Mô hình cánh đồng mẫu lớn ở nước ta hiện nay - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

---------------------


PHẠM THỊ THỦY


MÔ HÌNH "CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN" Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số : 60 31 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. ĐỖ THẾ TÙNG


Hà Nội – 2014


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của GS, TS. Đỗ Thế Tùng. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận văn không trùng với bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.


Tác giả luận văn


Phạm Thị Thủy


2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT



STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

AGPPS

Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang

2

BVTV

Bảo vệ thực vật

3

CĐML

Cánh đồng mẫu lớn

4

CP

Cổ phần

5

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

6

ĐX

Đông Xuân

7

FF

Famers Friend

8

GAP

Vietnamese Good Agricultural Practices (Quy

trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt)

9

HT

Hè Thu

10

KHCN

Khoa học công nghệ

11

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

12

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

13

UBND

Ủy ban nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn ở nước ta hiện nay - 1


DANH MỤC CÁC BẢNG


STT

Số hiệu

Tên bảng

Trang

1

2.1

Diện tích cánh đồng mẫu lớn vụ Đông Xuân 2010 – 2011 ở An Giang

29

2

2.2

Diện tích cánh đồng mẫu lớn vụ Hè Thu 2011 ở An Giang

32

3

2.3

Diện tích cánh đồng mẫu lớn vụ Thu Đông 2011 ở An Giang

75

4

2.4

Diện tích cánh đồng mẫu lớn vụ Đông Xuân 2011 -2012 ở An Giang


5

2.5

Diện tích cánh đồng mẫu lớn vụ Hè Thu 2012 ở An Giang

76

6

2.6

Diện tích cánh đồng mẫu lớn vụ Đông Xuân 2012 – 2013 ở An Giang

76

7

2.7

Số hộ và diện tích tham gia CĐML do AGPPS tổ chức

76

8

2.8

Hiệu quả kinh tế của nông dân trong mô hình cánh đồng mẫu lớn ở An Giang

77

9

2.9

Kết quả đạt được trên cánh đồng mẫu lớn ở Vũ Hòa

78

10

2.10

Kết quả đầu tư kinh tế cho dự án “Cánh đồng mẫu lớn” ở Vũ Hòa – Kiến Xương

– Thái Bình

79


4


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: KINH TẾ NÔNG HỘ VÀ “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” – MỘT MÔ HÌNH THÍCH HỢP ĐỂ CHUYỂN KINH TẾ NÔNG HỘ LÊN SẢN XUẤT HÀNG HÓA LỚN 8

1.1. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA KINH TẾ NÔNG HỘ8 1.1.1.Định nghĩa kinh tế hộ 8

1.1.2. Những ưu điểm của kinh tế hộ 10

1.1.3.Những nhược điểm của kinh tế hộ trong kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta 14

1.2 YÊU CẦU TẤT YẾU CHUYỂN KINH TẾ NÔNG HỘ LÊN SẢN XUẤT LỚN 15

1.2.1 Hình thức hợp tác xã 16

1.2.2. Mô hình kinh tế trang trại 18

1.2.3 Tính ưu việt của mô hình cánh đồng mẫu lớn 20

Chương 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN Ở VIỆT NAM 25

2.1 CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN 25

2.2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” Ở AN GIANG 29

2.3 MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” ĐƯỢC THÍ ĐIỂM TẠI THÁI BÌNH 35

2.3.1 Một số nét khái quát về chủ trương thí điểm cánh đồng mẫu lớn tại Thái Bình 35

2.3.2 Những thành tựu và hạn chế của cánh đồng mẫu lớn thí điểm ở Nguyên Xá và Vũ Hòa 38


5


Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” 47

3.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI NHÂN RỘNG MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” 47

3.1.1 Những thuận lợi 47

3.1.2 Những khó khăn khi nhân rộng cánh đồng mẫu lớn 48

3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” 50

3.2.1 Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi các công ty chế biến và tiêu thụ nông sản để họ tích cực và trực tiếp chủ trì việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn 50

3.2.2 Có chính sách phù hợp giải quyết việc làm cho lao động dôi dư của các hộ 55

3.2.3 Có chính sách thu hút nguồn nhân lực phục vụ sản xuất nông nghiệp, đào tạo cán bộ kỹ thuật từ nhân lực của hộ 58

3.2.4 Các cánh đồng mẫu lớn cần tăng cường mối liên kết với các nhà khoa học để có những loại giống lúa tốt cho sản xuất 60

3.2.5 Tổ chức cánh đồng mẫu phù hợp với khả năng tiêu thụ, lựa chọn hợp tác xã liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo khi chưa có sự liên kết với công ty lớn 64

3.2.6 Có cơ chế phân phối lợi ích hài hòa, tăng thu nhập cho người nông dân và công nhân 65

KẾT LUẬN 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

PHỤ LỤC 75



6


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế nông hộ ở nước ta từ khi thực hiện khoán 10 có nhiều ưu điểm, nhưng những năm qua đã bộc lộ nhiều nhược điểm của sản xuất nhỏ, manh mún, đòi hỏi phải chuyển lên những hình thức sản xuất hàng hóa lớn. Xu hướng chung là kinh tế nông hộ sẽ liên kết với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm, hoặc gia nhập hợp tác xã, hay chuyển thành trang trại… Nhưng trong điều kiện nước ta hiện nay các hình thức liên kết (3 nhà, 4 nhà) trong đó có hình thức xây dựng cánh đồng mẫu lớn là thích hợp hơn cả.

“Cánh đồng mẫu lớn” là một trong những hướng đi phù hợp với quá trính chuyển kinh tế nông hộ lên sản xuất hàng hóa lớn nhằm giải quyết tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất, xây dựng thành những vùng sản xuất chuyên canh đáp ứng nhu cầu thị trường gắn với điều kiện sinh thái, tập quán canh tác của từng vùng. Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” tỏ rò tính ưu việt của nông nghiệp hàng hóa lớn, một mặt tạo cơ hội khai thác thế mạnh của từng vùng, tạo quy mô sản xuất lớn, nâng cao năng suất và ý thức kỷ luật của nông dân, mặt khác giúp họ tăng thu nhập, cải thiện đời sống ngay trên mảnh ruộng của chính mình. Việc tập trung ruộng đất thành cánh đồng mẫu lớn tạo điều kiện cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, hình thành vùng hàng hóa xuất khẩu lớn, đảm bảo chất lượng và nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Song có nơi xây dựng thành công, có nơi chưa. Vì vậy, cần tìm hiểu thực tiễn để làm rò mô hình “cánh đồng mẫu lớn” như thế nào mới có hiệu quả. Do đó, “ Mô hình cánh đồng mẫu lớn ở nước ta hiện nay” được chọn làm đề tài luận văn này.

2. Tình hình nghiên cứu

“Cánh đồng mẫu lớn” là hình thức tổ chức sản xuất trên cơ sở liên kết bốn nhà, là hướng đi phù hợp với quá trình chuyển nông nghiệp từ sản xuất nhỏ lên sản xuất hàng hóa lớn. Từ khi có chủ trương đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát


triển nông thôn đã tiến hành xây dựng và phát triển mô hình này không chỉ ở các tỉnh Nam Bộ mà còn làm thí điểm ở một số tỉnh Bắc Bộ.

Cho đến nay, có rất ít công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận cho phát triển “cánh đồng mẫu lớn” ở Việt Nam.

Quyết định số 80/2002/QsĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 và Chỉ thị số 24/2003/CT-TTg về xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến, tiêu thụ. Coi việc xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn” là một giải pháp quan trọng lâu dài góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được nêu trong Nghị quyết số 21/2011/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trương mở rộng phong trào xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn” trên cả nước, không chỉ trên cây lúa mà cả các cây trồng khác, từ đó hình thành một số chính sách nhằm khuyến khích sự phát triển của mô hình này.

Tác giả Tăng Minh Lộc – Cục trưởng cục kinh tế hợp tác và phát triển nông nghiệp (2012) với đề tài: “Phát triển cánh đồng mẫu lớn trong xây dựng nông thôn mới” đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và sự ra đời cánh đồng mẫu lớn trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Quan điểm và giải pháp bước đầu để phát triển cánh đồng mẫu lớn. Bài báo nêu rò, “Cánh đồng mẫu lớn” là hình thức tổ chức lại sản xuất trên cơ sở liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, tập hợp những nông dân nhỏ lẻ tạo điều kiện áp dụng những kỹ thuật mới và giải quyết đầu ra ổn định và có lợi cho nông dân. Mô hình cánh đồng mẫu lớn giải đáp được bài toán về mô hình liên kết “4 nhà” là: Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nông, các bên tham gia mô hình có vị trí, vai trò khác nhau nhưng đều được hưởng lợi ích cao. Về vai trò của doanh nghiệp: doanh nghiệp ứng trước giống, thuốc bảo vệ thực vật và hướng dẫn kỹ thuật canh tác. Khi thu hoạch lúa, doanh nghiệp cho phương tiện vận chuyển thóc đến nhà máy, đưa vào sấy đạt tiêu chuẩn, không

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022