không còn ở vị trí lấn át, chi phối mà bình đẳng, khách quan trước sự vận động tự thân của nhân vật. Trên địa hạt của truyện ngắn, nhà văn đã khắc hoạ chân dung những con người vừa đẹp đẽ, cao thượng, vừa đời thường, trần thế, luôn khát khao cái đẹp và hướng tới cái thiện. Đó là con người cá nhân được quan niệm như một nhân cách, một nhân cách mới[63/35].
3.2. Sự tiếp nối của những thế hệ nhà văn tài năng
Trong 10 năm 1975 - 1985, truyện ngắn phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Góp phần cho những thành công đó, trước hết phải đến đội ngũ tác giả dày dặn kinh nghiệm trong sáng tác, được coi là lớp cận vệ già như: Nguyễn Kiên, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Tô Hoài, Đỗ Chu… các cây bút này đã in dấu ấn đậm nét trong văn học kháng chiến, nhưng sau 1975 họ đã có sự đổi mới trong sáng tác. Đặc biệt khi chuyển sang viết về những vấn đề của con người trong cuộc sống thường nhật sau chiến tranh, lớp nhà văn đứng tuổi này như đang hồi xuân, các giác quan như trẻ lại và lối cảm nhận đời sống ở họ trở nên uyển chuyển và tinh tế hơn (55/250). Ngòi bút của họ cũng có phần linh hoạt hơn trước, trong đó hiện tượng đáng chú ý nhất là Nguyễn Minh Châu. Ông được coi là người mở đường tinh anh và tài hoa với hai tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983) và Bến quê (1985). ở cuộc hội thảo do báo Văn nghệ tổ chức, ý kiến khen chê rất phong phú và trái chiều nhau nhưng đều thống nhất ở một điểm: Đó là sự khẳng định những tìm tòi và những đóng góp của nhà văn cho sự đổi mới văn học, để tạo ra những truyện ngắn có chất lượng cao hơn đáp ứng nhu cầu của cuộc sống sau chiến tranh.
Sau lớp cận vệ già phải kể đến sự xuất hiện và khẳng định của một loạt cây bút mới mà trong chiến tranh họ ở vị trí của người lính (hoặc ít ra cũng rất gần với công việc của người lính) như : Chu Lai, Thái Bá Lợi, Xuân Đức, Khuất Quang Thuỵ, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Thị Như Trang, Trung Trung
Đỉnh… Trong những năm chiến tranh, họ chưa xuất hiện với tư cách là nhà văn dù một vài người trong họ được đào tạo ít nhiều về nghề văn, nghề báo. Thế hệ này đã đem vào trong văn xuôi, đặc biệt ở những tác phẩm viết về chiến tranh, sự từng trải, những kinh nghiệm cá nhân của mình và của thế hệ mình đã tích luỹ trong những năm chiến đấu. Dù có những nét khác biệt, nhưng có thể thấy cái chung ở họ là hướng tới sự chân xác bằng những trải nghiệm của chính mình[39/214]. Các anh đã cầy cấy, gieo hạt trên mảnh đất đẫm mồ hôi, khét thuốc súng và đã gặt hái được những vụ mùa mới[55/85]. Nếu Chu Lai có khoảng 10 năm lăn lộn ở chiến trường Nam Bộ rồi theo một cánh quân chủ lực đánh vào Sài Gòn thì Thái Bá Lợi bám sát những đơn vị trinh sát ở chiến khu 5. Cả Nguyễn Trí Huân và Khuất Quang Thuỵ cũng đi theo những đơn vị chủ lực. Vì thế, điều dễ hiểu là những truyện của các anh thường viết về cuộc sống chiến đấu của người lính. Trong đó Thái Bá Lợi với Vùng chân Hòn Tàu (1978), Chu Lai với Người im lặng (1978), Nguyễn Trí Huân với Mặt cát (1977)… là những tập truyện được người đọc chú ý hơn cả. Những cây bút này đã tiếp tục con đường của Đỗ Chu, Triệu Bôn, Lê Lựu, Cao Tiến Lê ở thể loại truyện ngắn viết về chiến tranh và quân đội, song ở một tầm cao hơn, có tác dụng thiết thực hơn. Từ những truyện ngắn đó thường có sự xâm nhập rất rõ của kí, được viết ngay sau vết nóng hổi của sự kiện, các cây bút này có ý thức đưa nhân vật vào những mối quan hệ đa chiều muốn gắn bó số phận của những con người cụ thể với số phận của đất nước nhân dân. Đặc biệt tâm lí nhân vật cũng được chú ý phát triển nhằm tạo ra tính đa nghĩa của hình tượng. Viết về chiến tranh sau chiến tranh họ muốn lí giải tầm vóc, sức mạnh, tâm hồn Việt Nam, về những yếu tố đã làm nên chiến thắng. Đồng thời cũng là lời kêu gọi tâm huyết: hãy xoá bỏ chiến tranh ra khỏi đời sống vì nó đã mang lại quá nhiều đau thương mất mát cho con người.
Sau những cuộc thi viết truyện ngắn cho báo văn nghệ (1978-1979, 1983-1984) và tạp chí Văn nghệ quân đội (1982,1983,1984) tổ chức, xuất hiện một loạt cây bút mới : Nguyễn Mạnh Tuấn, Nhật Tuấn, Lê Minh Khuê, Dương Thu Hương, Trần Văn Tuấn, Hồ Anh Thái, Phạm Thị Minh Thư, Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân…Truyện ngắn của họ tươi trẻ, dồi dào chất sống và có nhiều tìm tòi mới về nghệ thuật. Nguyễn Mạnh Tuấn, Nhật Tuấn, Trần Văn Tuấn say sưa khám phá vẻ đẹp của con người trong quá trình lao động mà nhân cách của họ gắn với quá trình lao động cải tạo đời sống. Những tập truyện ngắn Tôi vẫn về nhà máy cũ (Nguyễn Mạnh Tuấn), Trang 17…viết về lớp trẻ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã gây được sự chú ý của bạn đọc. Dương Thu Hương, Lê Minh Khuê hay viết về những người cùng thời trải qua chiến tranh nay trở về với cuộc sống hoà bình đang loay hoay tìm chỗ đứng của mình trong xã hội. Những tập truyện ngắn Cao điểm mùa hạ (1975), Đoạn kết (1983), Một chiều xa thành phố (1986) của Lê Minh Khuê, Những bông bần li (1981), Một bờ cây đỏ thắm (1981), Chân dung người hàng xóm (1985) của Dương Thu Hương đã xác nhận bước tiến của hai cây bút nữ này trong làng truyện ngắn. Cùng với Nguyễn Mạnh Tuấn, đây là hai cây bút viết khỏe, đều đặn cho ra 5 tập truyện ngắn trong vòng mười năm này.
Ma Văn Kháng cũng là một trong số những nhà văn không ngừng tìm tòi để tự đổi mới ngòi bút. Từ quan điểm trần thuật theo hướng sử thi trong các sáng tác viết về đề tài miền núi, Ma Văn Kháng nhanh chóng chuyển sang quan điểm trần thuật thế sự đời tư. Ngòi bút của nhà văn cố gắng len lỏi vào các ngóc ngách của đời sống để khám phá cái phong phú, phức tạp của lòng người và lẽ đời với tất cả các cung bậc buồn vui, lo âu, hi vọng của mỗi số phận. Để từ đó vang lên khát vọng phải bảo tồn cho được cái khả năng yêu thương đồng loại, cái mầm nhân bản trong mỗi con người.
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Nhất Về Mặt Nhà Nước, Khôi Phục Kinh Tế, Bước Đầu Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội
- Quan Niệm Nghệ Thuật Về Con Người
- Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985 - 5
- Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985 - 7
- Sự Xuất Hiện Và Chiếm Lĩnh Của Đề Tài Thế Sự, Đời Tư
- Sự Chuyển Đổi Cảm Hứng Nghệ Thuật Trong Truyện Ngắn 1975 - 1985
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Những cây bút nữ khác như Thuỳ Linh, Lí Lan, Trần Thuỳ Mai, Phạm Thị Minh Thư cũng đã tạo được những dấu ấn riêng ở dòng truyện ngắn trữ tình. Hồ Anh Thái, Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân... tuy bản lĩnh chưa thật đầy đặn nhưng loé lên những dấu hiệu tài hoa[55/142]. Họ chính là những người sẽ góp phần làm nên diện mạo mới cho truyện ngắn ở giai đoạn sau.
Sự đan cài của nhiều lớp nhà văn nhiều phong cách, nhiều cá tính nghệ thuật khác nhau đã tạo ra cho truyện ngắn giai đoạn 1975-1985 một diện mạo mới. Mười năm truyện ngắn đã thể hiện tính liên tục mở ra một chân trời rộng lớn với thể loại này.
3.3 .Thành tựu của truyện ngắn
Trong sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại từ sau cách mạng tháng Tám, nếu nhận xét về mặt thể loại thì cùng với thơ, tiểu thuyết phải nói đến những thành tựu đậm nét của truyện ngắn. Đặc biệt với dung lượng gọn, truyện ngắn là một thể tài gắn với báo chí, có mặt kịp thời trước những chuyển biến của đời sống sau chiến tranh.Truyện ngắn thích hợp để nhà văn nhanh chóng tiếp cận đời sống đầy biến động và nêu ý kiến trước những vấn đề mới đang đặt ra cho xã hội. Nó ít khi quay về với những giai đoạn đã qua, mà dù có lấy đề tài ở quá khứ thì thường cũng là một cách để tiếp cận với những vấn đề của ngày hôm nay. Có thể nói truyện ngắn là một thể tài xung kích giàu tính năng động, một người lính trinh sát trên các bước chuyển của đời sống và văn học.
Tiếp nối những thành công đã gặt hái được của truyện ngắn trong giai đoạn kháng chiến, sau năm 1975 thể tài này vẫn tiếp tục phát triển. Thật khó có thể thống kê một cách chính xác về số lượng truyện ngắn đã in trên các báo văn nghệ từ trung ương đến địa phương, các tuyển tập truyện ngắn của các nhà xuất bản. Chỉ xin nêu một con số thống kê để minh chứng cho sự tiếp tục phát triển mạnh mẽ của thể tài này. Trong mười năm qua (1975-1985) chỉ
riêng nhà xuất bản Tác phẩm mới của Hội nhà văn đã cho in 57 tập truyện ngắn của nhiều tác giả (trong khi tiểu thuyết chỉ là 27 cuốn, kí và sách chuyên đề là 40 cuốn). Con số này cho thấy sự dồi dào về số lượng truyện ngắn. Đây cũng là khó khăn cho các nhà xuất bản khi làm các tuyển tập truyện ngắn. Bởi việc lựa chọn truyện ngắn nào của tác giả nào để vừa giúp người đọc nhận ra phong cách riêng của tác giả lại vừa thấy được sự phát triển của thể loại là điều không dễ dàng. Trong các tuyển tập văn xuôi trước đây những người làm sách thường xếp truyện ngắn cùng với kí, với những trích đoạn tiểu thuyết nên nhiều khi truyện ngắn chưa có gương mặt riêng. Nhưng năm sau 1975 đã có những tuyển tập riêng về truyện ngắn như Ba mươi ba truyện ngắn 1945- 1975 của Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Tuyển tập truyện ngắn 1945-1985 của Nhà xuất bản Văn học (1985), Truyện ngắn Việt Nam 1945-1985 của Nhà xuất bản Giáo dục (1985), Bốn mươi lăm truyện ngắn 1975-1985 của Nhà xuất bản Tác phẩm mới - Hội nhà văn Việt Nam (1985)... Có thể nói, các tuyển tập này đã cố gắng trong việc lựa chọn nhưng truyện ngắn tiêu biểu của từng tác giả, từng giai đoạn và gợi lên nhiều vấn đề của truyện ngắn trong nền văn học mới.
Thành tựu của truyện ngắn Việt Nam 1975-1985 cũng được đánh dấu bởi sự hình thành và khẳng định của những phong cách cá nhân. Hơn bất cứ thể loại nào, trong truyện ngắn dấu ấn cá nhân của người viết để lại rất rõ nét. Mười năm này có thể thấy những phong cách cá nhân, những lối viết truyện ngắn khá đa dạng. Có lối viết chặt chẽ, khúc triết của Bùi Hiển, Nguyễn Kiên, Nguyễn Thành Long... ở truyện nào, các tác giả cũng rất chú ý đến việc tạo tình thế, tập trung vào những lát cắt để cho nhân vật bộc lộ phẩm chất và nêu lên những vấn đề có ý nghĩa nhân sinh. Các cây bút này đã có những tìm tòi trăn trở trong phong cách, dường như có khuynh hướng nâng cao tầm suy nghĩ, triết lí của tác phẩm. Có lối viết giản dị, giàu chi tiết hiện thực nhưng
cũng chú ý tới việc khai thác tâm lí nhân vật như trong truyện của Vũ Tú Nam, Ma Văn Kháng, Vũ Thị Thường, Xuân Thiều, Triệu Bôn... Lại có lối viết chú trọng đến việc xây dựng những cốt truyện hấp dẫn với nhưng tình huống giàu kịch tính, bất ngờ như Nguyễn Quang Sáng, Lê Minh Khuê...Vẫn có khuynh hướng văn học tư liệu nhưng tác giả sử dụng tư liệu một cách chắt lọc để từ đó trình bày suy nghĩ và đối thoại, tâm tình với bạn đọc về cuộc sống hôm nay.Vì thế chất thời sự nóng hổi vẫn lấp lánh qua từng trang sách. Đó chính là trường hợp của Nguyễn Khải. Nhiều người thích cách viết thông minh trí tụê của nhà văn này bởi ông đã làm cái việc suy lí chiêm nghiệm về những vấn đề của cuộc sống dân tộc...về sự hình thành tính cách những người anh hùng đã đi suốt chặng đường 30 năm chiến tranh, về lẽ sống và cách ứng xử của cá nhân trước thời gian và lịch sử.
Nhiều tác giả trưởng thành từ trong chiến tranh tiếp tục khẳng định phong cách riêng nhưng có sự chuyển biến trong cách viết do quan niệm về hiện thực và con người đã thay đổi. Ma Văn kháng chuyển từ vùng hiện thực miền núi sang cuộc sống thị thành, Nguyễn Minh Châu chuyển hướng khai thác từ hiện thực chiến tranh sang cuộc sống đời thường. Truyện ngắn của hai tác giả này làm loé lên tính chất phong phú đa dạng, phức tạp của cuộc sống sau chiến tranh. Bên cạnh đó, nhiều gương mặt mới đã xuất hiện và đang từng bước khẳng định phong cách riêng như Hồ Anh Thái, Phạm Thị Minh Thư…
Chuyển từ đời sống chiến tranh sang đời sống hoà bình, giai đoạn 1975-1985 là 10 năm thử thách với mô hình chủ nghĩa xã hội. Sự chuyển hướng cách mạng bao giờ cũng đưa đến những xáo động trong đời sống xã hội. Văn học với tư cách là một hình thái ý thức xã hội tất nhiên cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của những xáo động đó. Tuy nhiên, xu thế chính vẫn là sự phát triển , có khi tưởng như có khủng hoảng nhưng thực chất đó là những trăn trở, những trăn trở ngược chiều nhưng vẫn là trăn trở[81/437]. Do
những biến đổi to lớn của đời sống xã hội đã dẫn đến sự thay đổi các thang giá trị trong cách nhìn nhận, cách đánh giá những giá trị của cuộc sống trong văn học. Từ sau năm 1975, nhất là từ giữa những năm 1980 trở đi trong văn xuôi nói chung, truyện ngắn nói riêng có sự thức tỉnh về ý thức cá nhân, sự quan tâm nhiều hơn đến con người trong tính cụ thể, cá biệt với những nhu cầu trong thời bình. Con người được mô tả trong tất cả tính cụ thể, cá biệt với những nhu cầu trong thời bình tạo thành nét chính trong sự định hướng về giá trị của tác phẩm văn học hôm nay[62/22]. Nói khác đi tinh thần dân chủ và cảm hứng nhân bản là những điểm nổi bật của văn học thời kỳ đổi mới. Sự thay đổi này dĩ nhiên sẽ dẫn đến những đổi thay về đề tài chủ đề, về nhân vật và thể loại, về phương thức trần thuật và cách biểu hiện... Những chuyển động này có thể coi là một quá trình tự nhận thức để đưa văn học phát triển lên một tầm cao mới. ở đó truyện ngắn giai đoạn 1975-1985 được coi như bước chuẩn bị tích cực.
Chương II
Những thay đổi về đề tài và cảm hứng trong truyện ngắn việt nam 1975-1985
1. Những thay đổi về đề tài ở truyện ngắn sau 1975.
Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, văn học có khả năng phản ánh cuộc sống một cách đa dạng và phong phú. Đối tượng của văn học là một chân trời vô tận bao gồm toàn bộ thế giới tự nhiên, đời sống xã hội và cuộc sống của con người. Tuy nhiên, hiện thực thì vô hạn mà khả năng của một nhà nhà văn chỉ là hữu hạn. Vì thế, trong hoàn cảnh sống của con người, với những yêu cầu của hiện tại, với vốn sống, vốn văn hoá, vốn chính trị, cùng tài năng nghệ thuật của mình, nhà văn chỉ có thể chú ý khai thác một phạm vi cụ thể, xác định trong hiện thực khách quan để sáng tác. Phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm đó được gọi là đề tài của tác phẩm.
Như vậy, đề tài là một phương diện nội dung của tác phẩm, nó chỉ phạm vi hiện thực cụ thể đã đựơc nhà văn nhận thức, lựa chọn và phản ánh trong tác phẩm. Bất kỳ một tác phẩm văn học nào cũng có một đề tài nhất định, nó được xem như một nhân tố tương ứng với đối tượng phản ánh riêng của tác phẩm[20/116]. Cũng vì thế, xác định đề tài của tác phẩm chính là trả lời cho câu hỏi: tác phẩm viết về cái gì? Về phạm vi hiện thực nào trong cuộc sống? Tuy nhiên, không nên đồng nhất đề tài với đối tượng nhận thức, dấu hiệu đời sống hay nguyên mẫu thực tế của tác phẩm. Bởi vì, đối tượng là một cái gì nằm ngoài tác phẩm, đặt đối diện với tác phẩm. Các đối tượng ấy khi đi vào tác phẩm đã được khái quát hoá theo quan điểm nghệ thuật cuả nhà văn. Do đó, đề tài vừa mang dấu ấn rõ rệt của đời sống khách quan vừa in đậm dấu ấn chủ quan của nhà văn. Bản thân đề tài không mang tính tư tưởng nhưng cách thức lựa chọn đề tài này chứ không phải đề tài khác chứng tỏ nhà văn coi đề tài ấy là đáng lưu tâm trong thời điểm sáng tác đó. Hơn thế, việc lựa chọn