Những Đóng Góp Của Đông Dương Tạp Chí Trong Quá Trình Hiện Đại Hoá Văn Học Việt Nam Đầu Thế Kỷ Xx


trình phát triển của tờ báo. Cụ thể là về nội dung, số lượng trang báo dành cho nhiệm vụ tuyên truyền cho chính phủ bảo hộ dần bị thu hẹp và được thay thế bằng các hoạt động hướng vào tuyên truyền văn chương, học thuật, sau cùng là hoàn toàn chú trọng vào nhiệm vụ giáo hóa quốc dân, gây dựng một nền quốc văn mới.

Với những thay đổi về nội dung và chuyên mục, Đông Dương tạp chíđã có những đóng góp không nhỏ trong việc phổ cập chữ quốc ngữ. Vai trò của Đông Dương tạp chí đã được Trịnh Vân Thanh đánh giá:

“Mặc dù Đông Dương tạp chí ra đời không ngoài mục đích chính trị của thực dân Pháp... Nhưng họ đã thất vọng vì các cây bút viết cho báo không theo đúng mục đích chính trị, mà chỉ cốt thực hiện một nền quốc văn mới cho dân tộc...Có thể nói đây là một tạp chí, trước nhất chuyên về việc dịch thuật Hán văn và Pháp văn, nhằm mục đích nâng cao dân trí. Bên cạnh đó, nhóm Đông Dương tạp chí cũng đã sáng tác nhiều loạt bài với lối văn bình dị, nhắm vào việc giáo dục giới thanh niên trên con đường tiến hóa…Sau khi gạt bỏ những gì có tính chất chính trị mà thực dân Pháp đã dụng ý, Đông Dương tạp chí quả thật là đã có công xây dựng một cơ sở vững vàng cho nền quốc văn mới trong lịch sử văn học Việt Nam ở đầu thế kỷ 20”. [73]

Sự phát triển qua các giai đoạn của Đông Dương tạp chí gắn liền với chính sách của chính phủ. Đây là sự gắn bó cần thiết cho sự tồn tại của tờ báo. Chính Schneider cũng thừa nhận rằng sự ra đời của tạp chí chính là vì Albert Sarraut28 lên nắm quyền ở Đông Dương. Do đó chúng ta cũng không bất ngờ khi tạp chí ngay từ đầu có khuynh hướng ưa chuộng những cải cách của Sarraut, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục.

Tuy nhiên, việc tuyên truyền cho chính phủ không chỉ thể hiện cứng nhắc, một chiều qua các công văn, nghị định. Đông Dương tạp chí thông tin tới nhân dân Bắc Kỳ không chỉ những vấn đề khá trừu tượng như lợi ích chính trị, mà còn những tin tức nóng hổi ví dụ như trận lụt tháng 8/1913. Theo đó, tạp chí đã đăng tải một bản tường trình tỉ mỉ về những thiệt hại, kêu gọi quyên góp cho người dân và cơ sở vùng

28 Albert Pierre Sarraut (28 tháng 7, 1872 - 26 tháng 11, 1962) là chính khách người Pháp, đảng viên đảng Cấp tiến Pháp và đã hai lần làm thủ tướng Pháp.


lũ miền Bắc, đưa ra những tranh luận về vấn đề hiệu quả của những con đê cũng như bản tóm tắt khí tượng mà qua đó cho phép theo dòi lũ và thủy lợi của sông Hồng. Tuy rằng những vấn đề này đứng sau lợi ích kinh tế của chính quyền thực dân nhưng cũng là diễn đàn để mọi người đưa ra ý kiến trực tiếp, hướng tới nhân dân và để hỗ trợ họ trong nghịch cảnh.

Đông Dương tạp chí nhận được sự hỗ trợ khá lớn từ chính quyền để duy trì hoạt động của mình và mở rộng hơn tầm ảnh hưởng đối với độc giả. Tạp chí giảm giá từ tháng 7/1915 do sự giúp đỡ tài chính từ chính quyền nhằm tăng cường sự ảnh hưởng của tờ báo trong lĩnh vực giáo dục thông qua ảnh hưởng của báo chí viết bằng chữ quốc ngữ, với mục đích ý phổ biến rộng rãi đến người dân Bắc Kỳ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 290 trang tài liệu này.

Mối liên hệ giữa Đông Dương tạp chí và chính quyền thuộc địa không ngừng được tăng cường thể hiện qua việc trợ cấp ngày càng nhiều: nếu trong năm 1913, tòa công sứ cấp cao của Bắc Kỳ chỉ phải chi trả đúng thời hạn cho những thông báo kèm theo của chính phủ mà Đông Dương tạp chí phổ biến thì đến ngày 1/1/1914, một hợp đồng giữa Schneider và chính phủ về việc xuất bản tất cả các thông báo về hoạt động văn phòng được ký kết. Bắt đầu từ tháng 8 năm 1914 một thị trường mới được mở rộng với 1500 nơi đặt mua. Sau cùng, tháng 7/1915, các cuộc đàm phán liên kết giữa việc xuất bản của Schneider và dự án chính trị (tuyên truyền và giáo dục) của chính phủ được khơi mào cho quá trình viện trợ trực tiếp từ chính quyền thuộc địa cho Đông Dương tạp chí.

Về phía chính phủ, họ dường như hài lòng với công việc của báo chí bằng chữ quốc ngữ, nhất là Đông Dương tạp chí, như Monguillot đã bày tỏ với Tổng thư kí những vấn đề của Thống đốc Sarraut trong bức điện ngày 14/6/1918:

Những đóng góp của Đông Dương tạp chí trong quá trình hiện đại hóa văn học, văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX - 10

Từ lúc thành lập ngân sách dự kiến năm 1919, ước tính ngài giúp mang về nhiều giáo sư bản xứ của những trường sơ đẳng, nơi được dạy chữ quốc ngữ, tạp chí Đông Dương của ông Schneider tại Hà Nội bắt đầu xuất bản những phụ trương sư phạm tương ứng với ba khóa học đầu tiên của Tiểu học. Những phụ trương này được thiết lập bởi ủy ban giáo sư Pháp và giáo sư bản xứ và kiểm soát bởi Ban trường nghề địa phương và Sở thanh tra


Giáo dục cộng đồng. Sự thống nhất từ vựng quốc ngữ ở ba nước Đông Dương là một trong các nhan đề trong chương trình mới của bậc Tiểu học, sự áp dụng đáng ao ước với tất cả các trường mà tạp chí sư phạm đã sửa đổi hệ thống thuật ngữ và chính tả với sự quan tâm lớn lao.

Bức điện này gợi lại nghị định của chính phủ thuộc địa về chủ trương đồng hóa chữ quốc ngữ trong trường học mà Đông Dương tạp chí đóng vai trò chủ chốt trong việc thực hiện. Thế nên, không ngạc nhiên khi từ năm 1920, những tài trợ cho tuyên truyền bằng báo chí địa phương đăng kí với tổng ngân sách29 tăng lên thành

34.000 đồng, cho thấy tầm quan trọng của vấn đề này với chính quyền thuộc địa. Các cơ quan chính phủ thời kì này đều đi theo hướng tài trợ, như Marty30 ghi nhận:

- Nam Phong khác với Đông Dương tạp chí, được “thành lập tháng 7/1917 bởi “Văn phòng hành chính các vấn đề chính trị” (thuộc Chính phủ): trợ cấp 400$ một tháng;

- Trung Bắc tân văn, lập bởi Schneider và nhượng lại cho Chính phủ từ khi về hưu (chủ bút: Nguyễn Văn Vĩnh, theo hợp đồng ngày 4/11/1919):

tài trợ 1000 đồng để trả ban biên tập, và “ngân sách miễn phí của chính phủ)

- Lục Tỉnh tân văn, (như trên) (chủ bút: Nguyễn Văn Của, hợp đồng ngày 10/12/1919);

- Báo Tiểu học: bản in tiếng Bắc Kỳ “Học Bảo” và bản in tiếng An Nam “Sư- phạm Học-khoa

Thông qua Đông Dương tạp chí, Sarraut và Schneider đã dẫn dắt một ấn phẩm cộng đồng trở thành cầu nối cho những chính sách của chính quyền tới dân chúng. Tuy nhiên nhiệm vụ này trở nên mờ nhạt ở giai đoạn sau của tạp chí bởi sự lèo lái của ban biên tập người Việt, đứng đầu là chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh. Người ta có thể chỉ trích tờ báo là công cụ của chính quyền thực dân, nhưng nếu tạp chí không cộng tác với chính phủ, nó đã không được xuất bản.


29 CAOM-GGI 65 407: lưu ý của Ban các vấn đề Chính trị và Địa phương về “cơ cấu tài trợ báo chí địa phương” (L. Marty, ngày 21/5/1920).

30 Như trên đã dẫn


Tiểu kết:


Sự ra đời của Đông Dương tạp chí là kết quả của một quá trình vận động, chuyển biến của nền văn học, văn hoá Việt Nam đầu từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp đối với Việt Nam đã tác động sâu sắc tới diện mạo bên ngoài cũng như cấu trúc bên trong của xã hội Việt Nam. Xã hội Việt Nam đã hình thành một tầng lớp trí thức mới - trí thức Tây học và một lớp nhà văn mới. Nghề viết văn, viết báo dần đi vào con đường chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, sự phổ biến mạnh mẽ của chữ quốc ngữ từ nửa sau thế kỷ XIX đã góp phần quan trọng cho sự thay đổi diện mạo của nền văn học, văn hoá Việt Nam. Những thành tựu của báo chí quốc ngữ, đặc biệt là báo chí quốc ngữ Nam Bộ là tiền đề rất thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của Đông Dương tạp chí.

Tinh thần của Đông Dương tạp chí là sự tiếp nối tinh thần của Đông Kinh nghĩa thục khi mà các lực lượng yêu nước và tiến bộ ở Việt Nam ngày càng ý thức sâu sắc về sự khủng hoảng, bất lực của chế độ phong kiến đồng thời cũng thấy rò không thể cứu nước nếu không canh tân đất nước. Cùng với những luồng tư tưởng mới (từ tân thư, tân văn, tri thức có nguồn gốc phương Tây); với phong trào vận động cải cách, duy tân (Duy Tân, Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục) Đông Dương tạp chí không những đã góp thêm vào quyết tâm duy tân ấy một tiếng nói mạnh mẽ mà còn bằng những hành động quyết liệt hòng đưa đất nước mau bước trên con đường văn minh.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, Đông Dương tạp chí đã phát triển xa hơn theo định hướng của chính quyền. Ý tưởng về một tờ báo lĩnh hội vai trò như là trụ cột của tòa nhà học vấn nói chung chắc chắn không phải là ý tưởng của các nhân viên chính phủ nảy sinh từ sự xâm chiếm thuộc địa. Đó là sự kết nối các cá nhân ưu tú theo con đường đặc biệt. Có thể khẳng định rằng, Đông Dương tạp chí dần dần không chỉ là công cụ của riêng thực dân Pháp mà đã được chủ động sử dụng, khai thác để trở thành công cụ đấu tranh cho sự tiến hóa của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.


CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐÔNG DƯƠNG TẠP CHÍ TRONG QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HOÁ VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX

2.1. Đông Dương tạp chí với sự phát triển chữ quốc ngữ - ngôn ngữ văn học của dân tộc

2.1.1 Mục đích của việc xây dựng chữ quốc ngữ của trí thức Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Nếu như trong một số lĩnh vực, nhất là trong việc phát hành và dịch thuật các tác phẩm phương Tây, Việt Nam chậm hơn một chút so với người “đồng cảnh” Trung Quốc, thì ngược lại, trong một số lĩnh vực khác, Việt Nam lại có thể tiến hành với một tầm sâu rộng không ngờ, nhất là trong lĩnh vực cải cách ngôn ngữ viết của dân tộc. [77]

Được các nhà truyền giáo đưa vào Việt Nam do nhu cầu truyền bá Phúc âm, được các nhà cầm quyền phương Tây khuyến khích với mục tiêu phá vỡ thế độc quyền của văn hoá Hán học, chữ quốc ngữ được dân chúng hoan nghênh, nhanh chóng tiến lên vị trí chữ viết quốc gia, trong khi mọi cố gắng tương tự, dù được các trí thức duy tân kêu gọi (Cù Thu Bạch, Trần Độc Tú, Hồ Thích, Mao Trạch Đông…) chỉ đạt được mức độ cải cách khiêm tốn không mang tầm quan trọng tại Trung Quốc.

Điều kì diệu trên đã xảy ra, bởi trí thức Việt Nam, bắt nguồn từ những hành trình đầu tiên của chữ quốc ngữ, đã xem nó như một công cụ hiệu quả để truyền bá những tư tưởng mới và những sách mới cho dân chúng. Song song với việc khẳng định tính ưu việt của chữ quốc ngữ là những cuộc vận động phát hành các tác phẩm duy tân do trí thức chịu trách nhiệm xuất bản trong phạm vi văn hoá và giáo dục của Đông Kinh nghĩa thục.31

Sự phát triển vượt bậc của chữ quốc ngữ ở Việt Nam đã làm nhà cầm quyền Pháp phải kinh ngạc bởi nó đã vượt cả sự mong đợi của họ. Nguyên nhân của sự phát triển vượt bậc đó là nhờ tâm huyết và nỗ lực của những người trí thức thấu


31 Quốc dân độc bản, Văn minh tân học sách, Việt Nam quốc sử giản biên, Nam quốc vĩ nhân, Nam quốc giải sử, Quốc văn giáo khoa thư, Nam quốc địa dư, Luân lý giáo khoa thư...


hiểu hơn ai hết sự cấp thiết của vấn đề giành lại sự tự chủ cho dân tộc sau bao thế kỷ chịu ảnh hưởng của người láng giềng Trung Quốc. Với họ, xây dựng chữ quốc ngữ không chỉ là vấn đề phát triển đất nước, đó còn là vấn đề bản sắc giữ bản sắc của dân tộc thông qua việc giữ khoảng cách với mô hình Trung Hoa.

Không phải đợi đến sự xuất hiện của người phương Tây ở miền Viễn Đông cùng với những kí tự la-tinh, rất tự nhiên, người Việt Nam luôn khẳng định bản sắc của mình với người Trung Quốc mặc dù ảnh hưởng văn minh và các tư tưởng Trung Hoa trên các sản phẩm tinh thần ở Bắc Kì là rất lớn32. Vào cuối thế kỉ 18, trong khoảng thời gian trị vì ngắn ngủi của vua Quang Trung (1788 – 1792) có nhiều cuộc cải cách được thực hiện. Trong số đó, có việc sử dụng chữ Nôm làm quốc ngữ cho nước Đại Việt, nối tiếp khởi đầu của nó đã có từ năm 140033. Tuy nhiên, sự tôn sùng các giá trị Trung Hoa cũng như sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân ở thời điểm đó đã khiến các trí thức bảo thủ tìm mọi cách duy trì quyền lực tối thượng của hệ thống Hán học nhằm duy trì quyền lực của họ, ngay cả khi họ khao khát được xác định bản sắc của dân tộc mình. Các bậc trí thức bảo thủ học chữ Hán lúc đó đã kịch liệt phản đối cuộc cải cách và đã tìm cách loại bỏ quyền lực của vua Quang Trung nhằm quay lại xã hội như trước đây. Việc lấy lại quyền lực của nhà Nguyễn với sự lên ngôi của vua Gia Long cũng đồng nghĩa với việc bảo đảm cho các giá trị Khổng Giáo được duy trì. Hệ thống chữ viết riêng của quốc gia vì thế đã mất đi cơ hội phát triển. Tuy nhiên, sự khao khát có một hệ thống chữ viết riêng không vì thế mà bị dập tắt. Người Việt Nam vẫn tìm mọi cách để khẳng định tính độc đáo của văn hoá Việt Nam so với văn hoá Trung Quốc34.


32 Một phần ba từ vựng của tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, các tác phẩm khoa học cũng được sáng tác từ lâu dựa trên ngôn ngữ này. Riêng ở lĩnh vực thi ca, tất cả các qui tắc của việc sáng tác thơ, bao gồm các luật điệu, sự phân biệt bằng - trắc và rất nhiều điển tích, điển cố trong tiểu thuyết Trung Quốc đã trở thành cảm hứng cho thi ca Việt Nam.

33Chữ Nôm, đã trở thành ngôn ngữ chính thức từ đời nhà Hồ (bởi Hồ Quí Ly) vào năm 1400, sử dụng song

song với chữ Hán. Nhưng vào đời nhà Minh (1368- 1664), Trung Quốc lại một lần nữa xâm lược nước Đại Việt và áp đặt hệ thống chữ viết lên Việt Nam

34 Khái niệm “ngôn ngữ Việt” có thể được hiểu là Nam âm, có nghĩa là “âm giọng của người Việt Nam” bên

cạnh ý nghĩa là để chỉ hướng Nam, so với phương bắc của người Trung Quốc. Truyện Kiều của Nguyễn Du có thể được xem như là một biểu tượng cho tinh thần này.


Truyện Kiều được coi là một dạng “quốc thư” của Việt Nam, đại diện tiểu biểu cho tâm hồn Việt Nam. Một trong những lý do quan trọng cho sự hâm mộ đó có lẽ do Truyện Kiều là một tiểu thuyết sáng tác bằng chữ Nôm, nghĩa là bằng ngôn ngữ riêng của người Việt. Theo Maurice Durand35: “mặc dù nguồn gốc của Kiều vẫn còn có thể đáng nghi ngờ khi mà Nguyễn Du đã sử dụng rất nhiều các nguồn cảm hứng Trung Hoa để sáng tác, tuy nhiên ông ta đã biết cách sử dụng các nguồn cảm hứng này một cách rất đa dạng để tạo ra một kiệt tác Việt Nam điển hình”.

Thực ra, tầm quan trọng của Truyện Kiều có thể nằm ở chỗ nó đã đánh dấu một thời kỳ tiêu biểu trong sự phát triển của tiếng Việt. Theo đó, tiếng Việt như là một công cụ thể hiện mang đầy tính nghệ thuật, hoàn toàn có đủ tầm vóc để tạo ra những kiệt tác văn chương. Sự ra đời của Truyện Kiều khẳng định chúng ta có một nền thi ca Việt Nam riêng biệt, khi mà vào thời điểm bấy giờ, các bậc trí thức bị ảnh hưởng sâu sắc bởi nền văn học Trung Hoa và không có khả năng tự giải phóng ra khỏi sự ràng buộc đó. Vậy mà trong bối cảnh này, Nguyễn Du đã có thể sử dụng tiếng Việt và vần điệu Việt (lục bát) để thể hiện những tình cảm và những tư tưởng (mà trước đây cũng có thể đã được thể hiện) nhưng chưa bao giờ với một phương cách phóng khoáng và hoàn hảo trong một tác phẩm dài như vậy. Có thể nói rằng, đây là lần đầu tiên tư tưởng Việt Nam được giải phóng hoàn toàn khỏi sự gò bó Hán Việt với một cách rất tự nhiên với những âm điệu riêng của mình.

Bên cạnh những giá trị về mặt văn chương, việc lựa chọn Truyện Kiều một dạng tiểu thuyết viết bằng chữ Nôm (ngôn ngữ bình dân) để trở thành lá cờ đầu trong việc phổ biến văn học Việt Nam đã cho thấy sự quyết tâm của nhiều thế hệ trí thức Việt Nam trong việc định hướng Việt Nam đến một nền văn hoá riêng ngoài tầm kiểm soát của Trung Quốc.


35Maurice Durand, “Thế giới truyện Nôm” (L’Univers des Truyen Nom), nằm trong Tủ sách Việt Nam (số

IV) của Trường Viễn Đông bác cổ Pháp (EFEO), xuất bản bởi sự tài trợ của Trung tâm ngôn ngữ và văn minh Pháp, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, NXB Văn hoá, 1998. Trích đoạn có tên “Tranh luận về Kiều”, trang 77-101. Chủ đề chính của đoạn trích này là về các ý kiến khác nhau của việc phổ biến truyện Kiều, tác phẩm bị coi là thiếu đạo đức và sẽ rất nguy hiểm nếu đem phổ biến cho giới trẻ.


Ở thời đại của mình, những trí thức Tây học như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh không bỏ lỡ một cơ hội nào để ca ngợi giá trị của Truyện Kiều, đồng nghĩa với việc cổ vũ cho việc xây dựng một ngôn ngữ riêng của dân tộc. Bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp lần đầu tiên được Nguyễn Văn Vĩnh công bố trên Đông Dương tạp chí dưới tên gọi Kim Vân Kiều tân diễn Pháp văn (từ số 18 của Đông Dương tạp chí), in thành sách lần thứ nhất từ năm 1913. Sau đó, ông còn dịch đi dịch lại nhiều lần, sửa chữa cho thật ưng ý (chỉ riêng năm 1913 đã in tới ba bản có chỉnh sửa).36

Trong khoảng thời gian từ 1908 đến 1910 trên Notre Journal Notre Revue, Nguyễn Văn Vĩnh cũng đã từng dịch và giới thiệu Truyện Kiều. Đến giai đoạn 1933 – 1936 trên tờ L’Annam Nouveau, ông lại dịch toàn bộ lần cuối cùng theo bản dịch chữ Nôm của Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim. Năm 1943, sau khi ông mất bảy năm, nhà xuất bản Alexandre de Rhodes mới in ra thành sách, do họa sĩ Mạnh Quỳnh minh họa. Cho đến ngày nay, bản dịch Truyện Kiều ra tiếng Pháp này vẫn được xem là bản dịch hoàn hảo nhất.

Ngoài lí do khẳng định sự độc lập về mặt chủ quyền và sự khác biệt về mặt văn hoá với Trung Quốc, trong việc tiếp nhận hệ thống ký tự La-tinh, những trí thức cấp tiến cũng tìm kiếm cho mình một lợi ích khác, một kiểu phép màu khác - phép màu từ khoa học kỹ thuật của người phương Tây. Hệ thống ký tự La- tinh cho phép tiếp cận dễ dàng đến các phương thức kỹ thuật mới hiện đại của phương Tây, tiếp cận những công thức của nền văn minh phương Tây37. Chữ quốc ngữ vì thế đóng vai trò rất quan trọng nhằm thay đổi số phận của dân tộc. Nói như Phan Kế Bính, một cây bút chủ chốt trong ban biên tập của Đông Dương tạp chí: “người Trung


36 Thực ra Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch Truyện Kiều từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ từ đầu năm 1907. Sách được in lần thứ nhất giữa năm 1907 bởi nhà in Doufour – Nguyễn Văn Vĩnh. Đây là quyển Truyện Kiều đầu tiên được in ra nhiều nhất để phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Từ 1907 đến 1917 Nguyễn Văn Vĩnh tự tái bản mỗi năm một lần. Từ 1917, do bận làm báo Trung Bắc tân văn, ông nhượng lại cho hiệu sách Ích Ký xuất bản số 58 Hàng Giấy. Hiệu sách này từ năm 1917 đến 1923 đã in lại tất cả 7 lần, mỗi lần 30.000 cuốn. (Tư liệu gia đình Nguyễn Văn Vĩnh).

37 Trong sự đa nghĩa của tiếng Việt, « Pháp » có thể có nghĩa là « người Pháp », cũng có nghĩa là « phương

pháp ». Do đó, người ta có thể hiểu rằng danh từ này là hiện thân của một tinh thần khoa học.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022