Sức Khái Quát Hiện Thực Về Địa Danh Và Con Người


ngày, tháng đoạn tháng, năm đoạn năm để rồi cứ phải ngập chìm trong “nỗi buồn như bông điệp xé đôi”; bởi tuổi trẻ không bao giờ trở lại; bởi sự côi cút, lẻ loi. Đó là sự mất mát tình cảm quá lớn mà người vợ xa chồng phải gánh chịu một mình: “Chị thiếu anh nên chị bị thừa ra/ Trong giỗ tết họ hàng nội ngoại/ Bao nhiêu tiếng cười vẫn côi cút một mình” (Đường tới thành phố).

Đó là tình yêu chung thuỷ, biết hy sinh, biết đặt tình yêu tổ quốc lên trên tình yêu đôi lứa. Ngay cả những người đàn bà làng quê cũng sẵn sàng hy sinh hạnh phúc để người chồng ra đi cứu nước. Người chồng ấy có khi đi mãi không về, để lại nỗi đớn đau trong lòng người cô phụ.

Có thể nói, trong thời chống Mỹ, tình yêu đôi lứa được thể hiện mang đầy nỗi chia ly đau khổ, có khi là cuộc chia ly mãi mãi. Nỗi đau ấy, không phải chỉ thuộc về cá nhân mà đã trở thành nỗi đau chung của những ngưới yêu nhau trong thời ly loạn.Trường ca về thời chống Mỹ đã phản ánh một dạng thức tình yêu như thế, đồng thời cũng phản ánh cả nỗi khát khao hạnh phúc, trông đợi được yêu và được sống với tình yêu.

2.1.4.2. Tình yêu và nỗi khát khao hạnh phúc

Trường ca về thời chống Mỹ thường diễn tả ước mơ được có tình yêu và sống một lần với tình yêu. Ước mơ ấy hoàn toàn chính đáng. Thế nhưng; vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc gắn liền với số phận của mỗi cá nhân, với hạnh phúc lứa đôi. Họ dằn vặt, xót xa, khao khát: “Mặt đất sinh ra để cho từng đôi lứa/ Mà tình yêu không tìm được chỗ ngồi” (Mặt trời trong lòng đất).

Có khi, tình yêu của họ da diết ngọt ngào như lời ru bởi vận dụng chất liệu ca dao để diễn đạt nỗi ước ao: “Lời hẹn hò con gái con trai/ Là chén canh cá lóc/ Mẹ nấu cho tôi dưới hàng cây so đũa/ Là lời ru em nhẩm đọc vô tình/ “ví dầu cầu ván đóng đinh/ cầu tre lắc lẻo gập gềnh khó đi” (Những người đi tới biển - Thanh Thảo).

Đoàn vận tải H 50 của vùng cực Nam Trung bộ với những cô con gái vận tải “qua tuổi mình ba mươi”. Mỗi mùa xuân đến lại thêm một lần báo động.


Tuổi trẻ đi qua, nhan sắc phai tàn. Ước mơ của họ thật nhỏ nhoi, bình dị. Họ khao khát được yêu; được làm vợ, làm mẹ. Nhưng thời chiến tranh, sông núi còn mang nặng trên vai, điều ấy khó thành sự thật: “Đi qua tuổi ba mươi/ Nhọc nhằn và lặng lẽ/ Bao ước mơ giản dị/ Mà sâu thẳm không cùng/ Hơn mọi sự anh hùng/ Là điều này nhỏ bé/ Làm vợ và làm mẹ/ Tuổi ba mươi chối từ”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Tình yêu sẽ là bài ca tháng năm hạnh phúc. Nhưng các cô gái lại “chưa một lần yêu cho lồng ngực rung lên/ Đáy thắt lưng ong em chưa một lần làm mẹ/ Ba mươi tuổi em không còn trẻ” (Sông núi trên vai). Tổ quốc đã giao cho họ nhiệm vụ thật bình thường nhưng vô cùng trọng đại: gùi hàng, gùi lịch sử trên đôi vai nhỏ bé, trách nhiệm với núi sông đã ở trên tầm cao vợi so với tiếng gọi của tình yêu đôi lứa, chuyện hạnh phúc riêng tư đành gác lại. Đó chính là hình tượng của những cô gái giao liên vận tải trên khắp mọi miền đất nước.

Các cô gái thanh niên xung phong cũng đã chung một nỗi niềm cùng các cô gái của đoàn H 50: “Ôi lửa napan/ Lửa bom hóa học/ Đã ba trăm ngày/ Tóc các em chưa mọc... Tiểu đội mười hai người/ Đáy ba lô có mảng trời xanh mang màu áo cưới”. Từng là một nữ thanh niên xung phong, nên tác giả đã thể hiện dạng thức tình yêu trong trường ca của mình rất thật, chất chứa đầy nỗi khát khao về một ngày hồng lễ cưới. Họ ra đi vì tiếng gọi con đường nhưng đôi khi ngoái lại với sông làng, họ vẫn nhớ đau đáu những mùa xưa đằm thắm và những lễ vật của tình yêu: “Ôi buồng cau lổ chín ngã bên thềm/ Trầu cánh phượng thách người chưa dám cưới/ Hiên mưa dầm hoa lựu thức trắng đêm/ Cát nín lặng vùi sâu thêm nỗi đợi” (Lửa mùa hong áo - Lê Thị Mây).

Trường ca về thời chống Mỹ trong văn học hiện đại Việt Nam - Nguyễn Thị Liên Tâm - 13

Qua nghiên cứu, ta thấy rằng nhiều trường ca về thời chống Mỹ đã biểu hiện cảm thức ước mong, khao khát tình yêu đôi lứa, khao khát hạnh phúc riêng tư, nhưng tất cả đều được nén lại, gác lại. Bởi cao hơn tình yêu đôi lứa là tinh yêu Tổ Quốc thiêng liêng. Hạnh phúc cá nhân đã nhường bước cho hạnh phúc lớn lao mà cả dân tộc đang theo đuổi: đó là độc lập, tự do.


2.1.4.3 Tình yêu và sự lạc quan

Thời chống Mỹ, tình yêu đôi lứa được thể hiện rất nhẹ nhàng nhưng khá sâu đậm. Chúng ta không thể tìm thấy yếu tố tính dục trong trường ca. Bởi trong một thời đại mà sự hy sinh cao cả cho tổ quốc được đặt lên hàng đầu thì những hương vị yêu đương thường tình không thể xuất hiện trong văn học cách mạng. Những điều cần thiết để tô vẽ thêm cho cuộc sống vợ chồng, cho tình cảm lứa đôi đã được nén lại để dành cho văn học thời hậu chiến.

Trong trường ca thời chống Mỹ, tình yêu đôi lứa còn thể hiện cảm thức ước vọng, lạc quan. Tình yêu có khi được gắn liền với một không gian thật riêng tư, bé nhỏ nhưng đậm đà hình ảnh đất nước quê hương; không gian nhỏ bé ấy rồi sẽ mở ra bao ước vọng tương lai về tình yêu: “Đất nước là nơi ta hò hẹn/ Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” (Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm).

Riêng Hữu Thỉnh đã chọn một tứ thơ rất gần gũi với nông dân để viết về tình yêu đôi lứa đầy sự lạc quan: “Con gà trống cù kỳ quanh vại nước. Hạt thóc ngậm vào thành hạt ngọc của tình yêu”. Trong hoàn cảnh chiến tranh, dù chia ly, dù đau khổ khôn cùng, dù đợi chờ dằng dặc, nhưng những người vợ hậu phương vẫn tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng. Trường ca đã có những câu thơ ca ngợi lòng tin tất thắng của con người: “Chị vẫn tin chữ hợp cuối câu Kiều/ Hoa mai nở hai lần hoa có hậu” (Đưòng tới thành phố).

Trong trường ca Nguyễn Văn Trỗi, tình yêu của anh Trỗi và chị Quyên dù bị cắt chia, cái chết đã cận kề, nhưng vẫn thể hiện sự lạc quan tin tưởng vào tương lai: “Tình yêu thơm ngát ca dao/ Tình yêu trong vắt ngọt ngào dòng sôngBốn bên cái chết bủa vây/ Chằng cây, chẳng lá, chẳng mây, chẳng trời/ Mà thơm hơn cả hoa tươi/ Mà xanh hơn cả da trời mùa thu”.

Trường ca thời chống Mỹ đã phản ánh đúng thực tế: tình yêu thời chiến có sức mạnh vượt qua sự khắc nghiệt của thời gian và sự khốc liệt của chiến tranh để lạc quan sống và chiến đấu: “Một ngày xưa yêu cho đến bây giờ/ Con


còng gió nghiêng mặt trời xe cát/ Yêu đến sâu nước khôn cùng dào dạt/ Yêu đến bờ yêu đến bến chao chân” (Lửa mùa hong áo).

Xét trong hệ thống các trường ca viết về đề tài chiến tranh thời chống Mỹ, đề tài tình yêu đôi lứa như những sợi chỉ mành nhưng lại dệt nên tấm khăn choàng đẹp đẽ về tình yêu thời chiến. Các nhà thơ viết về tình yêu thời chiến tranh đã thấu hiểu một cách sâu sắc những hy sinh âm thầm của thế hệ cha anh. Có những trái ngọt tình yêu được hưởng quá muộn màng nhưng vô cùng đáng quý: “Người yêu anh dành phần cuối cuộc đời/ Đến tuổi làm bà mới được lần làm mẹ/ Người lính ấy tóc bạc rồi mới trẻ/ Dắt con mình lại ngỡ cháu theo ông” (Đất nước hình tia chớp).

Sự lạc quan tin tưởng vào tình yêu chín chắn, tin tưởng vào ngày mai tất thắng đã được gửi vào trong những vần thơ da diết: “Phải đâu xa cách riêng ta/ Triệu người đi nỗi cách xa vơi đầy/ Mưa ngâu không chỉ nơi này/ Bạn bè anh có bao ngày mưa ngâu/ Một cơn mưa ướt mái đầu/ Mười cơn mưa chẳng ướt câu đợi chờ” (Trường ca sư đoàn).

Như vậy, qua nghiên cứu một vài trường ca có giá trị, ta có thể cho rằng: mặc dù đề tài tình yêu đôi lứa chỉ được thể hiện thoáng qua trong trường ca thời chống Mỹ nhưng đa phần tập trung ca ngợi tình yêu đôi lứa mang cảm thức lạc quan, tin tưởng vào một ngày mai chiến thắng để những người yêu nhau đặt niềm hy vọng đợi chờ, dù có khi là chờ đợi cả cuộc đời.

2.1.4.4 Tình yêu và sự thủy chung

Tình yêu trong thời chống Mỹ thường được mô tả đằm thắm. biểu lộ sự thuỷ chung sâu nặng. Thường, các nhà thơ sáng tác trường ca đa phần đều là người lính, nên hơn ai hết, họ đã thấu hiểu sự nhớ nhung da diết của những người yêu nhau.

Hữu Thỉnh, thay lời người chồng xa quê trong trường ca thủ thỉ với dòng sông, với mùa đông lạnh giá, với người vợ thuỷ chung. Tứ thơ tạo sự xúc động cho người đọc và được diễn tả một cách rất riêng không lẫn vào ai: “Sông ơi


sông nếu ta phải ra đi/ Bậc thấp xuống cho em ra gánh nước/ Xin bát canh đến tay mẹ lúc còn nóng/ Xin mùa đông đừng dài” (Đường tới thành phố).

Bằng những dòng thơ rất chân thực; nhà thơ đã khắc đậm hình ảnh của người chị, người vợ “từng góa bụi trong hồ sơ tự khai”, sống trong vùng địch tạm chiếm, hàng đêm đằng đẵng lén nuôi chồng dưới hầm sâu mà không hề thấy mặt. Thật khó có thể hình dung được bao nhiêu nỗi niềm chất chứa trong sự chờ đợi ròng rã, dằng dặc, mỏi mòn suốt hai mươi năm trời như thế. Đó là đức thuỷ chung của đa số những người phụ nữ Việt Nam thời chiến. Tứ thơ: “Chị đợi chờ quay mặt vào đêm” nghe thật ray rứt, xót xa: “Chị đợi chờ quay mặt vào đêm/ Hai mươi năm cơm phần để nguội/ Hai mươi năm mong trời chóng tối/ Thôi tết đừng về nữa chị tôi buồn”. Những câu thơ giản dị nhưng bày tỏ sự cảm thông sâu sắc của nhân dân trước nỗi khắc khoải chờ chồng, từ khi họ còn là cô gái xuân sắc: “Chị tôi không còn trẻ nữa/ Xóm làng thương ý tứ vẫn kêu cô/ Xóm làng thương không khoe con trước mặt/ Hai mươi năm chị tôi đi đò dầy/ Cứ sợ đắm vì mình còn nhan sắc” (Đường tới thành phố).

Những người phụ nữ Việt Nam mềm mại, ẻo lả như cây lau nhưng lại chính là những cây lau bằng thép, giàu tình yêu thương. Họ đã góp phần khẳng định đức tính thuỷ chung truyền thống và đã được khắc họa trong những bản trường ca về thời chống Mỹ.

Trường ca về thời chống Mỹ được sáng tác từ sau 1990 cũng chú ý đến đề tài tình yêu đôi lứa nhưng thường kết hợp với sự hồi tưởng về chiến tranh. Trường ca Những cánh đồng dưới lửa đã ghi lại nỗi niềm của những chàng trai ra trận rất đa tình bằng những dòng thơ hết sức hiện thực nhưng thật tình tứ: “Chào những em gái họ Bùi, họ Quách/ Từ hôm nay, chúng tôi sẽ xa em/ Em sẽ chẳng được gặp chúng tôi - những thằng lính đa tình trốn trại/ Mò ra Mường hát ghẹo suốt đêm” (Văn Lê).

Hình ảnh các cô gái đứng sừng sững giữa trời, trong vùng trọng điểm cận kề với cái chết cũng đã trở thành tượng đài bất tử trong lòng các anh chiến sĩ và trong lòng mọi người: “Ôi trái tim của lính âm thầm/ Qua trọng điểm có đôi khi


chết lặng/ Phất cờ hiệu em đứng làm cọc đường cháy nắng/ Tim dập dồn thương người quá người ơi” (Lửa mùa hong áo - Lê Thị Mây).

Thời chống Mỹ, đề tài tình yêu được bộc lộ trong trường ca khá rõ nét. Nhiều bài thơ ngắn trữ tình cũng đã đề cập đến tâm tình của người phụ nữ trong và sau chiến tranh. Vương Trọng, một nhà thơ quân đội, người lính thời chống Mỹ cũng đã có những vần thơ ám ảnh: “Sao chị chẳng được làm người đón đợi/ Cổng mở hoài chỉ có gió vào sân” (Chị).

Một vài dẫn chứng trên cho thấy: hình tượng người chiến sĩ từ cuộc đời thực đi vào trường ca được dựng lên từ ngòi bút của những nhà thơ đã từng ra trận nên vừa thực lại vừa giàu cảm xúc. Tình yêu đôi lứa của các anh đầy chất thơ và tiếng đạn bom. Những người phụ nữ của các anh đã vượt qua gian khó để sống xứng đáng với tình yêu chung thuỷ. Có thể khẳng định, bên cạnh các đề tài sống động giàu tính hiện thực thì đề tài tình yêu đôi lứa với nhiều dạng thức như: bài ca khát khao hạnh phúc, bài ca chia ly, bài ca chung thuỷ, bài ca lạc quan... vẫn luôn được các nhà thơ viết về thời chống Mỹ phản ánh vào những bản trường ca sử thi hiện đại.

2.2 Sức khái quát hiện thực về địa danh và con người

Các nhà thơ thời chống Mỹ - những người đã bước vào chiến tranh với tâm thế người trong cuộc - đã mô tả lại cuộc chiến tranh rất chân thực. Các nhà thơ thời hậu chiến tuy sống trong hoà bình, nhưng cũng dành nhiều thời gian để hồi tưởng, tìm về quá khứ lịch sử hào hùng một đi không trở lại đã từng diễn ra trên đất nước Việt Nam. Quả thật như thế, xa rời hiện thực thì không thể có khám phá gì đáng nói cả” [110, tr.187]. Nhiều trường ca sử dụng (hầu như giữ nguyên mẫu) tên người thật, việc thật, tên những địa danh có thật mà cuộc chiến đã đi qua và cày xới dau thương. Bởi lẽ các nhà thơ sáng tác trường ca đều biết rằng người thật việc thật là những nhân chứng hiển hiện sống động trên đời, tốt nhất là đem nguyên mẫu vào văn học, hoặc từ nguyên mẫu để hư


cấu ở độ đáng tin cậy. Đó cũng là cách khẳng định sự thật như nó vốn đã thế và được đông đảo quần chúng nhân dân đón nhận.

2.2.1. Sức khái quát hiện thực về địa danh

Hầu như trong rất nhiều trường ca hiện đại; các địa danh trên mọi miền Tổ quốc và hình tượng con người Việt Nam đều hiện lên rất rõ. Các nhà thơ sáng tác trường ca đã xây dựng một thế giới nghệ thuật mới về Tổ quốc qua hình tượng con người và các địa danh cụ thể. Địa danh là một yếu tố vô cùng quan trọng để góp phần tạo nên hình hài nhân vật, tạo nên cái cốt lõi, cái nền để nhân vật hoạt động, là trung tâm để xây dựng tác phẩm, là xuất phát điểm để nhà thơ cảm thụ và xây dựng vấn đề thành tác phẩm.

Trường ca sử thi hiện đại đã mô tả một dải đất nước thân yêu trong Nước non nghìn dặm (Tố Hữu). Địa danh Bắc Ninh có mặt trong trường ca Đi về đồi hoa cúc của Nguyễn Xuân Tường, Thành phố Vinh anh dũng xuất hiện trong trường ca Vinh của Lê Duy Phương. Dọc những bờ cát trắng phau đã in dấu chân Những người đi tới biển (Thanh Thảo) tìm về với biển.

Cả miền Trung chìm trong khói lửa chiến tranh khốc liệt. Quảng Trị có mặt trong Trường ca Sư đoàn của Nguyễn Đức Mậu, Huế yêu thương in dấu ấn trong Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm. Quảng Nam xuất hiện trong Bà mẹ Quảng Nam của Trần Thị Thắng. Bình Định có mặt trong Về miền thương nhớ của Tạ Kim Khánh. Bóng dáng Tuy Hoà xuất hiện trong Ở làng Phước Hậu của Trần Vũ Mai. Địa danh Nha Trang xuất hiện trong Sông Dinh mùa trăng khuyết của Giang Nam. Vùng cực Nam Trung bộ có mặt trong Sông núi trên vai của Anh Ngọc. Thành phố Sài Gòn ghi dấu trong Hành trình của Hưởng Triều và Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh. Địa đạo Củ Chi có mặt trong Mặt trời trong lòng đất của Trần Mạnh Hảo. Đồng Tháp, Kiên Giang xuất hiện trong Ánh chớp đêm giao thừa của Giang Nam. Cà Mau có mặt trong Hòn Khoai của Nguyễn Bá. Mảnh đất Tây Nguyên hiện diện trong Bài ca chim Chơ rao Vách đá Hồ Chí Minh của Thu Bồn ...


Macxim-Goocki đã từng nói “Văn học là nhân học”. Có con người là có cuộc sống. Có cuộc sống sẽ có văn chương. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh cũng đã nói với văn nghệ sĩ: “Những tác phẩm mà quần chúng chờ đợi là những tác phẩm ca tụng sự thật những người mới, việc mới chẳng những để gương mẫu cho chúng ta ngày nay, mà còn để giáo dục con cháu ta đời sau” [109, tr.441].

Hình tượng văn học được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ. Từ trong bản chất của nó, ngôn từ đã mang tính hình tượng. Khi được sử dụng, ngôn từ bao giờ cũng hướng về những đối tượng cụ thể, có khả năng gợi lên tâm trí con người những liên tưởng về đối tượng cụ thể. Cho nên ngôn từ vừa có tính cụ thể vừa có tính khái quát và nó là cơ sở tất yếu để xây dựng những hình tượng vừa mang tính khái quát vừa mang tính cụ thể.

Địa danh Tháp Mười nổi tiếng với câu ca: Tháp Mười đẹp nhất bông sen/ Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ lại được khắc hoạ trong Người anh hùng Đồng Tháp của Giang Nam. Các địa danh cụ thể như Đồng Tháp, Hậu Thạnh, bờ kênh Một, Kinh Chứa, Kinh Cùng, Biện Minh, Giồng Dung, Thiện Hộ, Mỹ An… cũng đã xuất hiện trong trường ca.

Ghi dấu địa danh Sài Gòn, Lê Anh Xuân đã sử dụng một gam màu đặc biệt, thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ sâu nặng: “Ôi thành phố Hồ Chí Minh/ Sài Gòn vẫn sắc xanh trời xanh Bác Hồ” (Nguyễn Văn Trỗi)

Giang Nam, trong Ánh chớp đêm giao thừa lại ví Sài Gòn như một con người trong cuộc đấu tranh chống giặc Mỹ. Các địa danh Vườn Chuối, Bàn Cờ, Khánh Hội, Thủ Thiêm được nhắc đến một cách nhẹ nhàng nhưng đầy sức nặng tâm tình:“Không có tên, cái Sài Gòn khổ đau và hy vọng/ Vườn Chuối, Bàn Cờ, Khánh Hội, Thủ Thiêm/Sài Gòn đây trong bản hợp xướng anh hùng”.

Có lẽ nhờ lối miêu tả hình ảnh sống động gần gũi, dùng từ ngữ dung dị chân chất mà bút pháp của Giang Nam, mặc dù đã trải qua trên dưới ba mươi

Xem tất cả 223 trang.

Ngày đăng: 17/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí