Những Nghiên Cứu Về Thi Pháp Truyện Ngắn Việt Nam Giai Đoạn 1975 - 1985

thân vì nền độc lập, những con người kết tinh đầy đủ phẩm chất cao quý của cộng đồng. Dù trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, dù đi vào chốn lửa đạn, vào nơi mà ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc, nhưng tất cả đều náo nức trong niềm vui ra trận, lạc quan tin tưởng đã trở thành cảm xúc tiêu biểu của thời đại. Với cảm hứng sử thi, truyện ngắn giai đoạn này đã khẳng định được vị trí trong chiều dài lịch sử truyện ngắn Việt Nam.

Sau 1945, Nam Cao sáng tác không nhiều, nhưng Đôi mắt đã trở thành “Tuyên ngôn nghệ thuật” (Tô Hoài) của văn học giai đoạn này. Tiếp theo, Nguyễn Tuân tài hoa, ngẫu hứng vang bóng một thời, nay khoác ba lô đi kháng chiến với “Lại ngược” tâm trạng đầy hồ hỡi. Còn Kim Lân thì thể hiện cảm hứng về tương lai trong Vợ nhặt, hiện lên hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ bay phất phới”; Bùi Hiển thì hai vợ chồng tranh thủ Gặp gỡ trên đường công tác; Trần Đăng thì vô tư, trong sáng Một lần tới Thủ đô; nhưng nổi bật hơn hết là Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Đây là thời kỳ không có chỗ đứng cho cá nhân, cho những riêng tư đời thường. Cảm hứng yêu nước, anh hùng ca gần như là hơi thở xuyên suốt hầu hết chặng đường của nền văn học chiến tranh. Bằng nguồn cảm hứng này, văn học đã phản ánh và ca ngợi cuộc chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc, góp phần đốt lên ngọn lửa nhiệt tình trong lòng bạn đọc. Nó là mạch cảm hứng chính xuyên suốt gần nửa thế kỷ văn học, tạo nên diện mạo của văn học ở thời điểm lịch sử đặc biệt này. Nhìn “toàn bộ hệ thống thể loại của văn học Việt Nam 1945 - 1975 đều rất thống nhất với nhau trong khuynh hướng cảm hứng. Từ truyện cho tới thơ, từ kịch cho đến kí, tất cả đều rưng rưng cảm hứng trước cái đẹp cao cả… Đó là thế giới của cái cao cả, cái đẹp vượt lên trên sự tàn phá, huỷ diệt của bom đạn chiến tranh. Cho nên, tiếp xúc với bất kỳ một thể loại nào của giai đoạn văn học này ta đều chứng kiến sự chiến thắng huy hoàng của chất thơ đối với chất văn xuôi, và ưu thế tuyệt đối của

giọng trữ tình rưng rưng, hào sảng đối với tư duy phân tích và giải thích” [161, 213].

Lực lượng sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mỹ càng trở nên hùng hậu, bởi sự góp mặt của những cây bút trẻ như: Nguyên Ngọc (Rừng xà nu, Rẻo cao), Nguyễn Quang Sáng (Bông cẩm thạch, Quán rượu người câm, Ông Năm Hạng), Anh Đức (Mùa gió), Nguyễn Kiên (Đồng tháng năm), Vũ Thị Thường (Cái lạt, Câu chuyện bắt đầu từ những đứa trẻ, Vợ chồng ông lão chăn vịt), Đỗ Chu (Hương cỏ mật, Rẻo cao), Nguyễn Minh Châu (Mảnh trăng cuối rừng), Nguyễn Thành Long (Lặng lẽ Sa Pa), Ma Văn Kháng (Bài ca trăng sáng, Khúc hát Mèo), Nguyễn Khải (Mùa lạc), Xuân Thiều, Nguyễn Ngọc Tấn, Phan Tứ… Họ là những người lính, chiến sĩ chiến đấu trên mặt trận văn hoá, tư tưởng, tạo ra những sáng tác phục vụ kháng chiến. Có thể nói, truyện ngắn giai đoạn 1945 - 1975 thành tựu rực rỡ, “có những tên tuổi mới, một số lượng tác phẩm đồ sộ và có những tác phẩm đạt đến đỉnh cao, hình thành đội ngũ tác giả và phong cách riêng cho truyện ngắn” [195, 199].

Sau khi chiến tranh kết thúc (4 1975), cảm hứng chủ đạo trong văn học có sự chuyển biến từ sử thi sang thế sự, đời tư, con người cá nhân với nhiều mối quan hệ phức tạp thay thế cho con người dân tộc, cộng đồng, lý tưởng trước đây... Nếu cảm hứng sử thi, lý giải mọi vấn đề của đời sống trên hệ quy chiếu là lịch sử xã hội, là lợi ích của giai cấp, cộng đồng, thì cảm hứng thế sự lại hướng về con người cá nhân, cá thể trong tất cả những mối quan hệ phong phú, phức tạp tồn tại hàng ngày. Khi cảm hứng thế sự trở thành mạch chủ đạo thì đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trở thành đối tượng để các nhà văn hướng đến. Cũng từ sự chuyển đổi này, thấy rò hơn sự thay đổi các đề tài, phong cách ở nhiều tác giả hậu chiến (sau 1975) như: Nguyễn Kiên, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Xuân Thiều, Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn, Lê Minh Khuê, Dương Thu Hương, Nhật

Tuấn... Truyện ngắn liên tục vận động để phản ánh kịp thời những vấn đề nóng bỏng của đời sống, đáp ứng tâm lý và nhu cầu của công chúng thời bình, cuộc sống đời thường muôn hình vạn trạng đã trở thành mảnh đất màu mỡ để các cây bút thả sức khai phá. Ở đó, cuộc sống được cảm nhận một cách sống động trong tính phức tạp vô tận, tính mâu thuẫn nội tại và sự biến động liên tục. Con người được phát hiện ở nhiều chiều, nhiều mối quan hệ biện chứng chằng chịt giữa tính cách và hoàn cảnh mà nó tồn tại.

Truyện ngắn giai đoạn 1975 - 1985 chuyển hướng đi vào từng cá thể, từng mảnh đời thầm lặng, từng bi kịch cá nhân, vì thế tạo ra một thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, phức tạp. Bằng nhiều cách tiếp cận độc đáo, thể loại này đã thể hiện những quan niệm mới mẻ về con người. Nhà văn tìm cách đi vào chiều sâu trong tâm hồn con người để thấy được ở mỗi cá nhân là những cung bậc cảm xúc với tất cả chất người của nó. Hướng tới hiện thực về con người, các nhà văn đã lật xới lên những vấn đề nhức nhối, bức xúc của số phận những con người mang ý nghĩa nhân sinh, thời đại. “Trên địa hạt của truyện ngắn, nhà văn đã khắc hoạ chân dung những con người vừa đẹp đẽ, cao thượng, vừa đời thường, trần thế, luôn khát khao cái đẹp và hướng tới cái thiện. Đó là con người cá nhân được quan niệm như một nhân cách, một nhân cách mới” [203, 35]. Vấn đề này, chúng tôi sẽ nói rò hơn trong các chương sau.

Thập niên 80 (thế kỉ XX), truyện ngắn là thể loại được các nhà văn lựa chọn bởi khả năng cập nhật, tiếp cận năng động của nó với các hiện tượng của đời sống. Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi đây là thời kỳ lên ngôi của truyện ngắn. Có thể thấy, trong văn xuôi, truyện ngắn là thể loại đã khẳng định được vị trí của mình và có tầm ảnh hưởng rộng rãi nhất đối với đời sống văn học: “Chưa bao giờ truyện ngắn Việt Nam lại tung phá và biến ảo như thời kì này” (Hoàng Minh Tường). Cũng do bối cảnh xã hội

– thẩm mỹ đặc thù của thời hậu chiến, các nhà văn dường như đang khởi

động một cuộc chơi thể loại: truyện ngắn - tư liệu, truyện ngắn - nhật kí, truyện ngắn - dòng ý thức, truyện ngắn - chân dung, truyện ngắn - phóng sự, truyện ngắn siêu ngắn, truyện ngắn tiểu thuyết hoá, để sau năm 1985 trở thành một trào lưu rầm rộ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, mật độ các cuộc thi truyện ngắn được mùa tăng dần lên, là cơ hội ra mắt hàng loạt tác phẩm hay, ngày càng mang đậm hơi thở của cuộc sống, làm cho truyện ngắn Việt Nam thăng hoa trên văn đàn. Hàng loạt những tên tuổi: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Nguyễn Quang Thiều, Phan Thị Vàng Anh, Y Ban, Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Thị Ấm, Từ Nguyên Tĩnh, Vò Thị Hảo, Lưu Sơn Minh, Nguyễn Ngọc Tư,..., họ đã làm nên một thời kỳ truyện ngắn. Các nhà văn trăn trở, âu lo cho số phận con người, quan tâm và khai thác vấn đề con người. Họ đã bứt phá dám bước qua lời nguyền, từ giã cái thời lãng mạn để đến với một thứ văn chương chân thành hơn. Ở đó con người được sống thật, không phải cố tỏ ra “trùng khít với chính mình, với bộ áo xã hội của nó một cách đau đớn, giả dối” [15, 193].


Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 - 4

1.2. Những nghiên cứu về thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985

1.2.1. Nghiên cứu chung về đặc điểm thi pháp truyện ngắn

Theo M.Bakhtin trong Những vấn đề thi pháp Đốtxtôiépxki do Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch: “trước Đốtxtôiépxki và khác với nhà văn này, tiểu thuyết chủ yếu phát triển trong quan niệm độc thoại. Đó là loại tự sự trong đó chỉ có tác giả là người duy nhất có ý thức, biết suy nghĩ và đánh giá mọi sự việc, là vị chúa tể nắm hết mọi bí mật của cuộc đời. Còn nhân vật thì chỉ là đối tượng câm lặng cho sự phẩm bình, nhận xét ấy” [16]. Tác giả nhận định con người cũng như nhận định cái cây, đồ vật. Ngay cả khi trần thuật theo ngôi thứ nhất, tức nhân vật tôi đứng ra

kể chuyện, hoặc là miêu tả nội tâm của nhân vật thì đó cũng chỉ là bằng chứng của ý thức tác giả, chứng thực cho chân lý của tác giả về tính cách và tâm hồn nhân vật.

Về hình thức, thi pháp truyện ngắn giai đoạn 1975 - 1985 có rất nhiều ý kiến, mỗi ý kiến đưa ra là sự đánh giá về một hay vài phương diện nghệ thuật. Tác giả Bích Thu cho rằng: “Trong một thời gian không dài truyện ngắn đã làm được nhiều vấn đề mà tiểu thuyết chưa kịp làm, đã tạo ra nhiều phong cách sáng tạo có giọng điệu riêng. Xét trong hệ thống chung của các loại hình văn xuôi, nghệ thuật truyện ngắn đã đạt được những thành tựu đáng kể trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện, trong cách nhìn nghệ thuật về con người và trong sáng tạo ngôn từ” [203]. Theo tác giả, truyện ngắn “có xu hướng tự nới mở, đa dạng hơn trong cách thức diễn đạt… Có sự tác động, hoà trộn giữa ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ người kể truyện”. Lý giải về những thay đổi này, theo tác giả là “do những biến động khác nhau trong đời sống xã hội, yêu cầu của thời đại, tính chất phức tạp của cuộc sống, sự đa dạng của tính cách con người, thị hiếu thẩm mỹ của công chúng đòi hỏi nhà văn phải tìm tòi những phương thức thể hiện nghệ thuật tương ứng với một thời kỳ đang chuyển biến” [203]. Chính những nhu cầu mới của con người khiến các thể loại của văn học có sự vận động và phát triển mà truyện ngắn có vai trò quan trọng, là thể loại đáp ứng nhanh nhạy những chuyển biến của văn học từ thời chiến sang thời bình.

Tác giả Nguyễn Văn Long khi đi sâu vào nghệ thuật trần thuật khẳng định: “từ bỏ sự áp đặt một quan điểm được cho là đúng đắn nhất vì đó là quan điểm của cộng đồng, ngày nay người viết có thể đưa ra nhiều quan điểm khác nhau, chính kiến khác nhau. Để làm được điều đó, cách tốt nhất là chuyển dịch điểm nhìn vào nhiều nhân vật để mỗi nhân vật có thể tự nói lên quan điểm, thái độ của mình và để có các ý thức cùng có quyền phát ngôn, cùng đối thoại. Bên cạnh đó sự thay đổi vai kể, cách đưa truyện lồng

trong truyện, sự đảo ngược và xen kẽ các tình tiết, sự việc không theo một thời gian duy nhất” [119]. Tất cả những thủ pháp ấy đều nhằm tạo ra một hiệu quả nghệ thuật mới để đáp ứng xu thế của thời đại.

Nhìn một cách tổng thể, truyện ngắn giai đoạn 1975 - 1985 có xu hướng “vươn tới sự khái quát, triết luận về đời sống, kể ít tả nhiều và sử dụng nhiều hình thức khác nhau để tái tạo đời sống. Vì thế, truyện ngắn ở giai đoạn tiền đổi mới này như một khúc chảy mạnh mẽ, tạo nên dòng chảy liên tục của truyện ngắn dân tộc suốt cả thế kỷ XX” [195]. Bùi Việt Thắng đã khẳng định trong Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại của Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Long trong “Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam từ sau 1975”, Văn học Việt Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy nhận xét: “Từ 1975- 1985 là chặng đường chuyển tiếp từ văn học sử thi thời chiến tranh sang văn học thời hậu chiến. Tính chất chuyển tiếp này thể hiện rò ở cả đề tài, cảm hứng, các phương tiện nghệ thuật và cả quy luật vận động của văn học. Những tác phẩm văn xuôi giai đoạn này đã giúp thu hẹp bớt khoảng cách khá xa giữa văn học với đời sống, tác phẩm và công chúng, đồng thời cũng là sự chuẩn bị tích cực cho những chuyển biến mạnh mẽ của văn học khi bước vào thời kỳ đổi mới” [119]. Có thể coi đó là một nhận xét khái quát về đặc điểm của văn xuôi giai đoạn 1975 - 1985 nói chung, trong đó có truyện ngắn.

Nghiên cứu sâu vào những vấn đề của thể loại truyện ngắn ở giai đoạn này, có nhiều ý kiến đánh giá trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Những năm ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, nền văn học cơ bản vẫn tiếp tục phát triển theo quán tính từ thời kỳ chiến tranh. Đề tài về chiến tranh và hình tượng người lính vẫn bao trùm lên hầu hết các sáng tác. Tuy nhiên, “trong truyện ngắn (và cả truyện vừa) thấy rò

nét một hướng đi vào những khoảnh khắc thường nhật của chiến tranh, đi sâu hơn vào diễn biến tâm lý của nhân vật, vào những cảnh ngộ và xung đột nội tâm: truyện ngắn cũng có ưu thế trong việc đặt nhân vật trong mối tương quan hôm qua và hôm nay, để làm nổi bật lên những vấn đề có ý nghĩa đạo đức nhân sinh” [118].

Tác giả Phan Cự Đệ cũng cho rằng “cách khai thác những vấn đề chiến tranh trong mối tương quan quá khứ - hiện tại như thế làm cho truyện ngắn của ta sau 1975 có một bước phát triển mới, ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu bạn đọc ngày càng tốt hơn. Bởi nó không dừng lại ở trực giác mà đi sâu vào tâm lý, tiềm thức” [146]. Nhà văn Nguyên Ngọc thì khẳng định vai trò hàng đầu của truyện ngắn trong quá trình tìm tòi thầm lặng mà quyết liệt của văn học giai đoạn này. Theo ông, “truyện ngắn hiện nay đang vượt qua tiểu thuyết. Nó sớm đạt đến tính khách quan xã hội cao hơn, nó đi thẳng vào vấn đề thân phận con người, thế giới bên trong của con người, ý nghĩa nhân sinh, lẽ sống, con người ở đời sâu và sắc hơn” [136].

Trong Văn học Việt Nam hiện đại - Nhận thức và thẩm định, nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh nhận xét và ghi nhận công lao của truyện ngắn trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới văn học. Truyện ngắn “mở ra những mũi thăm dò, khai thác và đặt ra nhiều vấn đề đạo đức thế sự nhanh chóng đạt đến một độ chín cả trong hình thức và nội dung mà tiểu thuyết còn chưa kịp đạt đến” [5]. Nhận định của các tác giả về vai trò hàng đầu của truyện ngắn khi văn học vào những năm 80, giai đoạn đầu của thời kì đổi mới là hoàn toàn xác đáng. Người viết sẽ viết rò hơn trong những chương sau.

Tác giả Phạm Mạnh Hùng trong Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XX cũng thừa nhận: “Truyện ngắn vẫn xuất hiện đều đặn trong các báo, tạp chí văn nghệ trong Nam ngoài Bắc với một số lượng không nhỏ. Trong khoảng 5 năm đầu của thời kỳ hoà bình, truyện ngắn vẫn tiếp tục những đề tài và chủ đề, phong cách, bút pháp và các giọng điệu như đã thấy

trong văn học trước đó. Nhưng từ những năm 80 bắt đầu xuất hiện nhiều truyện ngắn có dấu hiệu mới về tư tưởng, về nghệ thuật trong cuốn sách”. Theo ông, cái mới trong những truyện ngắn này là “đi vào những đề tài mới của cuộc sống sau chiến tranh, hay vẫn viết về chiến tranh nhưng với cách nhìn mới với những mối quan tâm, suy tư, trăn trở mới. Số phận con người trong cuộc sống được chú ý khai thác ở góc độ không chỉ ở cái phi thường mà còn ở cả cái bình thường” [88].

Đánh giá truyện ngắn giai đoạn 1975 – 1985, nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng khẳng định: “truyện ngắn sau 1975 tập trung nghiên cứu hiện trạng tinh thần xã hội sau chiến tranh - đó là hiện trạng phức tạp và đa dạng đan xen các mặt tích cực và tiêu cực. Tính chất phức tạp của đời sống tinh thần xã hội là kết quả tất yếu của hậu quả chiến tranh, của đời sống kinh tế khó khăn, của sự xâm nhập các trào lưu tư tưởng từ bên ngoài vào. Nhìn chung các nhà văn đã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh và viết về sự thật. Chuyện đời thường vì thế nổi trội trong đa số truyện ngắn trong giai đoạn này, thậm chí đã hình thành một quan niệm văn học đời thường” [195].

Đề tài truyện ngắn viết về chiến tranh, nhưng được nhìn từ thế giới quan của con người hôm nay mà cái nhìn đó có nhiều thay đổi so với thời kì trước. Điều đó không chỉ giúp người đọc hiểu rò về chiến tranh, mà còn nhận thức sâu sắc cái giá của chiến thắng. Tái hiện quá khứ giữa cuộc sống hiện tại cũng là một cách tiếp cận với hiện thực chiến tranh của các thế hệ hậu chiến. Những sáng tác này không phải chỉ để chiêm ngưỡng những vinh quang của chiến thắng mà còn để soi trong đó, tìm lời giải đáp cho những vấn đề của cuộc sống con người nhiều thời đại. Cái hôm qua được nhận thức và lí giải từ chỗ đứng hôm nay, ánh sáng rạng rỡ của chiến tranh phải được phản chiếu từ cuộc sống hậu chiến. Cuộc chiến đi qua, thước đo giá trị con người bằng hành động quả cảm, lý tưởng cách mạng đã không còn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022