Vị Trí Của Phóng Sự Ngắn Trong Hoạt Động Sáng Tạo Truyền Hình Trên Sóng Truyền Hình Việt Nam

Điều này xuất phát từ một thực tế đó là “ khi người dân cầm một tờ báo lên, họ biết họ đang đọc những tin diễn ra hôm trước. Nhưng nếu người này vặn radio hay bật TV lên họ sẽ muốn biết xem tin mới nhất là gì, những gì xảy ra ngay ngày hôm đó, hay ngay cả trong giờ đó” [16, tr.196]. Một thủ thuật khác trong viết lời bình phóng sự ngắn là nên đưa thông tin quan trọng vào đầu câu hơn là vào cuối câu. Đây là một cách để nâng cao tính thời sự, tạo ấn tượng mạnh đối với tâm lý tiếp nhận. Ngoài ra lời bình phóng sự ngắn cũng không chấp nhận cách nói vòng vo, sử dụng những mỹ từ sáo rỗng, lạm dụng thuật ngữ, biệt ngữ thuộc chuyên ngành hẹp…

Nếu như lời bình là sản phẩm sáng tạo của người phóng viên, thì tiếng động hiện trường hay còn gọi là âm thanh tự nhiên, âm thanh gốc (natural sound) lại là sản phẩm khách quan, thu nhận từ bối cảnh. Tiếng động hiện trường làm gia tăng độ trung thực thuyết phục của hình ảnh, kích thích tâm lý tiếp nhận của người xem. Tiếng động hiện trường có thể buộc người xem phải quay lại nhìn vô tuyến khi đang lơ đãng hay đang làm một việc gì đó. Tiếng động có khả năng đánh thức cảm xúc trong lòng người xem. Nếu không có tiếng động hiện trường thì có nghĩa công chúng truyền hình đã bị tước đi một kênh tiếp nhận thông tin. Đúng như lập luận của Neil Everton “Mỗi khi chúng ta bỏ âm thanh tự nhiên vì chúng ta cần nhồi thêm lời bình – làm như vậy, chúng ta cướp đi của khán giả cơ hội đặc biệt nào đó. Chúng ta làm giảm cơ hội của khán giả chia sẻ khoảnh khắc đó với chúng ta. Và chúng ta làm yếu đi sức cuốn hút của phóng sự” [17, tr.43]. Do vậy tiếng động hiện trường thực chất cũng là một phần của thông tin. Thật khó thuyết phục khi đưa những cảnh quay về bão tố mà không nghe tiếng gió rít, khi đưa cảnh biểu tình, tuần hành lại không có tiếng ồn ào phản kháng đấu tranh, khi đưa cảnh chiến sự mà không có tiếng súng đạn…Có quan điểm cho rằng: “cách chuyển tải thông tin trong phóng sự truyền hình lý tưởng nhất là

không cần có lời bình mà để cho hình ảnh và tiếng động hiện trường tự nói lên tất cả” [48, tr.238].

Tiếng động hiện trường là khách quan nhưng cách sử dụng tiếng động hiện trường lại là sự sáng tạo chủ quan. Nhà báo Thanh Lâm- nguyên phó ban Thời sự đài truyền hình Việt Nam quan niệm: người làm phóng sự giỏi phải là người biết sử dụng tiếng động hiện trường giỏi. Cũng theo nhà báo Thanh Lâm trong hoạt động sáng tạo truyền hình ở nước ta hiện nay có tình trạng người làm truyền hình đang quá chú trọng hình ảnh, lời bình nhưng lại xem nhẹ âm thanh tự nhiên. Trong khi đó theo biên tập viên quốc tế Thu Hằng (ban Thời sự đài truyền hình Việt Nam) thì các phóng viên nước ngoài rất có ý thức sử dụng tiếng động, đặc biệt tiếng động thường được sử dụng như một công cụ mang tính ý đồ để vào đầu phóng sự. Thay cho lời bình, tiếng động mở đầu phóng sự luôn có khả năng kích thích tốt hơn sự tò mò. Sử dụng tiếng động đúng chỗ, đúng thời điểm có giá trị gấp nhiều lần dùng lời bình. Điều này giải thích vì sao, trong kỹ thuật viết lời bình cần phải giành những khoảng trống để ưu tiên hình ảnh nhạy cảm và tiếng động hiện trường (người trong nghề gọi đây là những khoảng lặng).

Cùng với lời bình và tiếng động hiện trường, âm nhạc là một phần của âm thanh trong phóng sự truyền hình. Âm nhạc vốn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho phim tài liệu và các dạng phóng sự có thời lượng dài. Đối với phóng sự ngắn âm nhạc ít xuất hiện. Âm nhạc sử dụng trong phóng sự ngắn là sự sáng tạo đặc biệt trong những trường hợp đặc biệt. Chẳng hạn khi chương trình thời sự VTV1 làm phóng sự tưởng nhớ nhạc sỹ Văn Cao, Trịnh Công Sơn thì những sáng tác tiêu biểu của người nhạc sỹ được sử dụng làm nhạc nền cho lời bình và hình ảnh phóng sự, qua đó nhân lên niềm xúc cảm và tạo hiệu ứng nghệ thuật đặc biệt. Dù vậy việc sử dụng âm nhạc trong phóng sự ngắn luôn là điều phải hết sức cân nhắc.


- Đặc trưng về phỏng vấn

Phỏng vấn tiếng Anh là Interview. Nó bao gồm tiết đầu ngữ “Inter” nghĩa là tác động lẫn nhau, hướng vào nhau và từ “view” nghĩa là quan điểm ý kiến. Như vậy nội hàm của phỏng vấn là trao đổi ý kiến, quan điểm, các sự việc, dữ kiện. Phỏng vấn trong hoạt động báo chí nói chung tồn tại vừa với tư cách là một thể loại báo chí độc lập, vừa là công cụ để thu thập thông tin.

Kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động báo chí cho thấy trong phỏng vấn chỉ nên hỏi người được phỏng vấn những gì mà phóng viên không thể nói hoặc không đủ thẩm quyền để nói. Khi thực hiện phỏng vấn cũng cần tránh dạng câu hỏi mang tính áp đặt, câu hỏi đóng, câu hỏi hai trong một, câu hỏi quá rộng, câu hỏi mang tính liệt kê, câu hỏi rập khuôn, công thức… Có một câu nói mang tính nguyên tắc của giới báo chí nước ngoài khi thực hiện phỏng vấn đó là: A bad answer is caused a bad question ( một câu trả lời tồi bắt nguồn từ một câu hỏi tồi). Về lý thuyết nếu người đối thoại không hiểu câu hỏi thì lỗi là ở người phỏng vấn chứ không phải ở người đối thoại. Do vậy ngôn ngữ phỏng vấn phải phù hợp với trình độ học vấn, trình độ nhận thức, văn hoá ứng xử của người được phỏng vấn. Nói như nhà nghiên cứu X.A. Muratốp thì “ một câu hỏi hay là câu hỏi được đưa ra hết sức phù hợp với ngôn ngữ của người đối thoại” [34, tr.124].

Trong phóng sự ngắn truyền hình, phỏng vấn được sử dụng nhằm chuyển tải, biểu thị quan điểm thái độ, nhận thức, hiểu biết của người trong cuộc. Đối tượng phỏng vấn có thể là nhân chứng (khi phản ánh một sự kiện), có thể là chuyên gia (khi bàn về một vấn đề), có thể là người có trách nhiệm đối với sự kiện hiện tượng mà phóng sự đề cập... Sự xuất hiện của người trong cuộc khi trả lời phỏng vấn sẽ làm cho thông tin đề cập trong phóng sự trở nên khách quan, vấn đề được phân tích một cách chặt chẽ.

Thời lượng ngắn không cho phép phóng sự ngắn có nhiều phỏng vấn và mỗi phỏng vấn có dung lượng kéo dài. Thông thường một phóng sự ngắn có từ 2-3 phỏng vấn ( cũng có thể hơn) bởi như cách lập luận của các tác giả Brigitte Besse và Didier Desormeaux thì “việc quá nhiều người được phỏng vấn sẽ tạo ra tình trạng mơ hồ, tối nghĩa, khi đó cần phải xác định rò ràng ai là chính và ai là phụ” [4, tr.224]. Đơn vị thời gian của mỗi phỏng vấn chỉ có thể đo bằng giây. Do vậy mỗi phỏng vấn trong phóng sự ngắn truyền hình chỉ chứa đựng một thông tin cốt lòi, nói cách khác phỏng vấn trong phóng sự ngắn phải là những phỏng vấn ngắn gọn, đúng trọng tâm, đúng ý đồ. Nhà báo Hà Nam – nguyên phó ban Chuyên đề đài Truyền hình Việt Nam cho rằng: một phỏng vấn trong phóng sự ngắn đôi khi chỉ cần đề cập đến một ý, nghĩa là không cần dùng hết một câu trọn vẹn của nhân vật được phỏng vấn. Để nhân vật nói đúng ý đồ, đòi hỏi sự chuẩn bị tích cực từ phía phóng viên. Nhà báo Trần Bình Minh – nguyên phó tổng giám đốc đài Truyền hình Việt Nam khẳng định: “ Suy cho cùng thành công của cuộc phỏng vấn phụ thuộc vào kiến thức của phóng viên về vấn đề, lĩnh vực, đối tượng mà mình tiến hành phỏng vấn”. [27, tr.63]

Đặc điểm ngắn gọn, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề là đặc điểm nổi bật trong sử dụng phỏng vấn của phóng sự ngắn truyền hình. Ở các thể loại khác, thời lượng phỏng vấn có thể cho phép một độ co dãn tương đối. Trong trả lời phỏng vấn, đối tượng có thể đề cập cùng lúc một số vấn đề mà không sợ lạc chủ đề hoặc ảnh hưởng đến thời lượng chung của phóng sự.


- Đặc trưng về dẫn hiện trường

Dẫn hiện trường ( hay còn gọi là hiện dẫn) là một phần thú vị trong cấu trúc phóng sự truyền hình nói chung và phóng sự ngắn truyền hình nói riêng. Dẫn hiện trường là việc phóng viên trực tiếp xuất hiện trong phóng sự truyền

hình để nói về một nội dung nào đấy liên quan đến vấn đề mà phóng sự đang đề cập. Theo nhà báo Eric Fikhtellius (tác phẩm: 10 bí quyết kỹ năng nghề báo), khái niệm dẫn hiện trường trong tiếng Anh được diễn đạt bằng từ “Standup”. Trước đây thường rất ít khi phóng viên hiện dẫn nhưng với xu thế đổi mới cách làm truyền hình hiện nay, phóng viên xuất hiện ngày càng nhiều hơn trong phóng sự, nhất là phóng sự ngắn. Ở đài truyền hình Việt Nam, Ban Thời sự đưa ra cơ chế khuyến khích phóng viên hiện dẫn bằng cách sẵn sàng trả thêm nhuận bút cho những phóng sự có hiện dẫn tốt. Còn ở các bản tin truyền hình phương Tây, đặc biệt là bản tin của CNN, rất dễ nhận thấy phóng viên dẫn hiện trường liên tục. Nhiều khi chỉ mới cập nhật thông tin mà chưa kịp ghi lại hình ảnh, phóng viên liền đứng dẫn ngay tại hiện trường như một giải pháp thay thế hình ảnh. Thường thì phóng viên nước ngoài hay hiện dẫn ở những phóng sự “nóng” như chiến sự, thiên tai hoặc các vùng đất lạ...

Phóng sự ngắn truyền hình là thể loại bó hẹp về thời lượng và do vậy khi tiến hành hiện dẫn phóng viên cần phải tự trả lời câu hỏi liệu có cần thiết phải dẫn hay không. Hay nói cách khác sự xuất hiện của phóng viên trong phóng sự phải là sự xuất hiện có nghĩa. Nếu thực sự không cần thiết phải hiện dẫn, nếu hiện dẫn không giúp ích cho việc triển khai phóng sự thì tốt hơn nên ưu tiên thời lượng vào việc khác. Thường thì hiện dẫn trong phóng sự ngắn chỉ được thực hiện trong một số tình huống cụ thể như: phóng viên cần khẳng định một cách có thẩm quyền rằng mình là người làm chủ thông tin, dẫn hiện trường để làm tăng thêm sức nóng của vấn đề, dẫn khi không đủ hình ảnh hoặc hình ảnh không đủ sức mạnh để diễn đạt một vấn đề… Dẫn hiện trường còn góp phần tạo cảm giác thân thiện với khán giả. Nếu người dẫn là những phóng viên có tên tuổi thì sức nặng của phóng sự thậm chí sẽ được nâng lên.

Dẫn hiện trường phụ thuộc rất nhiều vào cái duyên của người dẫn. Không phải ai làm phóng sự hay cũng dẫn hiện trường tốt. Chính vì thế thật khó để hình thành nguyên tắc chung về dẫn hiện trường. Tuy nhiên theo kinh nghiệm nghề nghiệp của một số nhà báo trong cũng như ngoài nước thì vẫn có thể đưa ra một số lời khuyên cho phóng viên khi hiện dẫn trong phóng sự ngắn. Những lời khuyên đó là: không nên dẫn ngay từ đầu phóng sự và ngay khi kết thúc phóng sự bởi tốt nhất hãy để khán giả tiếp xúc và chia tay phóng sự bằng những hình ảnh biết nói. Khi dẫn phóng viên không nên nói “ tôi đang ở đâu” mà hãy nói “tại đây đang xảy ra chuyện gì…”. Phóng viên cần tránh hiện dẫn ở những hoàn cảnh nhạy cảm dễ gây xúc động, không nên đưa số liệu mang tính liệt kê vào trong lời dẫn, hãy bắt đầu lời dẫn bằng một chi tiết cụ thể…

Do chịu sự chi phối của thời lượng nên dẫn hiện trường trong phóng sự ngắn cũng bắt buộc phải ngắn gọn, đơn giản và đặc biệt là đúng trọng tâm, đúng tinh thần mà phóng sự đề cập. Theo phóng viên Văn Thành (Ban Thời sự đài Truyền hình Việt Nam) thì nếu phóng viên dẫn 3 câu người xem sẽ biết anh ta nói gì nhưng nếu dẫn tới 5 câu người xem sẽ không thể nhớ những gì anh ta đã nói. Dẫn hiện trường phải tiến hành trong những khung cảnh cụ thể với những câu chuyện cụ thể, tránh nói vòng vo chung chung.


1.2.4. Vị trí của phóng sự ngắn trong hoạt động sáng tạo truyền hình trên sóng truyền hình Việt Nam


Sự xuất hiện của phóng sự ngắn truyền hình là yêu cầu tất yếu trong xu thế vận động đổi mới hoạt động sáng tạo truyền hình nói chung và sáng tạo chương trình thời sự nói riêng. Với khả năng ứng dụng linh hoạt, hình thức sáng tạo đa dạng phong phú cộng thêm tính mới mẻ độc đáo, phóng sự ngắn

mang lại những cách hiểu, cách quan niệm khác nhau là điều không tránh khỏi.

Trong hoạt động sáng tạo truyền hình hiện nay, phóng sự ngắn đang được sử dụng trên hai phương diện: phổ biến nhất là phóng sự phát trong chương trình thời sự và trong một chừng mực nào đó là phóng sự đóng vai trò phóng sự linh kiện trong các chương trình truyền hình mang tính ma-ga-zin.

Phóng sự ngắn đóng vai trò phóng sự linh kiện thường có ý nghĩa minh hoạ cho các chủ đề, các câu chuyện đề cập trong chương tổng hợp. Có ý kiến cho rằng không nên gọi phóng sự linh kiện là phóng sự ngắn bởi phóng sự linh kiện chỉ có tính minh hoạ, mô tả thêm về nhân vật hoặc sự kiện trong một chương trình tổng hợp mà “không có đời sống riêng” như phóng sự ngắn. Tuy nhiên trong thực tế hoạt động sáng tạo truyền hình lại có khá nhiều phóng sự linh kiện tự thân nó đã chứa đựng được những vấn đề khá trọn vẹn và hoàn toàn có thể phát sóng trong chương trình Thời sự nếu vấn đề nêu ra có giá trị thời sự. Ngược lại nhiều phóng sự ngắn phát sóng trong chương trình Thời sự (VTV1) được sử dụng lại ở các chương trình tổng hợp với vai trò phóng sự linh kiện. Biểu hiện rò nhất là các phóng sự sử dụng trong các chương trình của Ban Thời sự như Sự kiện bình luận, Toàn cảnh thế giới, Tạp chí Kinh tế cuối tuần, Hội nhập, Tiêu điểm… Do vậy trong một chừng mực cụ thể phóng sự ngắn vẫn có thể đóng vai trò phóng sự linh kiện trong các chương trình truyền hình mang tính tổng hợp. Tuy nhiên phóng sự ngắn đóng vai trò phóng sự linh kiện không nhất thiết phải mang tính thời sự mặc dù sự kiện hoặc vấn đề được đề cập phải là sự kiện, vấn đề có khả năng thu hút sự quan tâm chú ý của số đông.

Khác với phóng sự ngắn đóng vai trò phóng sự linh kiện, phóng sự ngắn phát trong chương trình thời sự thường tạo ra những góc nhìn sâu về các mặt của dòng chảy thông tin. Tính thời sự là yêu cầu hàng đầu của phóng sự

ngắn. Nhà báo Trần Bình Minh – nguyên phó tổng giám đốc đài Truyền hình Việt Nam, người có công đầu đưa phóng sự ngắn thành thể loại đắc lực của chương trình Thời sự trên VTV1 nhận xét: “Thể loại phóng sự ngắn sống được là nhờ vào tính thời sự (thời điểm của nó). Một phóng sự về vấn đề lũ dù còn thô, còn mộc, dù phim quay mờ, lời bình chưa trau chuốt nhưng sẽ cực kỳ có giá trị nếu nó được phát đúng vào lúc trận lũ còn đang hoành hành. Còn để một tháng sau, thì dẫu có làm hay hơn, kỳ công hơn, đầu tư nhiều hơn – thì nó vẫn không đạt hiệu quả” [ 21 ].

Chính với những thế mạnh riêng có như nhanh, chính xác, hiệu quả, phóng sự ngắn thực sự “bừng nở ” trên “mảnh đất thời sự”. Nếu nói phóng sự là đơn vị cơ sở của báo hình ( cách nói của Brigtte Besse và Didier Desormeaux) thì phóng sự ngắn là đơn vị cơ sở của chương trình thời sự truyền hình. Đối với các chương trình Thời sự, phóng sự ngắn đóng vai trò xung kích trong việc chuyển tải thông tin, mang đến cho công chúng những góc nhìn mới mẻ sâu sắc trước các sự kiện vấn đề đang thu hút sự quan tâm chú ý của số đông. Phóng sự ngắn là bộ phận quan trọng trong cơ cấu tổ chức chương trình thời sự, là công cụ hữu hiệu bậc nhất của người làm thời sự đồng thời là dạng thể loại phù hợp nhất với tâm lý tiếp nhận của người xem thời sự. Trung bình một chương trình Thời sự 19h của VTV1 hiện nay giành khoảng 15 -17 phút (trong tổng thời lượng 32 phút tin tức trong nước) cho các phóng sự ngắn. Nghĩa là một chương trình Thời sự 19h sử dụng bình quân từ 5-6 phóng sự ngắn, chiếm tỉ lệ khoảng 45-50% lượng tin bài.


Có thể thấy được tỉ lệ sử dụng phóng sự ngắn trong các chương trình Thời sự 19h trên VTV1 một cách cụ thể qua bảng thống kê ngẫu nhiên dưới đây.

Ngày phát sóng

Số lượng phóng sự ngắn sử dụng

Số lượng tin bài

trong chương trình Thời sự

Tỉ lệ % (gần đúng)

18/2/2008

6

13

46,15

19/2/2008

7

13

53,84

13/3/2008

7

13

53,84

14/3/2008

4

17

23,52

11/4/2008

7

14

50

12/4/2008

6

12

50

16/4/2008

6

14

42,85

26/4/2008

5

12

41,66

28/4/2008

3

13

23,07

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Kết cấu phóng sự ngắn truyền hình - 5

Ngày đăng: 20/07/2022