Quan Niệm Nghệ Thuật Về Con Người 100393


đời sống xã hội được nâng lên tầm khái quát nhưng vẫn mang hơi thở của cuộc sống và vẫn gắn bó máu thịt với cuộc đời thực. Quan niệm về hiện thực thể hiện sự khám phá, sự lí giải, trình độ chiếm lĩnh hiện thực của nhà văn. Và mỗi người thường có môt vùng đối tượng thẩm mĩ riêng mà tự nó đã ghi đậm dấu ấn của chủ thể sáng tác.

Trong văn xuôi thời kì trước năm 1975, do yêu cầu của cách mạng nên hiện thực được phản ánh trong tác phẩm chủ yếu là hiện thực chiến tranh. Đó là hiện thực của cuộc sống chiến đấu họăc vừa chiến đấu vừa sản xuất nhiều khi được tráng một lớp men trữ tình hơi dày. Nói như Nguyễn Minh Châu hiện thực của văn học có khi không phải là hiện thực đang tồn tại mà là cái hiện thực mọi người đang hi vọng, đang mơ ước .

Sau chiến tranh, khi hiện thực cuộc sống thay đổi, khi tư duy nghệ thuật cũng dân chủ hơn thì biên độ của hiện thực ngày càng được mở rộng. Đó không chỉ là hiện thực về đời sống chiến tranh được miêu tả dưới cái nhìn mới mà còn là hiện thực về số phận của một cá nhân, một gia đình, một dòng họ sau những tổn thất to lớn trong chiến tranh, hay là hiện thực cuộc sống trong thời kì khủng hoảng, bế tắc của xã hội. Cuộc sống được phản ánh vào trong tác phẩm không chỉ là cái phần anh hùng cao cả mà còn thấm thía nỗi buồn của con ngưòi phần hậu chiến, là cuộc sống với tất cả cái sôi động quyết liệt của cuộc đấu tranh cũng như cái đời thường vừa nhân hậu ấm áp, vừa nhếch nhác lấm lem[36/12]. Sự thay đổi trong quan niệm về hiện thực như vậy giúp nhà văn phản ánh cuộc sống một cách toàn vẹn hơn, chân thực hơn. Văn xuôi vượt qua tình trạng bị lệ thuộc vào đề tài, vào một cái nhìn đã định trước để mở ra khả năng phong phú vô tận trong việc khám phá và thể hiện đời sống. Nhà văn cũng có thể đi đến những miền khuất, những mặt trái của đời sống, đến với chiều sâu tâm tưởng, tâm linh của con người. Những nơi mà trước đây trong chiến tranh họ ít có điều kiện để khai vỡ.


Nhìn lại những sáng tác trong chiến tranh, chúng ta nhận thấy văn học đã cố gắng bám sát cuộc sống chiến đấu oanh liệt của dân tộc. Điểm mạnh trong những sáng tác của họ là giàu tính thời sự, có sức động viên và cổ vũ lớn lao. Tuy nhiên sau chiến tranh xuất hiện những yêu cầu mới, yêu cầu tái hiện lịch sử phải gắn liền với đòi hỏi đi sâu vào số phận và diễn biến của con người; viết về cuộc chiến tranh hôm qua phải đặt trong tương quan với những yêu cầu của cuộc sống hôm nay [39/209]. Với đặc thù của thể loại, truyện ngắn đã chưng cất những mảng hiện thực của cuộc sống chiến tranh. Mặc dù phần lớn truyện ngắn giai đoạn 1975 - 1985 viết về chiến tranh vẫn bám vào các sự kiện, vẫn lấy sự kiện làm trục chính song cách triển khai vấn đề ở những truyện ngắn này cũng không hoàn toàn giống trước. Những hoàn cảnh ngặt nghèo, những khúc bi thương nhất của chiến trận vẫn được khắc hoạ đậm nét trong nhiều truyện ngắn: Hai người trở lại trung đoàn của Thái Bá Lợi, Chuyến xe đêm của Ma Văn Kháng, Ngày không bình thường của Phạm Hoa, Người trong cuộc của Trung Trung Đỉnh... đó, những phẩm chất anh hùng sáng ngời của người lính vẫn được khẳng định. Tuy nhiên chiến tranh cũng là một cuộc kiểm nghiệm nghiêm khắc đối với con người, sàng lọc mọi giá trị con người. Có anh hùng nhưng cũng có những kẻ hèn nhát, sợ chết, phản bội hay gắng gỏi leo lên những bậc thang địa vị. Nhân vật Trí (Hai người trở lại trung đoàn) vừa là một con người dũng cảm, thông minh trong chiến trận nhưng lại là kẻ thủ đoạn trong tình yêu. Song khi có được tình yêu thì sẵn sàng rũ bỏ nó, rũ bỏ cả đứa con mình để leo lên địa vị trung đoàn trưởng. Bối cảnh chiến tranh ở truyện ngắn này không còn chiếm địa vị độc tôn mà luôn song hành, đan xen với hành trình đi tìm hạnh phúc của các nhân vật. Chiến tranh nhiều lúc chỉ là cái nền để nhân vật bộc lộ tính cách của mình. Tuy nhiên, cách xử lí vấn đề ở truyện ngắn này vẫn thiên về ca ngợi con người anh hùng. Vì thế, cho đến cuối truyện tác giả vẫn để cho nhân vật


Trí sống yên ổn với cương vị trung đoàn trưởng của mình mà không hề phải nhận bất kì hình thức kỉ luật nào.

Đưa nhân vật vào trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh để từ đó trình bày những diễn biến và số phận không giản đơn của con người là cách các nhà văn lựa chọn khi viết về mảng hiện thực chiến tranh. Âm hưởng chung ở những truyện ngắn như thế dù vẫn thiên về ca ngợi cái cao cả, cái anh hùng của con người nhưng đằng sau đó là hình ảnh của cả dân tộc trong cuộc đấu tranh anh dũng, kiên cường. Truyện ngắn Chuyến xe đêm của Ma Văn Kháng kể về hai vợ chồng người phóng viên phương Tây được một người lính lái xe người Việt Nam đưa qua biên giới Campuchia. Hành trình tuy không dài nhưng họ luôn phải đối diện với những bất hạnh khôn lường bởi sự tấn công bất ngờ, hiểm ác của tàn quân Pôn pốt. Khi chiếc xe gần đến trạm gác cầu cuối cùng thì bị tấn công. Người lái xe bị trúng ba viên đạn ngay từ loạt tấn công đầu tiên. Trước khi bọn tàn quân sắp sửa phóng một quả B41 để huỷ diệt cả xe thì anh nghển lên giống như quằn quại...chân vẫn đặt hờ trên chân ga, tay vẫn nắm chặt vành tay lái[54/427] đưa chiếc xe vuợt qua cõi chết, cứu sống vợ chồng người phóng viên. Hành động của anh khiến họ hiểu ra rằng một dân tộc vị tha, sống chết vì người khác, điều đó đã trở thành một đạo lí, một nguồn năng lượng vô tận[54/428], một sức mạnh diệu kì để vượt qua mọi gian khổ. Điều mà nhà văn hướng đến không phải là sự mô tả chiến tranh thông thường mà là sự cắt nghĩa cội nguồn đã làm nên chiến thắng.

Bảo Ninh lại xử lí hiện thực chiến tranh bằng cách đi vào những góc khuất của tâm trạng, những bi thương của chiến trận trong những hoàn cảnh đặc biệt. Tryện ngắn Trại bảy chú lùn viết về cuộc sống của những người lính hậu cần bị bỏ quên trong khi họ làm nhiệm vụ coi kho ở Trường Sơn. Môi trường chiến tranh ở đây không có tiếng súng, không có kẻ thù cụ thể nhưng giữa rừng già cô độc, họ đã phải chiến đấu với chính bản thân mình để

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.


giữ vững tấm lòng nhân bản của người lính cũng như tâm hồn nhân văn của họ. Tư tưởng đó sau này còn được nhà văn tiếp tục ở một khía cạnh khác sâu sắc hơn trong Nỗi buồn chiến tranh. Chính cách nhìn chiến tranh bằng nhãn quan văn học một cách nhân bản như thế đã đem lại sự mới mẻ so với những tác phẩm viết về chiến tranh trước đây.

Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985 - 4

Bên cạnh đó, nhiều truyện ngắn chỉ lấy việc mô tả chiến tranh làm tấm gương lớn để con người tự soi ngắm lại chính mình và những người xung quanh.Trong truyện ngắn Cơn giông, lí giải sự chiêu hồi kẻ thù của Quang, Nguyễn Minh Châu cho rằng y là một con người luôn luôn tìm cách thoả mãn mọi thèm khát của bản thân mình nên khi cách mạng gặp khó khăn, y thành kẻ chiêu hồi. Điều này dược nhà văn triển khai nhất quán trong mọi việc làm, mọi hành động suốt cuộc đời y. Nhưng chiến tranh chính là lúc y bộc lộ rõ nét nhất mặt thật của mình.

Còn nữ phóng viên Nguyên Bình (Năm tháng đi qua của Nguyễn Thị Như Trang) khi đến với mặt trận Tây Nam, đến với những người lính dũng cảm mà giản dị, khiêm nhường lại giúp chị nhận ra ý nghĩa đích thực của cuộc đời. Là một phóng viên sống ở Hà nội, chị luôn khao khát được nếm trải nỗi vất vả của những chuyến đi thực tế, hoà cái riêng của mình vào ngàn mảnh đời chung để tạo nên những trang viết. Nhưng Văn, người yêu của chị, một nhà thơ trầm ngâm đi trên hè phố Hà Nội với những câu thơ viết về nỗi đau khổ, lại không đồng tình với suy nghĩ đó. Khi chứng kiến sự hi sinh của những người lính trong lòng chị cứ day dứt một câu hỏi Sống như thế tôi sẽ có ích gì cho cuộc đời này? Và hình ảnh của Văn bỗng nhoà đi rất nhanh. Như vậy, chiến tranh không chỉ là thước đo giá trị con người mà đồng thời cũng giúp con người nhận thức về cuộc sống và sống có ý nghĩa hơn.

Trong những truyện ngắn như thế, chiến tranh được nhìn từ tiêu điểm con người với số phận cá nhân chứ không phải là dòng sự kiện. đó, con


người vừa chịu sự chi phối của hoàn cảnh, vừa tác động lên hoàn cảnh. Cái nhìn về hiện thực chiến tranh ở đây có nhiều thay đổi so với thời kì trong chiến tranh. Nhà văn không chỉ giúp người đọc hiểu rõ về chiến tranh hơn mà còn nhận thức sâu sắc cái giá của chiến thắng. Tái hiện quá khứ để hướng vào cuộc sống hiện tại cũng là một cách tiếp cận với hiện thực chiến tranh sau chiến tranh mà các nhà văn thường lựa chọn. Bởi các thế hệ hôm nay và mai sau tìm đến những tác phẩm này không phải chỉ để chiêm ngưỡng những vinh quang của chiến thắng mà còn để soi tìm trong đó những tấm gương tinh thần, đạo đức, nghị lực, để tìm lời giải đáp cho những vấn đề của cuộc sống con người trong nhiều thời đại. Cái hôm qua được nhận thức và lí giải từ chỗ đứng hôm nay, cái ánh sáng rạng rỡ của hôm qua vẫn tiếp tục chiếu rọi vào cuộc sống hôm nay.

Song song với hiện thực chiến tranh là hiện thực về cuộc sống thường nhật sau cuộc chiến. Từ những năm 80 trở đi vùng hiện thưc thế sự, đời tư này chiếm một vị trí ngày càng quan trọng hơn trong đời sống văn xuôi. Nguyễn Minh Châu là nhà văn sớm có những tác phẩm thành công ở mảng hiện thực này. Qua hai tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành Bến quê của ông người đọc có dịp nhân rõ hình ảnh của cuộc sống bình thường mà lấp lánh ánh sáng. Trong dòng sự kiện của cuộc sống, con người thường hướng tới những điểm nóng, những sự kiện lớn lại dễ bỏ sót những đốm sáng nhỏ nhoi nhưng chính nó lại là một phần của cuộc sống.Từ những truyện tưởng rất bình thường nhỏ nhặt không có gì đặc biệt như: Một lần đối chứng, Mẹ con chị Hằng, Hương và Phai, Đứa ăn cắp, Một người đàn bà tốt bụng, Sống mãi với cây xanh... Nguyễn Minh Châu vẫn tìm ra được các khía cạnh sắc sảo của thế thái nhân tình, của những vấn đề vừa nhỏ bé, vùa rộng lớn trong số phận cá nhân. Đúng là ông có khả năng nhìn đâu cũng ra truyện ngắn (Lê Lựu).Từ đó, nhà văn đã góp phần làm phong phú


thêm đời sống tinh thần cho mỗi người, bồi đắp thêm ý thức trách nhiệm với đồng loại và nhân lên lòng yêu cuộc sống. Mặc dù Nguyễn Minh Châu mới chỉ sống ở buổi đầu của thời kì đổi mới nhưng ông đã nhìn thấy những vấn đề của thời kinh tế thị trường: đó là sự phân hoá của các thế hệ trong mỗi gia đình (Giao thừa), là vấn đề môi trường sinh thái trong quá trình đô thị hoá (Sống mãi với cây xanh), là ý chí khát vọng làm giàu của người nông dân (Khách ở quê ra), là sự du nhập của lối sống phương Tây vào các gia đình truyền thống (Sắm vai)... Xã hội Việt Nam những năm 80 mới chỉ là thời điểm bắt đầu đổi mới, ở thời điểm này cái cũ chưa mất đi, cái mới cũng chỉ đang trong hành trình tìm tòi, thử nghiệm. Nguyễn Minh Châu như một người đi biển lành nghề đã nghe thấy trong hơi gió và tiếng sóng những điềm báo về một cơn lốc mới mà ảnh hưởng của nó đến các mặt sẽ trở thành phổ biển trong đời sống xã hội vào những năm chín mươi[35/67].

Cũng tiếp cận đời sống ở bình diện sinh hoạt thế sự, những sáng tác văn xuôi của Ma Văn Kháng ở buổi đầu những năm 80 lại thấy xuất hiện cái nhìn mới trong quan niệm về hiện thực. Với ông, hiện thực phức tạp, không thể biết trước, không thể biết hết, con người vẫn đang còn nhiều bí ẩn cần phải khám phá tìm tòi. Nhiều nhân vật của ông đã trực tiếp bày tỏ quan niệm này. Luận trong Mùa lá rụng trong vườn đã phát biểu Đời phức tạp là do nó vốn thế chứ ai bịa ra được[32/54] . Còn Cừ ở nơi đất khách quê người trong cuộc trả giá cuối cùng của cuộc đời đã nhận thức ra một điều Cuộc sống là một sự phát hiện liên tục[ (32/187]. Khi hướng sự quan tâm chú ý vào mảng hiện thực đời thường, Ma Văn Kháng cũng tìm thấy từ trong hiện thực muôn hình vạn trạng ấy những sắc thái trữ tình cùng những vẻ nhân sinh có sức toả sáng có khả năng thuyết phục con người. Trong tập truyện ngắn Ngày đẹp trời, nhà văn đã khắc hoạ nhiều vẻ đẹp khác nhau của con người trong cuộc sống. Đó là vẻ đẹp của chú bé Kiểm (Kiểm- chú bé- con người) dẫu bị thiếu


thốn, dập vùi nhưng vẫn tràn đầy lòng yêu thương người khác. Là giọt nước mắt muôn màng nhưng đáng quý đáng trân trọng của ông Luyến (Mất điện). Giọt nước mắt ấy là sự chiến thắng cái trì trệ, thờ ơ, vô trách nhiệm của con người trước cuộc sốngQua tập truyện ngắn này, tác giả cũng muốn nhắn nhủ với con người trong cuộc sống hiện tại: Hơn bao giờ hết cần phải giữ được cái mầm nhân bản, phải bảo tồn cho được cái khả năng yêu thương đồng loại ở mỗi con người. Yêu thương kẻ ngoài quan hệ huyết thống, yêu thương con người với tính cách đồng loại, một tình yêu ấy mới thật hiếm hoi và rất cần vun đắp[31/185]. Nhiều truyện ngắn của Lí Lan, Trần Thị Thuỳ Mai, Thuỳ Linhcũng được triển khai theo hướng này.

Sau đại thắng mùa xuân 1975 cả dân tộc vừa phải xây dựng nền móng của chủ nghĩa xã hội, vừa đối diện với những cuộc chiến tranh biên giới. Cuộc sống khó khăn lại chồng chất thêm bởi những tiêu cực trong quản lý kinh tế và tổ chức xã hội. Đứng trước hiện thực đó, nhiều nhà văn đi vào những khía cạnh xấu của đời sống hiện tại. Nguyễn Mạnh Tuấn, Dương Thu Hương, Lê Minh Khuê là những cây bút có nhiều truyện ngắn theo hướng phản ánh mặt trái của hiện thực. Trong tập truyện ngắn được giải thưởng của hội nhà văn Việt Nam năm 1987 Một chiều xa thành phố, Lê Minh Khuê đã phản ánh khá tinh tế sự chuyển động lúc âm thầm, lúc mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của con người thời đại. Con người bị cuốn vào cơn lũ của đời sống tiện nghi, của tâm lí tiêu dùng, của thói lãnh cảm với quá khứ, với đồng loại. Sự phê phán của nhà văn với những thói hư tật xấu ấy của con người nhẹ nhàng mà thấm thía. Từ một cô gái nhiệt tình, hăm hở Tân (Một chiều xa thành phố) trở thành kẻ hưởng thụ và ích kỷ bởi sự nhập cuộc với hiện tại cuồng nhiệt nhưng sai đường. Cô sống thờ ơ với bạn cũ, cố chạy theo lối sống vật chất, khiến cho chồng cô phải thốt lên một cách khinh bỉ cái nông cạn của người đàn bà cũng như một thứ tội ác. Nếu lấy cách sống của Tân để minh


chứng cho triết lý ấy thì chưa thực sự thoả đáng nhưng đó là một lời cảnh báo: con người tiếp cận với cuộc sống hiện đại, càng hiện đại mình thì càng trở nên vô cảm với xung quanh nếu anh ta không có được vốn văn hoá cần thiết. Và kết quả là những người như thế đã tự đẩy mình vào chỗ cô đơn.

Hướng khai thác hiện thực này cũng được Dương Thu Hương triển khai một cách sâu hơn trong truyện ngắn Ban mai yên ả. Nhân vật chính trong truyện từ chiến trường trở về hòa nhập vào đời sống bình thường ở hậu phương đã vấp phải bao khốn khó. Lối sống tỉnh lẻ tuỳ tiện, lười biếng, một số cán bộ dửng dưng, vô trách nhiệm. Tất cả như một thứ keo đặc vây bủa lấy anh, khiến những ý định tốt lành của anh khi trở về không sao thực hiện được, Chỉ muốn sống cho lương thiện thôi anh đã phải làm phiền đến bao nhiêu người và gây cho họ không ít sự bực bội. Cách khai thác của Dương Thu Hương là nhìn thẳng vào đời sống, xé tuột cái vẻ bề ngoài để khơi thẳng vào những gì thuộc về thực chất của các hiện tượng cũng như các mối quan hệ. Chủ yếu để cho người đọc thấy rõ mặt trái, phần khuất lấp của cuộc sống con người. Cách lật tẩy cuộc sống như thế còn bắt gặp trong nhiều truyện ngắn của chị như: Loài hoa biến sắc, Ngôi nhà trên cát, Chuyện nghe thấy mà không nhìn thấy, Một khúc ca buồn...

Trở lại với hiện thực đời thường, chọn những con người, những sự việc bình thường làm tiêu điểm, đặt nó vào quỹ đạo quan sát của văn học các nhà văn đã khơi vào nguồn mạch mới để làm giàu thêm cho nhận thức và sinh hoạt tinh thần của con người. các truyện ngắn này, văn học bỗng trở thành những vui buồn của đời người, là sự chiêm nghiệm về những gì được mất, là hồi ức về quá khứ và dự cảm về tương lai, là trầm tư về lẽ tồn vong của con người, trong mối quan hệ với xã hội, tự nhiên và vũ trụ[72/61].

3.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí