Những Đổi Mới Bước Đầu Trong Nghệ Thuật Xây Dựng Nhân Vật


trở thành dạng nhân vật chủ đạo trong truyện ngắn sau 1975. Đó là nơi thể hiện những nhận thức của nhà văn về con người, về cuộc đời trong chiều sâu triết lý nhân sinh. Dạng nhân vật này thường gắn với những chủ đề tự thú hay xám hối. Có thể gặp dạng nhân vật này trong những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Dương Thu Hương

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 đặc biệt xuất hiện nhiều nhân vật tự nhân thức. Đó là người hoạ sỹ trong Bức tranh, Nhĩ trong Bến Quê, Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, nhà văn T trong Sắm vaiQuá trình tự nhận thức của người hoạ sỹ diễn ra khá phức tạp và gay gắt trong hoàn cảnh hết sức khó xử, thậm chí là trớ trêu. Lần thứ nhất (trong chiến tranh), sau khi vừa từ chối vẽ chân dung cho người lính trưa hôm trước thì ngay sáng hôm sau chính người chiến sỹ đó nhận nhiệm vụ giúp hoạ sỹ qua chặng đường nguy hiểm. Lần thứ hai (trong hoà bình) khi hoạ sỹ đã quên lời hứa đem bức tranh đến cho bà mẹ của người chiến sỹ kia khiến bà trở lên mù loà thì bỗng dưng gặp lại người chiến sỹ, giờ là thợ cắt tóc cho mình. Từ đây, quá trình đấu tranh nội tâm của người hoạ sỹ bắt đầu diễn ra gay gắt. Lúc đầu ông ta tìm cách tự biện minh cho mình: tôi là một nghệ sỹ chứ đâu phải là một anh thợ vẽ truyền thần. Công việc cuả người hoạ sỹ là phục vụ cả số đông, chứ không phải chỉ phục vụ một người[11/127]. Nhưng chính ông ta cũng không thể chấp nhận được lí do này và quyết định chạy trốn khỏi người thợ cắt tóc dù cho anh không một lần tính sổ chuyện 8 năm trước. Rồi ông lại nghĩ đến việc bí mật gửi tiền cho anh, cái số tiền đã thu được nhờ bức ký hoạ đó. Nhưng lại một lần nữa lương tâm ông cất lời phản đối không cho phép mình lấy đồng tiền để thay cho cái mặt mình[11/130]. Cuối cùng ông quyết định phải chường cái mặt ra, chứ không được lẩn tránh[11/131]. Cuộc tự vấn lương tâm bị đẩy lên đến đỉnh điểm trong đoạn đối thoại mà người hoạ sỹ tưởng tượng ra. đó những thái cực đối lập nhau có điều kiện tranh biện. Vì vậy nó giúp người hoạ sỹ nhận ra trong con người tôi đang sống, lẫn lộn người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn


rết, thiên thần và ác quỷ[11/133]. Có thể thấy, đó là một cuộc vật lộn ở bên trong để ánh sáng con người được thắp lên từ sự xám hối chân thành, để cái xấu, cái thấp hèn được bộc lộ phơi bày trước lương tâm nghiêm minh phán xét[64/ 198].

Nhà văn T (Sắm vai) cũng là một phiên bản khác của nhân vật tự nhận thức. Anh là một nhà văn có bề dày kinh nghiệm trong cuộc đời trong nghề nghiệp. Có thời điểm anh từng tự tước bỏ đi hết mọi cái phù phiếm, những lớp vỏ bề ngoài vô bổ, tất cả những cái gì lấp lánh có thể lừa dối mình và người khác. Vậy mà cũng có lúc anh chấp nhận đóng vai một người chồng hoàn hảo có gương mặt như còn hoá trang dở để vừa lòng cô vợ trẻ. Nhưng rồi cuối cùng anh thấy mình là một diễn viên tồi, không thể cả cuộc đời đóng trọn vai đó được. Anh tự nhìn thấy cái lố bịch của mình già rồi vẫn còn chơi trống bỏi để rồi quyết tâm trở lại chính mình. Còn Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành) cả cuộc đời lang thang đi tìm chân trời của những giá trị tuyệt đối mới đau đớn nhận ra rằng tôi đã không coi họ là nhưng con người đang sống giữa cuộc đời mà lại đòi hỏi nơi họ một thánh nhân. Tôi đã đi tìm cái tuyệt đối không bao giờ có[11/148]. Mặt khác, Quỳ đinh ninh rằng tình yêu của tôi có thể cứu được hết tất cả mọi người nhưng thực tế tình yêu mà tôi tưởng hết sức màu nhiệm, chẳng cứu sống được một ai cả[11/179]. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng triết lý tự nhận thức trong một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đôi lúc còn lộ liễu. Điều đó cũng phần nào làm hạn chế giá trị của truyện.

Với các nhân vật của Vũ Tú Nam, Ma Văn Kháng, Dương Thu Hương, Xuân Thiềuquá trình tự nhận thức cũng là sự nghiền ngẫm, rút ra những kinh nghiệm sống. Nó gắn liền với sự tự nhận thức của mỗi người về nhân cách trong chiều sâu triết lý nhân sinh. Thể (Tháng ngày đã qua- Xuân Thiều) đi gần hết cuộc đời mới nhận ra rằng được sống như chính mình cũng chẳng dễ dàng gì[60/143]. Còn nhân vật Từ (Kiểm- Chú bé - Con người- Ma Văn Kháng) qua cuộc đời của chú bé Kiểm lại hiểu được Đau khổ cũng


có thể làm nảy sinh những nhân cách có tâm hồn phi thường[31/194]. Giọt nước mắt muộn màng của Luyến (Mất điện- Ma Văn Kháng) cũng là sự thức tỉnh chính mình về lối sống ích kỷ, thu mình, để cho những kẻ xấu ngang nhiên chà đạp mà không một chút kháng cự. Sống với thời gian hai chiều (Vũ Tú Nam) lại là bản kiểm chân thành và xúc động về cuộc đời của ông An trước dòng chảy thời cuộc.

Có thể nói nhân vật tự nhận thức đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975. Nó đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ trong quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn, đồng thời góp phần phát hiện một bình diện chỉnh thể mới của con người- nhân cách hay con người trong con người [50/47].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

2.1.2 Nhân vật tính cách, số phận

Văn xuôi giai đoạn chiến tranh xem xét con người chủ yếu ở phương diện đời sống chính trị, xã hội vì vậy việc phân loại nhân vật cũng theo quan điểm giai cấp và dân tộc nên nhân vật mà nó tạo ra thường là những con người trùng khít với bộ áo khoác xã hội của nó. Sau chiến tranh, với những biểu hiện tư tưởng nghệ thuật mới về con người, con người phong phú phức tạp, do đó cũng xuất hiện những nhân vật có cấu trúc nhân cách phức tạp, không thể phân tuyến rạch ròi. Nhân vật không còn đại diện cho một kiểu, một lớp người nào trong xã hội. Mỗi nhân vật trong truyện ngắn sau 1975 thường mang một số phận khác nhau. Kiểu nhân vật số phận này không mới lạ trong văn xuôi Việt Nam, nhưng suốt thời kỳ 1945-1975 chúng hầu như không có mặt. Bởi nguyên tắc xây dựng nhân vật ở giai đoạn này chủ yếu tuân thủ phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa: xây dựng những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Khi trở về với hiện thực đời thường đa dạng, muôn màu muôn vẻ thì những nhân vật mang số phận riêng lại trở thành đối tượng nhận thức chính. Con người được miêu tả trong truyện ngắn sau 1975 tuy chưa được miêu tả với đầy đủ những thăng trầm trong số phận

Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985 - 13


như ở tiểu thuyết nhưng những cảnh ngộ, những bi kịch riêng thì đã hình thành rõ nét.

Đó là số phận của người đàn bà làng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Người đàn bà ấy đã từng là con một nhà khá giả, nhưng vì xấu nên không có ai lấy. Sau đó chị có mang với một anh con trai nhà hàng chài giữa phá và bắt đầu cuộc đời lênh đênh trên sông nước. Cuộc sống dưới thuyền không xuôn xẻ gì lại thêm một lũ con nheo nhóc khiến anh chồng từ một anh con trai cục tính nhưng hiền lành không bao giờ đánh đập vợ con trở thành một kẻ vũ phu. Bi kịch của đàn bà ở chỗ cứ ba ngày bị chồng đánh một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng vậy mà chị ta một mực khăng khăng xin quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó[11/342]. Tại sao một người bị chồng đánh một cách tàn nhẫn lại không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy? Vì sao chị ta thà hàng ngày chịu đòn của chồng chứ nhất định không li dị hắn? Thì ra, ngã chồng ấy là chỗ dựa quan trọng trong cuộc đời của người đàn bà làng chài, nhất là những khi biển động. Hơn thế chị còn phải nuôi những đứa con, chị đâu chỉ sống cho riêng mình, chị còn phải sống vì chúng nữa. Mặt khác cuộc sống trên thuyền cũng có lúc bình yên, vợ chồng con cái sống vui vẻ, thuận hoà. Dường như trong hoàn cảnh này, cách hành xử của người đàn bà này là không thể khác. Giải pháp bỏ chồng mà ông chánh án đưa ra cho trường hợp của chị là không khả thi. Bởi hơn ai hết người đàn bà ấy hiểu rằng chị đau đớn về thân thể nhưng không thể oán giận chồng. Số phận của anh ta cũng nghiệt ngã chẳng kém gì chị. Anh ta đáng bị lên án bởi sự vũ phu và bởi tự cho phép mình cái quyền được hành hạ người khác để thoả mãn những bực bội trong lòng. Nhưng anh ta cũng đáng nhận được sự cảm thông bởi gánh nặng gia đình. Xét đến cùng anh ta chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt. đây Nguyễn Minh Châu nhìn nhận số phận của con người trong cuộc sống không đơn giản mà đa diện, nhiều chiều. Bởi thế người nghệ sĩ bao giờ cũng nhìn thấy đằng sau cái màu hồng của ánh


sương mai trong bức ảnh còn là hình ảnh người đàn bà làng chài bước ra khỏi tranh. Chị là hiện thân của những lam lũ khốn khó đời thường nhưng cũng tiềm ẩn trong đó những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống.

Số phận của chú bé Kiểm (Kiểm - chú bé- con người) của Ma Văn Kháng lại khiến người đọc không khỏi day dứt. Bố mẹ bỏ nhau, Kiểm ở với bố, mẹ kế và hai đứa em cùng cha khác mẹ. Trên thân thể em thường hằn lên những dấu vết của những trận đòn và sự hành hạ từ bà mẹ kế. Bà dì vốn cưng chiều con mình, để thoả mãn tình thương ấy bà phải hành hạ, trút cái vất vả khổ cực lên đầu em. Thậm chí cả hai đứa trẻ cũng sớm bị ảnh hưởng cái thói cay nghiệt, cái đặc quyền được đày đoạ con chồng nên đành hanh, nhiều khi quái ác đổ tội lên thằng anh để nó lại phải hứng chịu đòn oan. Một đứa trẻ không may rơi vào cảnh ngộ éo le này, rất dễ trở nên cằn cỗi, thui chột hết cái mầm nhân bản, hết khả năng yêu thương, thậm chí là lạnh lùng, nhẫn tâm với đồng loại. Nhưng Kiểm không chai lì, không tàn nhẫn. Bị vùi dập và dồn vào cảnh thiếu thốn cả vật chất lẫn tình cảm thì em vãn còn giữ được một khoảng cách, chưa đồng hoá với cái xấu. Em yêu thương và chăm sóc chu đáo cho hai đứa em cùng cha khác mẹ với tư cách là một người anh. Em sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ với những người nghèo khó. Khi người mẹ kế lâm bệnh, em đã tự nguyện trở về với một tình yêu vừa non tơ vừa quảng đại và quả cảm. Bởi em nghĩ suốt đời làm người khác khổ thì mình có sung sướng gì đâu. Kiểm là hệ quả của số phận rắc rối giao tiếp qua nhau, là hệ quả những va đập dưới áp lực của những quan niệm đạo đức và dục vọng khác nhau. Sự mưu cầu lợi ích vị kỷ, sức thôi thúc của dạ dầy và trái tim, lầm lỡ cả những tái tạo hồi sinh đã đảo lộn cơ tầng đời sốnglàm nảy sinh những đứa trẻ bơ vơ, mất nơi nương tựa và bẽ bàng[31/84].

Nhân vật Dì Út trong truyện ngắn cùng tên của Thanh Quế cũng là một số phận mang đầy tính bi kịch. Đó là người phụ nữ phải chịu cả nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần. Sau khi tiễn chồng đi tập kết ở Miền Bắc, người phụ nữ này thường xuyên bị bọn Mỹ nguỵ bắt đi tù, đánh đạp tra khảo luôn. Đau đớn


hơn cả là đứa con gái duy nhất cũng chết vì bệnh trong lúc chị đang ở tù. Sau ngày miền Nam giải phóng, chị vẫn nuôi mẹ chồng và chờ chồng nhưng chồng chị thì không một lần trở lại. Hoá ra anh ta giờ đã là một quan chức, lại sắp đi làm tuỳ viên kinh tế ở nước ngoài. Để leo lên được địa vị đó, anh ta sẵn sàng bịa ra một cái thư giả của một người đã chết vu oan, bêu xấu vợ để lừa tổ chức. Khi vợ biết chuyện, anh ta một mặt đổ thừa cho hoàn cảnh, mặt khác quỳ xuống van vỉ chị bỏ qua. Những người thân muốn chị vạch mặt kẻ bội bạc dối trá kia nhưng chị giữ im lặng. Nếu làm như thế liệu vết thương lòng của chị có thể nguôi ngoai hay chị sẽ chỉ nhận được nhiều ánh mắt cảm thương hơn của người khác? Sự im lặng ấy là biểu hiện cuả lòng bao dung hay sự chấp nhận thực tại phũ phàng? Số phận của con người đã đi qua chiến tranh không chỉ có vầng hào quang mà còn có cả những đau thương mất mát.

Khi viết về cái đa đoan của con người trong cuộc sống, truyện ngắn sau 1975 cũng xuất hiện kiểu nhân vật cô đơn. Trong những năm chiến tranh không có con người cô đơn mà chỉ có con người tập thể, con người quần chúng. Xung quanh họ là bạn bè, đồng chí, dân tộccon người không có điều kiện để soi ngắm tâm hồn mình. Sau 1975, với quan niệm con người cá thể, với sự thức tỉnh ý thức cá nhân thì kiểu nhân vật cô đơn không phải là hiếm. Hơn nữa ở giai đoạn giao thời trong bề bộn cuộc sống thì thật - giả, trắng - đen, tốt -xấu không phải lúc nào cũng minh bạch như hồi chiến tranh. Con người có lúc hoang mang trước nhiều lựa chọn. Vì thế con người cô đơn trở thành một điểm xoáy thu hút nhiều tác giả truyện ngắn. Bằng nhiều cách, mỗi nhà văn đã đi vào khám phá các phương diện khác của sự cô đơn. Nguyễn Minh Châu đi vào nỗi bất hạnh của con người sau chiến tranh với một khoảng trống trong tâm hồn không gì bù đắp nổi (Quỳ- Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành). Dương Thu Hương lại xây dựng một kiểu nhân vật cô đơn đi tìm kiếm hạnh phúc, thứ hạnh phúc không thể với được trong tầm tay (Ngân- Những bông bần li). Nhân vật cô đơn trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng thì tìm cách thì chạy trốn quá khứ (ông Thiềng- Ngày đẹp


trời). Còn Nghĩa (Căn nhà ở phố- Nam Ninh) lại cô đơn lạc lõng ngay chính gia đình của mình. Đến nỗi anh phải tạo ra một kịch bản giả viết thư cho chính mình để tìm một cái cớ hợp lý cho việc rời khỏi gia đình.

Nhiều nhân vật cô đơn trong truyện ngắn sau 1975 là những con người vừa bước ra khỏi chiến tranh. Họ không dễ dàng hoà nhập với những thay đổi trong cuộc sống hoà bình. Tuy nhiên ngày càng xuất hiện những nhân vật cô đơn về trạng thái tâm hồn. Đó là sản phẩm của những va đập trong cuộc sống đời thường, trong những quan niệm đạo đức nhân sinh trong cách ứng xử như nhân vật Đính trong Người không đi cùng chuyến tàu của Nguyễn Quang Thân. Anh là một con người có tài năng và trách nhiệm cao trong công việc. Anh luôn tìm ra một phương án tối ưu để sửa chữa cho những dự án sai lầm. Đó là một công việc rất hữu ích nhưng không phải lúc nào cũng được mọi người ủng hộ. Người cho rằng anh đang chống lại tập thể, người lại tưởng anh đang tranh chấp quyền lực, đến người anh yêu cũng không dám ra mặt ủng hộ anh. Vì thế, cuộc sống của anh luôn vấp phải rất nhiều những hiểu lầm, những lời chỉ trích gay gắt và suốt cuộc đời anh đã luôn phải đấu tranh cho chân lý trong cô đơn.

Như vậy, cô đơn thực chất là chuyện của những số phận, những con người cá nhân nhưng nó không phải là vấn đề riêng tư, nhỏ bé. Đi vào từng mảnh đời cô độc là những vấn đề mang tính xã hội lớn lao. Thể hiện con người cô đơn chính là biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong truyện ngắn sau 1975 để góp phần giúp cho người đọc hiểu rõ hơn những tình cảm sâu kín thuộc về vấn đề con người.

mỗi truyện ngắn sau chiến tranh là từng cá thể, từng mảnh đời thầm lặng hay sôi động. Chân dung và số phận con người đã được thể hiện khá sinh động sâu sắc, đa chiều. Đi sâu vào tâm hồn con người, nhà văn thấy được ở mỗi số phận ấy từng niềm vui, nỗi buồn hay sự đau khổ, khao khát, đam mê.

2.2. Những đổi mới bước đầu trong nghệ thuật xây dựng nhân vật


Có ý kiến cho rằng truyện ngắn sống bằng nhân vật và nó bộc lộ đầy đủ những đặc tính của thể loại, mở ra cho văn học những đề tài, những vấn đề mới của đời sống bằng những hình tượng văn học. Nếu truyện ngắn 1945- 1975 thể hiện quan niệm con người tập thể, con người quần chúng nên nhân vật thường được thể hiện trong các sự kiện, biến cố lịch sử thì truyện ngắn sau 1975, trở về con người cá nhân. Nhân vật thường được thể hiện qua các mối quan hệ đời thường, qua thế giới nội tâm, qua miền ý thức, vô thức đầy bí ẩn, phức tạp. Với xu hướng khám phá, thể hiện con người mới mẻ như vậy, truyện ngắn giai đoạn 1975- 1985 đã hình thành một số kiểu nhân vật mới. Cách biểu hiện nhân vật cũng đang có những chuyển biến mới.

2.2.1. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

Văn học Việt Nam 30 năm chiến tranh xây dựng con người quần chúng, con người hiện thân cho ý chí cách mạng. Đó là những con người cầm súng và quyết thắng lấn át con người bình thường, con người tinh thần, ý chí nổi lên trên con người vật chất, con người vì nghĩa lớn lấn át con người riêng tư[81/428].Việc đi sâu khai thác tâm lí con người chưa được coi là một thao tác bình thường trong văn học giai đoạn này. Tuy nhiên, khi văn học trở về với con người cá nhân, con người trong cuộc sống đời thường thì việc miêu tả tâm lí con người lại như một lợi thế của văn xuôi nói chung. Bởi lẽ khi các tác giả tập trung sự chú ý vào quá trình hình thành cá tính, tính cách của con người tất yếu sẽ dẫn đến sự tăng cường yếu tố phân tích tâm lí và khắc họa cá tính nhân vật.

Khảo sát truyện ngắn giai đoạn 1975- 1985 có thể nhận thấy, các nhà văn đã khá nhạy bén trong việc miêu tả tâm lí, cá tính, tư tưởng của con người. Tuy nhiên, đó mới chỉ là sự miêu tả những xung đột nội tâm, những rung động trong cảm xúc, những biến đổi trong tâm lí nhân vật chứ chưa hoàn toàn nắm bắt trọn vẹn một quá trình tâm lí, tư tưởng để xây dựng những hình tượng nghệ thuật có sức sống lâu bền.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí