Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 11

Ngoài ra, một số số DN kinh doanh du lịchcủa tỉnh (Sunspa resort, Vinperl Quảng Bình, Mường Thanh Luxury, Gold Coast, Sài gòn Nhật Lệ) đã tích cực, chủ động phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ riêng trong đơn vị mình theo hình thức tại chỗ gắn với tổ chức tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm hoạt động kinh doanh du lịch trong nước và nước ngoài cho cán bộ quản lý, đội ngũ nhân viên. Đồng thời với tập huấn, bồi dưỡng, các DN đã chú trọng sắp xếp, bố trí và sử dụng hợp lý NNL đúng với năng lực, sở trường nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Một số DN du lịch khác, như Công ty TNHH MTV Oxalis hằng năm đã dành ra 2 tháng đề tập trung đào tạo cho nhân viên, thuê giảng viên trong nước và quốc tế đào tạo theo chủ đề phù hợp với tính chất công việc của từng bộ phận trong Công ty, nhất là đào tạo khả năng giao tiếp tiếng Anh, đào tạo chuyên môn các lĩnh vực. Hiện tại, Công ty có 170 nhân viên, trong đó trình độ đại học chiếm 70%, biết giao tiếp tiếng Anh 60%.

Trong năm 2018, Sở Du lịch đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp huấn nghiệp vụ du lịch cho nhân viên khuân vác cho địa hình du lịch mạo hiểm, thuyết minh viên tại các tuyến du lịch khám phá hệ thống hang động Tú Làn - hang Tiên, khám phá động Thiên Đường - Giếng Trời, khám phá hang Va, hang Nước Nứt - những trải nghiệm khác biệt, chinh phục Sơn Đoòng - hang động lớn nhất thế giới; tập huấn định kỳ hướng dẫn viên du lịch; tập huấn nâng cao nhận thức về trách nhiệm cho cán bộ tại khu vực Cửa khẩu quốc tế Cha Lo; tập huấn cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch, tập huấn cho đội ngũ thuyền viên du lịch theo Thông tư số 19/TTLT- BGTVT-BVHTTDL ngày 25/5/2015 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa

- Thể thao và Du lịch.

Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL DL của tỉnh Quảng Bình còn nhiều bất cập. Các cơ sở đào tạo của tỉnh mới chỉ đào tạo ngắn hạn và cấp chứng chỉ ngành nghề, chưa tổ chức đào tạo cử nhân một số chuyên ngành du

lịch, hoặc nếu có đào tạo thì phải liên kết với các trường khác. Nội dung, chương trình học tập, bồi dưỡng còn thiếu thống nhất, chậm đổi mới, nặng về lý thuyết, thực hành còn hạn chế; chất lượng đào tạo còn thấp, học viên ra trường chưa vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế công việc. Thực trạng trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng NNL DL của tỉnh. Tình hình đó đặt ra cho ngành du lịch Quảng Bình thách thức to lớn trong việc bổ sung số lượng lao động, đào tạo, đào tạo lại NNL DL, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, từng bước giải quyết sự mất cân đối về cơ cấu trình độ NNL DL của tỉnh.

2.3.5. Kiểm soát quản lý, sử dụng nhân lực trong các đơn vị du lịch

Nhà nước quản lý NNL bằng công cụ kiểm soát, kiểm tra, thanh tra, đánh giá, điều chỉnh sự phát triển của NNL. Để phát huy vai trò của mình trong sử dụng quyền lực công, các cơ quan QLNN phải thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách đó, mục tiêu cuối cùng là phát triển, gia tăng NNL DL và NNL cho các lĩnh vực khác.

Xác định thanh tra, kiểm tra là nội dung quan trọng trong quản lý NNL DL, tỉnh Quảng Bình đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết về phát triển NNL DL. Đã tăng cường vai trò, chức năng QLNN về du lịch gắn với việc tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các quy định của Nhà nước với các tổ chức, cá nhân có hoạt động du lịch, sử dụng NNL DL. Chú trọng nâng cao nhận thức về pháp luật của DN, tổ chức cá nhân, cộng đồng dân cư trong hoạt động kinh doanh du lịch, sử dụng NNL DL; tạo sự chuyển biến tích cực trong việc tuân thủ pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, tạo ấn tượng tốt đẹp đối với du khách. Đồng thời, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình kinh doanh du lịch, sử dụng NNL DL không tuân thủ quy định của pháp luật. Từ năm 2015 đến nay, Sở du lịch Quảng Bình đã tổ chức 5 đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hướng dẫn viên du lịch, hoạt động kinh doanh du


73

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

lịch của các DN, tổ chức, cá nhâncủa tỉnh theo quy định của Luật Du lịch 2017, Nghị định số 168/2017/NĐ-CP 2017 ngày 31/12/2017, Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 về việc quy định một số điều chi tiết của Luật du lịch và các văn bản quy định hiện hành. Kiểm tra điều kiện hành nghề hướng dẫn du lịch; kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch, đào tạo, bồi dưỡng NNL DL; các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiếu bị và kinh phí phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển NNL DL tại Trường Đại học Quảng Bình, Trường Trung cấp du lịch & Công nghệ số 9, Trường Trung cấp kinh tế Quảng Bình.

Ngoài ra, đã kiểm tra điều kiện kinh doanh du lịch, việc niêm yết giá dịch vụ và bán theo giá niêm yết; các điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa… Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, triển khai Luật Du lịch năm 2017 và các văn bản hướng dẫn một số điều của Luật Du lịch đến các DN kinh doanh du lịch. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, ký cam kết và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về lĩnh vực giá, an toàn thực phẩm và các quy định của pháp luật về hoạt động du lịch. Từ 10/2016 đến nay đã ký cam kết với 8.837 tổ chức, cá nhân về chấp hành các quy định pháp luật du lịch, về hướng dẫn viên du lịch, phát triển nhân lực du lịch; kiểm tra 80 cơ sở lưu trú và nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch; kiểm tra việc thực hiện nếp sống văn minh và ứng xử văn hóa của đội ngũ nhân viên du lịch; kiểm tra sức khỏe và đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với đội ngũ chế biến món ăn, bếp trưởng, nhân viên bàn...

Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 11

Tuy nhiên, công tác kiểm tra còn lồng ghép, chưa đi sâu nhiều vào kiểm tra NNL và lao động du lịch. Chưa có sự phối hợp tốt với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách trong việc sử dụng lao động lĩnh vực du lịch. Thời gian kiểm tra còn trùng với một số đoàn kiểm tra của các ngành khác, như: phòng cháy, chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm và một số đoàn kiểm tra của các chuyên ngành khác nên đã


74

tạo dư luận không tốt về thanh tra, kiểm tra... Thậm chí, có đoàn kiểm tra làm việc thiếu minh bạch, dân chủ, gây khó khăn cho các DN. Nguyên nhân chính đó là thiếu cơ chế phối hợp đồng bộ, thiếu một cơ quan điều phối chung hoạt động thanh, kiểm tra các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển NNL.

2.3.6. Hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực du lịch

Để đào tạo NNL DL tiếp cận với tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế, từng bước đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch quốc tế, cải thiện và nâng cao chất lượng nhân lực và cải thiện hình ảnh du lịch tỉnh Quảng Bình, cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến du lịch Quảng Bình ra thị trường quốc tế, trong những năm qua, tỉnh Quảng Bình đã chú trọng đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo, phát triển NNL DL. Hàng năm, UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo Sở Du lịch đẩy mạnh hợp tác đào tạo với các trường, học viện du lịch nổi tiếng trong nước và một số nước trong khu vực; tổ chức cho các cơ sở phục vụ du lịch đi học kinh nghiệm về phát triển, đào tạo NNL DL tại một số nước, như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, và một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á.

Trường Đại học Quảng Bình đang tích cực hợp tác với các Trường Đại học Đông Bắc Thái Lan đào tạo NNL, trong đó có nhân lực du lịch, theo hướng xây dựng các chương trình 2+2 (2 năm học ở Trường Đại học Quảng Bình và 2 năm học ở Thái Lan), sinh viên được trải nghiệm thực tế trong nước và nước ngoài, để khi làm việc không còn bỡ ngỡ trong tiếp xúc với khách du lịch quốc tế.

Sở Du lịch Quảng Bình cũng đã phối hợp với Tổng cục Du lịch, Dự án EU, Dự án phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo (SRDP) tổ chức tập huấn du lịch cộng đồng, tập huấn Kinh doanh lưu trú tại nhà dân (homestay) cho các hộ kinh doanh tại khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng và các khu vực lân cận; tập huấn nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn, bar; tập huấn về thống kê du lịch; tập huấn về quản lý khách sạn theo tiêu chuẩn VTOS (Vietnam Tourism


75

Occupational Skills Standards - đây là một tiêu chuẩn cần thiết để phát triển chất lượng nghiệp vụ các ngành du lịch, khách sạn tại Việt Nam). Từ đó, từng bước chuyên nghiệp hóa nhân lực trong ngành du lịch, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng hình ảnh điểm đến của du lịch Quảng Bình.

Tuy nhiên, Hợp tác quốc tế trong đào tạo, phát triển NNL DL của tỉnh Quảng Bình còn hạn chế; hoạt động hợp tác đào tạo mới chỉ dừng lại ở thuê giảng viên nước ngoài tập huấn, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm ngắn ngày; số lượng lớp tổ chức còn ít. Công tác phối hợp tổ chức đưa lao động đi đào tạo ở nước ngoài về lĩnh vực du lịch để phục vụ phát triển du lịchcủa tỉnh chưa thực hiện được, mới chỉ cử cán bộ lãnh đạo thăm quan, học tập kinh nghiệm quản lý du lịch. Khả năng tìm hiểu, tiếp cận, môi trường du lịch quốc tế của nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình còn thấp.

2.4. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình

2.4.1. Những kết quả đạt được

- Trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Bình đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm công tác QLNN về NNL DL. Đã chú trọng triển khai xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển NNL DL trong từng giai đoạn, cụ thể hóa thành kế hoạch phát triển NNL DL cho từng năm. Cùng với nhiệm vụ trên, đã chú trọng các quy hoạch chung, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch; quy hoạch vùng và các quy hoạch chi tiết các khu du lịch, điểm du lịch, quy hoạch các dự án lớn về du lịch đã và đang được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đây chính là cơ sở, là định hướng hết sức quan trọng để thực hiện các hoạt động thu hút đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn.

- Đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển NNL DL; số lượng NNL DL, nhất là NNL quản lý và NNL phục vụ trực tiếp trong ngành du lịch đã tăng lên đáng kể; chất lượng nhân lực du lịch kể cả quản lý và đội ngũ lao động trực tiếp đã có nhiều chuyển biến tiến bộ. Công tác đào tạo, bồi


76

dưỡng, phối hợp liên kết đào tạo NNL DL đã được chú trọng; chương trình đào tạo nghề du lịch đang từng bước được hoàn thiện; đội ngũ quản lý và lao động du lịch đã tích cực học tập, tích lũy kinh nghiệm, đang từng bước hướng đến sự chuyên nghiệp hơn, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát hiển du lịch của tỉnh.

- Tỉnh đã ban hành được một số cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển NNL DL; bước đầu tạo được sự chuyển biến tích cực về tổ chức bộ máy, quản lý NNL DL, góp phần nâng cao chất lượng quản lý, điều hành, chất lượng NNL DL, chất lượng dịch vụ, kinh doanh. Đây là sự nỗ lực rất đáng ghi nhận của Quảng Bình để làm cho hình ảnh du lịch của tỉnh ngày càng phát triển.

- Hoạt động xúc tiến, hợp tác, liên kết đào tạo, bồi dưỡng, phát triển NNL DL đã được chú trọng, huy động được sự hưởng ứng, tham gia của nhiều tổ chức trong và ngoài nước, tạo được tiền đề để khai thác, phát huy tiềm năng về lao động du lịch.

- Hoạt động thanh, kiểm tra NNL DL, nhất là kiểm tra việc chấp hành pháp luật du lịch, kiểm tra việc tuyên truyền, phổ biển giáo dục pháp luật về du lịch và NNL DL được tiến hành thường xuyên; các DN, hộ kinh doanh du lịch cơ bản hoạt động đúng pháp luật đã tạo được môi trường cạnh tranh an toàn, thân thiện. Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của du lịch, về NNL DL được nâng lên.

Tóm lại, QLNN về NNL DLcủa tỉnh Quảng Bình những năm qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng góp phần khai thác, phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh, cải thiện hình ảnh về du lịch, đưa du lịch của tỉnh ngày càng phát triển, từng bước khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn.

Đạt được những kết quả bước đầu trên dây là do:

- Tỉnh Quảng Bình đã xác định, khai thác và phát huy tốt tiềm năng, lợi thế du lịch. Đã chú trọng công tác QLNN về NNL DL; đào tạo bồi dưỡng NNL DL, hợp tác quốc tế trong QLNN về NNL DL; thanh tra, kiểm tra NNL


77

DL và thực hiện các chủ trương, nghị quyết, của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với NNL DL. Tỉnh cũng đã ban hành một số cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi, nhất là các chính sách phát triển, đào tạo, bồi dưỡng NNL DL nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành du lịch.

- Nhận thức về vai trò NNL trong phát triển kinh tế du lịch của tỉnh trong cộng đồng dân cư đã được nâng lên, từ đó đã tích cực ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích con em lao động trong lĩnh vực du lịch.

- Đội ngũ quản lý các DN, cơ sở kinh doanh du lịch đã nhận thức rõ tầm quan trọng của NLL du lịch trong phát triển kinh tế du lịch, do vậy đã chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng QLNN về NNL DL của tỉnh, tạo được hình ảnh tốt về chất lượng phục vụ đối với du khách.

2.4.2. Những hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình còn có những hạn chế, tồn tại chủ yếu sau:

- Công tác quy hoạch, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển NNL DL tỉnh triển khai còn chậm, chưa đồng bộ; một số nội dung quy hoạch, kế hoạch chưa sát hợp với thực tế. Việc vụ thể hóa kế hoạch để thực hiện chưa thật cụ thể, chưa xác định rõ lộ trình, đi đôi với chế độ tuyển dụng, sử dụng, bố trí, chính sách đãi ngộ sau khi tuyển dụng.

- Việc xây dựng, ban hành, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đối với NNL DL chưa mạnh, chưa có cơ chế huy động sự tham gia tích cực, thiết thực, hiệu quả của DN trong đào tạo NNL DL, chính sách đột phá trong ưu tiên đầu tư phát triển NNL DL; cơ chế khuyến khích đào tạo phát triển NNL DL chất lượng cao; chính sách ưu tiên sử dụng NNL DL.

- Tổ chức bộ máy quản lý NNL DL còn giai đoạn hoàn thiện, chưa đủ mạnh, cán bộ quản lý du lịch cấp sở còn thiếu. Ở cấp huyện và cấp xã, tổ chức bộ máy còn kiêm nhiệm, phụ trách nhiều lĩnh vực, chồng chéo trong


78

công việc. Tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ còn hạn chế. Tỷ lệ DN du lịch phàn nàn về trách nhiệm giải quyết công việc còn cao.

- NNL DL của tỉnh vừa thừa, vừa thiếu. Thừa lao động chưa đào tạo, tay nghề thấp, thiếu lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật cao. Một bộ phận quản lý và lao động trong các DN du lịch chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Năng lực ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, nắm bắt và tiếp cận pháp luật về du lịch còn yếu. Nhiều lao động du lịch, cán bộ quản lý làm trái ngành nghề đào tạo, làm việc tự phát, “tay ngang”. Tình trạng “nhảy việc” của nhân viên lành nghề giữa các cơ sở du lịch còn xảy ra, gây khó khăn cho việc phát triển ổn định của DN.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL DL còn hạn chế; năng lực của các cơ sở đào tạo còn yếu. Cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị thiếu và lạc hậu. Chương trình, giáo trình đào tạo chuyên ngành Du lịch đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên du lịch còn thiếu về số lượng, chất lượng và cơ cấu, thiếu giáo viên tay nghề cao.

- Công tác thanh tra, kiểm tra NNL DL chưa thường xuyên, chất lượng một số cuộc còn thấp. Chưa có sự phối hợp tốt với các cơ quan liên quan để kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với lao động lĩnh vực du lịch. Một số cuộc kiểm tra chưa kịp thời phát hiện, chấn chỉnh sai phạm trong hoạt động phát triển NNL DL.

- Hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng, phát triển NNL DL chưa nhiều, hiệu quả chưa cao; đào tạo nhân lực du lịch ở nước ngoài còn ít; tận dụng, khai tác kêu gọi nguồn lực để hỗ trợ đào tạo NNL còn hạn chế. Một bộ phận lao động khi được đào tạo ở nước ngoài lại chuyển đổi qua DN khác.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Nguyên nhân khách quan:

+ Tổ chức bộ máy QLNN về NNL DL của tỉnh thường xuyên thay đổi do sáp nhập, chia tách nhiều lần, thiếu ổn định nên không đảm bảo tính liên


79

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/12/2023