Phóng Sự Ngắn Truyền Hình Trên Sóng Truyền Hình Việt Nam

loại phóng sự vẫn đóng vai trò nòng cốt trong nhiều chương trình, tạo dựng “thương hiệu” cho các chương trình cũng như hình ảnh cho từng phóng viên.


- Các quan niệm về phóng sự truyền hình

Phóng sự truyền hình trước hết là một dạng của phóng sự báo chí do vậy phải kế thừa đặc điểm của thể loại phóng sự báo chí nói chung. Nghĩa là phóng sự truyền hình vẫn phải hội tụ đầy đủ các đặc điểm cơ bản như phản ánh phân tích sự kiện hiện tượng trong quá trình vận động biện chứng, bút pháp linh hoạt, thể hiện rò nét vai trò cái tôi cá nhân... Điểm khác biệt của phóng sự truyền hình so với phóng sự của các loại hình báo chí khác chính là phương tiện thông tin của nó. Đó là phương tiện chuyển tải thông tin bằng ngôn ngữ hình ảnh, âm thanh, tác động tới người xem theo nguyên tắc hình tuyến.

Theo các tác giả Cudơnhétxốp, Xvic, Iarốpxki thì “tính chất phóng sự là thuộc tính nội tại (đặc trưng bên trong), có tính bản chất của truyền hình” [9, tr. 58]. Điều này có nghĩa rằng: truyền hình tự thân nó đã mang những đặc tính của phóng sự và do vậy cũng thật dễ hiểu khi “phóng sự là thể loại phổ biến nhất, có hiệu quả nhất và là thể loại chủ đạo của báo chí truyền hình” [9, tr .59] Cũng theo nhóm tác giả này, phóng sự truyền hình có thể phân chia thành ba loại là phóng sự sự kiện, phóng sự chuyên đề và phóng sự dàn dựng:

+ Phóng sự sự kiện là phóng sự trình chiếu sự kiện thực tế diễn ra không phụ thuộc vào phóng viên nhằm thông báo chính xác đầy đủ và chi tiết về sự kiện. Trong phóng sự sự kiện thì sự kiện là yếu tố quyết định, là bất khả xâm phạm, sự kiện diễn ra trong thời gian và không gian thực tế trước các phương tiện kỹ thuật truyền hình.

+ Phóng sự chuyên đề ( còn gọi là phóng sự tổng quan, phóng sự đặt vấn đề) là kiểu phóng sự mà người làm truyền hình trình chiếu sự kiện hiện tượng theo đề tài và chủ đề tư tưởng đã được xác định. Do vậy phóng sự chuyên đề đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kịch bản, phải xác định được những yếu tố then chốt của sự việc và phóng viên trở thành người can dự vào sự kiện.

+ Phóng sự dàn dựng là dạng phóng sự mà nhà báo công khai đóng vai trò tổ chức sự kiện, thiết kế sự kiện, tạo ra những tình huống khơi gợi (tất nhiên vẫn phải tôn trọng tính trung thực khách quan của sự kiện).

Hiện nay trong lý luận báo chí có nhiều cách quan niệm và cách phân chia phóng sự truyền hình dựa trên những tiêu chí khác nhau. Chẳng hạn dựa trên tiêu chí đối tượng phản ánh người ta chia phóng sự truyền hình thành phóng sự sự kiện, phóng sự vấn đề, phóng sự chân dung, phóng sự điều tra; dựa trên tiêu chí phương pháp phản ánh người ta chia thành phóng sự trực tiếp và phóng sự có xử lý hậu kỳ, dựa trên tiêu chí thời lượng có phóng sự thời sự, phóng sự tài liệu...Tuy nhiên theo TS Đức Dũng thì ở một số nước phương Tây người ta không quá chú trọng về lý thuyết mà chủ yếu quan tâm đến kỹ năng sáng tạo tác phẩm, do vậy mới có quan niệm cho rằng phóng sự truyền hình chỉ là “một dạng tin trong những dạng tin thường được sử dụng trên sóng truyền hình như tin Thời sự, tin đặc tả, tin phỏng vấn, tin phóng sự, tin tường thuật...” [48, tr.79].

Thực tiễn hoạt động sáng tạo truyền hình ở nước ta cho thấy: phóng sự truyền hình đang khẳng định vai trò đắc lực trong việc chuyển tải thông điệp với nhiều dạng tồn tại, nhiều kiểu biểu hiện khác nhau. Hiện trên sóng truyền hình đang tồn tại phổ biến các kiểu phóng sự: phóng sự ngắn (phát trong chương trình thời sự và trong các chương trình giao lưu toạ đàm...),

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

phóng sự phát trong các chương trình chuyên đề ( thường có thời lượng từ 10-15 phút), phóng sự chân dung, phóng sự điều tra, phóng sự khoa giáo, phóng sự tài liệu phát độc lập với tư cách là một chương trình…Trong đó phóng sự ngắn là một hiện tượng khá thú vị và độc đáo cả về tên gọi, quan niệm lẫn phương pháp sáng tạo.‌


Kết cấu phóng sự ngắn truyền hình - 3

1.2. Phóng sự ngắn truyền hình trên sóng truyền hình Việt Nam

1.2.1. Sự ra đời của phóng sự ngắn truyền hình trên sóng truyền hình Việt Nam

Trong hoạt động sáng tạo truyền hình trên thế giới thật ra không có khái niệm phóng sự ngắn truyền hình. Phóng sự là Report và để phân biệt với Report là News ( Tin tức), Interview ( phỏng vấn), Comment ( bình luận), Documentary ( phim tài liệu), không hề có thể loại nào gọi là “ short report” ( hay một cụm từ tương đương). Trong bản tin của truyền hình nước ngoài tất cả các mục xuất hiện đều được gọi là tin tức (news). Khái niệm News bao gồm “news in brief” là những tin vắn thuần tuý và “news story” hoặc “news package” là những tin sâu hơn, tin có phỏng vấn, có bình luận. Trong quan niệm của những người làm truyền hình nước ngoài, “news story” là những sản phẩm thời sự được sản xuất tốt hơn, công phu hơn nhưng vẫn là tin. Tuy nhiên theo quan niệm của những người làm truyền hình Việt Nam “news story” được coi là phóng sự ngắn (tính đến các yếu tố thời lượng lẫn phỏng vấn, bình luận, kết cấu...). Trong một số tài liệu dịch bài viết của các chuyên gia báo chí nước ngoài về chương trình thời sự truyền hình ( như Tin- phóng sự truyền hình của Neil Everton, tập bài giảng Làm phóng sự của Đại học Lille, bài giảng phóng sự truyền hình của tổ chức SIDA...) các dịch giả cũng đã dịch “News story” là phóng sự.

Ở Việt Nam phóng sự ngắn truyền hình ra đời cùng với quá trình vận động đổi mới của các chương trình trên sóng mà trực tiếp nhất là chương trình thời sự. Trước đây chương trình Thời sự của truyền hình Việt Nam kết cấu theo công thức: 15 phút tin liên tục, tiếp đó là một đến hai phóng sự kéo dài từ 5-10 phút trước khi chuyển sang bản tin quốc tế. Riêng phóng sự nếu làm dưới 5 phút thì không được tính nhuận bút với tư cách là một phóng sự và do vậy dài là một yêu cầu bắt buộc. Đặc điểm này chịu sự chi phối của cách làm báo hành chính, chỉ tính thời lượng mà không tính đến hiệu quả thông tin. Nói cách khác đấy là cách làm báo mang nặng tính tuyên truyền diễn giải; cách làm báo một chiều mà không tính đến quy luật tiếp nhận và phản hồi trong quá trình truyền thông.

Cùng với những đổi thay của đời sống kinh tế xã hội, báo chí cũng chuyển mình mạnh mẽ, một số phương thức làm báo truyền thống không còn phù hợp. Trong xu thế đó cách tổ chức chương trình thời sự trên VTV1 theo công thức truyền thống trở nên lạc hậu, bởi tin tức truyền hình cần phản ánh rất nhiều sự kiện diễn ra trong ngày. Hơn nữa người xem cũng đòi hỏi nhiều thông tin và giường như không đủ kiên nhẫn để xem những phóng sự kéo dài 5 phút, 10 phút hay một bản tin 15 phút chỉ đậm đặc tin tức, nhất là trong bối cảnh cuộc sống ngày càng trở nên khẩn trương và gấp gáp. Người xem đòi hỏi phải có những góc nhìn sâu bên cạnh lượng thông tin dồi dào chuyển tải qua một chương trình thời sự. Nói cách khác chương trình thời sự phải cung cấp lượng thông tin tối đa trong một thời lượng tối thiểu.

Vào những năm 90 của thế kỷ trước, với sự tiếp sức của một số dự án đào tạo hỗ trợ nâng cao chất lượng chương trình thời sự của Thuỵ Điển, Australia, Pháp, chương trình thời sự trên sóng Truyền hình Việt Nam bắt đầu có những thay đổi mạnh mẽ. Một trong những dấu ấn rò nét của sự thay đổi đó là việc ra đời bản tin “Chào buổi sáng” phát trực tiếp vào năm 1997.

Các chương trình Thời sự cũng thay đổi kết cấu theo hướng sử dụng tin tức xen kẽ phóng sự. Lần đầu tiên quan niệm trong một chương trình thời sự phải có nhiều phóng sự với nhiều góc nhìn chính thức được khẳng định. Tất nhiên do yêu cầu của thời lượng và yêu cầu về chất lượng thông tin nên chương trình không thể bao chứa được những phóng sự dài, những phóng sự chiếm quá nhiều “chỗ” mà phải là những kiểu phóng sự có thời lượng ngắn.

Cũng vào năm 1997, tại Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 17, một phóng sự có độ dài gần 6 phút mang tên: “ Khi cả xóm tập đi xe đạpcủa Đài Truyền hình Phú Yên tạo ấn tượng mạnh và đạt huy chương vàng. Việc một phóng sự có độ dài gần 6 phút đạt giải cao nhất giành cho thể loại phóng sự là chưa từng có tiền lệ. Thành công của phóng sự mang đến những cách nhìn mới về thể loại. Một phần từ thành công này mà trong kỳ Liên hoan tiếp theo ban tổ chức chính thức đưa vào điều lệ một nội dung thi mới giành cho thể loại phóng sự có thời lượng không quá 5 phút. Đấy là phóng sự ngắn. Tên gọi phóng sự ngắn chính thức được thể lệ hoá tại Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 18 (năm 1998).

Như vậy có thể khẳng định thời điểm đánh dấu sự xuất hiện của phóng sự ngắn truyền hình trên sóng thời sự truyền hình Việt Nam là vào khoảng nửa sau thập niên 90 của thế kỷ trước. Đây là kết quả của cả một quá trình vận động đổi mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng đồng thời tiếp cận với xu thế làm truyền hình hiện đại trên thế giới. Qua hơn 10 năm áp dụng, phóng sự ngắn liên tục có những đổi mới, ngày càng hoàn thiện cả về cách nhìn vấn đề lẫn cách thể hiện vấn đề. Phóng sự ngắn thực sự là một công cụ hiệu quả trong việc chuyển tải, phân tích mổ xẻ thông tin của không chỉ chương trình thời sự.

1.2.2. Các quan niệm về phóng sự ngắn truyền hình

Mặc dù đã khẳng định được vai trò đắc lực trên sóng truyền hình tuy nhiên quan niệm và tên gọi phóng sự ngắn đến nay vẫn chưa thực sự thống nhất.

Như đã nêu ở trên, ở nước ngoài không có khái niệm phóng sự ngắn. Tin tức thời sự được thể hiện dưới hai dạng: tin ngắn (có trích phỏng vấn ngắn hoặc không có) và news story hoặc news package ( được hiểu là một câu chuyện, một vấn đề được phóng viên kể lại có phỏng vấn biểu thị chính kiến và quan điểm). Nếu theo cách hiểu này thì phóng sự ngắn chỉ là một dạng của tin tức, trong đó phải đảm bảo công thức 5W+1H (còn gọi là công thức Quintilianus*), đồng thời phải ngắn gọn, phản ánh trực diện vấn đề và mang tính thời sự cao.

Theo nhà báo Thanh Lâm- nguyên phó ban Thời sự đài truyền hình Việt Nam thì phóng sự ngắn khác với tin ở chỗ: phóng sự phải nói được điều gì đó mà tin không thể nói được. Nghĩa là phóng sự ngắn không đơn thuần chỉ phản ánh mà phải tạo ra một góc nhìn, phải có sự phân tích, định hướng công chúng. Điều này dẫn tới một yêu cầu tất yếu đó là: trong phóng sự phải có phỏng vấn. Trong tin có thể có phỏng vấn, có thể không có phỏng vấn nhưng trong phóng sự ngắn nhất thiết phải có phỏng vấn. Ngoài ra phóng sự ngắn còn phân biệt với tin ở cách xử lý thông tin. Quan điểm này cũng khá trùng hợp với lập luận của Claudia Mast khi ông cho rằng các News story được dịch ra là “ chuyện thời sự” ( hay “ chuyện tin tức”) vừa “một mặt phản ánh tin tức nhưng mặt khác cũng trình bày giải thích sự kiện với một dụng ý.” [31, tr.74].

Có ý kiến cho rằng phóng sự ngắn không phải là một thể loại báo chí độc lập mà thực chất chỉ là một dạng phái sinh của thể loại phóng sự. Nghĩa là trước nhu cầu đưa thật nhiều phóng sự vào một chương trình thời sự bắt

buộc phải xây dựng những phóng sự có thời lượng thích hợp. Phóng sự đấy chúng ta quen gọi là phóng sự ngắn nhưng thực chất vẫn là phóng sự.

Ở Việt Nam cách gọi phóng sự ngắn là cách gọi của giới làm nghề, cách gọi theo thói quen, bởi đến nay trong lý luận tác phẩm báo chí chưa xuất hiện khái niệm này. Tên gọi phóng sự ngắn được thể lệ hoá tại điều lệ của các kỳ liên hoan truyền hình toàn quốc nhưng theo nhà báo Thanh Lâm – nguyên phó ban Thời sự đài Truyền hình Việt Nam thì đấy thực chất là cách gọi về một dạng thể loại giành cho những người làm thời sự dự thi. Cũng có ý kiến cho rằng tên gọi phóng sự ngắn đơn thuần chỉ là do căn cứ vào thời lượng. Và nếu dựa theo tiêu chí thời lượng thì sẽ có phóng sự ngắn và phóng sự dài. Tuy nhiên như thế nào được gọi là “ngắn”, như thế nào được gọi là “dài” lại là điều không dễ thống nhất. Chẵng hạn điều lệ Liên hoan truyền hình toàn quốc cho phép thời lượng tối đa của phóng sự ngắn là 5 phút nhưng nếu phóng sự sử dụng trong các bản tin của VTV1 mà kéo dài tới 5 phút lại không hợp lý. Ngắn như thế nào và ngắn tới đâu phụ thuộc vào yêu cầu bản tin cũng như văn hoá tiếp nhận của từng đối tượng công chúng. Trong bài viết “ Nhận diện phóng sự trong chương trình thời sự truyền hình” đăng trên Tạp chí Người làm báo ( số tháng 6/2005) thạc sỹ Thái Kim Chung đề xuất nên gọi dạng phóng sự này là phóng sự thời sự bởi xuất phát từ một thực tế: đây là thể loại thường xuyên của chương trình thời sự với chức năng cơ bản là thông tin mà không thiên quá nhiều về chức năng giáo dục tuyên truyền giải trí.

Theo quan điểm của tác giả, phóng sự ngắn là một dạng của phóng sự truyền hình. Phóng sự ngắn chưa hội tụ những điều kiện để trở thành một thể loại báo chí độc lập bởi những nguyên tắc sáng tạo vẫn nằm trong hệ thống nguyên tắc sáng tạo chung của phóng sự truyền hình. Thêm vào đó, phóng

sự ngắn chỉ thực sự phát huy vai trò khi đặt mình trong một tổng thể chương trình. Không có sự tồn tại độc lập của phóng sự ngắn kiểu như “ chương trình phóng sự ngắn” hay “ chuyên mục phóng sự ngắn”… Cũng theo quan điểm tác giả, tên gọi phóng sự ngắn là tên gọi phù hợp nhất cho dạng phóng sự độc đáo này. Sở dĩ như vậy bởi hai lẽ: đặc trưng ngắn về thời lượng là đặc trưng quan trọng nhất, chi phối các đặc trưng khác cũng như kết cấu của thể loại. Khi một thể loại buộc phải giới hạn trong phạm vi dưới 5 phút dẫn tới cách làm, các thủ pháp sáng tạo phải tuân theo những nguyên tắc nhất định để sự rút ngắn là rút ngắn sáng tạo chứ không phải rút ngắn cơ học. Mặt khác trong xu thế đa dạng hoá chương trình hiện nay, thể loại phóng sự ngắn không chỉ được sử dụng trong chương trình thời sự mà còn đóng vai trò linh kiện trong nhiều chương trình khác. Nhiều phóng sự linh kiện cũng có thể phát trong chương trình thời sự và ngược lại nhiều phóng sự thời sự đã trở thành phóng sự linh kiện của các talk show, game show, live show. Do vậy phóng sự ngắn là tên gọi phù hợp nhất cả về nội hàm khái niệm lẫn cách thức sử dụng trên thực tế.

Trên cơ sở tìm hiểu các tài liệu liên quan cũng như dựa vào việc thu thập ý kiến từ các nhà nghiên cứu, các nhà báo truyền hình, tác giả mạnh dạn đưa ra định nghĩa về phóng sự ngắn truyền hình như sau: “ phóng sự ngắn truyền hình là một dạng của phóng sự truyền hình có thời lượng không quá 5 phút. Phóng sự ngắn phản ánh và phân tích sự kiện hiện tượng trong xu thế vận động phát triển với yêu cầu ngắn gọn, các trích đoạn phỏng vấn súc tích, tạo ấn tượng mạnh về tiết tấu, về cách sử dụng ngôn ngữ hình ảnh âm thanh. Phóng sự ngắn chỉ phát huy vai trò khi được đặt trong cấu trúc của tổng thể chương trình truyền hình”.


1.2.3. Đặc trưng của phóng sự ngắn truyền hình

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022