Vai Trò Của Biến Cố Trong Diễn Biến Cốt Truyện


văn học mới. Đi vào cuộc sống đời thường ông thường sử dụng cốt truyện này và đã tạo được những hiệu quả cao trong nhận thức. Bức tranh, Sắm vai, Khách ở quê ra, Dấu vết nghề nghiệpđều là những truyện xây dựng theo tâm trạng nhân vật. Trong Bức tranh là sự đối diện và thức tỉnh lương tâm, sự khám phá khuôn mặt bên trong của người hoạ sỹ. đó Nguyễn Minh Châu đã sử dụng luồng ánh sáng của hàng nghìn ngọn nến như được phát ra từ lòng trắc ẩn, từ cõi tâm linh để phân tích, nhận thức, thanh lọc và khẳng định niềm tin mãnh liệt vào khả năng hướng thiện của con người. Còn người thủ thành tài ba trong Dấu vết nghề nghiệp lại day dứt về cái sự nghiệt ngã và tình người trong bóng đá. Đến lúc sắp gần đất xa trời ông mới nhận ra rằng: trong đời người ta thỉnh thoảng có những phút vụng dại yếu ớt và ngu ngốc đến không thể tưởng tượng được[11/320].

Khắc khoải, băn khoăn, giằng xé, thậm chí vật vã, trăn trở để nhận chân lại con người mình là những chân dung thường gặp trong nhiều truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975. Người họa sỹ trong Bức tranh, Người thủ thành trong Dấu vết nghề nghiệp, nhà văn T trong Sắm vaicó thể xem là những phiên bản tinh thần của Nguyễn Minh Châu trong hành trình tìm tòi đổi mới. Việc khai thác những tình huống tâm lí con người đã trở thành một nét của thi pháp cốt truyện trong truyện ngắn hiện đại. Hướng khai thác này còn được tạo ra bởi sự đóng góp của nhiều nhà văn sau Nguyễn Minh Châu như Ma Văn Kháng, Xuân Thiều, Dương Thu Hương, Lê Minh Khuê, Vũ Tú Nam

1.3.2 Xu hướng lắp ghép liên văn bản

Đây là nghệ thuật kể chuyện trượt ra ngoài mọi quy ước của thể loại. Viết theo xu hướng này, truyện được hình thành bởi cách lắp ghép các mảng cốt truyện. Diễn biến của câu truyện cũng không theo trình tự tuyến tính của thời gian, không gian mà đảo ngược theo ý đồ của nhà văn. Các tình huống rời rạc, tưởng như không ăn nhập với nhau lại đựơc sâu chuỗi trong mạch ngầm


của văn bản. Trong những cốt truyện này thường có sự di chuyển của các điểm nhìn.

Có thể xem Có một đêm như thế của Phạm Thị Minh Thư là một thành công nghệ thuật độc đáo với cốt truyện lắp ghép. Câu truyện được triển khai trên hai cốt truyện song hành. Một cốt truyện với mảng hiện thực đời thường trong nhiều mối quan tâm về cuộc sống với một mảng hiện thực của những năm tháng chiến tranh khắc nghiệt, hy sinh nhưng cũng có những phút bình yên và vẻ đẹp cao cả. Hai mảng hiện thực này như hai bức tranh độc lập cả về màu sắc và chất liệu. đây, cách kết hợp hai mạch truyện của tác giả không hề khiên cưỡng mà như một dòng chảy nối liền quá khứ và hiện tại, hiện tại và tương lai. Từng mảng không gian, thời gian cũng đan quyện vào nhau, khiến cho câu chuyện sinh động hơn, thể hiện được nhiều khoảnh khắc của cuộc sống. Cách lắp ghép này còn tạo ra sự đa thanh cho tác phẩm: vừa trí tuệ vừa cảm xúc, vừa cao cả lại vừa rất đời, vừa hiện thực lại vô cùng lãng mạn, vừa mang cảm hứng ngợi ca lại vùa phê phán một cách nhẹ nhàng và tinh tế. Từ đó bật lên tư tưởng của tác phẩm trong chiều sâu của nhận thức: đó là sự khác nhau về lối sống và cách suy nghĩ của con người trong chiến tranh và con người trong thời bình.

Truyện Sống với thời gian hai chiều của Vũ Tú Nam cũng tiêu biểu cho xu hướng cốt truyện lắp ghép này. Đó sự đan xen giữa hai mạch truyện về quá khứ và hiện tại của ông An. Hành trình thứ nhất của ông là hành trình trở về với quê hương, gia đình, dòng họ. Hành trình ấy đã xáo trộn dữ dội tâm hồn ông, phá vỡ thế cân bằng tinh thần mà ông luôn muốn có. Nhưng sau khi chiêm nghiệm lại chặng đường 30 năm ấy, ông thấy bình tâm trở lại để đi tiếp hành trình thứ hai: hành trình từ hiện tại đến tương lai. Chỉ mấy ngày về quê ông đã sống với hai chiều thời gian của mấy chục năm suy nghĩ về các thế hệ trong dòng chảy của thời cuộc Chúng nó đi xuôi thời gian, các cụ ngược về dĩ vãng. Còn mình thì đứng giữa ư? Hay theo hướng nào? [11]Cách dựng truyện như thế khiến người đọc luôn cảm thấy có sự tiếp nối giữa các thế hệ, giữa


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

quá khứ và hiện tại. Vì thế câu truyện thường đem lại những nhận thúc mới cho con người trong cuộc sống hiện tại.

1.3.3. Vai trò của biến cố trong diễn biến cốt truyện

Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985 - 12

Nếu hiểu cốt truyện là hệ thống sự kiện, biến cố được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức hoạt động của tác phẩm thì biến cố giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong việc thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện. Nếu câu truyện không có biến cố sẽ trở nên trừu tượng, khó hiểu. So với tiểu thuyết, biến cố trong truyện ngắn thường ít hơn về mặt số lượng nhưng lại chứa một sức nổ lớn. Bởi lẽ truyện ngắn thường có tính đột phá, đi thẳng vào thẳng vào biến cố trung tâm mà không được báo trước. Nhất là ở những truyện có cốt truyện tâm lí, biến cố thường xảy ra một cách tự nhiên trong cuộc sống của nhân vật. Nhà văn vẫn xây dựng biến cố nhưng xem đó chỉ là cái nền để nhân vật tự bộc, tự ý thức mà không có vẻ gì là chuẩn bị trước.

truyện ngắn Bức tranh, tình huống đầu tiên là sự gặp gỡ tình cờ của người hoạ sỹ và một người lính trong chiến tranh. Giữa hai người có xảy ra một số biến cố, sau đó mỗi người đi một ngả và câu chuyện tưởng như có thể kết thúc ở đây. Nhưng khi tình huống thứ hai xuất hiện: cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh hoạ sỹ, giờ đã nổi tiếng, và người lính năm xưa, giờ là anh thợ cắt tóc, thì mạch truyện lại được đẩy lên theo chiều hướng khác. Cuộc gặp gỡ trong hoà bình này đã làm đảo lộn cuộc sống bình yên của người hoạ sỹ, tính cách của nhân vật cũng thay đổi rõ theo mạch truyện. Để cho người lính im lặng với quá khứ, Nguyễn Minh Châu đã làm một phép thử đối với nhân vật. Do vậy xung đột bên ngoài giữa người hoạ sỹ và người thợ cắt tóc đã chuyển thành xung đột trong nội tâm người hoạ sỹ. Đó là cuộc truy đuổi róng riết và đơn phương, thực tế là người hoạ sỹ tự truy đuổi chính mình, truy đuổi đến tận cùng nguồn lạch và góc khuất của lối mòn công thức, sự cao ngạo, vô tâm, thói xấu và sự nguỵ biện[64/196]. Cuộc gặp gỡ lần thứ hai này có thể coi là biến cố thúc đẩy câu truyện. Nhưng ở đây việc gặp gỡ giữa anh hoạ sỹ lại


dường như không mấy quan trọng bằng việc anh hoạ sỹ tự đối diện với mình. Bởi người lính ấy hoàn toàn im lặng, anh ta không tỏ vẻ gì là quen biết với người hoạ sỹ, cũng không tính sổ món nợ năm xưa. Cách dựng truyện như thế thường đem đến cho nhân vật của Nguyễn Minh châu khả năng tự nhận thức. Ý nghĩa triết lý cũng cũng vì thế trở nên sâu sắc hơn.

Trong những truyện khác như: Bến quê, Mẹ con chị Hằng, Sắm vaingười đọc cũng gặp cách tạo dựng biến cố một cách tự nhiên như hơi thở cuộc sống mà ở đó tác giả đã cố ý bớt đi tính đột biến của nó trong độ căng của cốt truyện. Một người sắp giã từ cõi đời thì việc nhìn sang cái bờ bên kia của sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình để cảm nhận hết vẻ quen thuộc của nó tưởng như chẳng có gì gọi là biến cố cả. Nhưng với Nhĩ (Bến quê) đó thực sự là một biến động trong tâm hồn. Bởi anh là người từng đi không sót một xó xỉnh nào trên trái đất cho đến tận bây giờ mới phát hiện ra mình chưa bao giờ đặt chân đến cái bãi bờ bên kia sông Hồng. Phải đến bây giờ anh mới thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi cả trong những nét tiêu sơ của nó. Chính cái điều anh vừa khám phá ra lại là niềm say mê pha lẫn với nỗi ân hận mà lời lẽ không bao giờ giải thích hết.

Trong cốt truyện ngắn sau 1975 đã ít đi những tình huống xung đột bên ngoài mà chủ yếu là xung đột nội tâm. Cái được coi là biến cố trong cốt truyện thực ra chỉ là những tình huống tự nhiên trong cuộc sống nhưng được nhà văn sử dụng như những cái cớ cho nhân vật tự đối thoại, tự thú với chính mình. Vì thế, dù cốt truyện ít những biến cố nhưng vẫn tạo ra những đột biến trong nhận thức.

1.4 Đặc điểm của đoạn kết trong cấu trúc truyện

Trong thành phần của cốt truyện, nhất là với tiểu thuyết đoạn kết giữ một vai trò quan trọng. Nó xoá bỏ các xung đột, nhưng không phải bao giờ cũng xoá bỏ mâu thuẫn. Nó là phương tiện khái quát cảm xúc, tư tưởng của nhà văn, là nơi tập trung sức biểu hiện cao cho chủ đề tác phẩm. Tuy nhiên, với truyện ngắn vấn đề không phải hoàn toàn như vậy. Sêkhôp từng nói:


truyện ngắn chẳng cần khai từ chẳng cần kết thúc gì hết[48/74]. Như vậy không có nghĩa là người viết truyện ngắn không phải tìm một điểm dừng. Chọn đúng điểm dừng sẽ làm cho sức chứa, sức đọng của truyện ngắn tốt hơn. Truyện ngắn truyền thống theo mô hình kết thúc đóng, kết thúc có hậu.

Tức là mọi xung đột trong truyện được giải quyết, người đọc không phải băn khoăn về số phận nhân vật. Dù cho câu truyện phức tạp đến đâu, mâu thuẫn căng thẳng đến đâu thì cuối cùng cũng kết thúc ở chỗ trọn vẹn nhất. Người đọc cũng không thể tham gia giải quyết những vấn đề của tác phẩm mà chỉ có thể chấp nhận một cốt truyện đã được giải quyết xong xuôi. Mô hình kết thúc này đã chi phối hầu hết truyện giai đoạn trước 1975 và một phần sau 1975.

Từ sau năm 1975, xuất hiện nhiều truyện ngắn có cấu trúc tự do hơn, hình thức kết thúc cũng trở lên đa dạng hơn. Vẫn có những kết thúc theo kiểu truyền thống nhưng xuất hiện nhiều kết thúc để ngỏ, kết thúc mở. Đây là lối kết thúc mở ra người đọc khả năng tự suy ngẫm, tự đánh giá. Vì vậy, nó gợi ra nhiều vấn đề, đưa ra nhiều khả năng, nó rút ngắn khoảng cách giữa nhà văn và bạn đọc. Cách kết thúc như thế cũng giúp người đọc có thể tham gia lựa chọn các khả năng mà nhà văn còn để ngỏ.

Những bông bần li (Dương Thu Hương), Người không đi cùng chuyến tàu (Nguyễn Quang Thân) là những truyện ngắn có kết thúc mở. Trong phần kết của hai truyện ngắn này, nhân vật chính đã vỡ ra trong nhận thức về tình yêu và hạnh phúc.Với Ngân (Những bông bần li) cái thành trì của cuộc sống vật chất đã vỡ vụn như tổ dã tràng trước cơn sóng. Còn Minh (Người không đi cùng chuyến tàu) biết chắc chắn trái tim rạn nứt của mình sẽ không còn lành lặn như xưa. Tuy nhiên người đọc không biết họ sẽ hành động tiếp theo như thế nào sau sự thức nhận ấy. Bởi vì thực chất mâu thuẫn của truyện chưa được giải quyết. Cả Ngân và Minh sẽ đối diện như thế nào khi phát hiện ra những thói tật chồng mình? Liệu họ có thể duy trì hạnh phúc thực sự hay phải kiếm tìm một con đường khác? Cách kết thúc như vậy gieo


vào lòng người đọc những suy nghĩ, trăn trở. Và mỗi người có thể tự đưa ra những cách lý giải của riêng mình.

Một số truyện của Nguyễn Minh Châu lại khiến người đọc có cảm giác không có chất truyện, cũng chẳng có mở đầu, chẳng có kết thúc. Với khả năng nhìn đâu cũng ra truyện ngắn (Lê Lựu), nhiều khi truyện ngắn của ông chỉ như một mảnh ghép trong vô số những mảnh ghép của cuộc sống. Mẹ con chị Hằng là chuyện thường ngày của một bà mẹ lạc hậu nhưng hết lòng yêu thương con. Bà đến để chăm con gái mới sinh nhưng chưa được đầy tháng thì bà lại tiếp tục làm đại sứ lưu động cho đứa con khác. Truyện kết thúc như những cuộc đến và cuộc đi hàng ngày của con người. Nó khiến cho người đọc có cảm giác hành trình của nhân vật chưa dừng ở đó.

Lại có những kết thúc bằng huyền thoại làm tăng tính tính biểu trưng, tính đa thanh cho truyện. Trong phần kết truyện ngắn Huyền thoại về chim phượng của Trần Thị Thùy Mai, tác giả đã sử dụng một truyền thuyết n Độ. Truyền thuyết về chim phượng khi về già sẽ bay đến những vách đá cao, lót cho mình một cái tổ bằng nhựa hồi và cánh quế. Chim nằm ở đó, tắc thở cùng với mặt trời lặn. Khi mùa xuân đến, quả trứng nở thành chim phượng non, lộng lẫy, dũng mãnh, gấp bao lần tiền thân của nó[8/325]. Với kết thúc bằng huyền thoại như thế tác phẩm thường mang một ý nghĩa tiềm ẩn sâu xa mà tác giả không muốn nói ra một cách trực tiếp. truyện ngắn này, hình ảnh con chim tắc thở phải chăng là hình ảnh của Bội Hoàn? Còn con chim phượng non lộng lẫy và dũng mãnh là hình ảnh của Phượng? Và Phượng cũng chính là người sẽ đi tiếp quãng đường của Bội Hoàn?

Với những kết thúc mở, để tăng độ mở của đoạn kết, tạo nên độ tin cậy và quyền chủ động của người đọc với tư cách đồng sáng tạo, nhiều truyện ngắn thường có một khoảng trống tự do ở cuối truyện. đó, xuất hiện liên tiếp những câu hỏi gieo vào lòng người đọc bao nỗi suy tư, liên tưởng về nhân tình thế thái: Anh là ai thế nhỉ? Vì lẽ gì anh lại quyến rũ tôi đến thế?... Chỉ như thế mà không đủ để vui vẻ? để tin tưởng và hy vọng ư?[8/242]; Con người


đi qua, ánh sáng còn để lại mãi, phải vậy không? Và em là mặt trời bé con của chị, phải vậy không, Nguyên?[ 8/301]; Đâu là ranh giới của sự bao dung mênh mông sự không thể chấp nhận những tội lỗi được che giấu?[8/380]... Lối kết thúc bằng những câu hỏi như thế bao giờ cũng có sức ám ảnh, tạo dư ba trong lòng người đọc.

Như vậy, dù ở dạng này hay dạng khác, kết thúc truyện ngắn sau 1975 thường có xu hướng không trọn vẹn, không giải quyết triệt để mọi vấn đề đặt ra trong truyện. Cách kết thúc này đem lại những ý nghĩa nhất định. Bởi truỵện ngắn sau 1975 thường là sự lựa trọn và trình bày các khả năng có thể có của con người và cuộc đời trong diễn biến xã hội. Hiện thực cuộc sống không chỉ đa dạng, bề bộn mà còn dang dở. Một hiện thực luôn ở trong dòng sinh hoá (Ma Văn Kháng) tuôn dào dạt. Vì thế kết thúc để ngỏ sẽ mở ra những khoảng trống cho người đọc tự suy nghĩ, phán đoán, tưởng tượng và sáng tạo. Đó cũng là tính chất dân chủ của nền văn học mới sau chiến tranh.

2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truỵện ngắn 1975-1985

Đối với phương thức tự sự, vai trò của nhân vật được xác định là thành phần then chốt, là yếu tố trung tâm để nhà văn thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật trong văn học là một hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, không sao chụp mọi chi tiết biểu hiện của con người trong cuộc đời thực, cho dù nó được xây dựng từ một nguyên mẫu ở ngoài đời. Mỗi nhân vật trong tác phẩm tự sự được nhà văn sáng tạo ra để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân, một loại người nào đó, hay một vấn đề của hiện thực. Do đó nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định.

Cũng như các loại hình tự sự khác, nhân vật trong truyện ngắn là những con người bước ra từ cuộc sống hiện thực được nhận thức và phản ánh theo quan điểm nghệ thuật của nhà văn. Theo Từ điển thuật ngữ văn học nhân vật được khắc hoạ nhờ một hệ thống phong phú đa dạng, gồm nhiều sự kiện xung đột, chi tiết nội tâm, ngoại hình nhân vật, chi tiết, tính cáchcòn cả những


chi tiết liên tưởng, tưởng tượngmà không nghệ thuật nào tái hiện được. mỗi giai đoạn văn học đều có những loại nhân vật đặc trưng. Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975, chủ yếu là các nhân vật loại hình, nhân vật được phân tuyến địch - ta rạch ròi. Do xuất phát từ phương châm phục vụ kháng chiến, văn học giai đoạn này lấy công - nông - binh làm nhân vật trung tâm. Đó là những con người mang trong mình những yếu tố của một thời đại đầy đau thương nhưng quyết liệt lạ thường. Họ thường là những biểu tượng của lòng dũng cảm, ý chí kiên cường, bất khuất và lòng vị tha cao thượng. Nhân vật văn học do vậy nhiều khi trở thành một hình thức để nhà văn công bố chân lý mà không có tính chất đối thoại.

Từ sau 1975, khi văn học trở về với con người cá nhân trong cuộc sống đời thường. Mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật, giữa nhà văn và bạn đọc trở nên dân chủ hơn. Nhân vật trong tác phẩm dần dần trút bỏ bộ cánh xã hội trở về với những mối quan hệ nhiều chiều như nó vốn tồn tại trong cuộc sống. Sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người đã làm cho cấu trúc nhân vật ở giai thời này sinh động hơn, khá đa dạng về kiểu loại. luận văn này, chúng tôi không đi sâu thống kê hệ thống nhân vật trong truyện ngắn giai đoạn 1975- 1985 mà chỉ góp phần nhận diện một số kiểu nhân vật mới xuất hiện và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống nhân vật của truyện ngắn Việt Nam sau 1975. Đó là: nhân vật tự nhận thức, nhân vật tính cách số phận

2.1.Các kiểu nhân vật mới trong truyện ngắn 1975 - 1985

2.1.1. Nhân vật tự nhận thức

Nếu nhân vật trong truyện ngắn giai đoạn 1945-1975 thường được miêu tả trong quá trình hoạt động, thì nhân vật trong truyện ngắn sau 1975 lại chủ yếu được miêu tả trong quá trình tự nhận thức. Từ nhận thức thế giới bên ngoài đến nhận thức thế giới tâm hồn của chính mình là một bước phát triển mới của tư duy nghệ thuật về con người, đồng thời gắn với sự thức tỉnh ngày càng cao của nhà văn về giá trị con người cá nhân. Nhân vật tự nhận thức đã

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí