Nhà Văn Nông Viết Toại Trong Dòng Chảy Của Văn Học Dân Tộc Thiểu Số Việt Nam Hiện Đại

Ta có thể thấy tính dân tộc thể hiện trên ba phương diện ngôn ngữ, tính cách dân tộc và phong tục tập quán, lối sống “Tính dân tộc chính là bản sắc văn hóa của một dân tộc, có mối quan hệ hữu cơ đến lịch sử hình thành và phát triển của mỗi dân tộc cũng như mỗi nền văn hóa dân tộc” [10, tr.17]. Tính dân tộc trong văn học là đặc điểm độc đáo tạo nên phong cách riêng cho sáng tác của một dân tộc và phân biệt nó với sáng tác của một dân tộc khác.

Nói đến bản sắc văn hóa dân tộc trong văn học nghệ thuật chính là nói đến chiều sâu phản ánh những giá trị văn hóa, con người Việt Nam tới mức độ nào trong sáng tác văn học nghệ thuật. Vậy bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện ở những phương diện nào?

1.1.2. Bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác văn học

Văn học nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo… là những bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hóa. Nói tới văn hóa của một dân tộc thì không ai không nghĩ tới văn học, bởi văn học có một vị trí không thể thiếu trong mỗi nền văn hóa nên các tác giả luôn ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc và coi đây là một phẩm chất cần phải phấn đấu trong sáng tác, bởi nó là vấn đề có liên quan mật thiết tới sự tồn vong của một dân tộc nói chung và văn học nói riêng, mất bản sắc dân tộc trong văn học thì văn học của dân tộc đó cũng không còn. Vì vậy giá trị của một tác phẩm văn học được xác định trước hết bởi bản sắc dân tộc của nó “Bản sắc dân tộc trong văn học là do chính nhà văn dân tộc sáng tạo ra… nó là sự thể hiện tâm hồn, tính cách dân tộc qua cách cảm, cách nghĩ, cách nói riêng của nhà văn, là sự thể hiện một cách đẹp đẽ, sáng tạo những truyền thống văn hóa của dân tộc trong những điều kiện lịch sử nhất định” [54, tr.108]. Qua đó cho thấy bản sắc dân tộc trong văn học dân tộc thiểu số được thể hiện trên tất cả các phương diện từ đội ngũ sáng tác đến nội dung phản ánh lẫn phương diện nghệ thuật biểu hiện.

Về chủ thể sáng tạo

Suy cho cùng thì một tác phẩm văn học đều là “Sản phẩm tinh thần của một chủ thể sáng tạo cụ thể” [21, tr.32] mỗi một tác phẩm văn học đều là đứa con tinh thần của các nhà văn, nhà thơ, là biểu hiện của sự đào bới, tìm tòi và mổ xẻ, tái hiện lại một cách chân thực chính tâm hồn của tác giả. Đối với mảng văn học các dân tộc

thiểu số, đa phần các thế hệ nhà văn, nhà thơ đều là con em của các dân tộc thiểu số được sinh ra và lớn lên trên những mảnh đất quê hương thuộc miền núi cao của tổ quốc nên họ am hiểu và chịu sự quy định của môi trường xã hội, văn hóa ấy. Các nhà văn, nhà thơ dân tộc thiểu số đã sớm được hít thở trong bầu không khí văn hóa của dân tộc mình, họ đại diện cất lên tiếng nói của dân tộc mình và đưa những nét bản sắc văn hóa dân tộc vào trong các tác phẩm một cách tự nhiên nhất dưới nhiều cung bậc cảm xúc.

Về phương diện nội dung

Bản sắc văn hóa dân tộc được biểu hiện rất phong phú, đa dạng dưới nhiều đề tài với nhiều đối tượng phản ánh sinh động, cụ thể từ thiên nhiên đến con người với những nét sinh hoạt văn hóa in đậm dấu ấn phong tục tập quán nghìn đời. Ngay ở việc lựa chọn đề tài đã tạo nên bản sắc riêng cho mỗi dân tộc, mỗi vùng miền văn hóa, chúng ta chỉ có thể tìm thấy hình ảnh tiếng cồng chiêng trong những sáng tác của các tác giả dân tộc thiểu số về vùng đất Tây Nguyên đầy nắng gió hay hình ảnh những điệu then, sli, lượn đặc trưng chỉ có trong sáng tác của các dân tộc Tày - Nùng vùng núi phía Bắc, đây là những biểu tượng văn hóa đại diện tiêu biểu của vùng miền được tác giả lựa chọn phản ánh với kinh nghiệm của mình để dẫn dắt người đọc thâm nhập vào tác phẩm.

Các tác giả dân tộc thiểu số được sinh ra trong môi trường thiên nhiên rừng núi nên tình yêu quê hương, đất nước, thiên nhiên cuộc sống đã trở thành một truyền thống tốt đẹp và được chú trọng nhiều hơn cả. Thiên nhiên có một vị trí rất đặc biệt đối với các tác giả người dân tộc thiểu số, nó đã ăn sâu vào trong tiềm thức mỗi tác giả, họ dành nhiều trang viết về quê hương núi rừng thân thuộc với những dãy núi trùng điệp cao vút ẩn hiện trong mây, những cánh rừng xanh mướt nhẹ nhàng uốn lượn, những con thác bạc hùng vĩ từ trên cao như một dải lụa đào chảy xuống hai bên bờ in bóng những nương ngô tạo nên vẻ đẹp vừa hoang sơ quyến rũ, vừa hư vừa thực, vừa thơ mộng trữ tình. Thiên nhiên còn là nơi gắn bó với cuộc sống con người, thiên nhiên chở che, là nơi gửi gắm tình cảm của con người và là nguồn đề tài bất tận cho các tác giả người dân tộc thiểu số.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Bên cạnh phản ánh tình yêu thiên nhiên đất nước, trong những trang viết của các tác giả người dân tộc thiểu số ta còn bắt gặp không khí lao động hăng say với sự gắn bó hòa quyện vào thiên nhiên đất trời của con người. Người dân tộc thiểu số không chỉ là những người nông dân miền núi khỏe mạnh, giản dị, thật thà, yêu lao động mà họ còn biết yêu quê hương làng bản, yêu tha thiết cách mạng, không sợ hi sinh gian khổ mà luôn sẵn sàng đứng lên chiến đấu mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng với một tinh thần quật cường góp phần làm nên chiến thắng. Khi cuộc sống hòa bình trở lại họ reo lên tiếng ngân vang hướng về cội nguồn văn hóa dân tộc với những tư tưởng tiến bộ, luôn ý thức đấu tranh chống lại những hủ tục lạc hậu để xây dựng một lối sống văn minh cho dân tộc trong quá trình phát triển đất nước. Họ là những con người có hoàn cảnh éo le nhưng luôn vượt lên số phận bằng ý chí nghị lực phi thường, tuy cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn vất vả nhưng trong tâm hồn họ không bao giờ mất đi cái phần lãng mạn bay bổng.

Không chỉ phản ánh chân thực tâm lí tính cách con người và những nét đẹp hùng vĩ thơ mộng của thiên nhiên mà các tác giả còn đi sâu miêu tả những nét đẹp sinh hoạt văn hóa đã ổn định trong đời sống với những phong tục tập quán rất phong phú và đa dạng của cộng đồng người dân tộc thiểu số. Đó là phong tục ma chay độc đáo được cử hành qua nhiều nghi lễ khác nhau ở mỗi dân tộc, những đám cưới hỏi với nhiều màu sắc riêng biệt đến việc lựa chọn vị trí địa lí sinh sống hay những dấu ấn riêng trong tổ chức quần cư. Đó còn là điệu hát đối đáp Quan làng của người Tày trong thủ tục xin dâu tại đám cưới hỏi, thể hiện cái tài ứng xử thông minh nhanh nhẹn của người dẫn đầu, hay tiếng gọi tha thiết yêu thương trong làn điệu Nàng ới của người dân tộc Nùng cho tới những lễ hội đón chào một mùa xuân mới với những trò chơi dân gian tung còn, đánh yến, đánh quay lung linh màu sắc… tất cả đều được các tác giả dân tộc thiểu số ghi lại trong những trang viết của mình với một niềm tự hào và ý thức tự tôn dân tộc, cho thấy bộ mặt văn hóa của từng dân tộc và tạo nên sự đa dạng cho màu sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của Nông Viết Toại - 3

Về phương diện nghệ thuật

Bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện ở ngôn ngữ sáng tác, mỗi một dân tộc đều có một ngôn ngữ riêng và mỗi một tác giả người dân tộc thiểu số đều đặc biệt

chú ý sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của dân tộc mình trong sáng tác văn học. Đây là một nét rất đặc biệt làm nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói chung. Các tác giả rất coi trọng ngôn ngữ mẹ đẻ trong sáng tác văn chương, nổi lên là các tác giả người dân tộc Tày, họ luôn ý thức đưa ngôn ngữ mẹ đẻ cất giữ vào trong văn học. Ngôn ngữ mẹ đẻ là kho tàng quý giá kết tinh những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, nhiều tác phẩm sử dụng ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác đã thể hiện rất độc đáo lối cảm, lối nghĩ của người dân tộc thiểu số với tư duy và tính cách dân tộc, thể hiện ý thức tự tôn dân tộc và đưa ngôn ngữ mẹ đẻ phát triển lên một tầm cao mới.

Bản sắc dân tộc còn được thể hiện ở sự vận dụng các thể loại truyền thống, mỗi một dân tộc đều có một kho tàng văn học truyền thống với một hệ thống thi pháp là nền tảng để các tác giả người dân tộc vận dụng vào trong sáng tác của mình. Bên cạnh các thể thơ năm chữ, thể thơ bẩy chữ, thì thể thơ lục bát được các tác giả người dân tộc vận dụng nhiều nhất và đem đến nhiều thành công nhất trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác giả.

Kết cấu của tác phẩm cũng là một phương diện thể hiện rò bản sắc văn hóa dân tộc, kết cấu trong truyện dân gian của mỗi dân tộc đều có những nét khác biệt được nhận biết qua những đặc điểm riêng. Việc kế thừa và vận dụng kết cấu ấy ở mỗi tác giả người dân tộc thiểu số thông qua thế giới hình tượng, giọng điệu, các motif, các thủ pháp, các hình ảnh văn hóa giúp cho việc thể hiện quan điểm thẩm mĩ của tác giả được dễ dàng hơn và mang hơi thở riêng truyền thống đặc sắc của từng dân tộc.

Bản sắc văn hóa còn được thể hiện ở hệ thống nhân vật, bất cứ tác phẩm văn học nào cũng đều có sự xuất hiện của nhân vật, văn học không thể thiếu nhân vật bởi thông qua nhân vật các tác giả mới có thể xây dựng nên thế giới hình tượng của mình để thể hiện quan điểm, cái nhìn của mình về hiện thực khách quan. Thông qua hệ thống nhân vật mà người đọc có thể nhận thấy được chiều sâu tư tưởng và những thông điệp văn hóa trong việc phản ánh bản sắc dân tộc của tác giả.

Như vậy, có thể thấy bản sắc văn hóa thể hiện trên nhiều phương diện trong tác phẩm văn học, văn học là sự biểu hiện văn hóa vì vậy qua tác phẩm văn học chúng ta bắt gặp những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời được kết tinh dưới ngòi

bút tài năng của các tác giả dân tộc thiểu số thẩm thấu vào trong các tác phẩm văn học từ phương diện nội dung đến nghệ thuật phản ánh, làm nên một bức tranh đa sắc màu về cuộc sống, con người miền núi và một nền văn học dân tộc thiểu số hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc.

1.2. Nhà văn Nông Viết Toại trong dòng chảy của văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại

1.2.1. Vài nét về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại

Vài nét về các dân tộc thiểu số Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc với 54 thành phần dân tộc anh em, ước tính dân số đến năm 2016 đạt gần 92 triệu người được xếp theo ba ngữ hệ và tám nhóm ngôn ngữ đó là: Việt - Mường, Tày -Thái, Mông - Dao, Tạng - Miến, Kadai, Môn - Khơme, Nam Đảo, Hán. Trong đó nhóm Tày - Thái gồm tám dân tộc cư trú chủ yếu ở các vùng núi phía Bắc nước ta với nghề trồng lúa nước và làm nương rẫy. Theo một vài số liệu điều tra cho thấy người Kinh chiếm phần đa số với gần

90% dân số được phân bố rộng khắp trên cả nước nhưng chủ yếu là ở vùng đồng bằng, ven biển, hải đảo. 53 dân tộc thiểu số còn lại chiếm hơn 10% dân số của cả nước, trong đó người Tày chiếm số lượng nhiều hơn cả, sau đó là các dân tộc Thái, Mường, Khơme, H’mông cho đến những dân tộc có số lượng rất ít như Si La, Pu Péo, Rơ Măm, BRâu, Ơ Đu phân bố trên khắp cả nước nhưng tập trung nhiều dân tộc sinh sống lâu đời nhất đó là vùng núi phía Bắc chiếm tới 62% (2009) dân số của toàn miền, phân bố đông ở nhiều tỉnh như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Hòa Bình với dân tộc Tày chiếm số lượng nhiều nhất.

Người dân tộc thiểu số thường tổ chức xây dựng gia đình theo chế độ phụ hệ trong đó người đàn ông làm chủ gia đình và đảm đương những công việc lớn, nặng nhọc còn phụ nữ đảm đương những công việc nhẹ nhàng hơn và nội trợ. Mỗi dân tộc lại cư trú ở một vị trí địa lí khác nhau, người Mường thường ở ven chân núi, người Thái ở ngay giữa cánh đồng, người Tày - Nùng thường chọn những sườn đồi sườn núi, đặc biệt người H’mông và người Dao thường ở những vị trí rất cao, đi lại khó khăn hiểm trở vì trong quan niệm họ là con Giàng (con trời) nên phải ở trên tất

cả các dân tộc còn lại. Mặc dù sinh sống ở nhiều vị trí địa lí khác nhau nhưng các dân tộc thường tổ chức nơi ở quần cư với nhiều hộ gia đình tập trung lại theo các đơn vị làng, bản, mường với thiết chế tự quản dưới sự đứng đầu của trưởng thôn, trưởng bản để hỗ trợ nhau trong cuộc sống.

Nhà cửa của các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc chủ yếu lấy vật liệu từ thiên nhiên, người Tày - Nùng thường sử dụng những cây gỗ lớn để làm nhà sàn truyền thống với bốn mái lợp bằng ngói máng và được chia làm ba tầng riêng biệt. Người H’mông còn có sự kết hợp giữa nhà sàn và nhà đất nhưng nét chung trong xây dựng nhà ở của người dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đó là sự quy định rò ràng không gian trong xây dựng nhà cửa.

Các dân tộc thiểu số chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp trồng trọt canh tác và chăn nuôi với hình thức tự cung tự cấp. Người Tày - Nùng thường sử dụng lúa gạo, người H’Mông, Dao thường sử dụng ngô làm thực phẩm chính. Họ thường chăn nuôi gia súc để phục vụ cho sản xuất, chăn nuôi gia cầm để cải thiện bữa ăn trong cuộc sống. Với đời sống sản xuất khép kín nên người dân tộc thiểu số thường sử dụng những vật liệu do chính mình làm ra. Trang phục của người dân tộc thường được làm từ sợi bông, sợi lanh, vỏ cây, mỗi trang phục đại biểu cho một vẻ, một dân tộc, người dân tộc Tày - Nùng chuộng sự đơn giản thường quấn khăn xếp trên đầu kết hợp với màu xanh trong tấm áo nhuộm chàm nổi tiếng, người H’mông - Dao lại chọn cho mình trang phục cầu kì nhiều màu sắc rực rỡ đi kèm với những trang sức làm bằng bạc trắng như những lá bùa hộ mệnh.

Đời sống tinh thần của người dân tộc thiểu số cũng hết sức phong phú, đó là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở nhiều dân tộc, người dân tộc chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp nên còn có tín ngưỡng đa thần xuất hiện ở người Tày - Nùng với các miếu thành hoàng, ngoài ra còn có tín ngưỡng vật tổ mà đại diện là người dân tộc Dao, đối với người Dao họ coi con chó là thủy tổ của mình nên sẽ không bạc đãi hay giết thịt.

Đời sống tinh thần của người dân tộc thiểu số còn được biểu hiện qua các lễ hội rất độc đáo, người Tày có lễ hội lồng tồng, nàng Hai, người H’Mông có lễ hội gầu tào, người Dao có dun pùn gắn với sản xuất nông nghiệp hay những lễ hội gắn

với các anh hùng lịch sử như lễ hội Dương Tự Minh ở đền Đuổm - Thái nguyên hay lễ hội về người anh hùng Nùng Trí Cao ở vùng đất Cao Bằng, phản ánh tinh thần của người dân tộc thiểu số và là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống lịch sử của dân tộc.

Có thể thấy rằng các dân tộc thiểu số đã sản sinh ra một nền văn hóa truyền thống lâu đời với một sức hấp dẫn riêng được thể hiện qua nhiều phương diện, khi nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại chưa ra đời những giá trị ấy vẫn âm ỉ cháy trong chính tâm hồn của mỗi dân tộc, đến khi nền văn học dân tộc thiểu số hình thành và phát triển những giá trị vĩnh cửu ấy đã đi vào văn học như một tất yếu khách quan tạo nên màu sắc văn hóa dân tộc rất độc đáo cho mảng văn học này.

Vài nét về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại

Đến nay nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại đã khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong nền văn học dân tộc, được coi là một bộ phận không thể thiếu trong nền văn học nước nhà, luôn hòa vào dòng chảy chung của nền văn học Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa. Để có được vị trí như vậy nền văn học các dân tộc thiểu số đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển với nhiều thành tựu. Nhìn lại quá trình vận động của nền văn học các dân tộc thiểu số, thông qua khảo sát tài liệu của một số nhà nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng giai đoạn 1930 - 1945, mảng thơ ca cách mạng các dân tộc thiểu số đã ra đời với các tác giả là người dân tộc thiểu số chủ yếu hoạt động trong phong trào cách mạng đã đặt nền móng cho thơ ca cách mạng các dân tộc thiểu số Việt Nam phát triển và tác động mạnh mẽ đến nhiều tên tuổi ở giai đoạn sau, tuy nhiên có thể khẳng định rằng trước năm 1945 nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại chưa được hình thành, chúng ta hầu như không thấy sự xuất hiện của một tác phẩm văn xuôi nào của người dân tộc thiểu số mà chủ yếu độc giả mới chỉ được biết đến thiên nhiên, cuộc sống và con người miền núi có phần kì bí rùng rợn qua các sáng tác của các tác giả là người Kinh như Lan Khai, Thế Lữ, Nhất Linh, Nguyễn Tuân, Lê Văn Trương, Thanh Tịnh… đặc biệt là Nam Cao, Nguyên Ngọc, Tô Hoài là những người có công rất lớn, thôi thúc cho việc hình thành, phát triển nền văn xuôi dân tộc thiểu số và tác động không nhỏ đến cảm hứng sáng tác trong văn xuôi người dân tộc thiểu số.

Thắng lợi của cách mạng tháng tám 1945 đã tạo ra một dấu mốc rất lớn trong lịch sử của dân tộc ta trên nhiều lĩnh vực trong đó có văn học, từ đây nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại chính thức được hình thành và phát triển. Giai đoạn 1945 - 1954 là thời kì thơ ca Việt Nam nói chung phát triển mạnh mẽ trong đó có mảng thơ các dân tộc thiểu số, hầu hết các thi phẩm được sáng tác bằng tiếng dân tộc và còn chịu ảnh hưởng rất rò nét của nền văn học dân gian. Các tác phẩm chủ yếu ra đời từ phong trào cách mạng nên đối tượng chính mà họ hướng tới là cuộc sống và con người miền núi trong kháng chiến nhằm phục vụ cho chủ trương, chính sách của Đảng với đồng bào dân tộc thiểu số miền núi với các tác giả như Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, Hoàng Cầm Biêu, Lương Quy Nhân, Bàn Tài Đoàn… đến giai đoạn 1954-1975 khi đất nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, sáng tác của các tác giả dân tộc thiểu số tiếp tục bám sát với nhiệm vụ cách mạng nhưng có sự mở rộng về phạm vi phản ánh với một lớp tác giả mới được đào tạo và có trình độ văn hóa như Mã A Lềnh, Mã Thế Vinh, Triều Ân, Vương Anh... với sự xuất hiện của nhiều tập thơ đại diện cho nhiều dân tộc và có sự phân hóa rò rệt về xu hướng sáng tác.

Dưới sự định hướng của Đảng, đặc biệt sau Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ hai năm 1957 nhiều tác phẩm văn học dân gian dân tộc thiểu số đã được dịch ra tiếng phổ thông và được lưu hành rộng rãi. Cùng với sự dìu dắt của một số tác giả người kinh thì văn xuôi các dân tộc thiểu số thực sự được ra đời với truyện ngắn “Ché Mèn được đi họp” (1958) của Nông Minh Châu, tuy còn nhiều hạn chế về mặt nghệ thuật nhưng nó được coi là cái dấu mốc khởi đầu cho sự xuất hiện của nền văn xuôi dân tộc thiểu số để từ đó mở đường cho hàng loạt những cây bút người dân tộc thiểu số tự tin hơn trong việc phản ánh cuộc sống và con người miền núi với những sáng tác của Triều Ân, Vi Hồng, Nông Viết Toại, Hoàng Hạc… nhưng phải đến những năm 1960 trở đi mảng truyện ngắn mới khẳng định được sự có mặt của mình trong đời sống văn xuôi Việt Nam qua những đóng góp lớn của Vi Hồng với hàng loạt tác phẩm giá trị như: “Ngôi sao đỏ trên đỉnh núi Phja Hoàng” (1960), “Cây su su noọng Ỷ (1962), “Nước suối tiên đào” (1963). Nhà văn Triều Ân cũng đóng góp cho mảng văn học này với: “Chặt cổ rồng” (1962), “Bên bờ suối tiên” (1962) để đến cuối những năm 60 thể loại truyện ngắn phát triển rất mạnh mẽ với

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/07/2022