Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985 - 5


bất kỳ nền văn học nào, con người cũng là đối tượng trung tâm của phản ánh hiện thực. Quan niệm về con người trong văn học là quan niệm nghệ thuật được nhà văn nhận thức và phản ánh trên cơ sở hiện thực. Theo thi pháp học Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hoá thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức để thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hiện tượng nhân vật trong đó[78/43].

Tìm hiểu nghệ thuật về con người tức là tìm hiểu cách nhìn, chiều sâu của sự khám phá, sự lý giải, trình độ chiếm lĩnh con người của nhà văn. Quan niệm nghệ thuật về con người là cốt lõi tinh thần, là phương diện có tầm quan trọng hàng đầu để xác định những đặc trưng cơ bản, xác định trình độ, tài năng, sự đóng góp của nhà văn cho văn học và đời sống. Quan niệm về con người liên quan đến toàn bộ quá trình sáng tạo của nhà văn, đến tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của tác phẩm. Nó đánh dấu sự thay đổi đáng kể của hệ hình tư duy trong sáng tác của nhà văn. Tuy nhiên không thể quy nó vào tinh thần đạo đức, chính trị, nhận thức cảm tính hay tư duy lý luận của họ. Tiến trình lịch sử văn học cũng cho thấy, sự đổi mới văn học thường gắn liền với sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người. Theo Trần đình Sử chừng nào chưa có sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người, thì sự tái hiện các hiện tượng đời sống khác nhau chỉ có ý nghĩa mở rộng về lượng trên cùng một chiều sâu[79/98].

Văn học Việt Nam trong giai đoạn 1945- 1975, gia tăng yếu tố xã hội, nhấn mạnh tính tư tưởng của con người. Yêu cầu với mỗi tác phẩm là hiện thực đời sống, là nội dung chính trị - xã hội - lịch sử. Con người trong văn học giai đoạn này được nhận thức đánh giá, khám phá chủ yếu và trước hết ở góc độ chính trị, trong quan hệ ta - địch. Niềm vui, nỗi buồn ở suy nghĩ của con người hoà trong niềm vui, nỗi lo của dân tộc, giai cấp. Ngòi bút của nhà


văn thường tập trung ca ngợi chiến công của cá nhân, tập thể trong chiến đấu và sản xuất qua đó khẳng định tầm vóc lịch sử của con người, của những chiến công. Hình tượng trung tâm trong văn học giai đoạn này là người chiến sĩ - những người xả thân vì lí tưởng, gắn bó hết mình với sự nghiệp cách mạng, với quê hương đất nước.

Sau 1975 khi chiến tranh kết thúc, bao khó khăn, thử thách mới đặt ra trong đời sống hoà bình. Sự phức tạp và bề bộn của cuộc sống thời hậu chiến đang diễn ra theo nhiều chiều, nhiều hướng, thực tế đòi hỏi phải có những tiếng nói thể hiện nhu cầu phong phú, đa dạng, phức tạp trong đời sống tinh thần của con người. Từ tâm lí tình cảm, đời sống riêng tư của từng cá nhân đến khát vọng vươn tới trong xu hướng phát triển của xã hội Việt Nam thời hiện đại. Tất cả những biểu hiện của con người trong đời sống từ lĩnh vực kinh tế đến chính trị, từ đạo đức xã hội phong tục tập quán đến tình yêu, hạnh phúc, đời sống tâm linh đều được các nhà văn quan tâm thể hiện. Sự tìm hiểu khám phá về con người ở nhiều chiều, nhiều hướng ở thế giới nội cảm là xu thế nổi bật của văn xuôi sau 1975. đó truyện ngắn đã phát huy được khả năng tiếp cận và phản ánh hiện thực con người trong giai đoạn mới một cách nhanh nhậy, sắc bén hơn bất kỳ thể loại nào khác.

Từ một nền văn học phản ánh con người trong mối quan hệ với cộng đồng, con người thường mang trong mình những phẩm chất cao đẹp, có ý chí và sức mạnh phi thường, kết tinh cho những vẻ đẹp tinh thần và lí tưởng cao cả của dân tộc, văn học sau 1975 chuyển sang phản ánh con người cá nhân. Con người được miêu tả trong văn học không còn đại diện cho cái chung nữa mà là con người cá nhân trong các mối quan hệ đa chiều của nó. Đó cũng chính là những cá nhân được khám phá và phát hiện trong quá trình hình thành nhân cách dưới sự tác động chi phối của các yếu tố xã hội của nó, thân


phận và cuộc đời của nó được phản ánh một cách sinh động và phong phú như trong giai đoạn hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Trong truyện ngắn Việt Nam từ sau 1975 nhất là những năm 80 trở về sau, quan niệm về con người cá nhân đã được điều chỉnh hợp lý, có chiều sâu mới. Chưa bao giờ số phận cá nhân, bi kịch cá nhân được đặt ra một cách bức xúc và mạnh mẽ như thế. Điều đáng chú ý là con người cá nhân trong văn học giai đoạn này không phải là con người chủ nghĩa cá nhân, con người cá thể phủ định mọi cơ sở đạo đức, không chịu tác động của xã hội như trong thơ mới. đây số phận cá nhân được giải quyết thoả đáng trong mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng. Quan niệm con người cá nhân không dẫn đến sự cô lập cá nhân trong cộng đồng xã hội, đằng sau mỗi số phận của từng cá nhân vẫn là những vấn đề có nghĩa nhân sinh của cuộc sống hôm nay.

Đi qua chiến tranh, con người Việt Nam không chỉ mang trên mình những vết thương về thể xác mà lớn hơn là những vết thương về tinh thần.Truyện ngắn Gió từ miền cát của Xuân Thiều không hấp dẫn bạn đọc bởi mối tình tay ba giữa Nụ, Dương, Thắm. Dương là một cán bộ, một đảng viên đã có vợ (Nụ). Trong quá trình hoạt động cách mạng, Dương lại yêu Thắm, một cô gái mới lớn năng nổ, dũng cảm. Thắm và Dương có con với nhau nhưng Thắm chịu kỷ luật để bảo vệ Dương và giữ lại đứa con. Sau khi Dương hy sinh, Thắm đã tìm gặp lại Nụ nói rõ sự thật mà bấy lâu nay đã giữ trong lòng và để cho đứa con được trở về với gia đình thực sự của nó. Tưởng rằng mọi chuyện sẽ càng trở nên rắc rối hơn nhưng với cái nhìn độ lượng về con người trên cơ sở của chủ nghĩa nhân đạo cách mạng đã giúp cho nhà văn xử lý vấn đề một cách thỏa đáng. Nụ đã vượt qua nỗi nghi ngờ từ lâu, vượt qua nỗi đau về mặt tinh thần để tha thứ cho Thắm và nhận đứa trẻ làm con. Hai người phụ nữ ấy đã nối lại được sợi dây tình cảm có lúc đã bị đứt. Thay đổi cách nhìn giáo điều, khắt khe, cởi mở những quan niệm cũ, phát hiện

Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985 - 5


những cách ứng xử hợp lí với những tồn tại của quá khứ trong điều kiện mới của tác giả thể hiện tính nhân bản vốn có trong truyền thống của dân tộc.

Cũng nhìn nhận bằng cảm hứng nhân đạo, truyện ngắn Thời gian của Cao Duy Thảo nhẹ nhàng mà sâu sắc. Một bà mẹ hơn 60 tuổi lặn lội khắp mọi nơi để tìm tin tức về đứa con bị nghi là đầu hàng kẻ thù. Đã gần chục năm trời bà vẫn chưa tìm ra sự thực nhưng bà luôn luôn tin rằng con mình không phản bội Tổ quốc. Lần cuối cùng khi đến trận địa nơi con bà mất tích bà đã tìm thấy kỷ vật của con. Bà đã yên lòng nhắm mắt sau đó không lâu. Nhưng bà đã không biết một sự thật được dấu kín. Bởi người đồng đội của con trai bà không muốn làm tan biến niềm tin tưởng hy vọng bấy lâu của bà mẹ. Sự thật đau lòng không được nói ra đã xoa dịu phần nào nỗi đau mất đi người thân trong chiến tranh đồng thời để cho người mẹ ấy được ra đi trong thanh thản. Cách xử lý những bi kịch của con người sau chiến tranh như thế đã chứng tỏ cái nhìn mới mẻ đầy tinh thần nhân ái của nhà văn.

Khám phá con người cá nhân, các nhà văn cũng hướng đến quá trình tự nhận thức ở con người. Bởi theo Bakhtine: Trong con người bao giờ cũng có một cái gì mà chỉ có bản thân người đó là có thể phát hiện được bằng tự nhận thức tự do, bằng hành vi ngôn ngữ, là cái mà người ta không thể xác định theo bề ngoài và sau lưng được[50/48]. Như vậy chỉ có tự nhận con người mới phát hiện ra chính mình. Con người tự nhận thức là con người được nhìn bên trong, con người trầm tư, nghiền ngẫm, nhận diện chính mình. Con người tự nhận thức cũng là con người có năng lực tự ý thức về mình.

Quá trình tự nhận thức của con người cũng bộc lộ chiều sâu mới trong quan niệm nghệ thuật về con người. Nó phản ánh sự thức tỉnh ngày càng cao của nhà văn về giá trị con người cá nhân. Bởi sự vận động phát triển của văn học đi từ chỗ mô tả quá trình nhận thức của nhân vật cho đến quá trình tự nhận thức của con người, từ chỗ nhân vật nhận thức thế giới xung quanh, đánh giá phán xét người khác đến chỗ tự khám phá, phân tích nội tâm của


chính mình. Quá trình tự nhận thức giúp nhà văn phát hiện ra con người trong con người (Đostôievski).

Hầu hết những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu những năm 80 thể hiện khá rõ những bi kịch tự nhận thức của con người. Nhân vật tự ý thức xuất hiện đậm nét và tập trung ở cả hai tập truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành Bến quê của ông như : Bức tranh, Sắm vai, Dấu vết nghề nghiệp, Bến quê, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hànhvà sau này là ở Cỏ lau, Phiên chợ Giát. truyện ngắn Bức tranh, nhà văn đã khai thác cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật với khát vọng tìm tòi và phát hiện ánh sáng nhân tính trong khả năng tự thức tỉnh của con người. Một hoạ sỹ đã từ chối vẽ bức chân dung anh bộ đội để anh gửi cho mẹ chứng tỏ mình vẫn còn sống. Sau đó chính anh chiến sỹ này lại được giao nhiệm vụ mang tranh giúp hoạ sỹ và anh đã cứu ông khỏi dòng lũ cuốn. Hoạ sỹ đã vẽ chân dung của anh nhưng không đem đến cho bà mẹ anh như đã hứa. Bức tranh vẽ người chiến sỹ sau này được gửi đi dự triển lãm ở nước ngoài và giành giải thưởng cao. Rất tình cờ, người hoạ sỹ gặp lại anh chiến sỹ, bây giờ là thợ cắt tóc, và được biết bà mẹ anh đã bị loà vì không nhận được tin tức con. Miêu tả mâu thuẫn tâm lý thể hiện qua sự giằng co giai giẳng giữ dội trong nhân vật hoạ sỹ, nhà văn đã thực hiện nhiều phép thử đối với nhân vật. Các phép thử đó có giá trị như những giả định về khả năng lựa chọn và phân định rạch ròi giữa các thái cực: hèn nhát và dũng cảm, cao thượng và thấp hèn. Tất cả chỉ nhằm mục đích để cho đối tượng tự nhận thức tự làm sáng tỏ bản chất con người.

Một lần đối chứng lại là sự khám phá thế giới hiện thực đầy bí ẩn giữa con người với tự nhiên. Đó cũng chính là khát vọng của nhà văn trong hành trình nhận thức và khám phá các quy luật tồn tại của con người. Ông viết như một lời tâm sự, một lời nhắn nhủ: Mọi người từng thử làm một sự đối chứng với loài vật- một cuộc đối chứng giữa thiện và ác, giữa lý trí, trí tuệ và bản


năng mù quáng. Cũng là một cuộc đối chứng về mặt nhân cách và phi nhân cách giữa cái hoàn thiện và chưa hoàn thiện, giữa ánh sáng và khoảng bóng tối vẫn còn rơi rớt bên trong tâm hồn của mỗi người miếng đất nương náu và gieo mầm của lỗi lầm và tội ác[11/364].

Hướng tìm tòi mới của Nguyễn Minh Châu về con người trong thời kì sau chiến tranh là những con người trong cuộc sống thường nhật. Hầu hết các nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu giai đoạn này đều là những con người bình thường, nhỏ bé. Mối quan tâm của họ chỉ là những chuyện vụn vặt trong cuộc sống đời thường. Nhưng mỗi người lại là một nhân cách đạo lí, một thế giới riêng biệt đầy bí ẩn mà ngòi bút tài hoa của ông đã tạo ra cho mỗi số phận ấy những suy nghĩ đạt tới chiều sâu của sự triết lý. Trong truyện ngắn Bến quê, qua nhân vật Nhĩ - một con người đã từng đi tới không xót một xó xỉnh nào trên trái đất lại chưa hề bao giờ đi đến cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước của sổ nhà mình (11/322)- Nguyễn Minh Châu muốn đối chứng lại quan niệm về con người luôn luôn vượt lên mọi hoàn cảnh, chiến thắng được mọi thử thách và trớ trêu của hoàn cảnh. Bến quê vì thế vẫn nhói lên một cách từng trải sự cảm nhận về cái vô hạn và cái hữu hạn của những khả năng, tình thế của con người.

Với quan niệm mới mẻ về con người và cuộc đời trên nền tảng của những suy tư, nghiền ngẫm có chiều sâu, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đem đến cho người đọc cái nhìn sâu hơn về con người, làm xuất hiện kiểu người không bao giờ trùng khít với chính mình (Bakhtine). Đó là người đàn bà làng chài (Chiếc thuyền ngoài xa) thường xuyên bị chồng đánh đập tàn nhẫn nhưng vẫn dứt khoát lạy xin toà đừng bắt con bỏ nó. Đi tìm câu trả lời cho nghịch lý ấy, nhà văn hướng người đọc đến một sự thật: Đám đàn bà làng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có một người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng một sắp con nhà nào cũng trên dưới


chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con đến khi khôn lớn cho lên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được[11/344]. Thực ra người đàn bà ấy đã không hề cam chịu một cách vô lý, nông nổi, ngờ nghệch mà ngược lại chị là người rất sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời. Người phụ nữ này có một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ nhưng biết chắt chiu những hạnh phúc đời thường. Sống cam chịu và kín đáo, hiểu sâu sắc lẽ đời nhưng chị không để lộ điều đó ra bên ngoài. Một người phụ nữ có ngoại hình xấu xí, thô kệch nhưng tâm hồn đẹp đẽ và vẫn mang bóng dáng của người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu đức hy sinh và lòng vị tha. những truyện ngắn như thế Nguyễn Minh Châu đã chạm vào chiều sâu của lòng nhân bản ở con người.

Khám phá con người cá nhân, truyện ngắn sau 1975 hướng đến thế giới tinh thần, đời sống tâm hồn ở mỗi con người. Bằng nhiều cách khai thác và tiếp cận khác, các nhà văn đi vào thế giới nội cảm, khá phám chiều sâu của tâm trạng, thấy được ở mỗi số phận những cung bậc tình cảm phong phú đa dạng của con người: vui buồn, hạnh phúc, đau khổ, cả hy vọng, khát khao và đam mê. Con người xuất hiện trong các sáng tác ngắn là con người trần thế ở cõi nhân gian với tất cả chất người tự nhiên của nó: tốt đẹp - xấu xa, thiện - ác, yêu - ghét, ánh sáng - bóng tối, cao thượng - thấp hèn, hữu thức - vô thức… ở đó con người đứng trên đường phân giới mỏng manh giữa hai cực vừa chối bỏ lại vừa chung sống với nhau[ (63/35].

Tiêu biểu cho hướng khai thác này là truyện Sống với thời gian hai chiều (Vũ Tú Nam). Ông An là một cán bộ quân đội đã xa quê 35 năm bây giờ mới trở về. Trước khi đi bộ đội, bố mẹ ép ông lấy một người vợ hơn ông 4 tuổi và đã từng qua một đời chồng. Sau đêm tân hôn bất đắc dĩ, ông tìm cách trốn đi bộ đội và từ đó chưa một lần nào ông trở lại thăm quê. Trong thời gian đi bộ đội ông từng viết thư về nói rõ mọi điều để trả lại tự do cho cả đôi bên.


Nhưng người vợ hờ ấy vẫn ở vậy và xin một đứa con gái về nuôi và lấy tên ông làm giấy khai sinh cho đứa trẻ. Trở về quê lần này, ông không thể ngờ hơn 30 năm bà ấy vẫn tự nguyện lệ thuộc vào ông như một ảo ảnh. Lúc đầu, ông không muốn nhận con để gạt bỏ những phiền toái như ông đã từng né tránh việc gia đình trước đây. Nhưng chỉ mấy ngày sống ở quê, ông đã sống với hai chiều thời gian của mấy chục năm. Chính thời gian đã cật vấn ông, thời gian phán xét và thúc đẩy ông nhìn lại mình như qua một tấm gương soi công bằng và nghiêm khắc. Ông thấy biết bao người đã quan tâm săn sóc đến ông, mà sự đền đáp lại của ông thực là ít ỏi. Dù sao thì những sự kiện dồn dập trong mấy ngày qua đã xới lộn dữ dội tâm hồn ông, phá vỡ thế cân bằng tinh thần mà ông luôn giữ[67/867]. Nhưng thật kỳ diệu, sau khi những sự đảo lộn quyết liệt ấy ông thấy bình tâm trở lại và hơn thế một cái gì mới mẻ, tươi xanh đang được nhen nhóm trong lòng ông[67/867]. Câu chuyện thiên về hướng nội với những lời tự vấn, những chiêm nghiệm của nhân vật về cuộc đời. Cuộc hành trình tinh thần bên trong ấy giúp cho nhân vật vươn cao hơn chính mình. Ta sẽ đền đáp lại tất cả như thế nào và sống cách nào cho xứng đáng?[67/86] Câu hỏi ấy có lẽ nhân vật đã tự tìm ra lời đáp sau cuộc hành trình này.

Như vậy, truyện ngắn giai đoạn 1975-1985 đã đi vào từng cá thể, từng mảnh đời lúc sôi động, khi thầm lặng, thậm chí rơi vào bi kịch vì thế tạo ra một thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, phức tạp. Bằng nhiều cách tiếp cận và thể hiện độc đáo, truyện ngắn đã thể hiện những quan niệm mới mẻ về con người. Mỗi nhà văn đều tìm cách đi vào chiều sâu không cùng của tâm hồn con người để thấy được ở mỗi cá nhân những cung bậc cảm xúc với tất cả chất người của nó. Hướng tới hiện thực về con người thông qua những số phận cá nhân, các nhà văn đã lật xới lên những vấn đề nhức nhối, bức xúc của con người mang ý nghĩa nhân sinh của thời đại. Các chủ thể sáng tạo cũng

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí