người tàn ác một cách vô tâm. Sắm vai phê phán một trường hợp tự đánh mất mình, sống gượng gạo và giả tạo nhưng đằng sau sự phê phán ấy là ý nghĩa triết học được rút ra. Đó cũng chính là điều tác giả muốn đề nghị với bạn đọc.Hãy sống với bản ngã đích thực của mình mà không phải hoà tan.

Viết bằng cảm hứng phê phán cũng là một cách thức tỉnh nhân tính trong mỗi con người bởi lẽ trong cuộc sống cũng như trong tác phẩm, nhà văn không tránh khỏi bóng đen, có thể viết rất đậm về bóng đen nhưng chính là để làm bật lên ánh sáng. Viết về cái hư hỏng, cái lạc hậu chính là để làm nổi bật cái đúng cái hay và cái đẹp[72/19]. Mục đích cuối cùng là hướng vào sự tự ý thức, tự phê phán để khẳng định cá nhân con người. Do đó dễ thấy trong truyện ngắn sau 1975, nhiều nhân vật tự ý thức tự phê phán đến thế: Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), Người hoạ sỹ (Bức tranh) của nguyễn Minh Châu; Thể (Tháng ngày đã qua) của Xuân Thiều, ông An (Sống với thời gian hai chiều) Vũ Tú Nam, ông Luyến (Mất điện) của Ma Văn Kháng

2.5. Cảm hứng nhân văn

Viết về cuộc đời, về con người, đi sâu vào các số phận khác nhau, các tính cách và cảnh ngộ khác nhau, các nhà văn đã sống với nhiều kiểu người, đã vui buồn cùng họ. Dù viết bằng cảm hứng đạo đức, cảm hứng phê phán hay cảm hứng bi kịch thì tất cả đều thống nhất trong cảm hứng nhân đạo, nhân văn. Bởi qua mỗi tác phẩm bộc lộ lương tâm và trách nhiệm của người cầm bút trước những đau khổ, vui buồn của con người và cuộc đời. Vì thế, dù tác phẩm viết về một hiện thực nghiệt ngã, phũ phàng hay một số phận bất hạnh cũng phải truyền đến cho con người niềm tin vào cuộc sống.

Đọc Kiểm - Chú bé - Con người của Ma Văn Kháng, Mặt trời bé con của tôi của Thùy Linh, Người về hưu (Anh đức)người đọc vẫn nhận thấy dù cuộc đời còn nhiều éo le, con người còn bị đối xử tàn tệ về cả vật chất lẫn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/10/2023