Khung Pháp Luật Quốc Tế Về Bảo Vệ Quyền Về Sự Riêng Tư

- Sự riêng tư về cơ thể: liên quan đến việc bảo vệ thân thể (vật chất) của người dân đối với hình thức xâm hại như xét nghiệm di truyền, thử nghiệm ma túy và thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể.

- Sự riêng tư về thông tin liên lạc: bao gồm bảo mật và riêng tư về thư từ, bưu phẩm, điện thoại, thư điện tử và các hình thức truyền thông khác.

- Sự riêng tư về nơi cư trú: liên quan đến việc ban hành các giới hạn đối với sự xâm nhập vào môi trường sống, nơi làm việc hoặc không gian công cộng. Điều này bao gồm tìm kiếm thông tin, theo dõi bằng video và kiểm tra giấy tờ tùy thân.

1.3.2. Các phương thức bảo vệ quyền về sự riêng tư


Hiện nay, dựa vào pháp luật của các quốc gia trên thế giới cũng như pháp luật Việt Nam có thể xem xét đưa ra ba phương thức chính bảo vệ quyền về sự riêng tư bao gồm:

Thứ nhất, dựa vào quy định về bồi thường ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự hay còn được gọi là các chế tài dân sự.

Thứ hai, dựa vào việc xử lý hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền về sự riêng tư trong từng lĩnh vực cụ thể và xử lý kỉ luật.

Thứ ba, xử lý hình sự với các tội xâm phạm quyền về sự riêng tư thực sự nghiêm trọng (Chế tài hình sự).

CHƯƠNG 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

KHUNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN VỀ SỰ RIÊNG TƯ‌

2.1. Khung pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền về sự riêng tư

Quyền về sự riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam - 4


Quyền về sự riêng tư là một trong những quyền con người cơ bản được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế về quyền con người như : Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (UDHR) năm 1948, Công ước quốc tế vế các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) năm 1966, Công ước về quyền của người khuyết tật (CRPD) năm 2007,...và trong khu vực như : Công ước nhân quyền Châu Âu năm 1950, Tuyên bố nhân quyền ASEAN năm 2012(AHRD), Tuyên ngôn Châu Mỹ về các quyền và nghĩa vụ của con người năm 1948, Hiến chương Châu Phi về quyền và phúc lợi của trẻ em,…

2.1.1. Quyền về sự riêng tư trong các văn kiện của Liên Hợp Quốc


Quyền riêng tư được đề cập từ rất sớm, nhưng được công nhận và quy định lần đầu tiên tại Điều 12 UDHR: “Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hay bị xúc phạm đến danh dự hay thanh danh. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy”. Theo đó, thì quyền về sự riêng tư bao trùm và liên quan đến nhiều quyền khác như quyền về gia đình, nhà ở,danh dự, uy tín,…Sau đó, quyền về sự riêng tư lại tiếp tục được khẳng định tại Điều 17 ICCPR: “Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tùy tiện hoặc trái pháp luật vào sự riêng tư, gia đình, nơi ở, hoặc thư tín, hay bị xâm phạm trái pháp luật vào danh dự hoặc uy tín cá nhân. 2. Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại sự can thiệp hay xâm phạm như vậy.” [14].

Bình luận chung số 16 của Ủy ban Nhân quyền thông qua tại phiên họp lần thứ 31 năm 1989 gồm 11 đoạn, nêu rõ mục đích bảo vệ quyền về sự riêng tư, các khía cạnh thuộc quyền (đoạn 1), nhấn mạnh thực trạng bảo vệ quyền này ở các quốc gia(đoạn 2), giải thích làm rõ các thuật ngữ cũng như đưa ra các giới hạn cụ thể của từng khía cạnh thuộc quyền về sự riêng tư, nghĩa vụ của nhà nước bảo vệ quyền này cũng như đưa ra khuyến nghị các quốc gia các biện pháp để bảo đảm hiệu quả việc thực thi quyền (đoạn 3 đến 11). Để làm rõ hơn những xâm phạm quyền về sự riêng tư, Bình luận chung số 16 đã đề cập thế nào là “can thiệp tùy tiện” và “bất hợp pháp” vào quyền đời tư của người khác. Theo đó, “bất hợp pháp” là sự can thiệp không dựa trên nền tảng quy định của pháp luật được xây dựng phù hợp với các quy định và mục đích của ICCPR. Ở mức độ xâm phạm cao hơn. Còn cụm từ “can thiệp tùy tiện” được sử dụng để chỉ những hành động mà mặc dù dựa trên những quy định của pháp luật nhưng không phù hợp hoặc trái với những quy định và mục đích của công ước.

Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua “Hướng dẫn về quy chế số hóa hồ sơ dữ liệu cá nhân” theo Nghị quyết số 45/95 ngày 14-12-1990, với nguyên tắc đầu tiên được đề cập là “thông tin về các cá nhân không nên được thu thập, xủ lý một cách bất công hoặc bất hợp pháp, và cũng không nên được dùng trái với những mục đích, nguyên tắc của Hiến chương Liên hiệp quốc”.

Liên quan đến quyền về sự riêng tư của một số đối tượng đặc biệt có thể kể đến:

- Điều 22 CRPD ghi nhận người khuyết tật dù sống ở bất cứ đâu, cư trú ở khu vực nào cũng không bị can thiệp vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở và thư tín, hoặc bất kỳ hình thức giao tiếp nào, không bị xâm phạm trái pháp luật vào danh dự và uy tín của mình một cách tùy tiện hoặc trái pháp luật.

Người khuyết tật có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hoặc xâm phạm như vậy.

- Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1898 cũng dành riêng Điều 16 để quy định quyền về sự riêng tư của trẻ em, cũng gần như lặp lại Điều 17 ICCPR. Theo đó thì không trẻ em nào phải chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào sự riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như sự xâm phạm bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của trẻ. Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hay xâm phạm như vậy.

- Đối với những người nhiễm HIV/AIDS, Liên Hợp Quốc cũng đưa ra Các hướng dẫn về HIV và quyền con người năm 1966, trong đó nhấn mạnh đặc thù cần được bảo vệ quyền về sự riêng tư đối với những người này.

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc cũng ban hành Hướng dẫn về các quy định hồ sơ cá nhân được điện tử hóa, nêu rõ nguyên tắc mà các quốc gia cần tuân thủ để xây dựng, quản lý các hồ sơ dữ liệu cá nhân.

Bên cạnh đó, nội dung quyền về sự riêng tư cũng được làm rõ trong các vụ việc cụ thể mà Uỷ ban nhân quyền (HRC) đưa ra phán quyết và khuyến nghị đối với các quốc gia, ví dụ:

- Vụ Pinkney kiện Canada (mã số 27/78): HRC kết luận rằng các quy định pháp luật của quốc gia chưa đầy đủ để tạo thành khuôn khổ pháp lý chống lại sự can thiệp vào thư tín.

- Vụ Tshisekedi kiện nhà nước Zaire (mã số 241-242/87): HRC kết luận rằng chính phủ Zaire đã xâm phạm uy tín của Tshisekedi khi buộc ông xét nghiệm âm thần, vào cơ sở điều trị tâm thần và mặc dù trái với kết luận của cơ quan y tế. Hành động này của chính phủ Zaire đã bị HRC kết luận là trái với Điều 17 UDHR.

Nhìn chung thì Liên hợp quốc quy định khá đầy đủ về quyền về sự riêng tư nhưng lại chưa đưa ra được một định nghĩa thống nhất và bao quát nhất về quyền về sự riêng tư.

Mặc dù là một quyền con người quan trọng nhưng quyền về sự riêng tư theo Luật nhân quyền quốc tế cũng không phải là một quyền tuyệt đối. Chính Điều 29 UDHR đã quy định sự giới hạn quyền này: “nhằm bảo đảm mục đích sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những nhu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”. Đây là một cơ sở quan trọng cho việc xây dựng pháp luật ở mỗi quốc gia nhằm bảo đảm tính hài hòa giữa các quyền con người của cá nhân với những quyền và lợi ích chung của cộng đồng. Đồng thời, việc đưa ra giới hạn này cũng đặt ra yêu cầu đối với các nhà nước trong khi cân nhắc tính hài hòa của pháp luật quốc gia về bảo đảm các quyền con người cụ thể, đặc biệt là với một số quyền có khả năng xung đột với các quyền khác như quyền được bảo vệ đời tư với quyền tiếp cận thông tin, tự do báo chí, tự do ngôn luận,…

2.1.2. Quyền về sự riêng tư trong các văn bản pháp luật nhân quyền ở cấp độ khu vực

Từng khu vực lại có quy định riêng về quyền về sự riêng tư, nhưng không trái với luật nhân quyền quốc tế.

Công ước nhân quyền Châu Âu năm 1950 (ECHR) và nhiều án lệ của Toà án nhân quyền khu vực này quy định khá cụ thể về quyền về sự riêng tư. Điều 8 ECHR quy định bảo vệ và tôn trọng đời sống riêng tư và gia đình, nhà ở và thư tín, ngoại trừ những việc phù hợp với luật pháp và đó là sự cần thiết cho một xã hội dân chủ vì lợi ích của an ninh quốc gia, an toàn công cộng hoặc các phúc lợi kinh tế của đất nước, cho công tác phòng chống rối loạn

hoặc tội phạm, để bảo vệ sức khỏe hoặc đạo lý, hay để bảo vệ các quyền tự do của người khác, thì mọi sự can thiệp của cơ quan công quyền vào sự riêng tư là trái pháp luật. Tuy Điều 8 khoản 2 ECHR không đề cập đến danh dự và uy tín của người khác, nhưng có thể trong những trường hợp nhất định, được giải thích là bao gồm trong trong “quyền và tự do của người khác”. Tuy nhiên, Điều 10 khoản 2 ECHR quy định rằng: “… Việc bảo vệ uy tín của người khác có thể được xem là cơ sở cho việc hạn chế hợp pháp đối với quyền tự do ngôn luận”[1].

ECHR không đưa ra khái niệm về cuộc sống riêng tư và quyền có không gian riêng tư. Tuy nhiên, theo án lệ của Ủy ban nhân quyền Châu Âu, từ “nơi ở” trong Điều 8 ECHR bao gồm nơi cư trú của một người. Trong trường hợp mà nguyên đơn theo luật định không thể tiếp tục sống trong nơi ở của mình trước đó và phải chuyển đến một nơi khác, ví dụ một căn lều thì nơi này cũng có thể coi là nơi ở của người đó. Không gian văn phòng thương mại không được coi là “nơi ở” nhưng khi văn phòng gắn liền với nơi ở theo nghĩa hẹp, ví dụ: một văn phòng được đặt tại nhà riêng thì việc lục soát văn phòng có thể dẫn đến việc vi phạm Điều 8 ECHR [1].

Về sự riêng tư liên quan đến thông tin liên lạc của cá nhân: Việc mở các lá thư, đọc điện tín, thư tín, thư điện từ, chặn các lá thư, thống kê tập hợp thông tin số điện thoại đã được gọi, nghe lén điện thoại, và nhiều trường hợp việc chặn liên lạc qua sóng radio cá nhân cũng thuộc phạm vi vi phạm Điều 8. Đối với tù nhân, sự kiểm duyệt và ngăn chặn thư từ của các tù nhân gửi ra ngoài có thể tạo ra một sự vi phạm quyền về sự riêng tư, còn mỗi lá thư bị mở hoặc bị giữ lại, để hành vi đó được coi là chính đáng thì cần đáp ứng được những yêu cầu tại khoản 2 Điều 8 ECHR.

Sự riêng tư về thân thể cá nhân cũng được bảo vệ: việc khám và kiểm tra cơ thể con người, lấy các mẫu mô cơ thể (kiểm tra máu, nước tiểu, thu thập móng tóc,…) có thể dẫn đến vấn đề đối xử hạ thấp nhân phẩm theo quy định tại Điều 3 ECHR và liên quan đến quyền về sự riêng tư tại Điều 8 ECHR.

Các án lệ nêu trên của Toà án nhân quyền Châu Âu rõ ràng cho thấy Điều 8 ECHR không chỉ quy định rằng cá nhân có quyền được bảo vệ cuộc sống khỏi sự dòm ngó của người khác như mong muốn, mà còn bao gồm quyền thiết lập và phát triển các mối quan hệ với người khác, đặc biệt trong lĩnh vực tình cảm để phát triển và hoàn thiện nhân cách mỗi người. Trong những án lệ đó, vấn đề về sự bảo vệ tuyệt đối cho mối quan hệ đồng giới nói riêng cũng đã được Tòa Án nhân quyền Châu Âu giải quyết.

Công ước nhân quyền Châu Mỹ cũng quy định quyền về sự riêng tư với nội dung tương tự Điều 11 UDHR. Năm 1965, Tổ chức các nước Châu Mỹ ban hành Tuyên bố Châu Mỹ về Quyền và Trách nhiệm của con người, trong đó có nhắc đến vấn đề quyền về sự riêng tư nhưng không chi tiết bằng quy định của Liên minh Châu Âu.

Đối với khu vực Châu Á, tại Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần IX (tổ chức vào tháng 11 năm 2014 tại Chi lê), các quốc gia là thành viên của diễn đàn đã thông qua Hiệp định khung về tính riêng tư của các thông tin các nhân trong các nền kinh tế thành viên. Trước đó, Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (tiếng Anh: ASEAN Human Rights Declaration, viết tắt là AHRD - là văn bản tuyên bố chung về nhân quyền của các nước ASEAN được thông qua trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 21 được tổ chức tại Phnom Penh, Campuchia vào ngày 18 tháng 11 năm 2012 với sự chấp thuận và ký

kết của lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN), cũng đã quy định rõ quyền về sự riêng tư.

Cuối cùng, tại khu vực Châu Phi, quy định pháp luật về quyền về sự riêng tư cũng được nêu khá cụ thể tại Điều 10 Hiến chương châu Phi bề quyền và phúc lợi trẻ em, Điều 4 Các nguyên tắc của Liên đoàn Châu Phi về tự do biểu đạt.

2.1.3. Pháp luật bảo vệ quyền về sự riêng tư tại một số quốc gia trên thế giới

2.1.3.1. Pháp luật bảo vệ quyền về sự riêng tư tại Hoa Kỳ


Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 không có quy định nào về quyền riêng tư nhưng các tu chính án của Hiến pháp đã quy định cụ thể rõ ràng về quyền riêng tư, khắc phục hạn chế đó của hiến pháp [8].

Tu chính án thứ nhất bảo vệ quyền về sự riêng tư của cá nhân về tự do tôn giáo bằng việc nêu rõ: “Nghị viện sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập một tôn giáo hoặc ngăn cấm quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và kiến nghị chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình”.

Tu chính án thứ hai bảo vệ quyền riêng tư và bất khả xâm phạm về nhà ở của cá nhân chống lại sự tùy tiện của quân đội khi quy định: “Không một quân nhân nào trong thời bình được phép đóng quân trong bất cứ nhà dân nào nếu không được sự đồng ý của chủ nhà và ngay trong thời chiến cũng chỉ theo quy định của luật pháp”.

Tu chính án thứ tư bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân, nhà cửa, giấy tờ và tài sản, được quy định cụ thể như sau: Quyền con người được đảm bảo về cá nhân, nhà cửa, giấy tờ và tài sản khỏi mọi sự khám xét và bắt giam, quyền

Xem tất cả 85 trang.

Ngày đăng: 21/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí