Cluster Tương Đồng Thành Phần Loài Ve Giáp Giữa Bốn Thời Điểm


Hình 3 22 CLUSTER tương đồng thành phần loài Ve giáp giữa bốn thời điểm Như 1

Hình 3.22. CLUSTER tương đồng thành phần loài Ve giáp giữa bốn thời điểm

Như vậy, số liệu cho thấy dường như yếu tố nhiệt độ, ánh sáng… trong một chu kỳ ngày đêm đã có sự ảnh hưởng gây ra những biến động nhất định tới cấu trúc thành phần loài của quần xã Ve giáp ở sinh cảnh trồng chè của vùng nghiên cứu.

3.4.5. Bàn luận và nhận xét

Qua phân tích các chỉ số sinh học sinh thái của quần xã Ve giáp theo chu kỳ ngày đêm tại sinh cảnh trồng chè của vùng nghiên cứu thấy rằng có sự biến động trong cấu trúc quần xã Ve giáp thay đổi theo các thời điểm trong ngày dẫn đến sự thay đổi các giá trị đa dạng sinh học như số lượng loài (S), độ đa dạng loài (H’), độ đồng đều (J’) và độ phong phú loài (d), chỉ số ưu thế ngược (1 - λ), việc xuất hiện một số nhóm loài chiếm ưu thế ở mỗi thời điểm khác nhau, có thể được xem xét như một yếu tố chỉ thị liên quan đến sự thay đổi chu kỳ ngày đêm. Cụ thể được thể hiện ở hình 3.23, kết hợp với số liệu bảng 3.14 và 3.15 (mục 3.4.2, 3.4.3).


H J' d 1- λ

3.5

S

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

30

25

3

25

3.02

25

2.5

2.76

2.6

20

20

2

2.1

d

J’

14

2

1.5

1.75

1.63

15

1.59

H’

1 - λ

S

10

1

0.74

0.72

0.8

0.5

0.78

0.8

0.78

5

0.65

0.75

0

0

6h00 12h00 18h00 24h00

Hình 3.23. Sự thay đổi giá trị các chỉ số, S, d, J’, H’, 1- λ, của Ve giáp trong chu kỳ ngày đêm‌

Từ hình 3.23, cho thấy: mặc dù chỉ trong một chu kỳ ngày đêm, nhưng rõ ràng cấu trúc quần xã Ve giáp đã thể hiện sự nhạy cảm rõ rệt với sự thay đổi của điều kiện môi trường, thông qua sự biến động trong cấu trúc quần xã của chúng. Vào thời điểm 6h00 khi mà điều kiện nhiệt độ còn ở ngưỡng thấp mát mẻ, lượng bức xạ mặt trời chưa lớn, độ ẩm cao, ghi nhận mức độ hoạt động của quần xã ở mức thấp, số loài và mật độ trung bình cá thể thấp nhất trong bốn thời điểm, đồng thời tại thời điểm này cũng ghi nhận mức độ phong phú về số lượng loài và mức độ đa dạng loài thấp nhất trong cả bốn thời điểm khảo sát, mặc dù độ đồng đều của quần xã ở mức cao nhất, nhưng các chỉ số này đã có sự thay đổi đáng kể, khi đến thời điểm 12h trưa, cả lượng nhiệt và bức xạ mặt trời đều lớn nhất trong ngày, thì mật độ cá thể của quần xã tăng vọt lên cao nhất trong bốn thời điểm khảo sát, trong khi đó số liệu cho thấy rõ chỉ số ưu thế ngược ở thời điểm này thấp nhất so với bốn thời điểm hay độ ổn định của quần xã có xu hướng suy giảm đi, khả năng xuất hiện loài ưu thế ở thời điểm này cao nhất trong cả bốn thời điểm, chính vì vậy tỉ lệ phân bổ của các cá


thể vào các loài trong quần xã không đồng đều nhau, khi tiến hành phân tích mức độ ưu thế (D), nhận thấy có sự xuất hiện của nhóm loài ưu thế và rất ưu thế đáng kể có loài R. ovulum ovulum chiếm tỉ lệ tới 38,91%, giai đoạn đầu trong điều kiện nắng nóng gay gắt vẫn phù hợp cho nhiều loài nhưng sau có thể chỉ có một số nhóm loài gia tăng hoạt động nổi trội hơn hẳn, những cá thể không thích ứng điều kiện nhiệt độ cao có thể di chuyển xuống các tầng đất sâu hơn. Xu hướng này tiếp tục cho đến thời điểm 18h00 được đánh giá là lý tưởng nhất cho hoạt động của các nhóm loài, vào thời điểm này lượng nhiệt và bức xạ mặt trời đã giảm đi khá nhiều, mặc dù số lượng loài vào thời điểm 18h00 không chênh lệch nhiều so với thời điểm 12h00, nhưng đến thời điểm này mật độ trung bình của quần xã giảm xuống khoảng 1/3 số lượng cá thể so với thời điểm 12h00, trong tương quan này quần xã đạt được mức độ đa dạng loài và phong phú về số lượng loài cao nhất trong cả bốn thời điểm, chỉ số ưu thế ngược cho thấy khả năng xuất hiện loài ưu thế ở thời điểm này cũng thấp nhất trong cả bốn thời điểm, nhưng xét độ đồng đều của quần xã chỉ ở mức trung bình so với cả bốn thời điểm, nguyên nhân khi xét độ ưu thế (D) thấy có sự xuất hiện của một nhóm loài ưu thế và rất ưu thế trong đó có loài R. ovulum ovulum chiếm tỉ lệ 45,24%. Đến thời điểm 24h00, quần xã lại có xu hướng suy giảm mức độ đa dạng và phong phú loài, sự ổn định đồng đều của quần xã lại đạt mức cao nhất tương đương thời điểm 6h00, quan sát nhóm loài ưu thế trong thời điểm này có số lượng ít hơn so với các thời điểm khác, tuy nhiên có loài R. ovulum ovulum chiếm tỉ lệ khá lớn 50.3% tổng số lượng cá thể trong thời điểm này.

Vậy thời điểm 6h00 và 24h00, khi mà lượng nhiệt và lượng bức xạ thấp nhất, quần xã giảm tính đa dạng, giảm mật độ cá thể, tăng độ đồng đều, còn thời điểm 12h00 và 18h00 quần xã tăng tính đa dạng nhanh chóng, tăng mật độ cá thể, nhưng độ đồng đều có xu hướng giảm nhẹ. Như vậy có thể thấy yếu tố nhiệt độ vẫn có một vai trò quan trọng cho sự sinh trưởng, phát triển của các loài nói chung, trong đó yếu tố nhiệt độ cao trong một chu kỳ ngày đêm vẫn thích hợp cho sự phát triển nói chung của các loài, hơn là yếu tố nhiệt thấp, những nhận định này cũng được ghi nhận trong một số nghiên cứu của Vũ Quang Mạnh (1989) [9], Vũ Quang Mạnh và


Nguyễn Trí Tiến (1982) [18], Nguyễn Hải Tiến (2012) [35], Đào Duy Trinh và cs (2010) [40], Aoki (1979) [51]. Điều đặc biệt, số liệu cho thấy trong cấu trúc quần xã Ve giáp trong bốn thời điểm có tỉ lệ độ ưu thế khá cao tức có ghi nhận một tập hợp các nhóm loài ưu thế hoạt động xuyên suốt trong các thời điểm khảo sát, điều này đưa đến hai nhận định một là mỗi một thời điểm đều có một nhóm loài ưu thế xuất hiện, hai là các nhóm loài này có thể là những loài rất đặc trưng cho sinh cảnh chuyên canh chè lâu năm tại vùng nghiên cứu, vì vậy có ý nghĩa nhất định trong vai trò chỉ thị.

Thực tế trong quá trình tiến hành khảo sát trong một chu kỳ ngày đêm tác giả còn nhận thấy mức độ ổn định của quần xã nhìn chung không quá cao, và khả năng xuất hiện loài ưu thế luôn hiện hữu ở bất cứ thời điểm nào, điều này cho thấy bản chất trong quần xã ở sinh cảnh khảo sát vốn dĩ đã có sự bất ổn định, có thể do thời điểm tiến hành thu mẫu vào thời điểm người dân tiến hành cày xới làm đất, diệt trừ cỏ dại, vun gốc cho chè, vì thế đã gây ra sự biến động trên. Vậy có thể yếu tố chu kỳ ngày đêm và cả tác động nhân tác đã có tác động nhất định lên cấu trúc quần xã Ve giáp.

Mức độ tương đồng thành phần loài giữa bốn thời điểm trong chu kỳ ngày đêm khá cao hay nói cách khác, giữa bốn thời điểm trong chu kỳ ngày đêm không có sự tách biệt quá lớn về thành phần loài, như vậy nhịp điệu ngày đêm có thể ảnh hưởng tác động nhiều hơn lên cấu trúc định lượng so với cấu trúc định tính của quần xã Ve giáp.

Tổng kết sự biến động cấu trúc quần xã Ve giáp theo 5 sinh cảnh, chu kỳ ngày đêm và theo mùa tại sinh cảnh trồng chè, nổi bật lên khuynh hướng, ngoài yếu tố ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thì tác động của yếu tố nhân tác cũng đã có ảnh hưởng nhất định lên cấu trúc quần xã Ve giáp ở vùng nghiên cứu. Việc xác định được những nhóm loài ưu thế đặc trưng cho mỗi sinh cảnh, mỗi mùa, chu kỳ ngày đêm: Perxylobates vietnamensis, Scheloribates mahunkai, Masthermannia mamillaris, Tectocepheus minor, Rostrozetes ovulum ovulum, Arcoppia arcualis, có ý nghĩa rất lớn, đóng vai trò như nhân tố chỉ thị cho sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và nhân tác chính ở vùng nghiên cứu lên hệ sinh thái đất nơi đây.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1. Ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã xác định được 151 loài Ve giáp (Acari: Oribatida) thuộc 94 giống, 49 họ và 29 liên họ. Có 21 loài mới được định danh đến giống “sp.”. Trong những loài xác định được, có 62 loài là ghi nhận mới cho vùng nghiên cứu, bao gồm 44 loài lần đầu tiên phát hiện được ở Việt Nam.

2. Cấu trúc bậc phân loại học của Ve giáp ở vùng nghiên cứu có mức độ đa dạng phân loại học không cao. Liên họ lớn nhất là Oripodoidea có tám họ, họ Oppiidae lớn nhất có 14 giống; và giống ve giáp Scheloribates là lớn nhất xác định được sáu loài. Vùng nghiên cứu nằm trong khu vực Tây Bắc và có mức tương đồng thành phần loài thấp ở mức 39,48% với các khu vực Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, trong đó có 98/151 loài chiếm 64,90% tổng số loài, chỉ gặp ở vùng Tây Bắc.

3. Theo kiểu sinh cảnh, đa dạng loài Ve giáp giảm theo thứ tự: rừng tự nhiên

(57) > trảng cỏ (52) > rừng nhân tác (39) > đất canh tác cây lâu năm (36) > đất canh tác cây ngắn ngày (22). Độ phong phú loài (d) giảm theo thứ tự rừng tự nhiên (2,89)

> trảng cỏ (2,66) > rừng nhân tác (2,30) > đất canh tác cây lâu năm (2,28) > đất canh tác cây ngắn ngày (1,36). Độ đồng đều của quần xã (J’) có xu hướng biến động từ đất canh tác cây ngắn ngày (0,92) > trảng cỏ (0,91) > đất canh tác cây lâu năm (0,89) > rừng tự nhiên (0,88) > rừng nhân tác (0,87). Khả năng xuất hiện loài ưu thế giảm dần từ sinh cảnh đất canh tác cây ngắn ngày rừng nhân tác đất canh tác cây lâu năm rừng tự nhiên trảng cỏ. Độ đa dạng Shannon (H’) trong năm sinh cảnh không cao trung bình giảm theo thứ tự: rừng tự nhiên (1,88) > trảng cỏ (1,76) > đất canh tác cây lâu năm (1,62) > rừng nhân tác (1,61) > đất canh tác cây ngắn ngày (1,08).

4. Theo khí hậu mùa trong năm, đa dạng loài Ve giáp giảm theo thứ tự: từ xuân (34) > đông (32) > thu (30) > hè (22). Chỉ số phong phú loài (d) biến động theo các mùa, xuân (4,21) > đông (4,15) > hè (3,35) > thu (3,25). Độ đồng đều của


quần xã (J’) cao nhất vào mùa hè và giảm dần theo thứ tự hè (0,99) > thu (0,75) > xuân (0,73) > đông (0,67). Mức độ xuất hiện loài ưu thế cao nhất vào đông, khả năng xuất hiện loài ưu thế giảm dần từ mùa đông thu xuân hè. Chỉ số đa dạng Shannon (H’) cao nhất vào mùa xuân và giảm dần từ xuân (2,23) > hè (2,12) > đông (2,04) > thu (1,85).

5. Trong chu kỳ ngày đêm theo tầng thẳng đứng, đa dạng loài Ve giáp giảm theo thứ tự: số lượng loài cao nhất vào thời điểm 12h00 và 18h00 (25) > 24h00 (20)

> 6h00 (14). Sự phong phú loài (d) giảm dần từ 18h00 (3,02) > 12h00 (2,76) > 24h00 (2,60) > 6h00 (2,10). Mức độ đồng đều của quần xã (J’) biến động theo thứ tự 24h00 (0,80) > 6h00 (0,78) > 18h00 (0,75) > 12h00 (0,65). Khả năng xuất hiện loài ưu thế cao nhất vào thời điểm 12h00, chỉ số này giảm theo thứ tự 12h00 6h00 18h00 24h00. Chỉ số đa dạng Shannon (H’) giảm dần theo thứ tự 18h00 (2,00) > 12h00 (1,75) > 24h00 (1,63) > 6h00 (1,59).

6. Đã xác định được sáu loài Ve giáp ưu thế tại vùng nghiên cứu có thể được xem xét như những chỉ thị sinh học, góp phần đánh giá chất lượng môi trường đất dưới sự ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên và nhân tác ở vùng cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

2. Kiến nghị

1. Trong 151 loài Ve giáp ghi nhận được, có 21 loài được định danh đến bậc giống “sp.”. Có nhiều cơ sở khoa học cho thấy, chúng có thể là những loài phát hiện mới cho khoa học, cần được nghiên cứu mô tả chi tiết hơn trong những nghiên cứu phân loại tiếp theo.

2. Vùng nghiên cứu cao nguyên Mộc Châu có đặc trưng riêng về địa hình và khí hậu, nhưng các nghiên cứu nhóm Ve giáp còn ít so với các vùng khác của Việt Nam. Nội dung nghiên cứu của một luận án này chưa bao quát hết được, vì vậy cần có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu theo các địa bàn, như khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha thuộc huyện Mai Châu, hay các vùng giáp ranh với nước CHDCND Lào.


CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Hà Trà My, Vũ Quang Mạnh (2020), “Đa dạng loài ve giáp (Acari: Oribatida) và đặc điểm phân bố của chúng ở cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La”, Hội nghị côn trùng học quốc gia lần thứ 10, Hà Nội 22-23/10/2020, 344-348, ISBN: 978-604-60-2511- 5, Hội Côn trùng học Việt Nam.

2. Hà Trà My, Vũ Quang Mạnh (2018), “Dẫn liệu về thành phần loài và phân bố của Ve giáp (Acari: Oribatida) ở vùng chuyên canh chè (Camelia sinensis) cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La”, Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 34(2): 16-28.

3. Hà Trà My, Vũ Quang Mạnh (2017), “Đa dạng thành thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) và vai trò của chúng ở hệ sinh thái đất trồng chè (Camelia sinensis) ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”, Hội nghị côn trùng học quốc gia lần thứ 9, Hà Nội 10-11/4/2017, 916-925, ISBN: 978-604-60-2511-5, Hội Côn trùng học Việt Nam.

4. Vu Q.M., Lai T.H., Ha T.M. (2019), “Oribatid mite community (Acari: Oribatida) in the mangrove forest of the Cat Ba biosphere reserve, northern Vietnam”, Presented in: COMPTES RENDUS. DE L’ACADEMIE BULGARE DÉ SCIENCES, T. 72, No8, 1060-1068. DOI:10.7546/CRABS.2019.08.08 (ISI-Q2).

5. Lại Thu Hiền, Nguyễn Huy Trí, Hà Trà My, Phạm Thị Liên, Vũ Quang Mạnh (2016), “Bộ sưu tập mẫu các loài Ve giáp (Acari: Oribatda) Việt Nam tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội”, Báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc lần thứ hai Hệ thống Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, Nxb. Khoa học TN & CNQG, H., 437-445.

6. Vu Quang Manh, Dao Duy Trinh, Nguyen Hai Tien, Lai Thu Hien, Ha Tra My, Do Thi Duyen (2016), “Systematic and Zoogeographical characteristic of the oribatid mite fauna (Acari: Oribatida) of Vietnam”, Journal of Vietnamese Environment 8 (1- 5): 179-189

7. Ha Tra My, Vu Quang Manh, Nguyen Hai Tien (2016), “Impacts of monocultures tea plantation (Camelia sinensis) on the soil microarthropod (Oribatida, Collembola, other Microarthropoda) community structures in the Moc Chau pleatau, Northwest of Vietnam” (Poster presented for XVII ICSZ - Japan).


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Hướng dẫn xây dựng và sử dụng chỉ thị đa dạng sinh học, Hà Nội.

2. Đỗ Thị Duyên (2015), Ve giáp (Acari: Oribatida) trong cấu trúc nhóm chân khớp bé (Microarthropoda) ở 4 loại đất thuộc tỉnh Nam Định và thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học Sinh học, trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

3. Đỗ Thị Hoà (2015), Ve giáp (Acari: Oribatida) trong cấu trúc nhóm chân khớp bé (Microarthropoda) ở vùng núi Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ khoa học Sinh học, trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

4. Trần Thu Hương (2013), Thành phần loài và cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng ngập mặn ven biển và trảng cỏ cây bụi thuộc Vườn Quốc gia Cát Bà và vùng phụ cận, thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ khoa học Sinh học, trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

5. Đặng Huy Huỳnh (1998), “Division of geobiological regions and the system of specical - Ase forests in Vietnam”, Vietnamese Studies, N: 3 - 1998 (129)

p.109 - 120.

6. Phan Thị Huyền, Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Xuân Lâm, Đặng Việt Hà, Đặng Thúy Hiền (2004), “Ve giáp (Acari: Oribatei) trong cấu trúc quần xã ve bét ở hệ sinh thái rừng vườn quốc gia Ba Vì, Việt Nam”, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb KHvà KT, H., 777-780.

7. Vũ Tự Lập (2006), Địa lí tự nhiên Việt Nam, NXB ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

8. Phạm Thị Liên (2016), Cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) như yếu tố chỉ thị sinh học ảnh hưởng của mô hình canh tác nông - lâm nghiệp lên môi trường đất ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ khoa học Sinh học, trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

9. Vũ Quang Mạnh (1989), “Cấu trúc quần xã Ve giáp (Oribatei, Acarina) dưới ảnh hưởng của một số yếu tố tự nhiên và nhân tác chính ở miền Bắc Việt nam”, Tạp chí Sinh học, 11, 4, 28-31.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2023