Một Số Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Chất Lượng Lao Động Của Đội Ngũ Trí Thức Giáo Dục Đại Học Việt Nam Hiện Nay


vào các công việc chuyên môn. Tình trạng này khiến lao động trẻ ở nước ta tự đánh mất rất nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm và thăng tiến.

Ba là, khả năng sáng tạo, năng lực thích ứng, hội nhập của nguồn nhân lực được đào tạo đại học ở nước ta chưa cao là yếu kém không thể phủ nhận trong chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH.

Theo Báo Tuổi trẻ, ngày 2/10/2003, nếu đánh giá theo thang điểm 10 thì khả năng thích ứng với điều kiện tiếp nhận khoa học và công nghệ của sinh viên Việt Nam chỉ đạt 2/10. Theo Ông Mohan S. Comaraswamy - Tổng Giám đốc Học viện Cetana PSB Intellis Việt Nam, “cái thiếu lớn nhất của các sinh viên Việt Nam là sau khi tốt nghiệp ra trường họ vẫn chưa sẵn sàng làm việc. Khi các sinh viên tốt nghiệp, họ được các trường đại học Việt Nam trang bị rất nhiều kiến thức nhưng lại thiếu kỹ năng để họ có thể hòa nhập nhanh với công việc” [166]. Rõ ràng, trong những năm qua, trí thức GDĐH chưa tạo ra nhiều sản phẩm có khả năng sáng tạo, thích ứng với những thay đổi của thị trường việc làm trước tác động toàn cầu của xu thế hợp tác và hội nhập.

Năng lực sáng tạo của nguồn nhân lực được đào tạo đại học ở nước ta không cao nên chưa được thế giới cũng như các nước trong khu vực thừa nhận. Theo Ngân hàng Thế giới, chỉ số chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam rất thấp, chỉ đạt 3,79/10, đứng thứ 11/12 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng ở châu Á. Điều đó gây ra khó khăn thách thức cho nguồn lực lao động ở Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh và bối cảnh hội nhập.

Với mục đích đào tạo nhân lực cho xã hội thì việc làm của các sinh viên tốt nghiệp là một trong những chỉ số quan trọng nếu không nói là quan trọng nhất để đánh giá chất lượng đào tạo của các trường đại học và chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên. Theo điều tra sơ bộ trong vài năm gần đây, “tỷ lệ sinh viên ra trường chưa có việc làm chiếm khoảng 50 - 60%, trong số tìm được việc làm thì có tới hơn 30% làm việc trái với chuyên môn được đào tạo” [159, tr.613]. Kết quả điều tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2010 cho thấy, cả nước có tới “63% sinh viên tốt nghiệp không có việc làm, 37% số còn lại có việc làm thì hầu hết phải đào tạo lại, trong khi đó nhiều


doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhiều dự án kinh tế quan trọng khác rất thiếu nguồn nhân lực chuyên nghiệp” (Dẫn theo [115, tr.398]).

Những con số thống kê nêu trên cho thấy còn một khoảng cách rất lớn giữa chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo với thị trường lao động. Điều này cũng phản ánh những hạn chế, thiếu hụt rất nghiêm trọng của đội ngũ trí thức GDĐH trong việc đào tạo chuyên môn và rèn luyện kỹ năng cho nguồn nhân lực. Mặc dù dư luận xã hội và những đánh giá của các nhà đầu tư Việt Nam cũng như quốc tế về chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo đại học ở nước ta với những mức độ khác nhau nhưng đều có chung sự xác nhận: chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo chưa cao, hiệu quả sử dụng, năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của xu thế hội nhập và toàn cầu hóa; việc thiếu các công nhân, kỹ sư và nhà quản lý có kỹ năng là cản trở lớn nhất đối với việc mở rộng sản xuất. Lao động của trí thức GDĐH chưa thực sự đáp ứng tốt những yêu cầu về việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Trong điều kiện chuyển từ lợi thế dựa trên nguồn nhân công rẻ sang lợi thế về nguồn nhân lực trí tuệ thì hiện tượng thừa lao động phổ thông, thiếu lao động phức tạp hay lao động chất lượng cao là thách thức không nhỏ của nước ta trong tiến trình cạnh tranh toàn cầu và hội nhập quốc tế.

Mặc dù mỗi năm có hàng trăm ngàn cử nhân, kỹ sư, hàng chục ngàn thạc sĩ và gần ngàn tiến sĩ được bổ sung vào nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng vẫn có một bộ phận không nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Khảo sát từ nhu cầu của các doanh nghiệp chỉ rõ, có những sinh viên đạt kết quả rất cao nhưng lại không có thói quen làm việc theo nhóm, không biết thuyết trình, diễn đạt trước đám đông… Bởi vậy, “các doanh nghiệp thường mất thời gian khoảng 3- 6 tháng để đào tạo lại các sinh viên mới tốt nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu tối thiểu của công việc. Cá biệt có những công ty phải bỏ ra gần 2 năm đào tạo lại mới có được nhân viên đáp ứng yêu cầu của công việc” [121, tr.9]. Đây là phương án mà đa số các nhà tuyển dụng nhân lực trong thị trường lao động ở Việt Nam buộc phải lựa chọn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.


Kết quả khảo sát chất lượng GDĐH Việt Nam được thực hiện tại 20 trường đại học trên cả nước cũng cho thấy: “50% sinh viên tốt nghiệp đại học sẽ phải đào tạo lại; 36% số doanh nghiệp khẳng định sinh viên phải đào tạo lại các kỹ năng; 28% doanh nghiệp khẳng định sinh viên phải đào tạo lại chuyên môn; 34% doanh nghiệp cho rằng sinh viên phải đào tạo lại cả kỹ năng và chuyên môn” [165].

Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay - 13

Nhận diện những bất cập trong chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH ở nước ta, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá: năng lực tư duy, nhất là khả năng phán đoán, phân tích và suy luận của sinh viên được đào tạo chưa cao; các trường Đại học Việt Nam chưa đào tạo được lực lượng lao động có trình độ chuyên môn tương ứng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Nguồn nhân lực được đào tạo qua đại học chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn là một vấn đề cần tìm nguyên nhân ở nhiều góc độ: trước hết, do những yếu kém, hạn chế trong lao động chuyên môn của đội ngũ trí thức GDĐH. Chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, thiếu thực tiễn cuộc sống, thiếu sự gắn kết giữa đào tạo và nhu cầu xã hội, kỹ năng thực hành của sinh viên chưa được chú trọng; phương pháp giảng dạy chậm đổi mới ít phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học. Mặt khác, do sự tác động, ảnh hưởng khá sâu sắc của nền sản xuất nông nghiệp truyền thống cộng với hiện trạng cơ chế, chính sách tạo động lực cho sự sáng tạo của nguồn nhân lực còn những bất hợp lý làm cho nhu cầu sáng tạo chưa trở thành động cơ bên trong của mỗi người (sinh viên được đào tạo). Trên hết, có thể khẳng định nguyên nhân căn bản là do mối liên hệ không chặt chẽ giữa trường học và doanh nghiệp, sinh viên, giảng viên và nhà tuyển dụng không có đủ thông tin về những cơ hội và kỹ năng cần thiết trong thị trường lao động.

3.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY

3.2.1. Nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về trình độ, năng lực của đội

ngũ trí thức giáo dục đại học trước yêu cầu hội nhập quốc tế

Mặc dù đội ngũ trí thức GDĐH đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực của


giảng viên còn nhiều hạn chế, biểu hiện sự bất cập trước yêu cầu nghề nghiệp, trước đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Đáng lưu ý là trình trạng “trí thức tinh hoa và hiền tài còn ít, chuyên gia đầu ngành còn thiếu nghiêm trọng, đội ngũ kế cận hụt hẫng, chưa có nhiều tập thể khoa học mạnh, có uy tín ở khu vực và quốc tế” [50, tr.85].

So với các nước phát triển có nền GDĐH tiên tiến thì trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ trí thức GDĐH ở nước ta biểu hiện rõ xu hướng tụt hậu. Trong những năm gần đây, đội ngũ trí thức GDĐH có xu hướng tăng nhanh nhưng chưa theo kịp tăng trưởng về quy mô đào tạo; tỷ lệ đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ hoặc có chức danh khoa học GS, PGS còn rất thấp. Chúng ta chưa có nhiều những nhà khoa học đầu đàn và đầu ngành có trình độ cao để có thể cạnh tranh bình đẳng với đồng nghiệp quốc tế, để xây dựng và khẳng định thương hiệu của GDĐH Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hiện nay, những hạn chế về nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, những yếu kém về năng lực sáng tạo của một bộ phận khá lớn trí thức GDĐH đang làm gay gắt hơn mâu thuẫn giữa trình độ, năng lực thực tế của đội ngũ trí thức giáo dục đại học với yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đây là thách thức, là bất lợi rất lớn trong bối cảnh quốc tế hóa GDĐH, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức WTO.

Qua tìm hiểu thực tế có thể thấy, nhiều giảng viên đại học chưa qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm do nguồn tuyển từ các cơ sở đào tạo khác nhau không thuộc hệ thống các trường Đại học Sư phạm. Hơn nữa, chúng ta đang bàn nhiều đến chất lượng của đội ngũ trí thức nhà giáo nhưng việc tuyển dụng cán bộ chưa thật sự chú trọng đến chất lượng. Tiêu chí về trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm của người dự tuyển chưa được chuẩn hóa ở mức cao, nhiều sinh viên ra trường không qua lớp đào tạo nghiệp vụ sư phạm vẫn được tuyển dụng. Mặt khác, chúng ta đang thiếu sự thống nhất trong nhận thức của các chủ thể về chiến lược quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức GDĐH một cách cơ bản, lâu dài để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.

Việt Nam đang đứng trước thực trạng thiếu nguồn lực giảng viên đại học

kế cận ở trình độ cao, dù đội ngũ nhà giáo hàng năm vẫn tăng. Việc bổ sung lực


lượng có cũng không dễ vì đào tạo phải có thời gian và bị qui định bởi kinh phí trong khi chưa có thang bậc lương riêng cho trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, cho các nhà giáo có học hàm GS, PGS. Hầu như ở các trường đại học chỉ vận dụng hỗ trợ thêm cho các giảng viên có trình độ tiến sĩ, học hàm, học vị theo qui chế chi tiêu nội bộ với mức hỗ trợ còn eo hẹp, giao động trong khoảng 300 đến 600 nghìn đồng/1 tháng. Vì vậy, động lực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ của trí thức GDĐH bị hạn chế rất nhiều. Điều này dẫn đến nguy cơ thiếu hụt giảng viên trình độ cao ngày càng nghiêm trọng trong những năm tới nếu không có những điều chỉnh kịp thời từ cơ chế, chính sách đãi ngộ hiện hành thì nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với thế giới là điều tất yếu.

Không chỉ yếu ngoại ngữ, trên thực tế năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức GDĐH ở nước ta còn ở mức quá thấp, tụt hậu nghiêm trọng với nhiều quốc gia trong khu vực. Sự khan hiếm hay sự thiếu vắng lực lượng chuyên gia NCKH ở các trường đại học đang là thách thức rất lớn đối với năng lực cạnh tranh của trí thức GDĐH Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nếu như kết quả công bố công trình khoa học trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế là sự kiểm chứng quan trọng về năng lực nghiên cứu thì ở lĩnh vực này đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam bộc lộ rõ sự tụt hậu so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Có thể thấy rõ điều này khi đối chiếu thành tích NCKH giữa các trường đại học hàng đầu Việt Nam và Thái Lan qua số lượng các bài báo công bố trên tạp chí chuyên ngành quốc tế, số trích dẫn trung bình một bài báo và giá trị đóng góp của tác giả bài báo (Phụ lục 3). Thực trạng này cho đến nay vẫn chưa được cải thiện. Đến thời điểm năm 2007, năng lực nghiên cứu khoa học của trí thức GDĐH Việt Nam tuy đã gia tăng so với năm 2004 nhưng vẫn còn khoảng cách khá lớn so với Thái Lan: Nếu như số lượng các bài báo công bố trên tạp chí chuyên ngành quốc tế của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là 56 bài báo, Đại học Quốc gia Hà Nội là 53 bài, Đại học Sư phạm Hà Nội là 27 bài và Đại học Bách khoa Hà Nội là 26 bài thì cùng thời gian này, Đại học Chulalongkorn và Đại học Mahidol của Thái Lan đã có 709 và 707 bài báo khoa học được công bố quốc tế [176]. Theo nguồn thống kê của Thomson Reuters, số bài báo đăng trên tạp chí khoa học quốc tế của hai Đại học Quốc gia


và Trung tâm Khoa học - Công nghệ quốc gia cũng chỉ bằng ¼ so với các đại học trong vùng, thấp hơn rất nhiều so với các Đại học của Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc (Phụ lục 4). Thống kê của Viện thông tin khoa học (ISI) gần đây cho thấy, trong 15 năm qua (1996 - 2011), Việt Nam mới có 13.172 ấn phẩm khoa học công bố trên các tập san quốc tế có bình duyệt, bằng khoảng một phần năm của Thái Lan (69.637), một phần sáu của Malaysia (75.530) và một phần mười của Singapore (126.881). Như vậy, trên thực tế, trí thức GDĐH ở nước ta còn thiếu năng lực sáng tạo ở mức độ cần thiết để có thể tạo ra những sản phẩm, những công trình khoa học và đội ngũ nhân lực đủ sức cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu. So sánh số lượng bằng sáng chế chất lượng cao được cấp bởi USPTO (Cơ quan Sáng chế và Thương hiệu Mỹ) với các nước Đông Á thì khả năng sáng tạo của nhân lực Việt Nam nói chung, trong đó có trí thức GDĐH không được công nhận (Phụ lục 5). Tính đến nay, chưa có trường đại học nào của Việt Nam khẳng định thương hiệu của mình bằng chất lượng đào tạo mang tầm cỡ khu vực và thế giới. Điều đó chứng tỏ, chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam còn nhiều bất cập so với các nước trên thế giới. Đây là bất lợi và cũng là thách thức không nhỏ của nước ta trong bối cảnh quốc tế hóa giáo dục, cạnh tranh bình đẳng về nguồn nhân lực.

Về lĩnh vực quản lý giáo dục, hiện thời chúng ta đang rất thiếu những nhà quản lý giáo dục tài năng. Hạn chế, yếu kém của đội ngũ này biểu hiện chủ yếu ở năng lực, phương thức, kinh nghiệm lãnh đạo, tổ chức, quản lý. Tầm nhìn của một bộ phận trí thức GDĐH làm công tác quản lý còn hạn chế so với yêu cầu thực tiễn. Trong nhiều năm qua, đội ngũ này chưa được đào tạo chuyên sâu, hệ thống để có thể điều hành, quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục thành thạo như những chuyên gia.

Trình độ, năng lực hiện có của trí thức GDĐH đã có hạn nhưng sự huy động, sử dụng có hiệu quả trí tuệ của đội ngũ này trong lao động chuyên môn cũng bộc lộ rõ những bất cập, yếu kém. Không chỉ lo lắng về tình trạng thiếu hụt khá lớn đội ngũ giảng viên trình độ cao, các trường đại học nước ta còn đang đứng trước tình trạng “chảy máu chất xám” dẫn đến nguy cơ thiếu hụt trí thức GDĐH có trình độ chuyên môn cao, năng lực giỏi càng trở nên nghiêm


trọng. Không ít trí thức nhà giáo thực học, thực tài và tâm huyết đã rời trường đại học, nhiều trí thức người Việt thành đạt ở nước ngoài không muốn trở về nước để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà.

Mặt khác, tải trọng giảng dạy của giảng viên quá lớn cộng thêm thói quen thụ động, tâm lý ngại đổi mới đã trở thành lực cản đối với hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên. Theo Niên giám thống kê năm 2010, tỷ lệ sinh viên/giảng viên trung bình ở nước ta là 1/29, đến nay đã ở mức 1/30, trong khi các nước có nền GDĐH tiên tiến, tỷ lệ này nằm trong khoảng 1/15 đến 1/20. Tình trạng thiếu giảng viên ở nước ta như vậy là khá trầm trọng, tất yếu dẫn đến giảng viên khó chuyên môn hóa, khó có điều kiện để tập trung vào một số lĩnh vực lao động chuyên gia. Đó là một trong những bất cập khiến trình độ, năng lực của đội ngũ trí thức GDĐH nước ta ngày càng tụt hậu xa hơn so với khu vực và quốc tế.

3.2.2. Sự mất cân đối về cơ cấu trong chất lượng lao động của đội

ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay

Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH không phải là một hiện tượng riêng biệt mà là vấn đề mang tính phức hợp được xem xét trong mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong cộng đồng những nhà giáo đại học. Đạt tới sự đồng thuận của trí thức nhà giáo ở tất cả các thế hệ, các vùng miền và các ngành đào tạo, từ mỗi giảng viên đến từng cán bộ quản lý về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sáng tạo, về ý thức trách nhiệm và mục tiêu, lý tưởng nghề nghiệp đã trở thành điều kiện căn bản để đảm bảo chất lượng lao động của toàn đội ngũ.

Yêu cầu tạo lập tính đồng thuận trong đội ngũ trí thức GDĐH đòi hỏi phải tạo ra sự tiếp nối, kế tục, tác động cùng chiều tới đối tượng người học từ những giảng viên khác nhau về tuổi đời, thâm niên, trình độ, năng lực, học hàm, học vị, thậm chí là những nhà giáo ở các chuyên ngành đào tạo khác nhau, rộng hơn là ở các vùng, miền trong cả nước. Đáng tiếc là thực trạng chất lượng lao động của trí thức GDĐH đang tỏ rõ sự bất cập trước yêu cầu tạo lập tính đồng thuận của toàn đội ngũ. Có thể nhận diện vấn đề này trên những khía cạnh dưới đây:


Một là, đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam đang đứng trước thách thức mất cân đối về trình độ, năng lực.

Sự bất cập trước hết biểu hiện số lượng giảng viên chưa có học hàm, học vị cao chiếm đại đa số, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ trí thức GDĐH hiện nay rất thấp. Số nhà giáo, cán bộ quản lý GDĐH có khả năng giao tiếp, hợp tác trực tiếp với các chuyên gia nước ngoài còn quá ít. Hiện tại, chúng ta đang thiếu hụt nghiêm trọng trí thức GDĐH có chức danh GS, PGS, nhất là các chuyên gia giảng dạy, NCKH, chuyên gia quản lý giáo dục ở các ngành nghề đào tạo, nhất là các ngành khoa học xã hội nhân văn, công nghệ thông tin. Những yếu kém này cản trở không nhỏ đến quá trình hội nhập, tiếp thu trình độ tri thức khoa học hiện đại của thế giới.

Hai là, nếu như sự tiếp nối giữa các thế hệ trí thức GDĐH trong tính cân đối, hài hòa về trình độ, năng lực có khả năng tạo nên những tác động cùng chiều đến người học thì sự hẫng hụt nghiêm trọng đội ngũ kế cận có trình độ cao đang là một khó khăn, thách thức.

Sự tiếp nối các thế hệ trí thức GDĐH trong mỗi cơ sở đào tạo chính là sự tiếp nối trí tuệ, tiếp nối văn hóa, đảm bảo sự phát triển bền vững của GDĐH. Tuy nhiên, tính thiếu liên tục trong chuyển giao giữa các thế hệ nhà giáo do chưa có sự chuẩn bị tốt đội ngũ kế cận là một bất cập rất lớn trong các trường đại học ở nước ta hiện nay. Thêm vào đó, sự già hóa của đội ngũ trí thức GDĐH đang trở thành nguyên nhân dẫn tới hiện tượng mất cân đối về cơ cấu lứa tuổi, về tính kế tục của đội ngũ trí thức nhà giáo bậc đại học. Hiện nay, “số cán bộ giảng dạy có học hàm, học vị đã đến tuổi nghỉ hưu chiếm khoảng 80%, hơn 60% tiến sĩ, 70% phó giáo sư và 90% giáo sư đã ở độ tuổi trên 50” [105], trong khi đó, đội ngũ kế cận chưa có sự bổ sung kịp thời, chưa được chuẩn bị ngang tầm để thay thế. Cần thẳng thắn thừa nhận rằng, số lượng đào tạo sau này là thế hệ trí thức nhà giáo, nhà quản lý giáo dục trẻ ở các trường đại học tuy năng động nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Khả năng độc lập trong NCKH hay năng lực chủ trì một đề tài khoa học tầm cỡ quốc gia vẫn còn là mục tiêu phấn đấu của lực lượng trí thức GDĐH kế cận. Chất lượng giảng dạy của không ít giảng viên trẻ chưa đạt yêu cầu, trình độ

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 21/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí