Tác Giả, Tác Phẩm Trương Tửu Trong Dòng Chảy Văn Học Việt Nam Hiện Đại


Chateaubriand, Lamartine, Musset, Hugo, Baudelaire... Trên hành trình sáng tạo, các chủ thể sáng tác tìm đến với những con đường mới nhưng họ không đoạn tuyệt với cái cũ, các nhà Thơ mới đã trải qua cuộc dấn thân đầy thử thách và hoàn thành xuất sắc sứ mạng nghệ thuật của mình, tạo nên “một thời đại trong thi ca” Việt Nam.

Bên cạnh đó, những tư tưởng tiến bộ của chủ nghĩa lãng mạn phương Tây đã ảnh hưởng tới văn học Việt Nam thông qua các sáng tác văn xuôi lãng mạn. Đó là tư tưởng chống phong kiến, đề cao ý thức cá nhân. Từ những tiếp thu văn học phương Tây, văn học lãng mạn Việt Nam đã có những bước chuyển biến mới trong kết cấu, cốt truyện và nhiều yếu tố nghệ thuật khác. Các nhà văn trong Tự lực văn đoàn như Khái Hưng, Hoàng Đạo, Nhất Linh, Thạch Lam, Thế Lữ đã “đem phương pháp Thái Tây ứng dụng vào văn chương An Nam” [109, tr. 34]. Trong sáng tác của họ, dấu ấn của Chateaubriand, V.Hugo, A.Musset, Lamartine, A.Gide... thể hiện khá rò. Viết về đề tài tình yêu, Nhất Linh và Khái Hưng chịu ảnh hưởng của A.Gide. Nếu như Bản giao hưởng đồng quê (A.Gide) miêu tả tình yêu của một giáo sĩ với một cô gái mù xinh đẹp thì ở Gánh hàng hoa (Khái Hưng), tác giả xây dựng mối tình lãng mạn giữa cô gái bán hoa với một văn sĩ mù, còn Nắng thu (Nhất Linh) lại đưa người đọc đến với tình yêu của một cậu học sinh trung học với một cô gái câm mồ côi. Ở đây chúng ta thấy có một sự gần gũi về đề tài mà các nhà văn lãng mạn Việt Nam đã tiếp thu được từ văn học phương Tây. Tác phẩm Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng (1933), chịu ảnh hưởng nhiều mặt của tiểu thuyết phương Tây. Về chủ đề trong Hồn bướm mơ tiên gần với chủ đề lãng mạn trong Atala (1801) của Chateaubriand và Jocelyn (1836) của Lamartine. Trong việc tiếp thu văn học phương Tây để đổi mới văn học nước nhà, có những sáng tác của Hồ Biểu Chánh. Theo Vũ Ngọc Phan, Hồ Biểu Chánh là một hiện tượng khá đặc biệt, “một nhà tiểu thuyết nổi tiếng”, một nhà văn bình dân nhất Nam Kỳ. Những tác phẩm của ông góp phần hình thành thể loại tiểu thuyết Việt Nam trên chặng đường phôi thai. Khi sử dụng chữ quốc ngữ để sáng tác, Hồ Biểu Chánh đã tiếp thu mạnh mẽ những tác phẩm văn học phương Tây. Một số sáng tác của ông thường phóng tác theo các tác


phẩm phương Tây nhằm thể hiện những nội dung mới của đời sống xã hội Việt Nam trên con đường vận động và biến đổi. Đó là trường hợp các tiểu thuyết như: Chúa Tàu Kim Quy (phóng tác theo Bá tước Monte-Cristo của A.Dumas), Cay đắng mùi đời phỏng theo Không gia đình của Hector Malot, Ngọn cỏ gió đùa phỏng theo Những người khốn khổ của V.Hugo. Những tác phẩm trên nổi bật về xu hướng đạo đức xã hội, ngợi ca cái đẹp, cái tốt, cái thiện và lên án, chống lại cái ác. Như vậy, Hồ Biểu Chánh tiếp xúc với tác phẩm văn học phương Tây đã mang mục đích đó là tiếp thu kinh nghiệm văn học nước ngoài để đổi mới thể loại tự sự, một thể loại mới hình thành và phát triển trong những năm đầu của thế kỷ XX ở nước ta. Điều đáng chú ý, khi phóng tác, nhà văn rất khéo léo trong việc vận dụng kiến thức văn học nước ngoài đang du nhập vào nước ta, nhà văn đã thể hiện cuộc sống và con người phức tạp của vùng Nam Bộ vào trong tác phẩm một cách rất tự nhiên như điều vốn có của văn học.

Ở giai đoạn này, những tên tuổi tiêu biểu Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam đã trở thành niềm tự hào và khát khao, ngưỡng mộ của độc giả. Thế nhưng, có một sự thật là, sau niềm ngất ngây bởi những cung bậc đời sống và thanh âm mới lạ mà văn chương mang lại, cả tác giả và độc giả đều không thể quên đi được sự thật của cuộc sống cơm áo gạo tiền luôn bám chặt vào người nghệ sỹ: “Nỗi đời cơ cực đương giơ vuốt/ Cơm áo không đùa với khách thơ” (Xuân Diệu). Nguyễn Vỹ phải cất lời cay đắng trong bài Gửi Trương Tửu:

“…Thời thế bây giờ vẫn thấy khó Nhà văn An Nam khổ như chó!

Mỗi lần cầm bút nói văn chương, Nhìn đàn chó đói gặm trơ xương, Và nhìn chúng mình hì hục viết,

Suốt mấy năm giời kiết vẫn kiết,…” [157, tr. 99]

Trong một xã hội như thế, văn chương không thể từ chối hiện thực mà phải nhận về mình trách nhiệm lên án những bất công, những tội lỗi của chế độ thống trị. Vì vậy, giai đoạn này lại là thời điểm tạo nên những cây bút sắc sảo, tài năng của

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.


dòng văn học hiện thực. Họ là những tri thức tiến bộ, có tinh thần dân chủ, trân trọng công lý và gần gũi, cảm thông cho những người lao động nghèo khổ. Nguyên tắc “tôn trọng sự thật” của chủ nghĩa hiện thực được các nhà văn đề cao.

Văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX - 7

Những năm 1920 -1930, các tác phẩm theo khuynh hướng hiện thực của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn đã xuất hiện với nội dung hiện thực, ngôn ngữ và kết cấu mới. Những tác phẩm Con người sở khanh của Phạm Duy Tốn hay Chuyện cô Chiêu Nhì của Nguyễn Bá Học, dường như ngòi bút của các nhà văn đã áp sát vào cuộc sống, phơi bày những “sự thực ở đời”. Điều đó chứng tỏ tư duy nghệ thuật của nhà văn đã hướng vào hiện thực, nghĩa là đã viết khác với văn chương thời kỳ trung đại trước đây. Ở Nam Bộ, nhà văn Hồ Biểu Chánh đã cho ra đời những tiểu thuyết mang dáng dấp phương Tây, gần với cách viết của tiểu thuyết Pháp cuối thế kỷ XIX như đã nêu ở trên; chất liệu đời sống trong các trang sách của Hồ Biểu Chánh hiện lên ngày càng dồi dào, phong phú. Đó cũng chính là biểu hiện sự tiếp thu của nhà văn về cách phản ánh hiện thực của tác phẩm, vượt qua những khuôn mẫu, những đề tài có tính mẫu mực, ước lệ của văn học trung đại.

Đến giai đoạn sau năm 1930, các nhà văn Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài và Trương Tửu đều sáng tác theo khuynh hướng văn học hiện thực. Tuy mỗi nhà văn có một thế giới nghệ thuật riêng, một sự nghiệp văn chương riêng, song những trang văn của họ cùng hướng đến mục đích phê phán, tố cáo xã hội thực dân - phong kiến; tố cáo áp bức, bất công; bênh vực người nghèo khổ. Nguyễn Công Hoan dùng ngòi bút trào phúng sắc sảo phơi bày những cảnh đời ngang trái, những bộ mặt đê tiện, những thủ đoạn ghê tởm của bọn quan lại thực dân phong kiến luôn tìm cách bóc lột người lao động nghèo khổ. Ngô Tất Tố lại trực diện tấn công vào bộ máy cường hào, quan lại, bênh vực những người nông dân khốn cùng. Vũ Trọng Phụng - “Ông vua phóng sự đất Bắc” xây dựng những điển hình phê phán xã hội giả dối, “vô nghĩa lý”. Nhà văn Nguyên Hồng xót thương cho những người khốn khổ trên từng trang viết, còn Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc với những kiệt tác văn học phản ánh tình trạng đói về vật chất, mòn mỏi về tinh thần. Cùng với những nhà văn hiện thực đương thời, Trương Tửu đã dùng ngòi bút của mình soi chiếu, lột tả, phơi bày những cảnh


tượng đau khổ của hạng người đói rách, bần cùng trong xã hội; bênh vực, cảm thông cho những nạn nhân của hoàn cảnh. (Tác giả của cuốn Nhà văn hiện đại đã xác định Trương Tửu là một nhà “Tiểu thuyết xã hội”). Tác phẩm của ông đi sâu phản ánh thực trạng xã hội thực dân phong kiến với những đổ vỡ, hoang mang của lớp người trẻ tuổi; những tệ nạn xã hội, những hành động tự giải thoát,… Nhà văn còn chú trọng tìm hiểu bản chất của vấn đề, khám phá nguyên nhân dẫn tới thực trạng xã hội. Các phương diện đề tài, chủ đề trong các tác phẩm của nhà văn đều toát lên tinh thần tranh đấu, thể hiện khát vọng vươn tới một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Trên quan điểm như vậy, sáng tác.của Trương Tửu đã đồng nhất với quan điểm của X.M Pêtơrốp: “Nhà văn hiện thực đi tìm sức mạnh làm thay đổi cuộc sống theo những quy luật của tự nhiên, không phải trong lí tưởng trừu tượng mà ngay trong cuộc sống thực” [103, tr. 103]. Tuy không có được số lượng sáng tác dồi dào và những tác phẩm chưa có tiếng vang lớn trên văn đàn đương thời, song văn xuôi Trương Tửu cũng là một hiện tượng văn học đáng chú ý của trào lưu văn học hiện thực giai đoạn 1930 - 1945. Trương Tửu đã đóng góp vào sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng này với 13 tác phẩm văn xuôi ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Văn xuôi của ông phản ánh chân thực đời sống xã hội, có giá trị về nhiều mặt (lịch sử, văn hóa, xã hội,…).

Trong những tác phẩm văn xuôi Trương Tửu ta có thể nhận ra khá rò dấu ấn của văn học truyền thống và những ảnh hưởng, tiếp thu văn học phương Tây. Sự tiếp thu và ảnh hưởng từ văn học phương Tây trong văn xuôi Trương Tửu thể hiện rò trên cả phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm. Đề tài trong tác phẩm văn xuôi Trương Tửu đã tạo thành bức tranh xã hội rộng lớn, bao quát nhiều phương diện đời sống. Một trong những nét mới về nghệ thuật thể hiện nhà văn đã đi sâu phân tích bi kịch con người cá nhân bị bần cùng hóa, bế tắc trước sự biến đổi của cuộc đời. Trương Tửu đã chú trọng phân tích tâm lý con người cá nhân theo dòng ý thức, theo những ẩn ức tâm trạng và cả những khía cạnh tính dục. Cần phải thấy, các nhà văn theo quan điểm “tả chân”, “tả đúng sự thật” [95, tr. 220] có khi không phân biệt rò ranh giới giữa chủ nghĩa hiện thực (realism) và chủ nghĩa tự nhiên (naturalism) nên có những trang văn viết theo bút pháp tự nhiên chủ nghĩa (Hiện


tượng này, J.A. Cuddon trong Từ điển thuật ngữ văn học và lý luận văn học đã khái quát: “Trong phê bình văn học chủ nghĩa tự nhiên là một từ mà thỉnh thoảng vẫn được dùng như là từ đồng nghĩa với chủ nghĩa hiện thực” [178, tr. 574]). Trương Tửu không ngoại lệ, những nét mới táo bạo ấy phản ánh sự ảnh hưởng rò nét của văn học phương Tây đến Trương Tửu và nhiều cây bút cùng thời với nhà văn.‌‌‌‌

2.2. Tác giả, tác phẩm Trương Tửu trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại

2.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp


Trương Tửu 1913 1999 Giáo sư nhà văn Trương Tửu sinh ngày 18 11 1913 mất ngày 1

Trương Tửu 1913 - 1999

Giáo sư - nhà văn Trương Tửu sinh ngày 18-11-1913; mất ngày 16-12-1999; nguyên quán làng Bồ Đề, xã Phú Viên, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay là phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội). Sinh thời, ông được biết đến với nhiều bút danh khác như T.T; Nguyễn Bách Khoa, Hoàng Canh, Mai Viên… Một tuổi trẻ sôi động, khát khao Dân chủ đã lôi cuốn cậu học trò Trương Tửu theo không khí sục sôi yêu nước đòi thả cụ Sào Nam Phan Bội Châu ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Đang học năm cuối cùng ở trường Tiểu học Hàng Than, Trương Tửu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ bài thơ Chiêu hồn nước của Phạm Tất Đắc, Trương Tửu tham gia rải truyền đơn kêu gọi học sinh bãi khoá. Ngay lập tức cậu học trò 15 tuổi bị đuổi khỏi trường. Đây là lần đầu tiên cánh cửa cuộc đời đóng sập trước mắt Trương Tửu. Không chịu lùi bước, bằng quyết tâm tự học, ông tiếp tục học xong Tiểu học và Trung học ở trường tư thục đầu tiên của Hà Nội mang tên Trương Minh Sang chỉ trong hai năm. Sau đó, ông học hết năm thứ nhất bậc trung học, rồi học trường Kỹ nghệ thực hành ở Hải Phòng (nghề thợ tiện, cùng trường lớp với Lê Văn Siêu). Nhưng chỉ được một năm rưỡi thì bị đuổi học (năm 1927) vì tham gia bãi khoá ở Hà


Nội để đòi thực dân Pháp thả Phạm Tất Đắc - tác giả bài thơ Chiêu hồn nước. Bị buộc rời trường, ông tự học chương trình Tú tài Pháp Việt. Từ năm 1941 đến 1946, Trương Tửu làm Giám đốc Văn chương (tương tự Tổng biên tập) Nhà xuất bản Hàn Thuyên. Bút danh Trương Tửu bị cấm, ông phải lấy bút danh Nguyễn Bách Khoa tiếp tục viết sách. Tháng 5/1945, ông bị hiến binh Nhật lùng bắt phải bỏ trốn và tập san Văn mới bị tịch thu. Thời kháng chiến chống Pháp, ông là ủy viên Hội Văn hóa Việt Nam, chi hội phó Chi hội Văn hóa Thanh Hóa, tham gia bí thư đoàn liên đoàn Văn nghệ kháng chiến liên khu IV, dạy trường Thiếu sinh quân, trường Dự bị đại học. Sau hiệp định Genève 1954, ông hồi cư về Hà Nội, dạy Trường Đại học Sư phạm, Đại học Văn khoa Hà Nội. Năm 1956, ông tham gia phái đoàn giáo dục đại học tham quan nghiệp vụ ở Trung Quốc. Năm 1957, ông được phong chức danh Giáo sư. Với những hoạt động văn nghệ đầy sôi nổi của ông, người ta gọi ông là một chiến sĩ tiên phong.

Những năm 1954-1955, bối cảnh xã hội, văn hóa Việt Nam có những diễn biến phức tạp. Trong khi đó, một số trí thức, văn nghệ sĩ muốn sớm có một không gian rộng rãi cho đời sống văn hóa, văn nghệ và tự do trong sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên, để có được sự thay đổi đó mọi vấn đề liên quan tới văn hóa, văn học không thể diễn ra trong một sớm một chiều. Trương Tửu là người có tư tưởng tiến bộ muốn bắt nhịp nhanh với cái mới, do đó vào đầu năm 1958 ông bị buộc thôi việc vì liên quan đến vụ Nhân văn giai phẩm. “Vụ án” Trương Tửu diễn ra trong thời gian khá dài. Đó là điều đáng tiếc đối với một nhà phê bình, một nhà văn, nhà tư tưởng. Trong khoảng bốn chục năm cuối của cuộc đời, ông chuyển sang nghiên cứu y học và sống bằng nghề Đông y. Ngày 16/12/1999, sau một thời gian lâm bệnh, ông đã qua đời tại Hà Nội.

Nhà văn, nhà văn hóa Trương Tửu đã trải qua một cuộc đời giàu nghị lực, đầy tâm huyết và trách nhiệm và để lại một sự nghiệp văn học đáng trân trọng. Cuộc đời, con người và tác phẩm của ông vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu, luận bàn; thậm chí còn sôi nổi hơn khi ông còn sống. Những ai quan tâm đến lịch sử phê bình văn học Việt Nam hẳn không quên trường hợp nhà phê bình Trương Tửu, một trong số ít những người Việt Nam đầu tiên có tư tưởng rất mới: lấy khoa học làm phương


hướng cho hoạt động nghiên cứu văn chương. Trong xu thế đổi mới, nhiều “nghi án” lịch sử và “nghi án” văn học được nhìn nhận lại với quan điểm lịch sử- cụ thể và với một thái độ khách quan, khoa học, trong đó có trường hợp của Trương Tửu.‌

2.2.2. Nhà văn - Nhà lý luận phê bình Trương Tửu với những đóng góp trong tiến trình văn học hiện đại

Với vai trò là nhà văn, Trương Tửu là tác giả của hơn mười tiểu thuyết và truyện ngắn. Mười ba tác phẩm được xuất bản từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Phần lớn các sáng tác của Trương Tửu đều có mối liên hệ chặt chẽ với dự đồ sáng tạo, với chủ đích luận đề đấu tranh xã hội, với tính tư tưởng mà tác giả suy tôn, tin tưởng. Những lời tựa, đề từ, trữ tình ngoại đề có sự tương hợp chặt chẽ với toàn bộ nội dung tư tưởng tác phẩm. Đây chính là một đặc điểm quan trọng, góp phần định hướng, chi phối toàn bộ các tác phẩm văn xuôi của Trương Tửu giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945.Ông cũng như nhiều nhà văn giai đoạn đầu thế kỷ XX, đã xác định những con người bình thường và thế giới nội tâm của họ là đối tượng miêu tả trong các sáng tác.

Từ thực tế những năm đầu thế kỷ XX, nước ta có nhiều sự thay đổi do khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và ảnh hưởng của văn hóa phương Tây du nhập nên trong xã hội hình thành những lối sống mới, những cách ứng xử mới của con người trong đời sống xã hội, từ đó các nhà văn như Trương Tửu, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng…đã đưa hiện thực cuộc sống vào sáng tác một cách khá chân thực.

Người lao động và người trí thức là những người bình thường trong xã hội thực dân nửa phong kiến được Trương Tửu nhìn nhận, đánh giá rất khách quan. Với những cảm xúc về người lao động, ông thấy ở họ sự mòn mỏi trong cuộc sống nghèo khổ. Ông đã tìm cho mình hướng viết bằng cái tâm, cái tài, bằng lựa chọn chính xác cho con đường tranh đấu vì học thuật khi ông áp dụng cả những điều mới mẻ của quá trình tự tìm tòi, học hỏi. Sâu xa hơn trong mỗi trang viết ông gửi gắm thông điệp - tố cáo thực dân, tố cáo chính sách cai trị của nhà nước thực dân nửa phong kiến - khiến cho đời sống của người dân An Nam khốn khổ, cùng cực, bế tắc.

Người dân lao động là những người tham gia vào hoạt động sản xuất trong xã hội. Cuộc sống lao động sản xuất của họ được Trương Tửu khái quát sinh động.


Ông không dùng lời lẽ sắc sảo, chì chiết như Nam Cao nhưng cuộc sống nghèo khổ của người dân lao động trong bối cảnh đương thời khiến người đọc không khỏi day dứt, xót xa. Nhà văn tìm về với phương pháp sáng tác hiện thực, phản ánh cuộc sống của con người với những bế tắc vây quanh.

Khác với Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Trương Tửu viết về cuộc sống của những con người nghèo khổ mà không cần dùng đến sự cường điệu hóa, không lấy mục đích đả kích, châm biếm làm trọng, không xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình nhưng mỗi số phận, mỗi cảnh đời như từng thước phim quay chậm khiến người xem phải đau đáu về một xã hội lúc bấy giờ. Ngô Tất Tố có cái nhìn của một người trí thức vẫn còn phảng phất chút Nho học nhân văn, luôn đượm niềm thương tâm trước nỗi khốn cùng khổ của người nông dân, còn Trương Tửu viết về nỗi khốn cùng ấy như viết về tấn bi kịch của mình. Cái tôi của ai (Tâm sự) gần với tùy bút - triết lý hơn là một truyện vừa. Một con người tự phân tích cái tôi của mình để thấy rò hơn bản chất, thế giới nội tâm cũng như những hành vi ứng xử của mình. Một vài câu chuyện được kể lại chứng minh cho những xét đoán của tác giả. Với đồng lương của một thày ký còm tháng hai ba chục, tôi phải bảo vợ bớt tiền chợ. Nhưng rồi cô em họ đến chơi, chứng kiến bữa cơm đạm bạc. Tôi xấu hổ, mắng vợ và khi thấy vợ tức tưởi khóc, tôi lại thấy hối hận. Vậy là, hôm qua tôi là cái đầy tớ của cái tôi bên trong, hôm nay lại là cái đầy tớ của cái tôi xã hội. Và khi tôi hối hận vì đã mắng vợ vô lý, thì lại có cái tôi thứ ba nữa: cái tôi đạo đức, đóng vai quan tòa của lương tâm mình. Tác giả cũng đề cập tới sự ích kỷ của cái tôi. Cái tôi ích kỷ ấy khiến cho tôi đã có lần tham một gói kẹo của ai đó để quên trên xe điện. Sự ích kỉ tham lam của tôi có căn nguyên chính là do nghèo túng khiến một thầy ký lương tháng đôi ba chục đồng cũng trở nên quẫn bách “Thú thật với anh, lúc ấy tôi hoàn toàn có tâm địa ăn cắp” [120, tr. 571].

Cơ sự đói nghèo của những con người lao động cứ ám ảnh trong những trang văn của tác phẩm Khi người ta đói. Con người ai cũng có thể gặp lúc đói, lúc khốn khổ nhưng khốn khổ như Thiện và Thanh, Mỹ thì thật ám ảnh. Thanh bị đói nghèo làm cho tiều tụy, thảm thương. Vì đói nghèo cô phải đến nhà chủ để khất tiền thuê nhà và cái thân tiều tụy của cô bị hành hạ, làm nhục trong hoàn cảnh ấy khiến cô tủi

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí