người bởi nỗi li tan của chính nó… gió lại dựng họ dậy theo cái kiểu lướt thật chậm từ chân lên đầu, như có một linh hồn, một bóng ma vừa đi qua âu yếm”, “Vài ngọn gió cô độc đã nghênh ngang đi qua rẫy tạo ra một cảnh tượng buồn cười, chỗ thẳng chỗ xiên, rối bời. Buổi sáng thức dậy, gió làm những cây bắp đã trổ cờ ngã rạp”. Nói về biểu tượng Gió lẻ, nhà văn tâm sự: “Thật ra tôi có thể viết Nắng lẻ, hay Mây lẻ, nhưng những thứ này không…lạnh, khi tôi đang nói tới cái cô độc hiu hắt của cuộc đời”.
Hệ thống hình ảnh thiên nhiên: dòng sông, cánh đồng, gió với những đặc trưng rất riêng đã góp phần làm cho trang viết của Nguyễn Ngọc Tư thấm đẫm chất Nam Bộ. Và chính hệ thống biểu tượng này đã giúp người kể chuyện đi sâu khám phá thế giới tâm hồn đầy bí ẩn phức tạp của con người, đồng thời nó cũng góp phần rất lớn trong việc tạo nên phong cách trần thuật có chiều sâu của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Bên cạnh việc miêu tả thiên nhiên, người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư còn đi vào miêu tả chân dung nhân vật nhằm góp phần khám phá thế giới bên trong đầy bí ẩn của các nhân vật. Chẳng hạn, chân dung người dì trong Dòng nhớ được người kể chuyện miêu tả khá cụ thể: “…dì mặc chiếc áo cộc tay màu cau khô ở trong, khoác thêm chiếc áo bà ba ở ngoài, mỏng te, nhiều vụn vá. Tóc đã bạc nhiều, lơ thơ vài cọng rủ xuống mặt. Sương gió đã làm cho khuôn mặt dì đen sạm, nhăn nheo” [83, tr.135-136]. Qua những lời miêu tả này, người kể chuyện cho ta thấy được hình ảnh một người dì hiền hậu với những vất vả, cơ cực mà sương gió cuộc đời đã in hằn trên khuôn mặt.
Điều đáng chú ý là khi miêu tả nhân vật, người kể chuyện thường tập trung vào những nét ngoại hình giàu sức biểu hiện tâm lí như khuôn mặt, đôi mắt, nụ cười. Đó là gương mặt “đen đúa trầm lặng như tượng gỗ bỗng mềm lại” của Sáu Tâm khi anh nghe San kể về ước mơ, khao khát được trở thành
đào hát và câu chuyện cuộc đời bất hạnh của cô (Bởi yêu thương); khuôn mặt “trầm lặng mà sâu sắc” của người đàn ông trong Cái nhìn khắc khoải. Trong Ngày đã qua, người kể chuyện tập trung miêu tả khuôn mặt của từng nhân vật: khuôn mặt đầy đặn của Hòa “mặt chữ điền, cạnh nào ra cạnh đó”, khuôn mặt ấn tượng của Chi với “cái miệng rộng, cái mũi to bè bè nhưng đôi mắt rất đẹp, đôi mắt tròn xoe”, đặc biệt là khuôn mặt đẹp nhưng ẩn dấu nhiều nỗi buồn của Tiệp “khuôn mặt tròn dình, miệng lúc nào cũng như cười, mắt lúc nào cũng như hỏi… khuôn mặt xinh đẹp của chị toát ra cái vẻ lơ đãng một cách đau lòng”. Mỗi khuôn mặt là một số phận, một tính cách, một trạng thái tâm hồn…
“Đôi mắt rất hay nói”, “đôi mắt thể hiện được con người”, đọc truyện Nguyễn Ngọc Tư người đọc cứ bị ám ảnh khôn nguôi bởi đôi mắt của các nhân vật. Đó là đôi mắt “ầng ậc nước… không rõ là phèn hay máu nhoèn nhoẹt” của người cha khi phải chứng kiến cảnh bọn côn đồ thi nhau làm nhục đứa con gái thương yêu của mình, đôi mắt đau đớn “rưng rức chớp mở” của Nương khi bị làm nhục (Cánh đồng bất tận); “đôi mắt hiền, hơi ướt, dịu dàng” của cô đào Điệp (Bởi yêu thương); đôi mắt dị tật của Lương – một con người với vẻ ngoài mang nhiều khiếm khuyết nhưng ẩn sâu bên trong là một tâm hồn luôn ngập tràn yêu thương: “một bên mắt xé lẹ…người ta nhìn anh biết, chứ anh mà nhìn lại, người ta tưởng anh ngó đâu đâu”, “Con mắt lé thờ ơ nhìn chỗ khác, nhưng con mắt còn lại thắp lửa lên” (Lương); đôi mắt chứa đựng nhiều tâm trạng của đứa trẻ với bi kịch bố mẹ chia lìa: “thằng con có đôi mắt tối và ướt của cha bước theo sau”, “nó có đôi mắt buồn quá, tưởng như té vô đó thì không mong lội lên”, “mắt nó vằn lên những tia giận dữ, gương mặt tối sầm”, “nhưng thằng nhỏ Sói không ngủ, vẫn còn hai cái hố thẳm sâu biền biệt, mở trâng tráo” (Ấu thơ tươi đẹp).
Nụ cười cũng góp phần thể hiện tâm hồn, tính cách con người. Ta không thể nào quên được nụ cười hiền hậu của Hiên trong Nửa mùa: “Bù lại nó cười
Có thể bạn quan tâm!
- Người Kể Chuyện Kể Theo Điểm Nhìn Toàn Tri
- Một Vài Đặc Điểm Nổi Bật Của Ngôn Ngữ Kể Chuyện Trong Truyện Ngắn Nguyễn Ngọc Tư
- Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - 10
- Giọng Điệu Xót Xa Thương Cảm Với Những Số Phận Gặp Nhiều Bất Hạnh Trong Cuộc Sống
- Giọng Điệu Dân Dã Mộc Mạc, Pha Chút Hài Hước Nhẹ Nhàng
- Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - 14
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
thiệt ngọt, cười giống như má mình như ngoại mình, móm mém hiền khô, như rót vào lòng. Một nụ cười lương thiện”; nụ cười ngập tràn tình yêu và hạnh phúc của má Hiên trong Người năm cũ: “Mỗi lần xem tivi, nhìn thấy ông thoáng qua trên màn hình, má Hiên luôn cười rất nhẹ, kín đáo âm thầm. Cái cười nhỏ nhưng tràn đầy tình”. Có những nụ cười của hạnh phúc nhưng cũng có những nụ cười mà ẩn sau nó là nỗi buồn đau chất chứa. Đó là cái cười mang cả khối đau u uất của Út Vũ trong Cánh đồng bất tận: “nó vừa dữ dội, đau đớn, hoang dã, cay đắng, nghiệt ngã. Cái cười thật dài, riết lấy khuôn mặt cha, làm mắt cha hơi lồi ra, ánh lên như có nước”; là những cái cười mang tâm sự buồn của các nhân vật trong Chuyện của Điệp: “Điệp ngó Giàu cười buồn, má ngó Điệp cười còn buồn hơn (…). Má lặng lẽ cười. Cười buồn bã”; “nụ cười tê dại” của Hậu khi Hậu biết người muốn giết hại chị lại chính là người chồng mà chị yêu thương (Một trái tim khô). Với sự quan sát tinh tế và sự thấu hiểu đời sống tâm lí nhân vật, người kể chuyện chỉ thông qua một vài lời miêu tả đã lột tả được khá sâu sắc những biến chuyển trong chiều sâu nội tâm nhân vật.
Từ sự phân tích ở trên ta có thể thấy thành phần lời miêu tả chiếm một tần số khá cao, một vị trí khá đặc biệt trong nghệ thuật tự sự của Nguyễn Ngọc Tư. Qua những lời miêu tả này, ta cảm nhận được một tâm hồn nhạy cảm và khả năng quan sát tinh tế, sắc sảo của người kể chuyện. Tả cảnh thiên nhiên hay miêu tả diện mạo nhân vật thì người kể chuyện cũng luôn luôn hướng tới khám phá thế giới bên trong đầy phong phú, phức tạp, bí ẩn của con người. Chính thành phần miêu tả này đã góp phần quan trọng trong việc tạo nên chất thơ, chất trữ tình cho truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
3.1.2.3. Thành phần lời phân tích, bình luận
Thành phần lời phân tích, bình luận của người kể chuyện trong các tác phẩm tự sự có vai trò rất quan trọng. Nó giúp người kể chuyện soi sáng thêm
nội dung tư tưởng của tác phẩm, bộc lộ đầy đủ tập trung hơn thái độ, sự đánh giá của mình đối với nhân vật cũng như quan niệm nhân sinh của mình, thể hiện trực tiếp những điều muốn nhắn gửi của mình đến người đọc. Với nhu cầu nhận thức chính mình, nhận thức xã hội, nhận thức về con người, lời bình luận trong truyện ngắn đương đại ngày càng xuất hiện với mức độ đậm đặc. Ý thức của chủ thể sáng tạo thể hiện rõ ở những lời bình luận. Nguyễn Khải, Bảo Ninh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Ngọc Tư là những nhà văn tạo được phong cách riêng với sự xuất hiện lời bình luận đậm đặc trong ngôn ngữ kể chuyện. Sự xuất hiện khá lớn những lời phân tích, bình luận trong tác phẩm của các nhà văn không phải là một sự ngẫu nhiên. Bởi chức năng cơ bản của người kể chuyện trong cuộc sống đương đại đa sự, đa đoan không phải là đi vào tái hiện các sự kiện, các mảng hiện thực của đời sống mà là phân tích, lí giải đời sống đó ở chiều sâu của nó.
Chủ đề bình luận mà người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư hay hướng tới là những vấn đề cá nhân, đời tư, cách đối nhân xử thế. Đó là suy ngẫm về con người và cuộc đời: “Con người ta, hết đau bề nầy tới đau bề khác” [83, tr.12]; “Người đời thường vậy, họ chém ta một nhát rồi quên đi, thì chỉ nói cho sướng miệng thôi, cho đỡ buồn thôi chứ chết chóc ai đâu, ai biểu ta ngồi đó để ôm vết sẹo với nỗi đau khôn tả” [88, tr.130]; “Anh để ý coi, những người ít nói hay cười, không phải vì vui mà vì để khỏi trả lời” [84, tr.108]. Đặc biệt người kể chuyện thường hay bình luận, suy ngẫm về tình yêu, về tình cảm giữa người với người: “thâm tình cũng như nước dưới sông, có chảy đi đâu, có chém vè ở đâu cũng hợp lại một dòng xuôi chảy mãi” [84, tr.113]; “Có nhiều câu hỏi người ta tốn cả đời để trả lời, thí dụ như câu “Anh có thương em tới chết mới thôi không?”, “Khoảnh khắc đó tôi đã biết âm thanh đẹp nhất của cuộc sống là tiếng của một người nói yêu một người” [86, tr.131-150]; “ở đời tưởng đâu người ta tưởng đâu chửi mắng xâu xé nhau là
mất tình. Lợt lạt nhau thì cũng có tình gì đâu” [88, tr.53]. Có khi là lời bình luận về lẽ sống ở đời: “cái gì của mình trước sau gì cũng của mình, cái gì không phải của mình đừng giành giật, uổng công” [88, tr.56]; “như con người ta vậy, nhìn nhau phải nhìn mặt tốt của nhau” [88, tr.154].
Trong cách bình luận của người kể chuyện thể hiện sự dè dặt, vẻ hồ nghi, băn khoăn. Dường như người kể chuyện muốn nhắn gửi với người đọc rằng những lời bình luận mà chị đưa ra chưa phải là chân lí mà mới chỉ là những gì mà chị cảm nhận, tiên đoán. Chị chỉ đưa ra vấn đề cho người đọc tìm hiểu, suy ngẫm còn đúng - sai, phải - trái thế nào là tùy vào kinh nghiệm, vốn sống của từng người. Thái độ dè dặt, hồ nghi của người kể chuyện thể hiện rõ qua việc người kể chuyện dùng những câu nghi vấn: “Làm gì có chuyện đời như ý?” [84, tr.66]; “Coi lại, làm gì có chuyện con người được sống hồn nhiên như nước chảy mây trôi?” [88, tr.143]. Trong lời bình luận, người kể chuyện thường dùng những cụm từ mang ý nghĩa phỏng đoán, không xác định, dự cảm, hồ nghi như: đôi khi, dường như, có lẽ, thường thì, chắc tại: “Cũng giống như phim tình cảm, đôi khi người ta vì yêu mà rứt ruột lìa xa người mình yêu” [84, tr.14]; “Đôi khi người ta hay bàn chuyện nầy chuyện nọ để làm xao động cuộc đời đang hết sức yên bình, lãng nhách vậy đó…” [84, tr.97]; “Nhưng cũng có lúc nó cần có má, để hỏi vài chuyện… Tôi hỏi chuyện gì, nó cười, bẻn lẻn, dường như những câu chuyện đó người ta chỉ dành để nói với má người ta” [84, tr.122]; “Có lẽ, người đời luôn luôn nuối tiếc những gì không tròn vẹn” [84, tr.151]; “Thường thì đàn ông không nhớ sâu sắc và yêu sâu sắc như người đàn bà” [84, tr.145]. Cách bình luận không cứng nhắc, không “cao đàm khoát luận” mà rất mềm mại, linh hoạt đã tạo cho những lời bình luận của người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư sự hấp dẫn lôi cuốn. Bởi đó là những suy nghĩ và cảm nhận hết sức chân thật của người kể chuyện. Nó không áp đặt đối với người đọc mà đi vào lòng người một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, thấm thía.
Có thể khẳng định rằng sự kết hợp một cách khéo léo, linh hoạt ba thành phần: lời kể, lời miêu tả và lời phân tích, bình luận là một trong những yếu tố làm nên nét đặc sắc và hấp dẫn rất riêng cho ngôn ngữ của người kể chuyện trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Nhờ đó, ngôn ngữ trong trang văn của chị vừa mang chất trữ tình sâu lắng vừa thấm đẫm chất triết lí và có khả năng lôi kéo người đọc cũng suy ngẫm, bàn bạc.
3.1.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ người kể chuyện với ngôn ngữ của nhân vật khác
Sự phân biệt giữa ngôn ngữ của nhân vật người kể chuyện với ngôn ngữ của các nhân vật khác chỉ có ý nghĩa tương đối. Bởi trong một số trường hợp, hai loại ngôn ngữ này hòa lẫn vào nhau rất khó tách biệt. Đọc truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ta thấy ngôn ngữ của nhân vật người kể chuyện thường chiếm ưu thế cả về số lượng lẫn về chức năng tự sự, miêu tả, biểu hiện. Để chứng minh cho điều này chúng tôi dựa vào một số căn cứ:
Thứ nhất, ngôn ngữ của các nhân vật khác trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư chủ yếu là lời độc thoại nội tâm. Nhưng một điều dễ nhận thấy là lời độc thoại nội tâm của nhân vật Nguyễn Ngọc Tư rất ít theo kiểu truyền thống
– những lời độc thoại nội tâm mà ở đó có sự tách biệt rạch ròi giữa lời dẫn của người kể chuyện với lời miêu tả suy nghĩ của nhân vật, kiểu như: Anh ấy nghĩ: “…” hay Nó tự nhủ: “…”. Trong những lời độc thoại nội tâm ở truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư có một bộ phận lớn ta khó có thể tách biệt được đó là lời của người kể chuyện hay của nhân vật. Nó nhòe vào nhau tạo thành lời nửa trực tiếp: “Ông già nghe thất vọng quá, các người đòi thêm gì nữa, muốn éo le như thế nào, oan khuất bao nhiêu năm mới đủ?” [88, tr.129]; “San sống như vậy riết rồi quen. Không tâm huyết, kì vọng vào cái gì, không mơ mộng xa vời, không rút ruột ta tin ai, yêu ai. San thấy mình không vịn vào ai để sống và cũng không sống vì ai” [84, tr.139]. Và chúng tôi vẫn xếp loại lời này vào lời kể của người kể chuyện – dạng lời kể hai giọng.
Thứ hai, ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật khác nhìn chung là bị ngôn ngữ người kể chuyện “lấn lướt”:
Trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, lời đối thoại của nhân vật chiếm một tỉ lệ ít và nó khá ngắn. Nhân vật của chị thường có chung một đặc điểm là suy nghĩ nhiều, nói ít, hoạt động ít. Phần lớn các truyện ngắn của chị chỉ có ba bốn đoạn đối thoại mà mỗi đoạn đối thoại cũng thường chỉ gồm ba bốn lượt lời. Chẳng hạn truyện Cảm giác trên dây có 324 dòng mà chỉ có 8 dòng đối thoại chiếm gần 2.5 %; truyện Mộ gió có 118 dòng trong đó chỉ có 3 dòng đối thoại, chiếm 2.5 %. Truyện Cải ơi có 224 dòng mà chỉ có 4 dòng đối thoại, chiếm 1.7 %. Trong những đoạn đối thoại ít ỏi này, có những cuộc thoại chỉ gồm một lượt lời chỉ có trao mà không có đáp nên nếu chuyển thành lời gián tiếp hòa lẫn vào trong lời dẫn của người kể chuyện thì cũng không phương hại gì nhiều đến cấu trúc chung của văn bản tác phẩm. Ví dụ như lời của Diễm Thương nói với Thàn: “Ăn bám mà kéo theo cả bầy”. Hay lời của Thàn nói với Diễm Thương về ông già Năm Nhỏ: “Ông Năm, bạn anh. Dễ thương lắm” [83, tr.7].
Lại có không ít những cuộc đối thoại mà quan hệ trao – đáp rất lỏng lẻo, hờ hững hoặc là trật khớp. Ví dụ như cuộc đối thoại giữa người đàn ông làm nghề nuôi vịt chạy đồng với người phụ nữ trong Cái nhìn khắc khoải:
- “Sáng nay tôi gặp thằng bạn, nó mới chạy bầy vịt từ nông trường qua.
Tôi hỏi, nghe nói thợ gặt An Bình ở đó.
- Anh Hai
Ông bước xuống đẩy mớ vỏ dừa vô mẻ un. Xơ dừa mịn, cháy rực, rồi tắt ngấm.
- Ảnh tên Sinh phải hôn cô Út?Ờ, Sinh, ảnh…cũng đang gặt bên đó,cô Út à.
- Anh Hai!
Chị buông cái khăn xuống kêu bàng hoàng.
- Tàu từ xã chạy nông trường lúc năm giờ, ngang đây, chắc cỡ sáu giờ rưỡi. Cô ráng đón chuyến đó. Để lỡ tới bữa sau, sợ mấy ảnh lại chuyển đồng, kiếm cực lắm. Tính vậy nghen cô Út (…)
- Anh Hai à, sao anh tính vậy?
- Tôi biết cô còn nặng lòng cùng ảnh. Qua bển hỏi đầu đuôi gốc ngọn ra làm sao. Nói có tình, mình ở lại, biết đâu người ta có nỗi khổ gì…”[83, tr.62-63]. Ở đây hầu như chỉ là lời của ông Hai, nhân vật “cô Út” chỉ đáp lại bằng tiếng gọi tên. Cuộc đối thoại này với quan hệ trao – đáp lỏng lẻo lại có ý nghĩa đặc biệt trong việc thể hiện tâm lí, suy nghĩ riêng của mỗi người. Ông Hai như muốn cố nói cho nhanh những gì cần nói để che giấu đi cảm xúc thực của mình. Còn người phụ nữ có đối đáp, có trả lời nhưng chỉ là hai từ “Anh Hai”, chứa đựng sự xúc động nghẹn ngào, lòng biết ơn đối với người mình
đang đối thoại.
Có những cuộc thoại lại không tuân thủ quy tắc luân phiên lượt lời (một cách có dụng ý). Chẳng hạn, cuộc đối thoại giữa người phụ nữ với người tình trong Một chuyện hẹn hò có 11 lượt lời nhưng có tới 8 lượt lời là của người phụ nữ, chỉ có 3 lượt lời là của người đàn ông:
- “Ra đây để nói với anh, em… không thể… Có bão…
- Ừ, thì bão…
- Em sợ anh chờ nên mới ra nói anh hay. Có bão thiệt mà, anh.
- Người ta sẽ thấy hai đứa mình…
- Bà con sẽ nghĩ nầy nghĩ nọ…
- Thôi mà, em. Mình sẽ nói là dọc đường bị bão, tình cờ gặp.
- Người ta đồn rùm lên…
- Thôi đi, em.
- Em biết nói sao với con em bây giờ?...
- Tại em sợ… Hồi xưa, em có nhỏ bạn. Đời nó buồn lắm, mẹ nó bị tù…
- Mẹ nó làm giám đốc, nhưng thích cải lương, thích nghệ sĩ, xài nhiều tiền của công ty vô mấy chuyện hát hò. Có bữa, nghe Minh về hát bên Thổ Cường, bà chạy xe hơi gần hai trăm cây số để đem cho ông Minh mắc dịch đó ơ cá dứa kho tộ. Nhà báo người ta viết về vụ đó quá trời” [85].