Thành Tựu Nổi Bật Của Truyện Ngắn Thời Kỳ Đổi Mới


Cảm hứng nghệ thuật là một trạng thái của tình cảm mãnh liệt và say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động lớn đến cảm xúc của người tiếp nhận tác phẩm. Nó là thứ tình cảm mạnh mẽ chân thành, một tình cảm xã hội đã được nhà văn ý thức.

Chiến tranh kết thúc, đất nước ta trở lại với cuộc sống thời bình với nhiều mối quan hệ đa chỉều, phức tạp của cuộc sống con người. Cảm hứng nghệ thuật trong các sáng tác cũng phải thay đổi cho phù hợp với thực tế cuộc sống.

Nếu trước năm 1975 cảm hứng chủ đạo trong các sáng tác văn học chủ yếu là cảm hứng sử thi. Tính sử thi thể hiện ở chỗ thiên về miêu tả và ngợi ca những con người và dân tộc Việt Nam anh hùng. Cảm hứng sử thi không chỉ bó hẹp trong một số tác phẩm mà xuyên suốt trong hầu hết các tác phẩm văn học trong chiến tranh, trong đó nổi bật là cảm hứng yêu nước và cảm hứng anh hùng. Bằng nguồn cảm hứng này văn học đã phản ánh, ca ngợi cuộc chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc. Nguồn cảm hứng này là dòng mạch chính xuyên suốt nửa thế kỉ, tạo nên diện mạo của văn học ở thời điểm lịch sử đặc biệt này.

Sau 1975, sự chuyển dịch này ngày càng rò rệt, cảm hứng thế sự đời tư dần thay thế cho cảm hứng sử thi. Với sự ra đời hàng loạt các truyện ngắn như Những bông bần li (1981), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985), Ngày đẹp trời (1986)….cảm hứng thế sự đời tư thực sự đã tạo nên những trang viết mang màu sắc hoàn toàn mới so với giai đoạn trước. Khuynh hướng sử thi lí giải mọi vấn đề trong hệ quy chiếu là lịch sử xã hội, mang lợi ích chung của giai cấp, cộng đồng. Khuynh hướng thế sự đời tư lại hướng về con người cá nhân, cá thể trong mối quan hệ phong phú đa dạng phức tạp thường ngày. Khi cảm hứng thế sự trở thành mạch cảm hứng chủ


đạo thì đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trở thành đối tượng nghiên cứu chính của nhà văn, trong đó cảm hứng đạo đức thế sự giữ một vị trí quan trọng. Có thể thấy rất nhiều các truyện ngắn của Nguyến Minh Châu, Ma văn Kháng, Dương Thu Hương, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban… in đậm dấu ấn ấy. Đọc truyện Nguyễn Minh Châu thời gian này dễ nhận thấy các hiện tượng đời sống trong chiều sâu của triết học, trong nhu cầu chiêm nghiệm, tự đối thoại với chính mình. Bến quê, Dấu vết nghề nghiệp là những chiêm nghiệm có tính chất tổng quát về đời người. Nhân vật Nhĩ trong Bến quê đã đi tới không xót một só xỉnh nào trên trái đất phải tới khi sắp gần đất xa trời mới nhận ra: Con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình[7]. Và những cái gì rất gần gũi ngay cạnh ta nhiều khi cũng chưa khám phá được hết vẻ đẹp của nó. Trong Chiếc thuyền ngoài xa Một lần đối chứng lại là những suy nghĩ da diết về chân lí cuộc sống của con người cũng như nghệ thuật. Cuộc sống mỗi con người đều có những vẻ đẹp riêng nhưng không dễ nhận biết được nếu không đặt nó trong mối quan hệ nhiều chiều. Người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật không đơn giản là nhìn nhận cuộc sống ở bề ngoài mà phải thâm nhập vào những mạch ngầm của nó để thấy hết vẻ đẹp bên trong. Thông qua mối quan hệ giữa con người và con vật nhà văn lại thấy do nhu cầu tồn tại tưởng chừng có thể quên đi những quy luật tồn tại của sinh vật hỗn mang đã sa vào cả quy luật giữa người với người[7].

Với Dương Thu Hương cảm hứng đạo đức sinh hoạt đã đem lại nhiều sự mới mẻ trong truyện ngắn của chị. Đó là những giá trị tinh thần, đạo đức được thể hiện thông qua tình yêu hạnh phúc gia đình.Trong truyện Những bông bần li nhà văn đã thể hiện sự nhạy bén trong tâm hồn người phụ nữ. Một khao khát cháy bỏng về tình yêu, hạnh phúc say đắm trong cuộc sống gia đình. Ngân đã thật sự thất vọng khi nhận ra Khang - chồng chị là một người chồng thật ích kỉ nhỏ nhen. Anh ta hờ hững với tất cả cuộc sống bên ngoài chỉ


lao vào những ham muốn của riêng mình. Mọi biến cố của xã hội, thậm chí cả những mất mát của gia đình Khang đều không để tâm. Và chính tình yêu đẹp đẽ buổi ban đầu cùng với sự hi sinh anh hùng của người yêu cũ đã đưa Ngân vượt lên phía trước, đẩy cuộc sống tầm thường về phía sau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Trong Ngày đẹp trời của Ma Văn Kháng lại là tiếng nói của tác giả trước hiện thực của cuộc sống, một hiện thực với nhiều biến đổi bất ngờ với tất cả sự phong phú và phức tap vốn có của nó. Đó là tiếng nói khẩn thiết có tính chất thời đại trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân gia đình và xã hội của mỗi người với cuộc sống. Nhà văn đã nhận thức được hoàn cảnh thay đổi thì gia đình cũng thay đổi theo. Gia đình được xây dựng trên nền tảng của những truyền thống tốt đẹp của xã hội mà mục đích cuối cùng vấn là hạnh phúc của mỗi con người.

Trong quá trình vận động từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự đời tư, văn học sau 1975 cũng đã từng bước rút ngắn khoảng cách sử thi sang trọng, thành kính đem lại sự chân thực đời thường cho các tác phẩm văn học. Sự chân thực của các tác phẩm càng rò nét hơn bởi đằng sau nó là những tiếng nói của nhà văn, những suy nghĩ của bạn đọc về cuộc sống.

Đặc điểm truyện ngắn Võ Thị Hảo - 5

Tuỳ theo sở trường mà mỗi nhà văn đi vào những phương diện khác nhau của cuộc sống đa dạng, phức tạp. Ở đó có biết bao mảnh đời, cảnh ngộ khác nhau, và hơn bao giờ hết họ thấu hiểu và cảm thông với từng số phận của nhân vật. Bởi mỗi tác phẩm là tình yêu, lương tâm trách nhiệm của người cầm bút trước con người và cuộc đời.

Như vậy, cùng với sự đổi thay của đề tài thì sự phong phú trong cảm hứng sáng tác đã đem lại cho truyện ngắn sau 1975 có một diện mạo mới. Với sự đan cài của nhiều mạch cảm xúc khác nhau tạo lên sức hấp dẫn cho thể loại này trong văn học thời kỳ đổi mới.

1.1.2.5. Thành tựu nổi bật của truyện ngắn thời kỳ đổi mới


Truyện ngắn là thể loại có dung lượng ngắn gọn, nó gần với thể loại báo chí và có mặt kịp thời trước những chuyển biến của đời sống con người. Là thể loại truyện ít quay về với quá khứ, dù có lấy đề tài quá khứ thì cũng là cách để tiếp cận với vấn đề của cuộc sống hôm nay.

Tiếp nối những thành công trong giai đoạn kháng chiến, sau 1975 truyện ngắn vẫn tiếp tục phát triển. Và thật khó có thể thống kê một cách chính xác về số lượng các truyện ngắn sau 1975 đã được in ấn một cách chính xác. Chỉ nêu ra một con số thống kê trong khoảng mười năm từ 1975 đến 1986 để thấy sự phát triển mạnh mẽ của thể loại truyện ngắn. Trong đó chỉ riêng nhà xuất bản Tác phẩm mới của Hội Nhà văn đã in 57 tập truyện ngắn của nhiều các tác giả và cũng giai đoạn này tiểu thuyết chỉ có 27 cuốn, kí và sách chuyên đề có 40 cuốn.

Thành tựu nổi bật của truyện ngắn sau 1975 được đánh dấu bằng sự hình thành và khẳng định của phong cách cá nhân. Hơn bất cứ thể loại nào, truyện ngắn mang đậm dấu ấn cá nhân của người viết. Sau 1975, nhất là từ 1986 trở đi có thể thấy phong cách cá nhân của các nhà văn rất đa dạng và phong phú. Với sự tiếp tục khẳng định mình của các nhà văn đã thành danh ở giai đoạn trước như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Vũ Thị Thường, Xuần Thiều, Triệu Bôn...là sự xuất hiện của nhiều cây bút trẻ như Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Vò Thị Hảo... đã tạo nên sự đa dạng vô cùng cho thể loại truyện ngắn và phong cách của từng nhà văn.

Như vậy, sau 1975 văn học với tư cách là một hình thái ý thức xã hội đã chịu ảnh hưởng sâu đậm của đời sống xã hội. Văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng thời kỳ này là sự thức tỉnh của ý thức cá nhân với sự quan tâm sâu sắc đến đời sống cá nhân của con người. Con người được mô tả trong tất cả tính cụ thể, cá biệt với những nhu cầu trong thời bình tạo thành


nét chính trong sự định hướng về giá trị của các tác phẩm văn học hôm nay [45]. Nói một cách khác văn học sau 1975 mang đậm tinh thần dân chủ và cảm hứng nhân bản. Trong đó điểm cơ bản dẫn đến sự đổi thay của văn học thời kỳ này được thể hiện ở những thay đổi về đề tài, nhân vật, thể loại, phương thức trần thuật, cách biểu hiện… của các nhà văn. Từ đây văn học Việt Nam có một sự chuyển mình một cách nhanh chóng và phát triển lên một tầm cao mới.

1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thụât của nhà văn Vò Thị Hảo

1.2.1. Vài nét về tiểu sử nhà văn

Vò Thị Hảo sinh ngày 13 tháng 4 năm 1956 tại xã Diễn Bình, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Chị đã tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, năm 1977 làm biên tập rồi Phó ban biên tập Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc. Năm 1966 chị chuyển công tác sang báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều năm chị là trưởng văn phòng đại diện báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Chị đã từng làm thơ từ rất sớm và nghĩ mình sẽ là nhà thơ, nhưng chị lại viết văn và thành danh với thể loại văn xuôi. Mặc dù vào nghề viết văn chưa bao lâu nhưng Vò Thị Hảo nhanh chóng được nhiều người đọc biết đến. Chị được đánh giá là một trong những cây bút sắc sảo và giàu nữ tính. Bên cạnh đó nhà văn Vò Thị Hảo còn viết kịch bản điện ảnh và hội hoạ. Với ba kịch bản phim truyện chị đã được đánh giá là nhà viết kịch bản có khả năng thành công cao trong lĩnh vực này. Chị còn say mê vẽ tranh và từng mở triển lãm tranh với tên gọi Đường chân trời khiến cho các nhà hội hoạ không khỏi kinh ngạc. Giản dị trong đời thường nhưng mạnh mẽ trong văn chương là điều dễ nhận thấy ở nhà văn này.

1.2.2. Quá trình sáng tác và quan niệm viết văn của Vò Thị Hảo

Vò Thị Hảo sinh ra và lớn lên ở mảnh đất xứ nghệ gió Lào cát trắng quanh năm, nhưng có lẽ chính sự khắc nghiệt của thiên nhiên nơi đây đã tạo


nên tính cách và con người chị - một sự chịu đựng bền bỉ và kiên cường. Vì vậy mà khi nói tới quê hương chị nói: “ Tôi cảm ơn những kỉ niệm, mà đau khổ nhiều hơn là hạnh phúc, vì chính chúng đã tạo ra tôi”[7]. Chính tính cách đó đã giúp chị dù trong hoàn cảnh nào cũng thích nghi và vượt qua. Chị là người ham mê đọc sách từ khi còn nhỏ. Từ niềm đam mê ấy, chị đã trở thành cô sinh viên Văn khoa trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Với những khao khát và hoài bão văn chương, cùng với giấc mộng đẹp về tình yêu đã nuôi dưỡng tâm hồn nhà văn trong những năm tháng tuổi xuân phơi phới. Chị từng làm thơ từ rất sớm và nghĩ mình sẽ thành nhà thơ, thế nhưng duyên số lại đưa chị đến với nghề báo. Tốt nghiệp khoa Ngữ Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chị về công tác tại nhà Xuất bản Văn hoá dân tộc, cùng với gia đình bé nhỏ, tổ ấm yêu thương của mình. Tuy nhiên không biết là ngẫu nhiên hay duyên số, bắt đầu từ đây nghiệp văn như cuốn lấy chị, những trang viết bắt đầu thao thức trong chị và luôn đồng hành với cuộc sống công chức của chị những năm 80-90 của thế kỉ XX. Nó như một ngọn lửa cháy âm ỉ giữ cho tâm hồn chị luôn nóng rực niềm đam mê. Vì niềm đam mê của mình mà chị luôn trân trọng nó cho dù khi đó văn chương không đủ sức đem lại cho gia đình chị một cuộc sống yên ổn, hạnh phúc. Từ đây gia đình chị bắt đầu có sự bất ổn. Chính chị đã nhận ra rằng mình để cho không khí văn chương len lỏi quá sâu vào cuộc sống gia đình. Trong cuộc sống còn muôn vàn khó khăn những năm bao cấp, chị vẫn luôn giữ cho mình một góc riêng để thoả mãn niềm đam mê. Để vượt qua những năm tháng khó khăn ấy, Vò Thị Hảo đã viết rất nhiều và dần nổi tiếng trên văn đàn. Thời gian này cũng là thời gian mà chị viết văn không có sự đồng thuận của chồng. Chị đã cố gắng níu giữ cuộc hôn nhân bất ổn trong suốt hai mươi năm, nhưng khi hôn nhân không còn là sự say đắm của hai người, chị đã quyết định giải thoát cho mình và cho người. Tất cả những điều này đều để lại dấu ấn sâu đậm trong các sáng tác của chị. Trong


cuộc sống của mình, Vò Thị Hảo luôn có những chuyến đi- đi để tìm ý nghĩa đích thực của cuộc sống cũng như tìm cảm hứng trong sáng tạo văn chương. Chị từng nói: Mình không phải là người thích phiêu lưu hoặc thích thay đổi mà là người phụ nữ viết văn, để giữ lòng tự trọng và trái tim luôn đập cho những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Một trái tim nhạy cảm bởi vậy mà rất dễ ứa máu và tổn thương, nên bất cứ một sự bất tín hay cư xử quá đáng của bạn bè đồng nghiệp hoặc những người xung quanh với mình đến độ cảm thấy không thể chịu đựng nổi thì tốt hơn là rời bỏ để ra đi. Dẫu biết cuộc ra đi nào cũng đầy bất trắc và lắm chông gai, người ngoài nhìn vào có thể cho mình là điên rồ nhưng đó là cách giải quyết của mình từ trước đến nay. “ Nó làm cho mình cảm thấy thanh thản, giữ được cái tôi của mình trước xô bồ đời sống quá nhiều cạm bẫy và thói xấu. Sự ra đi giúp cho tâm hồn mình bị cằn cỗi tha hoá, để cố gắng dù trong hoàn cảnh nào thuận lợi hay khó khăn, hạnh phúc hay bi đát thì nhân cách của mình cũng không bị tha hoá. Mình sợ nếu mình ở lại, mình thoả hiệp và sống chung với những điều mình cho là giả dối, căm ghét thì mình sẽ bị tha hoá đi lúc nào không hay. Điều làm mình sợ nhất là khi mình không còn tin vào chính mình nữa thì sống sao nổi, còn có thể tin được một ai khác ” [4].

Về quan niệm nhân cách, nghĩa vụ của nhà văn và sáng tạo văn chương Vò Thị Hảo cũng có những suy nghĩ thật nghiêm túc. Theo chị “ Thiên chức nhà văn là tôn trọng tự nhiên. Tự nhiên nghĩa là sự thật. Như những con sóng biển và gió vẫn ngày đêm cồn cào đến với đất liền. Khi nhà văn mà chối bỏ sự thực viết dối trá và đứng ngoài nỗi đau, khát vọng cũng như khát vọng sự thực của con người khi ấy nhà văn đó trở lên nguy hiểm cho đồng loại” [48]. Dù viết văn hay viết báo chị vẫn là một cây bút có sức viết dồi dào như một nhu cầu tự thân được nói ra những điều mình trăn trở tâm huyết. Chị cho rằng: “ Tôi may mắn được vào đúng nghề mình đã chọn và nghiệp không trái


với nghề. Làm báo là nghề, viết văn là nghiệp. Hơn cả nghề nghiệp văn là cái thứ đeo bám, ám ảnh, thậm chí chi phối số phận” [14]. Chị từng tâm sự : “ Tôi có quá ít thời gian dành cho văn chương. Đó là sự thiếu may mắn. Tôi chỉ còn ban đêm, lúc đi đường và ngày nghỉ cuối tuần là dành cho văn chương. Nhưng thực sự, làm báo cũng giúp nghề văn. Nhiều khi đi tìm tư liệu, khai thác sự kiện hay họp hành, ý tưởng chợt hiện. Tôi phác hoạ chúng vào những mảnh giấy bất kì nào đó và đem về nhà ghim lại, chờ dịp viết thành những truyện hoàn chỉnh”[7].

Sự nghiệp văn chương của Vò Thị Hảo xuất hiện chính thức và đều đặn vào những năm 90 của thề kỉ XX. Ngay từ truyện ngắn đầu tay Người gánh nước thuê in trên báo năm 1989 chị đã gây được sự chú ý của người đọc. Tiếp đến là những tập truyện ngắn Biển cứu rỗi, Hồn trinh nữ, Chuông vọng cuối chiều, Người sót lại của rừng cười, … để cho đến nay chị đã ra mắt bạn đọc mười tập truyện ngắn và hai tiểu thuyết Giàn thiêu Dạ tiệc quỷ. Chị đã vinh dự được nhận giải nhì tiểu thuyết và truyện ngắn của Nhà xuất bản Hà Nội 1993; giải thưởng 5 năm văn học Hà Nội 1990-1995.

Khi đọc các sáng tác của chị, người đọc “dễ nhận thấy trong văn chương chị có một cái nhìn ưu ái và thiên vị đối với phái nữ. Một cô gái sa ngã ( Vũ điệu địa ngục), một người đàn bà nhẹ dạ (Người đàn ông duy nhất) , và cả một con điếm hết thời (Biển cứu rỗi)… bao giờ chị cũng tìm cách biện bạch để “bắt” người đọc phải yêu và cưu mang họ”[14]. Bởi vậy mà “ chị được xếp vào hàng những cây bút sắc sảo và giàu nữ tính. Những thân phận đàn bà, những con người bé nhỏ trước bão lũ cuộc đời, “những gì rất riêng tư mà chẳng riêng tư chút nào”…là điều mà chị luôn trăn trở trên các trang viết của mình” [13].

Hình dung về Vò Thị Hảo, người đọc sẽ thấy một người phụ nữ có số phận không mấy may mắn nhưng đủ nghị lực để vượt qua mọi gian khó trên

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022