Sức Khái Quát Về Người Thực, Việc Thực


năm trời vẫn tươi nguyên: “Tình quê hương đất nước đã mang lại bản sắc dân tộc trong thơ anh... Đọc thơ anh, ta bắt gặp bao tên đất, tên làng” [63, tr.411].

Trong Ở làng Phước Hậu của Trần Vũ Mai, các địa danh được khắc họa vào thơ là những làng quê thân thương, êm ả có thật ở Tuy Hòa: “Thoáng hiện ra làng Phước Hậu êm đềm”.

Trong một loạt trường ca viết về Tây Nguyên của Thu Bồn như Bài ca chim Chơrao, Vách đá Hồ Chí Minh, Bazan khát; các địa danh trong thơ đều là núi rừng hùng vĩ. Ở trường ca Kể chuyện ăn cốm giữa sân, Nguyễn Khắc Phục cũng chọn rừng núi Tây Nguyên để làm nền cho tác phẩm.

Các nhà thơ sống trong thời chống Mỹ cũng đã chọn các địa danh từng gắn bó với họ trong cuộc chiến để đưa vào thơ. Từ cách cảm nhận đất nước là những gì gắn bó máu thịt với người dân, Trần Mạnh Hảo đã chọn địa danh Củ Chi huyền thoại, điển hình cho một địa bàn chiến đấu độc đáo của dân Củ Chi để đưa vào trường ca Mặt trời trong lòng đất.

Với Sông núi trên vai, Anh Ngọc đã viết về những tên làng, tên đất có thật ở Bình Thuận, ở dọc mảnh đất cực Nam Trung bộ, Trung Tây Nguyên như Cực Nam, Bình An, Tam giác sắt, Tàzôn, Bác Ái, Khu Lê, Trường Sơn, Bàu Trắng, dốc Bà Du, dốc Ba Thang, dốc Cổng trời... những bờ bãi ruộng vườn, mồ mả cha ông: “Quê vùng Tam giác…/ Giật mình trận pháo Tàzôn vừa ập tới/ Đất giở lưng che mái đầu chín tuổi…/ Mồ mả ông bà ơi/ Ruộng đã thành ao sông hóa bãi/ Mà gió chướng vẫn vô hồi thổi mãi/ Cực Nam, Cực Nam…”.

Địa danh lịch sử Bàu Trắng nằm ở huyện Bắc Bình - Bình Thuận, gồm hai bàu lớn nhỏ là Bàu Ông và Bàu Bà. Tương truyền rằng con trai làng trên si mê con gái làng dưới nên đêm đêm thường xuống giúp đào bàu vì thế Bàu Bà ngày càng vừa dài vừa rộng. Đặc biệt trong Bàu mênh mông sen hồng, lá xanh mướt mắt. Bao bọc quanh hai bàu nước chỉ toàn là cát trắng giăng giăng, chập chùng đồi bãi. Muốn có nước sinh hoạt, chỉ lấy ở Bàu. Nhưng, trong thời kỳ kháng chiến, bộ đội ta ra được Bàu Trắng lấy nước là một điều chẳng đơn giản vì địa


hình rất trống trải, có khi mỗi giọt nước phải đánh đổi bằng máu. Nhiều khi trời nắng nỏ, không lấy được nước, các cô đành trùm nilông cho đổ mồ hôi mà “tắm lửa”. Chi tiết thực trần trụi nhưng hết sức trữ tình: “Con gái đến kỳ vẫn dầm mình trong suối/ Ngày nắng nỏ che cho nhau tắm lửa”.

Có khi, trong trường ca, hình ảnh những cánh đồng có thật được miêu tả thành hình tượng nghệ thuật độc đáo. Bởi nổi trên những cánh đồng làng là dấu chân tảo tần của bà mẹ Việt Nam hết lòng vì cuộc chiến đấu sinh tử: “Những cánh đồng in dấu chân của mẹ/ Cứ ngày ngày ra khẩu lệnh cho tôi” (Đường tới thành phố). Có khi lại là hình ảnh những con đường ngày càng dài ra theo bước đường chiến đấu. Nhà thơ đã tinh tế so sánh: “Dốc Pha Đin là cái dốc cuối cùng/ Các anh qua để tiến vào Hà Nội/ Khẩu súng trường tinh vi và ngắn lại/ Đường chúng tôi ra trận lại dài thêm”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Mỗi một tấc đất quê hương, với Hữu Thỉnh đều là đất nước. Các địa danh có khi không cần nêu ra, không cần cụ thể. Có khi chỉ được hình dung qua một gốc sim cằn, nơi trận địa tranh chấp giữa ta và địch; nhưng đó là ranh giới, là cột mốc của lòng quả cảm quyết giữ gìn từng tấc đất, từng ngọn cây: “Một gốc sim thôi. Một gốc sim cằn/ Sim như là không có cũng không sao... Nhưng trước mặt là Tổ quốc/ Dù chỉ là gốc sim thôi, một gốc sim cằn/ Anh ôm súng bò lên với trái tim tình nguyện” (Đường tới thành phố).

Với Thanh Thảo, các địa danh có khi chỉ là một cánh rừng ào ạt mưa bom, có khi là cả cánh rừng và dãy Trường Sơn hùng vĩ mà bàn chân những người đi tới biển vươn tới. Hình ảnh cánh rừng chiến đấu là một khoảng không gian mở để đón bước chân của những chàng trai sẵn sàng đến với rừng, và cánh rừng này lại là mục tiêu để chọn: Đó còn là “chiến khu của tôi, chiến khu của tôi” (Những người đi tới biển).

Trường ca về thời chống Mỹ trong văn học hiện đại Việt Nam - Nguyễn Thị Liên Tâm - 14

Trong Trường ca Sư đoàn, khi viết về thời chống Mỹ, Nguyễn Đức Mậu đã tập trung miêu tả Quảng Trị với Thành Cổ oai hùng đã chịu nhiều bom đạn,


nơi có sông Thạch Hãn “nóng như luồng xích đạo” chảy qua; là Khe Sanh, Đông Hà, Gio Linh, Đồng Hới...

Các trường ca xuất hiện sau 1990 cũng miêu tả các địa danh cụ thể trên đất nước Việt Nam một cách giản đơn nhưng thật trang trọng.

Trong Hồi ức tuổi hai mươi, khi mô tả những địa danh từng xảy ra chiến trận trong mùa Hè đỏ lửa 1972, Lê Huy Quang lại sử dụng những câu thơ rất nhẹ nhàng mà sâu lắng, mang đầy hình ảnh quê hương: “…Hàm Rồng, Thanh Hóa/ Một cành phi lao cháy sém bến phà Vinh/ Một ngã ba Đồng Lộc, bom đầy quầng trăng/ một dẻo cát Quảng Bình cháy nắng… Nhà thơ đã cảm nhận từ những ngày hè Sài Gòn đầu tiên để nhớ về phố Khâm Thiên còn đậm mùi hố bom, vôi vữa; những đêm B 52 không nỡ nguôi quên: “Tôi đi. Tôi đi, cắt nghĩa lại mình/ Gió Hồ Tây trở vào thu âm ấm/ Hồ Gươm “Tháp Bút Đài Nghiên” bóng rùa thanh thản/ Khuê Văn Các khum khum mái cổ phong rêu/ Đê La Thành nghiêng vòng tay Hà Nộị”.

Mở đầu cho trường ca Trầm tích, Hoàng Tràn Cương cũng đã nói về địa danh Miền Trung bằng những lời thơ bình dị ”Mẹ tôi đẻ rơi tôi bên cối giã gạo/ Tôi lấm láp dáp mình vào đất/ Gió Lào mặc cho tôi chiếc áo màu nâu/Cha đi vắng/ Những người đàn ông miền Trung thường đi vắng”.

Địa danh được ghi lại trong Mảnh hồn chim Lạc của Nguyễn Hưng Hải là: “Nỗi lưu lạc của làng Trầu, thôn Quýt/ Giữa Thăng Long, Đà Nẵng, Sài Gòn”. Nhiều trường ca về thời chống Mỹ đã nói về những địa danh mà thực tế có thể là quê hương, là nơi xảy ra chiến sự.

Có thể nói, không có thể loại văn thơ nào như trường ca về thời chống Mỹ; sức biểu hiện các địa danh có trên đất nước ta là quá lớn, bởi cuộc chiến tranh là điều có thật đã xảy ra trên từng tấc đất quê hương. Mỗi địa danh được mô tả, được hồi tưởng lại trong trường ca về thời chống Mỹ đều là những mảnh đất hiện thực của tổ quốc Việt Nam. Không có sự hư cấu về địa danh và cũng hiếm có sự hư cấu về chân dung nhân vật có mặt trong trường ca. Đây là một


đặc điểm khác biệt so với thơ trữ tình, đa phần là hư cấu nhân vật và ít có sự xuất hiện của địa danh, dẫu rằng tất cả vẫn phải trên nền hiện thực.

2.2.2 Sức khái quát về người thực, việc thực

Trong thời chống Mỹ; hình ảnh của nhân dân, đất nước, lãnh tụ được đưa vào trường ca đều chói ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tiếp nối truyền thống anh hùng của dân tộc ta, “từ người anh hùng làng Gióng, người anh hùng núi Tản xa xưa, từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… đến các anh hùng chống Pháp, chống Mỹ có cả một mối quan hệ máu thịt, một quá trình phát sinh phát triển nối tiếp nhau qua nhiều thế hệ” [8, tr.120].

Đó là những con người bình thường, giản dị, chân chất nhưng giàu khí phách, biết hy sinh hạnh phúc cá nhân vì tình yêu Tổ quốc nhân dân sâu đậm. Họ mang khí thế cách mạng tiến công, có ý thức sâu sắc về độc lập tự do. Trường ca về thời chống Mỹ đã xây dựng hình tượng nhân dân, chiến sĩ anh hùng bằng một sự sáng tạo mới mẻ, tạo nên những niềm xúc động trong lòng công chúng hôm qua, hôm nay và mai sau.

Như đã nêu trên, điều khác biệt giữa trường ca và các thể thơ khác là đa số trường ca đều có mẫu hình người thật việc thật. Cái Ta, cái Tôi trong trường ca đều là những con người bình thường trong cuộc sống, họ là những con người bằng xương bằng thịt đã được lịch sử ghi danh và tổ quốc nhân dân ghi nhớ công ơn. Chất hiện thực được biểu hiện đầy ắp trong trường ca. Aristotle cũng đã từng nói “Thơ còn thật hơn cả lịch sử”. Những địa danh trong trường ca chính là những địa danh trên đất nước Việt Nam, con người cách mạng trong trường ca là những con người Việt Nam thời chống Mỹ.

Các trường ca: Theo chân Bác của Tố Hữu, Bác của Lê Đạt, Đi trong sen ngát bóng xanh của Phạm Thái Quỳnh, Vách đá Hồ Chí Minh của Thu Bồn... đều có nguyên mẫu là hình ảnh của Bác Hồ vĩ đại. Trường ca Mặt trời trong lòng đất lấy nguyên mẫu là những người dân Củ Chi kiên cường bất khuất.


Trong Người anh hùng Đồng Tháp, nổi bật hình ảnh người anh hùng Huỳnh Việt Thanh - tên thật là Dân. Trong trường ca Đi về đồi hoa cúc của Nguyễn Xuân Tường là nguyên mẫu Đào Kim (sinh 1948, thương binh 3/4, hiện ở thôn Cổ Miếu, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh). Đó cũng là hình ảnh và tên tuổi chân thực của mười hai cô gái thuộc tiểu đội thanh niên xung phong ở vùng khu Bốn tuyến lửa... trong Lửa mùa hong áo của Lê Thị Mây.

Thời chống Mỹ; thơ ca, trong đó có vai trò quan trọng của trường ca; đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ truyền tải những thông điệp của cuộc sống đấu tranh cam go, gian khổ bằng những ngôn từ thơ ca đích thực. Thời đại lịch sử đã khai sinh một mô hình thơ ca mới, một kiểu nhà thơ mới, một cái Tôi trữ tình công dân, một cái Ta dân tộc. Tất cả những chân dung ấy làm thành một chỉnh thể mang sức khái quát cao về nhân dân, làm thành luồng hơi thở mát mẻ toát ra từ trung tâm cuộc sống mang tính sử thi hiện đại. Tất cả hội tụ lại. Cho nên, có thể nói, thơ ca chống Mỹ có cốt cách và tầm vóc của một nền thơ lớn, trước hết là do tính quần chúng sâu rộng. Vì nếu Nguyễn Khoa Điềm không trực tiếp xuống đường thì cũng không thể in bóng mình vào trong Mặt đường khát vọng. Nếu Hữu Thỉnh không trực tiếp tham gia cuộc chiến từ những cánh rừng Tây Nguyên xanh lá thì cũng không tự cho phép mình có mặt trong Đường tới thành phố. Thanh Thảo không đứng trong hàng ngũ những người đi tới biển thì sẽ không có mặt trong trường ca Những người đi tới biển. Lê Thị Mây không là cô thanh niên xung phong ngày nào thì cũng không thể có những hiểu biết và những lời tâm tình da diết, nồng thắm với tiểu đội nữ thanh niên xung phong ở Quảng Bình tuyến lửa đến như vậy...

Trong các trường ca về thời chống Mỹ, những câu chuyện về tình yêu Tổ quốc được tái hiện rất rõ. Hệ thống nhân vật đa phần là có thật. Các nhà thơ chiến sĩ thời chống Mỹ đã viết về họ, về đồng đội, về nhân dân, vì thế, sức khái quát hiện thực về người thực, việc thực rất đậm đặc. Năm tháng sẽ đi qua, thời gian hiện tại sẽ là quá khứ nhưng những cái tên Thành cổ Quảng Trị, núi rừng


Trường Sơn, đường mòn Hồ Chí Minh, địa đạo Củ Chi, chiến khu Lê Hồng Phong... vẫn bất tử trong lòng người chiến sĩ. Nơi mảnh đất ấy, các anh đã từng chia nhau từng điếu thuốc hút chung, từng củ sắn củ khoai ăn dở; chia nhau từng ngọn rau rừng như lá chìa vôi, lá dang, lá bép; chia từng ấm lạnh ngọt bùi... để hoà thành một khối tràn lên nhập vào cuộc thử lửa một mất một còn. Những địa danh ấy sẽ ghi khắc đậm sâu trong lòng những ai đã sống trong thời chống Mỹ và mãi mãi là những địa danh hào hùng trong lòng con cháu mai sau. Nhân dân đồng hành cùng chiến sĩ chiến đấu dưới sự lãnh đạo sáng suốt, bản lĩnh của lãnh tụ Hồ Chí Minh cũng được phản ánh sắc nét trong các bản trường ca thời chống Mỹ. Những bức tranh hiện thực ấy đã đi vào thơ ca nhạc, họa… và trường ca đã làm tròn sứ mệnh mà nền văn học thời chống Mỹ phân công.

2.2.3. Sức khái quát về sự đồng hành của nhân dân

Trường ca viết về thời chống Mỹ miêu tả nhiều hình ảnh đẹp, chân thật, về những người anh hùng của đất nước. Các nhà thơ cũng đã dành khá nhiều chương, khúc để viết về sự đồng hành của nhân dân bên cạnh các anh chiến sĩ.

Trước hết là sự đồng hành của các Mẹ bên cạnh những đứa con trai, con gái thương yêu “đẹp như hoa hồng và cứng hơn sắt thép” (Nam Hà). Có lẽ chưa bao giờ trong văn học, hình ảnh người Mẹ lại được các nhà thơ nói nhiều như trong thời chống Mỹ, nhất là ở thể loại trường ca. Hầu như trường ca nào cũng vậy, khi đề cập đến người mẹ thì bao giờ cũng là môtíp người mẹ lam lũ, tảo tần, thương con, yêu nước, chờ đợi, hy sinh. Hình ảnh mẹ Việt Nam thật bình dị, nhân hậu, bao la như biển rộng sông dài đã tạc vào thế kỷ. Dáng mẹ chong đèn ngồi ngóng đợi tin con, dáng mẹ gánh gánh ngoài đồng, dáng mẹ “xách bọc trầu cau đi họp giữa rừng” (Trần Vũ Mai - Ở làng Phước Hậu).

Hình ảnh người mẹ hoạt động cách mạng được in đậm trong các trường ca thời chống Mỹ. Mẹ là “đất” cho các con dừng chân, là hầm trú ẩn che chở các con. Để rồi sau đó, khi tiếng gà gáy sớm cất lên, họ lại âm thầm ra đi, để lại nỗi lo âu, thắc thỏm trong lòng mẹ: “Tiếng gà đầu tiên lảnh lót/ Mẹ ra


vườn xóa những dấu chân/ Hai mươi năm như thế/ Đêm nào cũng đầy lo âu “. Mẹ đã trăn trở suốt tháng năm vì cuộc chiến dày xéo quê hương, trải qua: “Mấy cuộc chiến tranh mẹ gánh cùng một lúc” (Ở làng Phước Hậu).

Điều đó cũng được thể hiện trong Quê hương mặt trời vàng của Thu Bồn: “Mẹ vẫn chờ anh ngày trở lại/ Ơi người mẹ trọn đời kim chỉ vá may/ Vá tấm áo như vá đời mẹ khổ/ Từ buổi con đi bấm đốt từng ngày”. Trong Bài ca chim Chơrao, mẹ là người mẹ của bản làng, quyết góp sức vào việc giữ gìn từng hạt muối nuôi dân quân đi làm cách mạng.

Hình tượng mẹ xuất hiện trong trường ca Nguyễn Văn Trỗi của Lê Anh Xuân thật kiên trung. Mẹ là bà mẹ cơ sở nuôi dấu cách mạng, tay này lén tiếp cơm, tay kia lén đào hầm, nuôi chồng rồi lại nuôi con bị tù đày. Mẹ có thể ra đi vào cõi nghìn trùng không một lời hối tiếc và sẵn sàng hiến dâng nguồn sống quý giá cho đất nước, dân tộc: “Nơi đó mẹ đã ra đi như một anh hùng/ Bông huệ nở hồng như sắc cờ trên gò cao mẹ nghỉ” (Ánh chớp đêm giao thừa - Giang Nam).

Trong Trường ca Sư đoàn, Nguyễn Đức Mậu cũng khắc sâu bóng dáng người mẹ mòn mỏi ngồi đếm thời gian mong chờ ngày chiến thắng, chờ các con trở về bằng những chi tiết rất ấn tượng: “Cầu Ái Tử chập chờn dáng mẹ bồng con/ Mẹ ngồi đó đêm mưa ngày nắng… Mẹ bấm đốt ngón tay tính trăng tròn mỗi tháng/ Chúng con đi dọc miền Tây Trường Sơn/ Ngón tay khô gầy/ Mẹ tính đốt thời gian/ Khi mười ngón tay mẹ đầy vầng trăng mọc/ Thì con giải phóng Sài Gòn”.

Những trường ca ra đời sau 1980 đã tiếp tục nhiệm vụ ngợi ca sự đồng hành của mẹ. Hình tượng mẹ đợi chờ như đá tạc. Mẹ là đá vọng phu rồi mẹ là hòn vọng tử. Mẹ đã sống cả một đời trong sự ly biệt, tiễn đưa. Từ lúc tiễn chồng: “Cả đời mẹ là một đời đưa tiễn/ Chiếc tay nải cha mang bóng dáng mẹ lên rừng” rồi đến tiễn con: “Mẹ tiễn con ra tới cửa rừng”. Một đời mẹ đồng hành cùng cuộc chiến vĩ đại của dân tộc (Đất nước hình tia chớp).


Cảm xúc mãnh liệt về người Mẹ yêu thương của những cuộc đời chiến sĩ được thể hiện trong nhiều trường ca. Chiến tranh đã gây nên bao cảnh ly tan, biết bao bà Mẹ xúc động cầm tay tiễn những đứa con mình mang nặng đẻ đau mà không biết đến bao giờ gặp lại và có thể sẽ không bao giờ gặp lại. Thế nhưng, vì tình yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc nên Mẹ đành nén lòng tiển con ra trận, để Mẹ và con cùng đi chung trên con đường lớn cả dân tộc đang đi: “Mẹ là hình ảnh lớn lao nhất, tập trung nhất của quê hương, của hậu phương” được in đậm trong trường ca [52, tr.97].

Thanh Thảo, trong Những người đi tới biển, đã ghi lại hình ảnh người mẹ chân quê trong buổi chiều chia tay đầy ấn tượng với đứa con trai và đã làm tăng cảm xúc đậm đà nhờ cách miêu tả cảnh vật: “Khi con thưa với mẹ/ Mưa bay mờ đồng ta/ Ngày mai con đi/ Khói bếp mẹ con mình chợt ngừng trên mái rạ” Trong cuộc chia li đầy cảm động ấy; bên cạnh hình ảnh mẹ là hình ảnh quê hương với đồng ruộng, khói lam chiều, con trâu, mái rạ... Những hiện hữu thân yêu ấy luôn theo bước quân hành, là nguồn động viên thôi thúc các anh đi vào cuộc chiến bằng tất cả tinh thần và sức trẻ để làm nên chiến thắng.

Tứ thơ của Thanh Thảo rất mới và cũng rất quen thuộc. Chiếc đòn gánh kĩu kịt trên đôi vai mẹ là hình dáng của bao phụ nữ Việt Nam. Và nếu như: “Ngày mai con đi” thì “nửa đất đai này mẹ gánh”. Mẹ sẵn sàng làm hậu phương vững chắc, sát cánh bên con, hướng về cuộc kháng chiến của dân tộc. Bởi đó là truyền thống của người mẹ Việt Nam anh hùng. Lòng yêu nước, thương con đã cho mẹ một sức mạnh tinh thần cao vời vợi. Thiếu Mai đã cho rằng: “Trong trường ca “Những người đi tới biển”, những câu thấm thía nhất, xúc động nhất là những câu thơ về mẹ, về đất nước” [52, tr.98].

Cảm nhận và miêu tả người mẹ trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, các nhà thơ đã khắc sâu hình tượng đẹp nhất, đúng nhất, cao cả nhất và anh hùng nhất về Mẹ. Cưu mang chín tháng mười ngày, sinh con ra, tập cho con chập chững bước đi, khi con lớn lên, mẹ lại tiễn con vào cuộc chiến, rồi

Xem tất cả 223 trang.

Ngày đăng: 17/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí