Tình Huống Và Kết Cấu Truyện Ngắn Việt Nam Sau 1975


và hoàn cảnh, hình thức và bản chất, cái riêng và cái chung, hoài bão và hiện thực, lý tưởng và những ràng buộc của đời sống… Trước năm 1945, ở giai đoạn đầu của sự phát triển truyện ngắn Việt Nam hiện đại, chúng ta cũng có thể thấy một số truyện ngắn được viết theo kiểu những vở kịch, tiêu biểu là truyện của Nguyễn Công Hoan như Đồng hào có ma, Kép Tư Bền, Mất cái ví, Cụ Chánh Bá mất giày…, tuy nhiên, xét trên đại cục nền văn học, đó chỉ là những tác phẩm rải rác, ở đó kịch tính chủ yếu thuộc về nội dung biểu đạt, chưa trở thành một kiểu truyện được viết với ý thức sáng tạo về thể loại một cách rò nét và phổ biến như giai đoạn sau năm 1975. Con chó và vụ ly hôn của Dạ Ngân, Ám ảnh của Nguyễn Thị Thu Huệ, Sang sông của Nguyễn Huy Thiệp, Kịch câm của Phan Thị Vàng Anh, Người ngu của Nguyễn Khải, Ráp Việt của Lê Minh Khuê là những ví dụ điển hình cho kiểu truyện ngắn – kịch

Trong xã hội đương đại, khi mà nhịp sống ngày càng nhanh hơn, con người ngày càng bận rộn, quỹ thời gian của mỗi người dường như ngày càng thu hẹp lại, và với sự phát triển của công nghệ thông tin, thì những gì ngắn gọn nhưng chứa đựng nhiều thông điệp luôn là những sản phẩm được công chúng ưa thích. Truyện cực ngắn, hay còn được gọi là truyện ngắn ngắn, “truyện tuyệt ngắn”, “truyện mi ni”, “truyện ngắn trong lòng bàn tay” phát triển mạnh, đặc biệt trên các trang báo và trên mạng Internet. Với độ dài từ vài dòng đến vài trang giấy, truyện cực ngắn thường kiệm lời đến mức tối thiểu, tái hiện một tình tiết, một sự kiện thật tiêu biểu để nhân vật bộc lộ tính cách, từ đó gửi gắm thông điệp của nhà văn. Nếu truyện ngắn cổ điển thường chú trọng tạo nên sức hấp dẫn của một tình huống, một khoảnh khắc, thì truyện cực ngắn, như tên gọi một tập truyện của Lê Minh Phong, hướng tới biểu đạt cái Chưa đủ để gọi là khoảnh khắc nhưng vẫn tạo thành một tác phẩm trọn vẹn, bằng kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ… tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật. Một truyện cực ngắn thành công phải đạt được sự cô đọng, súc tích cao nhất đồng thời phải tạo được sức ám ảnh, dư ba trong lòng bạn đọc. Truyện cực ngắn vừa mang cái cốt lòi của truyện ngắn ở tầm quan trọng của sự lựa chọn tình huống, chi tiết, sự kiện, đồng thời thường khai thác những mâu thuẫn, xung đột nên cũng gần


với kịch, tính chính luận trong nhiều truyện làm người đọc liên tưởng đến ký, và những khoảng trống, dư ba gợi nhiều suy ngẫm lại khiến truyện cực ngắn giàu chất thơ. Có thể nói đây là một loại truyện tổng hợp trong nó phẩm chất của nhiều thể loại văn học và mang sức nặng lớn hơn nhiều lần so với dung lượng bé nhỏ của mình. Một số tác giả đã thử sức với truyện cực ngắn như Nguyễn Thị Ngọc Tú, Phạm Sông Hồng, Hà Việt Anh, Nhật Chiêu, Y Ban, Nguyễn Thị Hậu… Ngoài ra, nhiều tuyển tập truyện cực ngắn tập hợp các mẩu truyện được đăng trên báo hoặc trên mạng Internet cũng đã xuất hiện.

Giai đoạn sau năm 1975, người đọc cũng chứng kiến sự ra đời hoặc nở rộ trở lại của một số kiểu truyện ngắn đặc sắc khác như truyện ngắn kỳ ảo, truyện ngắn giả cổ tích, truyện ngắn liên hoàn, truyện lồng trong truyện, truyện ngắn giễu nhại… Đó là những kiểu truyện phản ánh sự đa dạng, phong phú trong nội dung phản ánh, tư duy phản biện tích cực và tính chất dân chủ hoá, đa chiều trong quan niệm nghệ thuật của các nhà văn đương đại. Tuy nhiên, xét trong sự tương tác của truyện ngắn với các thể loại khác, trong phần này, chúng tôi chỉ đề cập đến các kiểu truyện chủ yếu như trên. Ở các chương sau, khi phân tích các yếu tố nghệ thuật cụ thể, một số kiểu truyện khác sẽ được chúng tôi bàn luận thêm.


Tiểu kết chương 1:

Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 đã được tìm hiểu, nghiên cứu trên nhiều phương diện, từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Ở cả bốn nhóm công trình: những nghiên cứu lý luận về truyện ngắn, những nghiên cứu tổng quan về truyện ngắn Việt Nam sau 1975, những nghiên cứu về các hệ vấn đề trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975, và những tiếp cận các hiện tượng truyện ngắn cụ thể, thể loại này trong văn học đương đại Việt Nam đã được khai thác với nhiều thành tựu nghiên cứu đáng ghi nhận. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hứa hẹn cho hướng tiếp cận đối tượng từ góc độ thể loại, để thấy được sự vận động, những đặc điểm thi pháp của truyện ngắn giai đoạn này trên các phương diện: tình huống, kết cấu, nhân vật và ngôn ngữ.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Về mặt loại hình, nhìn trong sự giao thoa, ảnh hưởng của truyện ngắn với các thể loại khác của văn học giai đoạn này, có thể phân chia truyện ngắn thành một số kiểu chính: truyện ngắn truyền thống (cổ điển), truyện ngắn trữ tình, truyện – ký, truyện ngắn mang tư duy tiểu thuyết, truyện ngắn – kịch, truyện cực ngắn. Các kiểu truyện cho thấy truyện ngắn đương đại vừa kế thừa những đặc điểm của truyện ngắn các giai đoạn trước, vừa phản ánh những tác động của bối cảnh xã hội và tư duy nghệ thuật đương đại đối với sự vận động của thể loại.

Từ một cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu đối tượng cũng như phân chia một cách tương đối các kiểu truyện gắn với những xu hướng vận động cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 từ góc độ thể loại, trong các chương tiếp theo, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát, phân tích những đặc điểm quan trọng của truyện ngắn giai đoạn này trên các phương diện: tình huống và kết cấu; nhân vật; ngôn ngữ - là những phương diện quan trọng làm nên diện mạo của thể loại này.

Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 - Nhìn từ góc độ thể loại - 6


CHƯƠNG 2: TÌNH HUỐNG VÀ KẾT CẤU TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975

2.1. TÌNH HUỐNG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975


Tình huống (Situation) là một trường hợp, một diễn biến nào đó của đời sống mà khi đối diện với nó, con người sẽ có những xúc cảm, tâm trạng nhất định và buộc phải suy nghĩ, tính toán để đi đến những quyết định, những hành động thể hiện rò nhất tính cách của mình. Thông thường, việc giải quyết các tình huống sẽ đem lại cho con người những trải nghiệm, những va vấp, sự trưởng thành, và những tình huống đặc biệt có thể dẫn tới một bước ngoặt quan trọng cho cuộc đời. Trong nghệ thuật, việc hư cấu tình huống chính là cấp cho nhân vật một bối cảnh cụ thể, với những thách thức cụ thể, để dòng đời của nhân vật chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động, hay nói đúng hơn, từ một sự vận động tuần tự, bình lặng, êm đềm sang một bước chuyển có tính nhảy vọt. Không như tiểu thuyết dựng lại cả cuộc đời nhân vật, cũng không phải là bản tóm tắt của tiểu thuyết, truyện ngắn thường tái hiện nhân vật trong một khoảnh khắc chói sáng có ý nghĩa quan trọng nhất để nhân vật bộc lộ bản chất của mình. Tác giả Đọc truyện ngắn cho rằng “Truyện ngắn gắn liền với sự kiện tác động tới một nhân vật, gắn với điều xảy ra ngày hôm đó, ở địa điểm nào đó, trong một tình huống nào đó” [48, tr.47]. Vì thế, sáng tạo một tình huống truyện tiêu biểu và độc đáo là yếu tố đặc biệt quan trọng để nhà văn thu hút sự chú ý của người đọc, tạo nên sức hấp dẫn và đặc sắc của tác phẩm. Tình huống truyện ngắn thường là sự tái hiện ở mức độ đậm đặc nhất, tiêu biểu nhất những mâu thuẫn, xung đột, những vấn đề lớn của xã hội, của thời đại, của nhân loại thông qua một sự kiện có tác động mạnh mẽ đến nhận thức, cảm xúc, sự lựa chọn và cách thức hành động để thể hiện tính cách của nhân vật. Những tình huống như việc nhân vật tôi khám phá ra sự thật trên những tấm bia mộ trong Người đã khuất, vị linh mục sững sờ trước vẻ đẹp trong ngần của tình yêu đôi trẻ giữa đêm trăng huyền diệu trong Sáng trăng của G. Maupassant, cơn mưa chiều bất chợt làm ngập suối trong


Những vì sao của A. Daudet, việc người họa sĩ già vẽ chiếc lá mãi xanh trên cành cây trong Chiếc lá cuối cùng của O. Henry; hay trong văn học Việt Nam, tâm trạng đợi tàu của chị em Liên trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam, cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở trong Chí Phèo của Nam Cao, việc “nhặt vợ” của anh cu Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân… là những tình huống tiêu biểu, đặc sắc, cũng là những dấu ấn đậm nét của tác phẩm. Nhà văn Nguyễn Minh Châu khi chia sẻ kinh nghiệm viết truyện ngắn từng khẳng định đối với thể loại này, “Đôi khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra câu chuyện thật hay, thế là coi như xong một nửa” [26, tr.320]. Tình huống chi phối sự phát triển tính cách nhân vật, chi phối diễn biến cốt truyện, và tính chất độc đáo, duy nhất nhưng lại chứa đựng những vấn đề cốt lòi, phổ quát trong hiện thực của tình huống sẽ phản ánh kinh nghiệm sống, sự lịch lãm và khả năng sáng tạo của nhà văn.

2.1.1. Sự chuyển biến trong nghệ thuật xây dựng tình huống

Trong văn học kháng chiến, truyện ngắn thường khai thác những tình huống liên quan đến các vấn đề về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, về số phận của nhân vật trong những biến cố lớn của lịch sử, của thời đại, về những thử thách khốc liệt trong những giờ phút sinh tử mà chiến tranh mang lại. Đó là tình huống ông Hai nghe tin làng bị giặc chiếm đóng trong Làng của Kim Lân, tình huống Mị cởi dây trói cứu A Phủ và tự giải phóng chính mình và tìm đến con đường tươi sáng của cách mạng trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, tình huống về cuộc gặp gỡ của Nguyệt và Lãm trong cơn mưa bom bão đạn giữa rừng Khe Sanh trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, tình huống T’nú phản ứng trước những mất mát, đau thương mà gia đình và dân làng anh phải trải qua do tội ác của giặc trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, tình huống “thèm người” của anh thanh niên khí tượng trong những ngày làm việc, cống hiến trên đỉnh Yên Sơn trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, v.v… Đó là những tình huống riêng biệt của nhân vật nhưng lại hết sức tiêu biểu cho tâm thế của con người trong giai đoạn đó, với mối quan tâm hàng đầu là những vấn đề của cộng đồng dân tộc, lý tưởng, niềm tin và

khát vọng chiến đấu, dựng xây đất nước. Bước sang giai đoạn sau năm 1975, các


nhà văn dần chuyển hướng, xây dựng những tình huống truyện liên quan đến thế sự, đời tư, lịch sử. Với các tác phẩm tiếp tục khai thác đề tài chiến tranh, những tình huống đặt ra thường xoay quanh số phận con người cá nhân thời hậu chiến (Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, Người sót lại của rừng cười của Vò Thị Hảo), cuộc kiếm tìm vị trí của cá nhân trong bối cảnh mới của hiện thực (Gặp lại của Trần Ninh Hồ, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp, Sống chậm của Lê Minh Khuê), cuộc tái ngộ trong thời bình của những người lính năm xưa với những ký ức và cảm quan mới về chiến tranh (Bức tranh của Nguyễn Minh Châu, Hà Nội lúc không giờ, Ba lẻ một, Kỳ ngộ của Bảo Ninh). Chiếm một số lượng lớn hơn và đa dạng hơn, những đề tài về đời tư như tình yêu, hôn nhân, gia đình và các mối quan hệ xã hội của cá nhân ngày càng phổ biến và chi phối các tình huống truyện, ngay cả các nhân vật lịch sử cũng được khai thác trong những tình huống liên quan đến đời tư, đời thường để bộc lộ tính cách một cách sinh động, đa chiều. Có thể khẳng định: vận động theo khuynh hướng thế sự, đời tư và lấy cá nhân làm trung tâm là một đặc điểm quan trọng của tình huống truyện ngắn giai đoạn này. Ta có thể quan sát thấy trong truyện ngắn đương đại những cảnh ngộ đặc biệt của con người cá nhân: một cuộc ngoại tình, một vụ ly hôn, một cuộc hôn phối bất bình thường, một cuộc gặp gỡ tình cờ nhưng oái oăm và nan giải, một cái chết… Trong những cảnh ngộ đặc biệt đó, con người sẽ bộc lộ phẩm chất của mình một cách thành thực nhất, rò rệt nhất. Vụ ly hôn trong Con chó và vụ ly hôn của Dạ Ngân là khát vọng giải tỏa những ức chế đã tích tụ từ lâu trong đời sống của vợ chồng Đoan – Nhiêu do cái tôi cá nhân không được tôn trọng và thấu hiểu. Với Thiếu phụ chưa chồng của Nguyễn Thị Thu Huệ, chuyến về quê của vợ chồng chị Hảo, sự hào hoa, lịch thiệp, sang trọng và từng trải của anh Dương bên cạnh người chị gái ốm đau, bé nhỏ và tội nghiệp đã thổi bùng những ham muốn bản năng, khát vọng đổi đời trong con người cô bé mới lớn My, để rồi dẫn tới những lầm đường lạc lối không thể chấp nhận và một hậu quả khủng khiếp cho cuộc đời cô. Ở Chuyện tình cuối thế kỷ của Đàm Quỳnh Ngọc,

P. – người yêu của “tôi” thật trớ trêu lại là người yêu cũ của M. – mẹ kế “tôi”. Khi đến nhà “tôi” chơi, vô tình phát hiện ra sự thật đó, P. đã ra đi. Rồi sau đó M. cũng


biến mất khiến “tôi” hết sức ngạc nhiên. Và rồi khi M. và P. trở về, mọi chuyện vỡ òa, “A… a, thì ra là như vậy, chuyện gì cha cũng biết, sao không cho tôi biết từ đầu. Sự ra đi của P. và M. có liên quan với nhau? Tôi đánh rơi chiếc khăn mặt ra khỏi tay, chạy bổ vào nhà, khuôn mặt tôi âm ấm nước mắt…”. Điều mà nhân vật M. đúc rút được trong tình huống cắc cớ của câu Chuyện tình cuối thế kỷ này lại là: “Tình yêu làm sao bằng tình người được?”…

Cũng có khi, nhà văn xây dựng câu chuyện từ một tình huống hết sức bình thường của đời sống, nhưng chính hành động, ứng xử của nhân vật lại cấp cho tình huống ấy những điểm đặc biệt. “Bến đò. Sang đò có một nhà sư, một nhà thơ, một nhà giáo, một tên cướp, hai tên buôn đồ cổ, hai mẹ con, một cặp tình nhân và chị lái đò” là bối cảnh truyện ngắn Sang sông của Nguyễn Huy Thiệp. Một chuyến đò bình thường với những người khách sang sông ở những nghề nghiệp, cương vị khác nhau. Nhưng kịch tính của câu chuyện đã được hình thành và phát triển trong tình huống chú bé tò mò thò tay vào chiếc bình cổ đắt tiền của hai tên buôn đồ cổ. Thái độ và ứng xử của mỗi người đã biến chuyến đò tưởng như bình thường ấy trở thành một chuyến đò cuộc đời đầy ngang trái, ở đó tất cả những danh hiệu đẹp đẽ bị phế truất, những kẻ tưởng như xấu xa, lố bịch, độc ác lại trở thành biểu tượng của nghĩa cử cao đẹp, tính thiện và lòng bác ái - vậy là mọi vẻ bề ngoài, mọi tên gọi, mọi danh hiệu đều chỉ là những chiếc mặt nạ giả dối, con người có thể lột nó ra bất cứ lúc nào.

Với những nhân vật đã được sử sách ghi nhận bằng một vai trò lịch sử nhất định, chẳng hạn các bậc anh hùng, đế vương như Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh hay các bậc văn nhân, tài tử như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương…, truyện ngắn giai đoạn này đã kiến tạo nên những tình huống độc đáo nhằm khai thác con người cá nhân, đời tư như một thế giới mênh mông và kỳ thú cho sáng tạo văn chương. Đó là Quang Trung và Gia Long được tái hiện như những người đàn ông bình thường với những khát khao bình thường, thậm chí những ứng xử có phần tầm thường, dung tục và trở nên hết sức nhỏ bé, yếu đuối trước Ngô Thị Vinh Hoa

trong Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp; là một Nguyễn Ánh trong cuộc kỳ ngộ mê


đắm, đầy hoan lạc và huyền bí với Ngọc Bình – mỹ nữ xưa của Quang Toản với dị hương quyến rũ, ma mị trong Dị hương của Sương Nguyệt Minh; và trong những truyện khác của Nguyễn Huy Thiệp: một Nguyễn Trãi trong mối tình thanh cao, tri âm tri kỷ với Nguyễn Thị Lộ (Nguyễn Thị Lộ), một Nguyễn Du “người bé nhỏ, mặt nhàu nát vì đau khổ”, “hoàn toàn không hiểu gì về chính trị” trong ấn tượng của một người phương Tây (Vàng lửa)… Người đọc sẽ quên đi những chiến công hay thất bại, tầm vóc lịch sử - văn hóa hay những giai thoại đã thuộc lòng về các nhân vật này, để đồng hành với họ trong những câu chuyện riêng tư, những diễn biến của đời sống hàng ngày – như bao con người bằng xương bằng thịt khác, để khám phá những cá tính, những nét riêng trong nhân cách đa dạng, lấp lánh của họ dưới ánh sáng của nghệ thuật ngôn từ.

Dù là khai thác một khung cảnh bình thường hay một cảnh ngộ đặc biệt của đời sống, muốn tạo nên tình huống truyện đặc sắc để ở đó nhân vật thể hiện rò nhất tính cách, bản chất của mình, nhà văn phải khéo léo và uyển chuyển trong việc sáng tạo những chi tiết, sự kiện tạo nên sự phát triển của bối cảnh, của tình huống đó.


2.1.2. Các kiểu tình huống chính

Đời sống hiện lên trong các tình huống truyện ngắn vô cùng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, từ phương pháp loại hình, có thể khái quát các tình huống thành một số kiểu cơ bản. Với truyện ngắn Việt Nam sau 1975, chúng tôi phân chia một cách tương đối tình huống thành các kiểu chính sau: tình huống nhận thức, tình huống hành động và tình huống tâm trạng.


2.1.2.1. Tình huống nhận thức

Truyện ngắn được xây dựng trên tình huống nhận thức thường đặt nhân vật vào một thời điểm, một khoảnh khắc chứa đựng những sự kiện có thể khiến nhân vật thay đổi một xác tín nào đó của mình về hiện thực, khiến cho những niềm tin mà nhân vật cho là lẽ phải trước đó bị lung lay, bị rạn vỡ, từ đó nhân vật tiếp cận gần hơn với một chân lý mới. Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là truyện chứa đựng một tình huống nhận thức rất tiêu biểu. Ban đầu, khi bắt gặp một cảnh

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí