Sự Chuyển Đổi Cảm Hứng Nghệ Thuật Trong Truyện Ngắn 1975 - 1985


Trong tình yêu những người phụ nữ luôn luôn mong muốn có được hạnh phúc thực sự. Trái tim họ dường như bao giờ cũng nhạy cảm hơn. Cũng giống như Ngân, Minh (Người không đi cùng chuyến tàu - Nguyễn Quang Thân) khi phát hiện ra những điều ẩn trong cách nói dở dang, ậm ờ của chồng khiến chị vô cùng thất vọng. Bởi chính cách nói lửng lơ ấy đã giúp anh giải quyết những vấn đề rất tế nhị. Thậm chí chị còn nhìn thấy tất cả những cái lố bịch thảm hại của chồng. Và chị biết trái tim rạn nứt của mình sẽ không bao giờ còn được lành lặn như xưa.

Từ khi chiến tranh kết thúc, mọi người ngỡ rằng có thể yên tâm mưu cầu tình yêu và hạnh phúc. Nhưng thực tế lại chứng tỏ không hề có sự dễ dàng phẳng lặng trên lĩnh vực này. Nhất là khi có những toan tính về vật chất về địa vị len lỏi vào. Nếu cái gì cũng muốn được nhưng không chịu thiệt thòi tí nào cả như Giang (Lựa chọn- Nguyễn Bao) thì cả đời sẽ chẳng bao giờ tìm được thứ hạnh phúc trọn vẹn. Bởi cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng thuận lợi. Mỗi khi gặp khó khăn con người phải đứng trước nhiều lựa chọn. Sự lựa chọn của Giang từ Thới sang Long rồi lại từ Long sang Thới và cuối cùng là Long liệu có đem lại cho cô hạnh phúc trong khi đến với người này lại tiếc người kia?

Trong Mẹ và con của Ma Văn Kháng lại là khát vọng hạnh phúc của nữ bác sỹ 42 tuổi. Sau khi chồng chị hy sinh hơn 10 năm, đây là lần đầu tiên có một người ngỏ ý muốn sống với chị những ngày còn lại của cuộc đời. Trong lúc chị vẫn khao khát tình yêu lại vấp phải những sự cản trở của người thân. Cả người mẹ chồng và đứa con gái lớn của mình đều không muốn chia sẻ tình yêu của chị cho ai. Buồn thay tình yêu này lại cản trở tình yêu kia. Người thân này lại cản trở người thân yêu kia. Phải chăng hạnh phúc không thể tìm lại được một khi đã mất?[67/341] Câu hỏi ấy nhiều khi cứ day dứt trong chị. Biết rằng khát vọng hạnh phúc của chị là chính đáng song chị cứ phải tìm mọi cách để kìm nén tình cảm của mình. Thì ra để có được tình yêu


và hạnh phúc trong cuộc sống này không phải dễ. Con người không chỉ biết yêu mà còn phải biết ứng xử với chính người mình yêu, với gia đình, với những người xung quanh thì mới có được hạnh phúc thực sự.

Viết về tình yêu và hạnh phúc cá nhân là một đòi hỏi chính đáng trong đời sống con người, cũng là một yêu cầu bức xúc từ thực tế đời sống xã hội của đất nước sau năm 1975. Từ góc độ tiếp cận con người cá nhân, các tác giả khi đi vào đề tài này đã góp tiếng nói chung hướng về tình yêu hạnh phúc của con người. Mặt khác, trước những biến đổi của cuộc sông hiện đại, những giá trị tinh thần đang có nguy cơ bị lung lay thì tiếng nói ca ngợi những tình cảm trong sáng lành mạnh, ấm áp tình đời lại như một sự thức tỉnh con người.

Chiến tranh kết thúc cả nước bước vào chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây là thời kỳ khai phá một hình thái xã hội trước đây chưa từng có trong hiện thực. Các cuộc đấu tranh trên mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa tạo nên một sự phân cực sâu sắc trên bình diện đạo đức và nhân cách con người. Đúng như Nguyễn Minh Châu nói, đó là thời kỳ diễn ra một cuộc đối chứng giữa hai mặt nhân cách và phi nhân cách, giữa cái hoàn thiện và chưa hoàn thiện, giữa ánh sáng và những khoảng bóng tối vẫn còn rơi rớt bên trong tâm hồn của mỗi người miếng đất nương náu và gieo mầm nhiều lỗi lầm và tội ác[11/364]. Bằng sự nhạy cảm của ngòi bút nhiều nhà văn như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nhật Tuấn, Dương Thu Hương, Lê Minh Khuê đã phanh phui mổ xẻ để nhận rõ mặt cái xấu, cái ác và sự tha hóa về đạo đức con người. Đồng thời đưa ra những lời cảnh báo cho những hành vi ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên trong cuộc sống hiện đại.

Trong tập truyện Một chiều xa thành phố, Lê Minh Khuê đã tiếp cận đến một đời sống xã hội mới. Một xã hội nhan nhản lối sống vị kỷ, lối tính toán vụ lợi biến con người trở thành nô lệ của đồng tiền, của vật chất, của danh vọng mà trước đó chưa từng được nói đến trong văn học thời kỳ chiến


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

tranh. Những đảo lộn từ cuộc sống chiến tranh sang hòa bình, từ hy sinh sang hưởng thụ, từ gắn kết cộng đồng sang đời sống cá nhân khiến nhiều người trở lên vô cảm, thờ ơ với con người, chạy theo những dục vọng. Cô Kim (Dòng sông), Cô Bích (Những người đàn bà), Cô Tân (Một chiều xa thành phố) đã thay đổi tâm tính một cách đáng ngạc nhiên. Nếu Kim lao theo đồng tiền với một đam mê kỳ lạ đến nỗi chính cô bị đồng tiền ấy quật ngã thì Bích khao khát được hưởng thụ tình yêu và vật chất nên đã trở thành nô lệ cho những tủ lạnh, búp bê, máy nghe nhạc, va li, son phấn, còn Tân lại chạy theo những người có tiếng tăm, những chuyến đi nước ngoài mà quên đi những lời hứa, những kỷ niệm tốt đẹp đối với người bạn đã từng thân thiết. Lê Minh Khuê đã đặt nhân vật của mình trong nhiều mối quan hệ đời thường để thấy được thực trạng luân lý đạo đức đang trên đà trượt dốc. ngòi bút này, vấn đề tiêu cực trong đạo đức, trong hành xử của con người được đưa ra khá mạnh mẽ như để rung hồi chuông cảnh tỉnh. Tuy nhiên, với cái nhìn tỉnh táo và trái tim nhân hậu, với niềm tin vào con người, nhà văn cho chúng ta thấy tình thương yêu đồng loại chưa hẳn đã mất đi. Tình thương yêu là dường cột để con người đối chọi với sự tha hóa về đạo đức. Nhà văn đặc biệt coi trọng đạo đức gia đình bởi gia đình là cơ sở cho việc hình thành các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh việc phơi bày những rạn nứt trong những gia đình khi đứng trước nền kinh tế thị trường, tác giả vẫn dành những tình cảm nồng ấm khi viết về hạnh phúc, về sự vững bền của gia đình. Đó là nơi lưu giữ nề nếp, phong tục tốt đẹp, cũng là nơi cứu rỗi mỗi thành viên khi sa chân lạc bước. Vì thế, cô Kim sau những sai lầm đã đứng dậy được nhờ tình yêu thương của cha mẹ, anh chị.

Ngày đẹp trời của Ma Văn Kháng cũng hướng tới những mảng đời sống hiện tại với nhiều mâu thuẫn biến cố, cảnh ngộ của một thời kỳ chuyển động với nhiều diễn biến phức tạp trong đời sống xã hội và tinh thần con người thời đại. đó, vấn đề đạo đức nhân cách của con người cũng được nhận ra một cách sâu sắc nhưng nghiêng về hướng dự báo giúp mọi người cái

Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985 - 9


khả năng tỉnh táo để nhận thức sâu sắc hơn về cuộc đời trong toàn bộ tính phong phú và phức tạp của nó. Trong Đợi chờ là người bố hết lòng thương yêu và sẵn sàng hy sinh cho đứa con gái độc nhất. Nhưng ông đã thiếu tỉnh táo để điều chỉnh con, làm cho con chỉ biết hưởng thụ, thỏa mãn mọi đòi hỏi mà không biết quan tâm và hy sinh cho người khác. Kết cục là sau 6 năm học tập ở nước ngoài trở về, cô con gái đã quên cả người cha đang lâm bệnh nặng. Trong phút lâm chung ông đã chua chát nghĩ rằng : tình yêu và nói chung mọi thứ tình cảm khác là vô bổ ở thời hiện đại ở lớp trẻ bây giờ chăng?[31/4] Đó còn là sự bội bạc trong tình cảm của Phú (Quê nội), là sự tha hóa của một nữ giáo viên do đuổi theo danh vọng và uy tín cá nhân như cô Thảnh (Cô giáo chủ nhiệm), là lối sống thu mình, vô trách nhiệm với mọi người xung quanh như Luyến (Mất điện)Tuy nhiên tất cả những trường hợp này không phải là phổ biến mà chỉ là những hiện tượng cá biệt. Trong xã hội còn không ít người sống thiếu trách nhiệm và lương tâm nhưng cũng không thiếu những tấm gương tốt để giúp con người tin tưởng vào những điều tốt đẹp. Nếu Luyến thờ ơ khi cả khu tập thể mất điện thì vợ anh lại sẵn sàng lo tìm cách sửa chữa dù cho cô chỉ là thợ điện nghiệp dư. Trong khi cả khu tập thể tránh động đến kẻ ngang ngược, phi lý, sẵn sàng chà đạp lên bất kỳ ai thì vợ Luyến đã không chấp nhận quyết đưa hắn về đúng chỗ của hắn là nhà thương điên. Chị không thể sống theo cái triết lý của chồng: Thời buổi này, tốt nhất là không đụng chạm vào ai cả[31/128]. Vì ở xó xỉnh nào cũng sẵn có một hai thằng điên điên dở dở, chuyên cản trở phá phách. Mọi người đều biết nó xấu mà vẫn phải ngậm tăm. Nếu ai cũng khôn ngoan một cách hèn nhát như Luyến thì cái ác, cái xấu sẽ mặc sức hoành hành. Chính trách nhiệm trong lối sống của vợ Luyến đã soi sáng tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm: Hoàn cảnh có thể làm cho con người hèn hạ đi và nỗi khổ đau lớn nhất của con người là để mất khả năng thẩm định và sự gắng gỏi trong hành động[31/130]. Đường ngoằn nghèo nguy hiểm cũng là một trường hợp sống đầy lương tâm


và trách nhiệm. Là người lái xe lâu năm, Thiết chưa từng để xảy ra một tai nạn nào. Nhưng trong một chuyến công tác tai nạn bất ngờ đã xảy ra. Do tình thế của hiện trường, Thiết có thể đẩy trách nhiệm cho người khác nhưng anh đã tự giác nhận lỗi vì không muốn trở nên một tên lừa đảo sau khi đã gây ra tai họa. Dẫu là vô tình anh cũng trở thành kẻ phạm tội. Dù phải trả cái giá thật đắt anh đã sống đúng với lương tâm trong sạch. Đặt song song mặt tốt và mặt xấu bên cạnh nhau, truyện ngắn của Ma Văn Kháng tạo ra cho người đọc khả năng tự đánh giá, tự nhận thức những vấn đề thiết thân trong đời sống xã hội và trong mỗi con người. Hướng tiếp cận đời thường từ ánh sáng của lý tưởng nhân đạo, với khát vọng cổ vũ cho con người sống tốt hơn và trở nên dũng cảm hơn là sức lôi cuốn của mỗi truyện ngắn trong tập Ngày đẹp trời.

Trong những truyện ngắn khác của Nguyễn Quang Thân, Bùi Hiển, Nhật Tuấn, vấn đề đạo đức của con người cũng được hiện ra một cách khá găy gắt. Đó là sự tráo trở của Huấn với người thầy của mình (Chân dung - Nguyễn Quang Thân), là sự kỷ luật cán bộ một cách tùy tiện của ông trưởng phòng hành chính (Bọn họ - Nhật Tuấn), là việc tranh giành của cải của trong gia đình (Căn nhà ở phố - Nam Ninh)

Truyện ngắn giai đoạn1975- 1985 tiếp tục lật xới các mảng hiện thực của cuộc sống ở cả hai chiều quá khứ và hiện tại, để mong góp một tiếng nói định vị cho người đọc một thái độ nhìn nhận, đánh giá những hiện tượng của cuộc sống hiện đại cũng như có cái nhìn đầy đủ, khách quan và toàn vẹn hơn về quá khứ. Do đặc trưng của thể loại, truyện ngắn thường để lại dư âm buộc người đọc phải suy ngẫm những điều ẩn chứa sau những cảnh đời, những số phận về giá trị con người. Truyện ngắn cũng không né tránh mà dũng cảm, thẳng thắn nhìn vào hiện thực dưới góc độ chính trị. Vì thế, truyện ngắn sẽ còn nhiều cái sẽ được đọc, được lấy làm suy ngẫm cả khi cái thời này đã qua đi, lịch sử đã khép lại bình yên. Con người thì không thôi thao thức về số phận mình, truyện ngắn là những mảnh đời họ sẽ tìm lại [52/28].


2. Sự chuyển đổi cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn 1975 - 1985

Cảm hứng nghệ thuật là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động lớn đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm. Cảm hứng nghệ thuật chứa tình cảm mạnh mẽ, chân thành, một tình cảm xã hội đã được nhà văn ý thức. Đó có thể là những tình cảm khẳng định như ngợi ca, vui sướng, biết ơn, tin tưởng, yêu thương hay đau đớn, xót xa, thương tiếc.Nhưng cũng có thể là những tình cảm phủ định các hiện tượng tiêu cực, xấu xa như tố cáo, căm thù, phẫn nộ, châm biếm, chế giễu, mỉa maiCác tình cảm đó gợi ra từ các hiện tượng xã hội được phản ánh trong tác phẩm tạo thành nội dung cảm hứng nghệ thuật của tác phẩm. Người ta thường nhắc tới cảm hứng yêu nước, cảm hứng nhân đạo, cảm hứng anh hùngchính là nói tới những tình cảm mang lí tưởng lớn chi phối sự đánh giá của nhà văn về hiện thực. Có thể nói cảm hứng nghệ thuật là trạng thái tâm lí then chốt, có ý nghĩ quyết định tới quá trình sáng tạo của nhà văn. Bởi chính trạng thái cảm xúc cao độ của người nghệ sĩ sẽ đem lại một chất lượng nghệ thuật cao cho tác phẩm của mình.

2.1. Chuyển đổi từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự, đời tư

Văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975 là nền văn học mang đậm khuynh hướng sử thi. Điều này đã được khẳng định trong nhiều công trình nghiên cứu. Tính sử thi thể hiện trong văn học ở chỗ thiên về miêu tả và ngợi ca những sự kiện có ý nghĩa trọng đại với một cộng đồng, một dân tộc, ở một thời điểm lịch sử nhất định. Với dân tộc Việt Nam, từ mùa thu năm 1945 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 30 năm chiến đấu anh dũng, ngoan cường. Đó là khoảng thời gian có những biến cố dữ dội với toàn dân tộc. Gắn với một nền văn học mang đậm tính sử thi là những nguồn cảm hứng sử thi. Cảm hứng sử thi gắn với âm điệu ngợi ca và thấm đẫm niềm lạc quan cách mạng. Ngợi ca những chiến công oanh liệt, những người anh hùng xả thân vì nền


độc lập của Tổ quốc. Đó là những con người dường như kết tinh đầy đủ những phẩm chất cao quý nhất của cộng đồng.

Dù trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt nhưng cảm hứng sử thi đã khiến cho văn học luôn mang âm điệu chính là lạc quan. Dù đi vào chốn lửa đạn, đi vào nơi mà ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc nhưng tất cả đều náo nức trong niềm vui ra trận: Những buổi vui sao. Cả nước lên đường. Xao xuyến bờ tre. Từng hồi trống giục (Chính Hữu). Niềm vui, niềm lạc quan tin tưởng đã trở thành cảm xúc tiêu biểu của thời đại. Niềm vui ấy đem lại sự thanh thản trong tâm hồn con người để hoà mình vào dòng thác cách mạng. Đây cũng là thời kỳ không có chỗ đứng cho cá nhân, cho những riêng tư đời thường. Bởi thế dáng đứng anh giải phóng quân trên đường bay Tân Sơn Nhất cũng trở thành dáng đứng Việt Nam, tạc vào thế kỷ (Lê Anh Xuân).

Cảm hứng sử thi không chỉ bó hẹp trong một số tác phẩm mà gần như là hơi thở xuyên suốt hầu hết chặng đường của nền văn học trong chiến tranh. Trong đó nổi bật là cảm hứng yêu nước, cảm hứng anh hùng. Bằng nguồn cảm hứng này, văn học đã phản ánh và ca ngợi cuộc chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc, góp phần đốt lên ngọn lửa nhiệt tình trong lòng bạn đọc. Nguồn cảm hứng này là dòng mạch chính xuyên suốt nửa thế kỷ văn học, tạo nên diện mạo của văn học ở thời điểm lịch sử đặc biệt này. Nhìn từ góc độ cảm hứng thể loại, Lã Nguyên cho rằng toàn bộ hệ thống thể loại của văn học Việt Nam 1945-1975 đều rất thống nhất với nhau trong khuynh hướng cảm hứng. Từ truyện cho tới thơ, từ kịch cho đến kí, tất cả đểu rưng rưng cảm hứng trước cái đẹp cao cảĐó là thế giới của cái cao cả, cái đẹp vượt lên trên sự tàn phá, huỷ diệt của bom đạn chiến tranh. Cho nên, tiếp xúc với bất kỳ một thể loại nào của giai đoạn văn học này ta đều chứng kiến sự chiến thắng huy hoàng của chất thơ đối với chất văn xuôi, và ưu thế tuyệt đối của


giọng trữ tình rưng rưng, hào sảng đối với tư duy phân tích và giải thích[46/213].

Từ cuối những năm 70 đầu những năm 80, khi cả nước đã bước ra khỏi chiến tranh để trở về với cuộc sống bình thường, văn xuôi cũng đang dần dần có một sự chuyển dịch cảm hứng ngày càng rõ: cảm hứng sử thi đang chuyển dần sang cảm hứng thế sự đời tư. Từ những truyện ngắn: Hai người trở lại trung đoàn (1979), Những bông bần li (1981), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985), Ngày đẹp trời (1986)thì cảm hứng thế sự, đời tư đã gây được những bất ngờ thú vị. Mặc dù nhiều truyện ngắn cũng như tập truyện ngắn chưa hoàn toàn tách rời khoảng cách sử thi nhưng có thể nhận thấy cảm hứng tự hào, ca ngợi, chiêm ngưỡng đã chuyển dần sang những cảm hứng lắng đọng suy tư. Các tác phẩm tuy bớt đi chất hào hứng, tráng lệ nhưng lại mang vẻ đẹp của sự trầm tĩnh và trải nghiệm. Cảm hứng đạo đức thế sự đã đem lại cho truyện ngắn nhiều chất tiểu thuyết hơn. Bởi yếu tố đời tư càng phát triển thì chất tiểu thuyết càng tăng, ngược lại yếu tố lịch sử dân tộc càng phát triển thì chất sử thi càng đậm đà[78/223].

Nếu cảm hứng sử thi, lý giải mọi vấn đề của đời sống trên hệ quy chiếu là lịch sử xã hội, là lợi ích của giai cấp, của cộng đồng thì cảm hứng thế sự lại hướng về con người cá nhân, cá thể trong tất cả những mối quan hệ phong phú, phức tạp tồn tại hàng ngày. Khi cảm hứng thế sự trở thành mạch cảm hứng chủ đạo thì đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trở thành đối tượng để nghiên cứu chính của nhà văn. Cũng từ sự chuyển đổi cảm hứng này thấy rõ hơn sự thay đổi các khu vực đề tài ở nhiều tác giả. Do yêu cầu của cách mạng, văn xuôi trước 1975 ít giành chỗ cho những đề tài mang tính thế sự đời tư. Nhưng sau 1975, văn xuôi cũng vận động để phản ánh kịp thời những vấn đề nóng bỏng của đời sống, đáp ứng tâm lý và nhu cầu của công chúng thời bình, để bổ sung cân bằng trạng thái tâm lý bất thường của văn học thời chiến tranh. Cuộc sống đời thường muôn hình vạn trạng đã trở thành mảnh đất màu

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí