Nghệ Thuật Miêu Tả Nhân Vật Trong Những Chiều Thời Gian Khác Nhau


Trong khi miêu tả tâm lí nhân vật, các tác giả thường để cho nhân vật tự ý thức về bản thân mình trong những mối quan hệ với xung quanh, tự mình bộc lộ với chính mình những suy nghĩ và cảm xúc chân thực nhất. đó thủ pháp độc thoại nội tâm được sử dụng một cách hữu hiệu để nhân vật tự bộc lộ những suy tư, trăn trở của bản thân. Những tiếng nói từ bên trong, những lời tự vấn của người họa sĩ trong Bức tranh (Nguyễn Minh Châu) chính là động lực thúc đẩy sự phát triển tính cách của anh ta. Lúc đầu, khi phát hiện ra lỗi lầm do sự thất hứa của mình, anh ta đã day dứt: Tại sao ngày ấy tôi đã không dưa tấm ảnh đén cho gia đình anh? Tại sao tôi không giữ lời hứa? Tôi đã hứa với anh và cả tôi nữa, đinh ninh và hùng hồn lắm, và cũng thực tâm lắm chứ?[11/126]. Rồi chính anh lại tự biện minh cho việc làm của mình: Tôi là một nghệ sĩ chứ có phải đâu là anh thợ vẽ truyền thần, công việc của người nghệ sĩ là phải phục vụ cả số đông, chứ không phải chỉ phục vụ một người[11/127]. Những lời tư biện này chứng tỏ anh ta chưa thấy được hết cái nguy hiểm của thói quen lấy lợi ích cộng đồng làm bình phong che chắn cho hành vi thất hứa của mình. Vì thế, xung đột nội tâm của nhân vật chưa dừng lại ở đó mà được đẩy cao hơn trong cuộc đối thoại tưởng tượng với người thợ cắt tóc. Đó là một thứ trảm hình trong lòng nhân vật để anh ta nhận ra cái bộ mặt thật của mình vừa được lột ra khỏi cái mặt nạ hàng ngày. Truyện ngắn này lôi cuốn người đọc bởi cách xoáy sâu vào tâm lí nhân vật và nghệ thuật tạo căng thẳng dần, siết chặt dần từ cảm giác ân hận bị dìm xuống đến lòng hối hận bùng lên, rồi một niềm ăn năn không dứt mãi không thôi trong lòng nhân vật. đây, tác giả đã cố gắng đưa nhân vật đi đến tận cùng sự phân tích bên trong để nhìn rõ chính nó.

Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Nguyễn Minh Châu tỏ ra là cây bút có khả năng phân tích và thể hiện được những biến động tâm lí khá phức tạp của một tâm hồn không đơn giản như Quỳ. Nhà văn chọn cho câu chuyện của mình bằng dạng thức tự kể của nhân vật chính. Đó là những lời kể chân thành như lời tự thú của Quỳ. Rồi cứ thế cả thiên truyện dần dần hiện


ra cùng vói việc khám phá phần cốt lõi khó khăn phức tạp đầy biến động nhất của nội tâm, đó là các cuộc tình của Quỳ. Đúng là để xây dựng nhân vật này, Nguyễn Minh Châu đẫ phải huy động một khối lượng đậm đặc những chi tiết, những chi tiết buộc phải có nhiều kinh lịch trên đường viết văn, một quan sát tinh tế lắm, một vốn hiểu biết về nhân vật sâu sắc mói có thể có được[81/311].

Mỗi nhà văn trong từng truyện ngắn của mình có những khám phá riêng về đời sống tâm hồn của nhân vật. Nếu Vũ Tú Nam trong Đi đón cơn mưa miêu tả thành công những xao động trong tâm hồn của một người thầy giáo khi biết được tình cảm của một người phụ nữ có số phận bất hạnh dành cho mình thì Thùy Linh lại đọc ra được một nghị lực ghê gớm, một sự thèm khát tình yêu của bố mẹ trong đôi mắt vốn lạnh lùng của cậu bé Nguyên (Mặt trời bé con của tôi). Phạm Thị Minh Thư miêu tả những trạng thái tâm hồn đầy tinh tế, thơ mộng và tràn đầy niềm tin của nhân vật trong một đêm tản cư mà có lẽ chẳng sự tàn bạo, khốc liệt nào đè bẹp nổi (Có một đêm như thế).

Dù rằng mỗi tác giả truyện ngắn mới chỉ đi vào miêu tả tâm lí nhân vật trong từng thời khắc nhất định chứ chưa phải là toàn bộ quá trình tâm lí thì điều này cũng đã góp phần làm cho nhân vật được soi chiếu ở nhiều bình diện. Mặt khác khi đi vào miêu tả tâm lí nhân vật, các cây bút truyện ngắn còn sử dụng yếu tố tâm linh như một biện pháp để khám phá sâu hơn nội tâm nhân vật. Với các hình thức giấc mơ, điềm báo, đối thoại giữa những mảng tâm linhnhờ đó chất người được bộ lộ đa chiều, đa diện hơn.

Dưới hình thức những cơn mộng du (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành) Nguyễn Minh Châu đã khắc họa sâu sắc những tình cảm của một người đàn bà suốt đời lang thang đi tìm chân trời của những giá trị tuyệt đối. Cả thiên truyện dường như được bao bọc trong một bầu không khí phảng phất màu sắc mộng mị, huyền thoại. Nhiều lần trên con tàu mộng du của Quỳ yếu tố tâm linh đã xuất hiện góp phần soi tỏ nội tâm nhân vật. Chẳng hạn khi gặp pho tượng Phật ngàn tay ngàn mắt ở một ngôi chùa trong một lần đi công


tác, Quỳ nghĩ ngay đến đôi bàn tay của người trung đoàn trưởng đã hi sinh. Quỳ nâng vạt áo quân phục dính đầy dầu mỡ lên lau sạch những lớp bụi bám trên một bàn tay. Nhưng khi vừa chạm tới, vạt áo của chị đã ướt đẫm mồ hôi, y như mồ hôi người cứ dấp dính toát ra từ chất gỗ. Và cảm giác của nhân vật lúc này hoàn toàn được soi chiếu từ ánh sáng của tâm linh: Tôi sợ hãi lùi ra xa, ngước nhìn khuôn mặt ấy: tự nhiên tôi bỗng hoảng hốt khi nhận ra đang phảng phất trên cặp môi bằng gỗ, vẫn cái nụ cười ấy, cái nụ cười bí ẩn mà tôi đã trông thấy rất nhiều lần hiện lên trên cặp môi anh ấy trước khi chết[11/164].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Dưới hình thức của một giấc mơ, truyện ngắn Mai (Thanh Quế) lại bộc lộ được những diễn biến tâm trạng nhân vật người cha sau nhiều ngày đi tìm mộ con không đem lại kết quả gì. Một buổi sáng khi ông vừa định trở dậy thì chẳng hiểu vì lí do bí ẩn nào một cơn buồn ngủ đến nhức cả mắt kéo ông nằm xuống. Ngay lập tức một cơn mơ lạ đến với ông. Trong giấc mơ, ông đã gặp con gái mình trong một rừng dương. Kì lạ thay giấc mơ ấy lại trùng với manh mối để tìm ra mộ con ông. Ông thấy cái việc tìm mộ con có điều gì thật bí ẩn, nó giông giống như trong giấc mơ. Phải chăng vong hồn cô con gái đã mách bảo cho người cha? Hay đó chính là cái ánh sáng được phát ra từ thế giới bên trong như một sự mác bảo của tâm linh? Bởi lẽ vốn từ xưa ông không hề mê tín. Nhưng hôm nay, tự nhiên ông thấy trong lòng ông rao rực, tai ông nóng bừng và chung quanh nhà ông lâu nay im ắng bỗng có một bầy chim lạ về chao hót[67/273]. Diễn tả cái khoảnh khắc biến động trong tâm hồn người cha từ đời sống tâm linh như thế cũng là một cách đi vào chiều sâu tâm hồn nhân vật.

Những bông bần li (Dương Thu Hương) thì sự kết hợp của hai yếu tố thực và ảo cũng góp phần soi sáng chiều sâu tâm thức nhân vật. Nếu cuộc sống hiện tại với người chồng hờ hững vô tâm chỉ đem lại cho Ngân những bực bội, đau khổ thì hình ảnh và sự hi sinh của Nghiêm (người yêu trong quá khứ của Ngân) lại đem đến cho chị những sự nâng đỡ. Dù rằng những tình

Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985 - 14


cảm ấy chỉ như một tiếng sấm vọng về từ cuối trời xa khi cơn giông đã qua đi lâu lắm thì nó vẫn làm cho người đàn bà ba mươi lăm tuổi ấy lần đầu tiên biết nghĩ đến đời mình một cách thấu đáo. Cũng là lần đầu tiên chị tìm thấy nguồn sáng riêng biệt cho đường đi của mình[67/157]. Sự soi rọi từ bóng hình của người chiến sĩ đã hi sinh có tác động thăng bằng và thanh lọc tâm hồn Ngân. Nó như một luồng ánh sáng thoạt đầu còn mỏng manh như sợi khói trong cõi vô thức xa xôi nhưng dần dần nó rõ nét hơn, lớn hơn choán hết tâm trí chị.

Như vậy, trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 phương diện đời sống tâm linh con người được khám phá ở một chiều sâu mà giai đoạn trước đó chưa đạt đến. Nó góp phần làm phong phú trong quan niệm nghệ thuật về con người và tạo ra những biến đổi quan trọng trong phương thức biểu hiện nhân vật. Nhìn chung, việc khám phá sâu vào lĩnh vực tâm linh, mở ra những miền phong phú, bí ẩn không cùng của con người chính là xuất phát từ một quan niệm không đơn giản, xuôi chiều về con người, từ ý muốn khám phá con người ở nhiều thang bậc giá trị, ở những tọa độ ứng xử khác nhau, ở nhiều chiều kích[21/288].

2.2.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong những chiều thời gian khác nhau

Bên cạnh việc phân tích tâm lí, nhân vật còn được đặt trong dòng thời gian và lịch sử, trong các khả năng lựa chọn và thích ứng, trong những nghịch lí của tồn tại, trong sự khác biệt của những người hôm qua và những người hôm nay. Nguyễn Văn Long cho rằng giải pháp nghệ thuật mà một số truyện ngắn đã tìm đến là đặt nhân vật vào trong những chiều thời gian khác nhau, đan cài giữa hiện tại và quá khứ để làm nổi bật nghệ thuật này trong đời sống tinh thần và số phận mỗi con người khác nhau[39/218]. Việc sử dụng thời gian đồng hiện thường đi liền với những đối thoại bên trong của nhân vật như là những thủ pháp giúp nhà văn đi sâu hơn vào thế giới bên trong, vào những diễn biến tâm lí vô cùng phức tạp của con người. Có thể kể đến những truyện ngắn đã thành công trong việc sử dụng giải pháp nghệ thuật này như : Sống


trong thời gian hai chiều (Vũ Tú Nam), Có một đêm như thế (Phạm Thị Minh Thư), Gió từ miền cát (Xuân Thiều), Người không đi cùng chuyến tàu (Nguyễn Quang Thân)

những truyện ngắn này việc đan xen giữa hiện tại và quá khứ thể hiện sự phân thân trong đời sống tinh thần của con người. Giữa những lo toan đời thường sau chiến tranh, con người vẫn dành một phần tâm tưởng cho quá khứ. Nhiều lần hiện tại mờ đi hoặc đi soi sáng nhờ quá khứ. Những bông bần li, quá khứ đã trở thành nỗi ám ảnh trong nhân vật Ngân. Quá khứ với một người yêu đã hi sinh nhưng đôi mắt nâu dài, khi cười như có nắng của anh vẫn luôn theo chị. Đặc biệt là những lời nói cuối cùng của anh trước khi ra đi trong cuộc chiến đấu lâu dài này, tụi mình hi sinh phải lí hơn, tụi mình già rồi. Các cậu còn trẻ các cậu phải ở lại để đánh giặc cho tới lúc chiến thắng [67/153]như một sự thức tỉnh tâm hồn chị, giúp chị một lựa chọn đúng đắn trong cuộc sống hiện tại: Những bài học lịch sửđó chính là luồng sáng lung linh nâng đỡ cuộc đời chị. Chị sẽ giáo dục các con chị, những học sinh nhỏ bé của chị, những thế hệ sau này biết rung động sâu xa trong đời sống chung, với những cội nguồn đem đến cuộc sống cho chúng[67/157].

Đúng như tên gọi của nó Sống trong thời gian hai chiều của Vũ Tú Nam lại như một bản kiểm điểm chân thành của nhân vật trước dòng chảy của thời cuộc. Tác giả đặt nhân vật ở thời điểm ngoái nhìn lại quá khứ sau khi đã từng kinh qua hai cuộc kháng chiến. Chỉ mấy ngày trở lại quê hương nhưng ông An đã sống trong hai chiều thời gian của mấy chục năm. Thời gian đã cật vấn ông, nhào nặn ông, phán xét và thúc đẩy ông[67/866]. Nếu thời trẻ khi đi vào cách mạng lòng ông luôn phơi phới, tưởng như cái gì cũng đơn giản, dễ dàng thì khi cuộc sống trở về hoàn cảnh bình thường lại đặt ông trước bao mối quan hệ mới mẻ buộc phải lựa chọn.Trước dòng đời, trước dòng thời gian, ông đã phải dừng lại để suy ngẫm: chúng nó (con cháu mình) đi xuôi thời gian, các cụ ngược về dĩ vãng, còn mình thì đứng giữa ư? Hay


theo hướng nào ?[67/850] Sự đồng hiện về thời gian ở truyện ngắn này gúp nhà văn đi sâu hơn vào những diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật.

Cái quá khứ trong veo, thoảng hương hoa loa kèn và âm hưởng của giọng nói vừa giễu cợt vừa trìu mến lại như một luồng gió tươi mát ùa vào tâm hồn mệt mỏi Miên (Có một đêm như thế- Phạm Thị Minh Thư). truyện ngắn này, cái ánh sáng rạng rỡ của ngày hôm qua vẫn tiếp tục chiếu rọi vào cuộc sống hàng ngày hôm nay như nâng bước cho con người trong cuộc sống hiện tại. Trong Khách ở quê ra (Nguyễn Minh Châu) thời gian hiện tại và quá khứ đan cài vào nhau theo dòng chảy tâm trạng của nhân vật Khúng. Nhiều truyện ngắn khác lại có cuộc hành trình ngược về quá khứ như tìm đến một nguồn sức mạnh tinh thần để đi tiếp hành trình đến tương lai (Tuổi thơ im lặng, Gió từ miền cát) .

Có thể nói, trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945-1975, vấn đề thời gian chưa có nhiều ý nghĩa trong đời sống nội tâm con người như giai đoạn sau 1975. Đây không phải là thời gian của những sự kiện lớn lao hay thời gian vĩnh hằng trong dòng chảy của nó mà là thời gian trong ý thức của cá nhân, ý thức về từng khoảnh khắc đang sống. Đó là thời gian của những tâm trạng, gắn với những biến động trong đời sống mỗi con người cá nhân.Vì thế việc đặt nhân vật vào những chiều thời gian khác cũng là một cách để miêu tả sâu sắc hơn đời sống nội tâm của con người .

3.Nghệ thuật trần thuật

Theo từ điển thuật ngữ văn học trần thuật là phương diện cơ bản của thể loại tự sự, là việc giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của chủ thể trần thuật. Nghệ thuật trần thuật là cả một hệ thống tổ chức phức tạp nhằm đưa hành động lời nói nhân vật vào đúng vị trí của nó để người đọc lĩnh hội theo ý định tác giả. Trong trần thuật có nhiều phương diện: điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ trần thuật…ở luận văn này chúng tôi chỉ khái quát những dấu hiệu đổi mới của nghệ thuật trần thuật trên các phương diện chính.


3.1. Sự đa dạng về điểm nhìn trần thuật

Điểm nhìn văn bản là phương thức phát ngôn, trình bày, miêu tả phù hợp trong cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của các tác giả. Khái niệm điểm nhìn mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức, đánh giá, cảm thụ của chủ thể đối với thế giới. Nó là vị trí dùng để quan sát, cảm nhận, đánh giá bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cả phương diện vật lý, tâm lý văn hoá[78].

Khảo sát truyện ngắn giai đoạn 1975-1985 cho thấy, điểm nhìn trần thuật được tổ chức chủ yếu từ ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Trần thuật ở ngôi thứ nhất, là hình thức mới xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ

XX. Đây cũng là hình thức nghệ thuật được truyện ngắn nói riêng và văn xuôi nói chung sử dụng chủ yếu ở hai dạng cụ thể: Trần thuật từ ngôi thứ nhất với vai trò người dẫn truyện hoặc trao cho nhân vật chức năng trần thuật từ ngôi thứ nhất (về hình thức nhân vật có thể xưng tôi nhưng không phải là tác giả).

Trần thuật ở ngôi thứ nhất trong vai trò người dẫn truyện thực chất chủ thể trần thuật được nhân vật hoá để thực hiện vai trò dẫn truyện. Trước năm 1975, tuy chủ thể trần thuật cũng được nhân vật hoá nhưng thực chất vẫn là cái tôi hướng ngoại đại diện cho cộng đồng. Còn sau 1975, đó là cái tôi hướng nội, là sự trần thuật theo quan điểm cá nhân. Đó là nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật tôi (Mặt trời bé con của tôi- Thùy Linh), nhân vật tôi (Hạnh Nhơn - Nguyễn Thành Long)...Với kiểu trần thuật này, người kể truyện thường xưng tôi đóng vai trò trung tâm, giữ quyền kể truyện từ đầu đến cuối chuyện. một số truyện hầu như tôi là nhân vật duy nhất, còn những nhân vật khác chỉ được miêu tả từ điểm nhìn của người kể truyện (Hạnh Nhơn). Qua hình thức kể truyện này, người kể truyện - tác giả - đã thể hiện tư tưởng tình cảm của mình một cách tự nhiên. truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa trong khi kể lại cảnh người chồng đánh vợ một cách tàn bạo, người kể truyện đã bộc lộ ngay thái độ của mình: Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút


đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi, chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới[11/336]. Còn ở truyện Hạnh Nhơn, trong tình huống nhận lầm cha của cô bé Hạnh Nhơn người kể chuỵện đã rất dễ dàng bộc lộ những băn khoăn suy nghĩ của mình: Cuộc đời của em như thế nào mà em phó thác giọt máu đó của em cho anh? Tôi rất bối rối trong tình huống khó xử đóVậy thì tôi giải quyết như thế nào ý muốn của người đã khuất[8/309]. Như vậy, qua hình thức trần thuật này, thường là những nhân vật hướng nội, có đời sống nội tâm phong phú, có quá trình diễn biến tâm lí phức tạp. Người trần thuật cũng là người tham gia vào câu chuyện và nhiều khi in đậm dấu ấn của chính tác giả với những trạng thái tâm hồn, cảm xúc hoặc cuộc đời, số phận riêng không phẳng lặng.

dạng thứ hai trong cách trần thuật từ ngôi thứ nhất thường là các nhân vật được tác giả trao cho chức năng trần thuật. Đó là Quỳ (Người đà bà trên chuyến tàu tốc hành), là Miên (Có một đêm như thế) là Ngân (Những bông bần li)Trao cho nhân vật nhiệm vụ trần thuật hoặc người kể truyện đứng đằng sau nhân vật, nhà văn không tham gia vào quá trình diễn biến câu chuyện mà để cho các nhân vật tự kể lại cuộc đời, số phận của mình. Cách trần thuật này giúp cho nhà văn có thể soi vào phần khuất lấp trong ý nghĩ của nhân vật vì người trần thuật vừa là nhân chứng vừa là nhân vật chính của câu chuyện.

Với cách trần thuật từ ngôi thứ ba, chủ thể trần thuật là người biết hết mọi người, mọi việc và giữ vai trò duy nhất trong miêu tả, kể chuyện, dẫn chuyện. Trong truyện ngắn giai đoạn trước 1975, điểm nhìn trần thuật từ ngôi thứ ba thường tạo ra khoảng cách giữa người kể chuyện và đối tượng kể. Thời kỳ sau 1975, các nhà văn thường trần thuật từ ngôi thứ ba nhưng có sự hoà nhập song trùng chủ thể khiến cho khoảng cách giữa nhà văn và nhân vật được thu hẹp dần. Từ điểm nhìn bên ngoài để khẳng định cho một tư tưởng có sẵn, điểm nhìn trần thuật dịch chuyển vào bên trong ở lối trần thuật này, tác giả không chỉ kể mà còn đi sâu miêu tả tâm trạng bên trong nhân vật trong

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí