11
chiều, qua tinh thần hậu hiện đại, tất cả nhẹ như không” [8].Theo tác giả Trần Can, đó còn là “giọng văn khá duyên dáng, giản dị và lôi cuốn với những buồn vui nhẹ nhòm của một người từng trải nỗi đời và nỗi người” [2].
Các tác giả cũng chỉ ra những hạn chế trong việc sử dụng ngôn ngữ của Inrasara. Trong bài viết Chân dung cát – chân dung Chăm thời hiện đại, tác giả Phương Thủy nhận xét: “Đôi khi người đọc cảm thấy nhà văn đã quá tay trong việc trình bày rất nhiều vốn từ ngữ trong kho kiến thức văn, sử, ngữ, triết, cả phương Đông lẫn phương Tây trong tác phẩm của mình…” [50]. Chính điều này khiến cho độc giả có cảm giác là tác giả “lạm dụng và nói hơi dài dòng” [8] gây không ít khó khăn trong việc tiếp nhận.
Có thể thấy, tuy các phương diện nghệ thuật cơ bản trong tiểu thuyết của Inrasara đều đã được tìm hiểu và đề cập đến nhưng còn sơ sài và chưa thành hệ thống. Các thủ pháp và cách thức xây dựng nhân vật chưa được nghiên cứu đầy đủ, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu chưa được quan tâm nhiều. Đặc biệt là cuốn tiểu thuyết Hàng mã kí ức – tác phẩm ra đời sau. Các nghiên cứu, tìm hiểu của các tác giả chưa xác lập được một diện mạo hình thức nghệ thuật đầy đủ và cụ thể về tiểu thuyết của Inrasara. Các tác giả mới chủ yếu nêu ra nhận xét chứ chưa có sự phân tích một cách sâu sắc. Vì thế, ở đề tài này, chúng tôi trên cơ sở kế thừa, tham khảo những nhận định của những người nghiên cứu đi trước; đồng thời dựa trên cơ sở lí thuyết hậu hiện đại để tìm hiểu, nghiên cứu một cách cụ thể, rò ràng, toàn diện đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết của Inrasara. Từ đó thấy được những điểm mới mẻ, đột phá của Inrasara trong cách viết so với các cây bút tiểu thuyết dân tộc thiểu số khác cũng như nỗ lực của Inrasara trong việc đưa văn học dân tộc thiểu số đền gần hơn hòa nhập với văn học nước nhà nói riêng và văn học thế giới nói chung.
12
Như vậy, tuy chỉ với hai cuốn tiểu thuyết được xuất bản nhưng nhà văn dân tộc thiểu số này đã tạo được những hiệu ứng khác nhau từ phía dư luận: vừa phê phán có chỗ đồng tình và ủng hộ, vừa tranh luận và có chỗ chưa đồng tình. Các bài viết, các bài phỏng vấn, nghiên cứu nhỏ lẻ mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận định, đánh giá ban đầu chứ chưa có một công trình nào có tính tổng hợp và chuyên sâu. Vì thế ở luận văn này chúng tôi chọn tiểu thuyết của Inrasara để tìm hiểu, nghiên cứu, nhằm bước đầu tiếp cận một cách chuyên sâu và chỉ ra diện mạo cũng như đóng góp cụ thể của tiểu thuyết Inrasara đối với tiểu thuyết dân tộc thiểu số nói riêng và tiểu thuyết đương đại Việt Nam nói chung.
3. Mục đích nghiên cứu
- Giới thiệu về tiểu thuyết của Inrasara - mảng văn học còn ít người quan tâm và biết đến như một bộ phận của văn xuôi các dân tộc thiểu số nói chung và của tác giả này nói riêng.
- Chỉ ra và phân tích làm rò những đặc điểm cụ thể về nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết của Inrasara. Qua đó góp phần khẳng định đóng góp đồng thời là những hạn chế của tác giả này trong bức tranh toàn cảnh về văn xuôi các dân tộc thiểu số nói riêng, tiểu thuyết đương đại Việt Nam nói chung.
4. Đối tương và phạm vi nghiên cứu
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc điểm tiểu thuyết của Inrasara - 1
- Đặc điểm tiểu thuyết của Inrasara - 2
- Vài Nét Về Chủ Nghĩa Hậu Hiện Đại, Ảnh Hưởng Của Nó Đến Văn Học Việt Nam Và Tư Tưởng Nghệ Thuật Của Inrasara
- Tiểu Thuyết Và Quan Niệm Về Tiểu Thuyết Của Inrasara
- Con Người Mang Vẻ Đẹp Nguyên Bản Với Số Phận Bí Ẩn.
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
4.1. Đối tượng
Những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết của Inrasara.
4.2. Phạm vi tài liệu nghiên cứu.
Hai cuốn tiểu thuyết của Inrasara: Chân dung cát (2006) và Hàng mã kí ức (2011).
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày những vấn đề khái quát về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện – đương đại. Phác thảo trên nét lớn diện mạo văn chương Inrasara và vị trí của thể loại tiểu thuyết trong sự nghiệp văn học của ông.
- Tìm hiểu, khám phá những đặc điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Inrasara. Trên cơ sở nghiên cứu đó rút ra những nhận định, đánh giá khách quan, khoa học về tiểu thuyết của Inrasara.
- Trong chừng mực có thể, so sánh và chỉ ra nét khác biệt giữa Inrasara với các cây bút tiểu thuyết dân tộc thiểu số khác (Vi Hồng, Cao Duy Sơn)
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích, so sánh
- Phương pháp tổng hợp, khái quát.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
7. Đóng góp mới của luận văn
- Là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về tiểu thuyết Inrasara. Chỉ ra được đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong hai cuốn tiểu thuyết “nóng hổi” của ông.
- Có cái nhìn toàn diện, cụ thể, phong phú hơn về tiểu thuyết của các cây bút dân tộc thiểu số Việt Nam trên hành trình văn học đương đại. Cụ thể là: thiểu thuyết của Inrasara mang tính hậu hiện đại cao – nét mới mẻ, đột phá đối với văn học dân tộc thiểu số.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Văn chương Inrasara trong dòng chảy của văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện - đương đại.
Chương 2: Những cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết của Inrasara
Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết của Inrasara.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
VĂN CHƯƠNG INRASARA TRONG DÒNG CHẢY CỦA VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN - ĐƯƠNG ĐẠI
1.1. Phác thảo diện mạo văn xuôi (tiểu thuyết) của các cây bút dân tộc thiểu số Việt Nam hiện – đương đại
Ra đời từ cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cho đến nay, văn học dân tộc thiểu số đã đi được một chặng đường dài. Hành trình ấy là một quá trình tự vận động không ngừng để tự hoàn thiện, khẳng định vai trò và vị trí của văn học dân tộc thiểu số trong nền văn học dân tộc. Những hạn chế, những khó khăn, thách thức vẫn còn và cần khắc phục nhưng những thành tựu của nó đã đóng góp không nhỏ vào việc hoàn chỉnh hơn bộ mặt văn học dân tộc.
So với thơ, văn xuôi dân tộc thiểu số xuất hiện muộn hơn và cũng không phát triển mạnh bằng. Nhưng với sự vận động của thể loại và nhiều nguyên nhân tác động, đến nay văn xuôi các dân tộc thiểu số đã có được một đội ngũ người viết tương đối đông và đạt được những thành tựu đáng kể. Các tác giả thuộc nhiều dân tộc thiểu số anh em trên đất nước Việt Nam như: Tày, Nùng, Thái, Hoa, Êđê, Bahnar, Chăm …. Đội ngũ tác giả văn xuôi dân tộc thiểu số được phân bố ở 03 khu vực: miền núi phía Bắc (Vi Hồng, Triều Ân, Cao Duy Sơn, Nông Viết Toại, Vi Thị Kim Bình, Mã A Lềnh, Lò Văn Sĩ, Bế Thành Long, Hữu Tiến, Đoàn Lư, Đoàn Minh Ngọc, Nông Minh Lập, Triệu Thị Mai, Bế Phương Mai…); khu vực Tây Nguyên (Y Điêng, Hlinh Niê, Kim Nhất, Niê Thanh Mai…) và Tây Nam Bộ (Lý Lan, Inrasara, Trà Vigia…). Trải qua quá trình hình thành và phát triển cho đến
nay đội ngũ các nhà văn dân tộc thiểu số đã tăng lên đáng kể và trưởng thành mau chóng. Tuy nhiên đội ngũ sáng tác và thành tựu của văn xuôi dân tộc thiểu số ở từng khu vực có sự chênh lệch khá lớn. Có thể thấy văn xuôi dân tộc thiểu số phát triển nhất ở miền núi phía Bắc với sự xuất hiện của những nhà văn có vai trò tiên phong, với bộ ba cái tên quan trọng: Nông Minh Châu, Vi Hồng, Triều Ân. Còn cả một vùng rộng lớn của Tây Nguyên và Tây Nam Bộ thì số lượng tác giả lại quá mỏng và một số tác phẩm của họ cũng chưa được biết đến rộng rãi trong dư luận.
Đời sống chính trị, xã hội, văn hóa và nhận thức trong tư tưởng có những biến động, thay đổi là điều kiện, nguyên nhân để văn học các dân tộc thiểu số thực sự vươn mình mạnh mẽ về mọi mặt và có bước trưởng thành rất đáng tự hào. Đặc biệt thời kì đổi mới, các nhà văn dân tộc thiểu số luôn đứng trong đội ngũ chung, đã và đang có những sáng tạo đạt chất lượng cao về tư tưởng – nghệ thuật. Gần một thế kỉ đóng góp và cống hiến, các nhà văn dân tộc thiểu số đã xây dựng được một diện mạo văn xuôi các dân tộc phong phú, đa dạng, hiện đại mà vẫn đậm bản sắc dân tộc. Đến thời điểm này có thể khẳng định, văn học dân tộc thiểu số nói chung và văn xuôi dân tộc thiểu số nói riêng là một mảng không thể thiếu của nền văn học nước nhà như lời khẳng định của nhà thơ Mai Liễu: “Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số là một bộ phận không thể tách rời của nền văn học nghệ thuật” nước nhà [12, 9] và sẽ tiếp tục đồng hành cùng dòng chảy văn học Việt Nam trong tiến trình hiện đại hóa. Từ nền văn học dân gian đến văn học viết thời kì hiện đại, văn học các dân tộc thiểu số luôn có mặt và đã góp phần tạo nên diện mạo của một nền văn học dân tộc Việt Nam phong phú và giàu bản sắc.
Trong văn xuôi dân tộc thiểu số, tiểu thuyết là một trong những tiểu loại được nhiều cây bút yêu thích và lựa chọn để thử sức mình. Tiểu thuyết của các cây bút dân tộc thiểu số ra đời muộn hơn so với truyện ngắn, vào
16
khoảng những năm 60 của thế kỉ XX với cuốn Muối lên rừng của Nông Minh Châu (1964). Nhưng sau đó ngay lập tức tiểu thuyết bị chững lại trong một khoảng thời gian khá dài (14 năm) rồi mới tiếp tục xuất hiện trở lại và dần khẳng định được vị trí cũng như giá trị của mình trên văn đàn với số lượng tác phẩm và tác giả ngày càng tăng dần. Từ thập niên 80 đến nay hàng loạt cuốn tiểu thuyết của các cây bút dân tộc thiểu số đã ra đời. Không chỉ là tiểu thuyết của các cây quen thuộc như Vi Hồng (Đất bằng, Vãi đàng, Núi cỏ yêu thương, Thung lũng đá rơi, Người trong ống, Gã ngược đời, Vào hang, Lòng dạ đàn bà…), Triều Ân (Dặm ngàn rong ruổi) mà còn xuất hiện những cuốn tiểu thuyết của các cây bút mới, tài năng và tâm huyết như: Ma Trường Nguyên (Mũi tên ám khói, Gió Hoang…), Hoàng Thị Cành (Làm dâu, Cướp chồng), Cao Duy Sơn (Người lang thang, Hoa mận đỏ, Đàn trời…), Hữu Tiến (Dòng đời), Y Điêng (Hơ Giang), Inrasara (Chân dung cát, Hàng mã kí ức).
Tiểu thuyết của các cây bút dân tộc thiểu số theo sự biến động của thời cuộc có nhiều đổi mới và ngày càng có sự cách tân theo hướng hiện đại nhằm hòa nhập vào nền văn học dân tộc và thế giới. Thứ nhất là sự mở rộng về đề tài, chủ đề. Nếu trước 1975 tiểu thuyết chủ yếu dựng lại bức tranh về cuộc chiến đấu anh dũng của dân tộc, về thiên nhiên và con người miền núi nói chung thì sau này các tác giả đã “cố gắng tái hiện nhiều mặt về đời sống của đồng bào các dân tộc – quá khứ cũng như hiện tại – trong đó khắc họa những số phận được đổi đời từ chế độ cũ sang chế độ mới, từ “thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”, từ chân trời một người đến chân trời tất cả”” [56, 21]. Từ năm 1986 trở đi, đề tài trong tiểu thuyết của các cây bút dân tộc thiểu số có nhiều điểm mới. Một số tác phẩm tìm cảm hứng ở quá khứ, xoay quanh vấn đề chiến tranh và cách mạng (Hơ Giang…). Bên cạnh đó là những tác phẩm viết về công cuộc xây dựng, phát triển cuộc sống mới theo tinh thần của
17
đại hội Đảng lần thứ VI (Mũi tên ám khói, Gió hoang…) và cả những mảng tối của cơ chế xã hội bao cấp (Người trong ống, Gã ngược đời, Chồng thật vợ giả, Xứ mưa, Đàn trời…); cuộc sống con người dân tộc thiểu số và số phận con người, văn hóa dân tộc cũng được đưa vào tiểu thuyết (Chân dung cát, Hàng mã kí ức)…Việc đi sâu khám phá những vấn đề phức tạp của đời sống miền núi và khai thác vấn đề số phận cá nhân, đời tư làm cho tiểu thuyết dân tộc thiểu số ngày càng đậm chất nhân văn, nhân bản, vừa đậm bản sắc dân tộc vừa mang hơi thở hiện đại. Cách nhìn và tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết của các cây bút dân tộc thiểu số cũng có sự đổi mới. Thời kì đầu, tiểu thuyết dân tộc thiểu số còn không tránh được những hạn chế như: tính điển hình của nhân vật chưa cao, tâm lí nhân vật còn sơ sài, thậm chí mờ nhạt; cấu trúc đơn giản theo mạch thời gian tuyến tính, kết thúc đóng; ngôn ngữ còn sáo rỗng nhưng dần dần các tác giả có sự thay đổi và trưởng thành trong từng trang viết “Nhiều tác phẩm xuất sắc trong số đó có được bản sắc dân tộc riêng về dựng người, dựng cảnh, thể hiện ngôn ngữ nghệ thuật và tư duy nghệ thuật độc đáo. Và đã hình thành những phong cách riêng, nhiều vẻ, nhiều giọng điệu với bút pháp văn xuôi hiện đại, góp phần làm phong phú bức tranh của đời sống văn học nước ta” [56, 22]. Tiêu biểu như Vi Hồng, Cao Duy Sơn, Triều Ân, Hữu Tiến….Đến Inrasara thì xu hướng hậu hiện đại đã bước đầu được thể nghiệm trong tiểu thuyết với lối kết cấu cắt dán, xáo trộn nhiều loại văn bản, mở rộng tối đa không – thời gian, ngôn ngữ mang nhiều sắc thái mới mẻ, giọng điệu phi nghiêm cẩn.
Đội ngũ cây bút tiểu thuyết dân tộc thiểu số qua các thời kì cũng có sự tăng lên đáng kể. Nếu thời kì đầu các cây bút tiểu thuyết dân tộc thiểu số chỉ có ở miền Bắc thì dần dần khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ cũng xuất hiện những cây bút tiểu thuyết độc đáo và tài năng (Y Điêng, Inrasara). Ngay cả ở khu vực miền Bắc, nếu thời kì đầu chỉ có một số cây bút tiêu biểu (Nông
18
Minh Châu, Vi Hồng, Triều Ân, Mã A Lềnh...) thì về sau xuất hiện rất nhiều gương mặt trẻ tài năng và tâm huyết (Hà Trung Nghĩa, Hoàng Hữu Sang, Ma Trường Nguyên, Hữu Tiến, Cao Duy Sơn , Đoàn Ngọc Minh,…). Hiện nay có thể thấy, trong nền văn xuôi dân tộc thiểu số, với thể loại tiểu thuyết thì ở miền Bắc Triều Ân, Vi Hồng, Cao Duy Sơn vẫn là những tên tuổi giữ vai trò quan trọng; Tây Nguyên và Nam Trung Bộ đang dần dần xuất hiện những tên tuổi triển vọng có những tư tưởng mới, cách tân tiểu thuyết, đưa tiểu thuyết dân tộc thiểu số hội nhập dần với xu thế hiện đại của nền văn học nước nhà và thế giới mà Inrasara là người đang đóng vai trò tiên phong.
Qua những nét phác họa trên có thể thấy, văn xuôi các dân tộc thiểu số nói chung, tiểu thuyết nói riêng có sự phát triển khá phong phú với nhiều dấu hiệu mới, đặc biệt là từ thời kì đổi mới. Nhiều vấn đề của đời sống hiện thực đã được phản ánh chân thực và có chiều sâu, ngôn ngữ và hình thức tiểu thuyết cũng bước đầu có những cách tân mới. Tuy nhiên số lượng tác giả và tác phẩm còn chưa nhiều, sự chênh lêch số lượng tác giả giữa các vùng miền còn lớn, chất lượng nghệ thuật giữa các tác phẩm của các tác giả hoặc cùng một tác giả chưa có sự đồng đều. Có nhiều tác giả nhận được những giải thưởng cao trong khi nhiều tác giả dù viết nhiều nhưng vẫn chưa có sự bứt phá, mới mẻ. Một số tác phẩm còn nhiều hạn chế về nghệ thuật, sơ sài về nội dung phản ánh.
Văn xuôi dân tộc thiểu số đã tạo được dấu ấn riêng và nhận được những tình cảm trìu mến của độc giả. Có những tác phẩm đoạt được giải thưởng văn học cao trong và ngoài nước đã cho thấy sức sống riêng và bản lĩnh của mảng văn học này. Theo từng giai đoạn trưởng thành và phát triển, bức tranh văn xuôi dân tộc thiểu số ngày càng được hoàn chỉnh dần, thu hút được sự quan tâm, tìm hiểu của các nhà nghiên cứu, các cây bút phê bình và người yêu văn chương. Có nhiều công trình nghiên cứu công phu, tâm huyết