Đóng Góp Của Kim Lân Về Đề Tài Văn Hóa Làng Trong Văn Học Việt Nam Hiện Đại

Từ sau năm 1960, hầu như Kim Lân gác bút trên văn đàn. Ở tuổi 40 với nghệ thuật viết truyện ngắn bậc thầy, cái việc gác bút của ông được coi là chuyện lạ với mọi người. Thay vào việc viết văn, ông làm việc biên tập sách và đào tạo thế hệ nhà văn trẻ.

Sinh thời ông sống tại Hà Nội. Nǎm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Ông từ trần năm 2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội, sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh hen suyễn, hưởng thọ 87 tuổi.

1.2.2. Sự nghiệp

Kim Lân là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam trước và sau cách mạng tháng Tám. Ngòi bút của ông luôn hướng về đề tài nông thôn và nông dân Việt Nam.

Trước Cách mạng tháng Tám, Kim Lân là cây bút biết đến với nhiều tác phẩm được đăng báo như: Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Cô Vịa… hầu hết các truyện ngắn chỉ mang tính tự truyện, tuy nhiên vẫn phần nào phản ánh được bức tranh ảm đạm, tiêu điều vùng nông thôn Việt Nam. Đặc biệt, Kim Lân được dư luận chú ý nhiều hơn khi đi vào những mảng đề tài tái hiện sinh hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê (đánh vật, chọi gà, thả chim, đi săn…). Các truyện: Đôi chim thành, Con mã mái, Chó săn… kể lại một cách sinh động những thú chơi kể trên, qua đó biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân, những người sống cực nhọc, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, tài hoa. Do đó truyện của Kim Lân giai đoạn này mang tính hiện thực nhưng cũng rất giản dị, dễ hiểu, cảnh sắc và con người trong văn Kim Lân thấm đẫm hồn cốt của vùng quê Kinh Bắc.

Sau Cách Mạng tháng Tám, Kim Lân tiếp tục làm báo, viết văn. Ông vẫn chuyên về truyện ngắn và vẫn viết về làng quê Việt Nam - mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc. Từ năm 1954, ông lần lượt công tác ở

một số cơ quan văn nghệ Trung ương và tiếp tục sáng tác. Một số tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962), Hiệp sĩ gỗ, Ông Cản Ngũ (1998)... Có thể nhận thấy rằng số lượng tác phẩm của Kim Lân không nhiều, nhưng Kim Lân đã có những đóng góp tích cực trong đề tài truyện ngắn và đề tài nông nông, những sinh hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê. Ông viết về mảng hiện thực này bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng, của nông thôn Việt Nam.

Nhìn chung các truyện ngắn của Kim Lân không đồ sộ nhưng lại rất đặc sắc và khó trộn lẫn. Ông là nhà văn có vị trí vững trãi trên thi đàn văn học, đặc biệt để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả qua nhiều thế hệ.

Ngoài sáng tác văn học, Kim Lân còn tham gia đóng phim, đóng kịch và đều thành công. Một số vai tiêu biểu ông tham gia diễn xuất có thể kể đến:

Lão Hạc trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Lý Cựu trong phim Chị Dậu

Lão Pẩu trong phim Con Vá

Văn hóa làng trong truyện ngắn Kim Lân - 3

Cả Khiết trong vở Cái tủ chè của Vũ Trọng Can

Cụ lang Tâm trong phim Hà Nội 12 ngày đêm

1.3. Đóng góp của Kim Lân về đề tài văn hóa làng trong văn học Việt Nam hiện đại

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Kim Lân chính là minh chứng sinh động cho quy luật muôn thuở “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”. Sự thành công của một nhà văn không hẳn đo bằng số lượng tác phẩm viết được, in được mà quan trọng hơn là chất lượng nghệ thuật ở sự kết tinh tài năng. Hơn mười năm cầm bút, Kim Lân chỉ sáng tác vẻn vẹn hơn ba mươi tác phẩm thế nhưng ông vẫn được xem là một cây bút văn xuôi có tầm vóc lớn lao. Điều đặc biệt phải kể đến là chất liệu được sử dụng trong văn chương của ông đó

chính là hơi thở của làng quê Việt, là những nét đẹp về văn hóa, phong tục tập quán. Qua những truyện ngắn của mình, Kim Lân giúp cho độc giả có cái nhìn chiều sâu về vốn văn hóa, phong tục, những ngôi chùa cổ kính những con đường làng lát gạch êm ả của tuổi thơ, hay những ngôi đình, ngôi đền với cây đa trăm tuổi đều có chỗ đứng trong văn chương. Điều đó đã thể hiện đặc biệt qua giọng văn của ông và làm độc giả say mê thú vị.

Kim Lân không phải là nhà văn đầu tiên và duy nhất viết về văn hóa, phong tục Việt Nam. Trước ông đã từng có nhiều nhà văn Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Thạch Lam… nhưng ở mỗi nhà văn lại chọn cho mình lối đi riêng. Người thì viết về thú chơi hoa thưởng rượu của các nhà Nho xưa nay chỉ còn vang bóng. Cũng có người viết về văn hóa ẩm thực, nâng nó lên thành yếu tố thẩm mĩ. Còn riêng đối với Kim Lân thì ông cũng đóng góp không nhỏ và trong kho tàng văn học, văn hóa dân gian. Ngược trở lại dòng lịch sử, ông cho người đọc biết đến những giá trị tinh thần của chốn thôn quê. Mỗi trang viết của ông đều nói tới khung cảnh làng quê, nói tới những nét tính cách đặc trưng của người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Không gian, thời gian làng quê có lẽ cứ như vậy mà hiện hữu trong từng trang văn. Không chỉ vậy Kim Lân là một nhà văn đặc biệt am hiểu về những thú chơi tao nhã của người nông dân. Đó là niềm say mê với hát tuồng, hát kép và cả nghệ thuật múa rối nước… hay những trò chơi dân gian như trọi gà, thả chim, đấu vật, đi săn…

Có thể nói Kim Lân là nhà văn “thuần hậu nguyên thủy” những nét đẹp về văn hóa, phong tục tập quán, lối sống tình làng nghĩa xóm được Kim Lân tìm hiểu một cách tường tận, tỉ mỉ để từ đó giúp cho bạn đọc có cái nhìn chiều sâu về vốn văn hóa dân tộc. Qua đó khẳng định Kim Lân đã đóng góp không nhỏ vào kho tàng dân tộc những giá trị đặc sắc về văn hóa, phong tục, để từ đó hoàn thiện bức tranh sống động chốn làng quê Việt.

CHƯƠNG 2

NHẬN DIỆN VĂN HÓA LÀNG VÀ NHỮNG KIỂU NHÂN VẬT ĐẶC TRƯNG TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN

2.1. Các kiểu loại làng quê Việt

Nếu nói Nguyễn Khuyến là nhà thơ của nông thôn làng quê Việt Nam thì Kim Lân chính là nhà văn của nông thôn làng quê ấy. Bởi trong toàn bộ các sáng tác của Kim Lân luôn có sự hiện diện của một kiểu “thế giới”, một khoảng trời riêng dường như chỉ có trong văn của ông. Đó là thế giới mà nhiều người đã nói tới - Kim Lân là nhà văn của nông thôn Việt Nam. Quan sát kỹ bức tranh nông thôn làng quê ấy, người ta còn nhận ra rằng đó không phải là nông thôn làng quê nói chung mà là làng Việt cổ truyền, làng xóm ngụ cư, làng xóm tản cư của nông thôn Việt Nam trong những năm trước và sau Cách mạng tháng Tám. Đây có thể xem như là một cấu trúc không gian đặc thù của nông thôn làng quê với nhiều vẻ đẹp bình dị của con người, của phong tục văn hóa mà bất kỳ ai cũng cảm nhận được. Nó đòi hỏi nhà văn phải có một sự nhạy bén, tinh tế, một cách tinh vi điềm tĩnh, soi ngắm từ nhiều phía, nhiều tầng để cảm nhận.

Kim Lân là nhà văn của nông thôn làng quê Việt Nam nói chung, của nông thôn làng quê Bắc Bộ nói riêng, nhà văn được ấp ủ, được nuôi dưỡng và được tưới tắm đời mình từ nhỏ đến lớn giữa cái nôi văn hóa của làng quê ấy. Và đây được xem như một quá trình thấm thấu để hình thành một hồn văn Kim Lân độc đáo. Tuy nhiên làng quê trong sáng tạo của Kim Lân lại không được đặc tả hoặc nhấn mạnh cái nét đặc trưng Kinh Bắc, mà nhà văn lại hướng tới không gian làng quê Bắc Bộ nói chung. Do đó, thế giới trong truyện Kim Lân về căn bản là thế giới nhìn từ nông thôn làng quê, hay từ một mô hình “nông thôn làng Việt” mang bản sắc rất riêng. Ông tiếp cận làng quê trên bình diện phong tục sinh hoạt văn hóa cùng với những câu chuyện đời tư,

đời thường sau lũy tre xanh. Ở đó, người đọc không thấy được cái lo âu sợ hãi vì gánh nặng của lệ làng, hủ tục, sưu cao, thuế nặng mà chỉ thấy người nông dân hòa niềm vui vào trong không khí tưng bừng của những lễ hội sinh hoạt văn hóa làng quê để quên hết những lo âu, vất vả của cuộc sống thường ngày. Hơn ba mươi truyện ngắn của Kim Lân đều miêu tả hoặc gợi nhắc đến cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của người dân quê trong làng mạc, thôn xóm ngày xưa. Từ những truyện ngắn: Đôi chim thành, Con mã mái, Cầu đánh vật, Thượng tướng Trần Quang Khải - Trạng vật… đến Làng, Thư phát động, Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê, Ông lão hàng xómtất cả đều chứa đựng một không gian làng nói chung mang đậm màu sắc địa phương bởi những yếu tố phong tục, những sinh hoạt văn hóa làng xã gắn liền với những thú chơi tao nhã, “phong lưu đồng ruộng”, với những buồn vui thế sự, những số phận, những tâm tình của con người Việt Nam trước và sau Cách mạng tháng Tám nói chung.

Làng quê ấy của Kim Lân chính là một làng quê truyền thống ngàn đời, vừa là làng xóm ngụ cư, làng xóm tản cư thời kháng chiến với những biểu hiện cụ thể của nó. Không gian làng đi vào trang văn của Kim Lân với tất cả sự sống động của nó.

2.1.1. Làng quê truyền thống

Nhà văn Kim Lân sinh ra và lớn lên ở làng quê Bắc Bộ. Ông gắn bó máu thịt với bờ tre, mái rạ, giếng nước, sân đình... để rồi sự am hiểu sâu sắc văn hóa làng xã ấy cùng với nhãn quan của một nhà văn đã tạo nên những tác phẩm đặc sắc. Khác với các nhà văn cùng thời, Kim Lân đã thể hiện một cái nhìn sâu sắc, toàn diện về nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Với Kim Lân điều cốt lòi làm nên giá trị của tác phẩm là cái nhìn chiều sâu văn hóa. Ông từng nói: “Đất có lề, quê có thói, văn hóa được tích tụ hàng nghìn năm, hàng trăm năm. Nó tồn tại và phát triển trong mỗi con người, mỗi

gia đình, mỗi làng xã… và từng làng được ghép thành cộng đồng, thành dân tộc, quốc gia…” [1]. Chính bởi vậy, ông đi sâu vào tìm kiếm từng ngóc ngách những yếu tố văn hóa, nét phong tục tập quán độc đáo của làng quê cùng với đó là sự chiêm nghiệm về cuộc đời và con người. Một điểm sáng trong truyện ngắn Kim Lân là ông đã khắc họa thành công làng quê Việt truyền thống.

Làng quê truyền thống cũng chính là làng quê gốc gác lâu đời, tồn tại từ đời này qua đời khác, gắn liền với lũy tre làng, với cây đa, giếng nước, sân đình. Ở đó là nơi hội tụ của những phong tục tập quán, kiến trúc cổ xưa và lối sống tình nghĩa của con người. Lật từng trang viết của Kim Lân ta bắt gặp những nét đặc sắc văn hóa làng quê truyền thống in đậm dấu ấn văn hóa Bắc Bộ. Làng quê truyền thống được nhà văn đề cập, khai thác dưới nhiều góc độ khác nhau, có khi được hiển hiện trực tiếp bằng cái tên, địa danh cụ thể nhưng cũng có khi tồn tại dưới dạng biến thể mang đặc điểm, sắc thái, linh hồn của làng quê.

Trước hết là các tên chữ trang trọng do các bậc Nho học của làng đã đặt ra ngay từ ngày mới lập làng: Làng Trang Liệt, Đại Đình, Hạ Dương trong (Đôi chim thành). Ngoài ra còn có các địa danh khác xuất hiện trong các truyện ngắn của nhà văn: Đại Sơn, Dưỡng Mông (Chó săn), Cẩm Giang, Từ Sơn, Đình Tràng, Phù Trẩn, Phù Ninh, Đồng Kỵ (Cầu đánh vật), Cổ Pháp Đình Bảng, Bỉnh Hạ, Hàm Long (Thượng tướng Trần Quang Khải - Trạng vật), chùa Vân Điềm, làng Vân Điềm (Đuổi tà), Trang Liệt, Phủ Từ, Hà Đông, Yên Thế, Ngân Sơn (Trả lại đòn), Triều Dương, La Hiên, Đình Cả (Nên vợ nên chồng), làng Bính Hạ (Con mã mái)… Những làng quê ấy đều lưu giữ trong mình những nét đẹp về cảnh quan thiên nhiên, phong tục tập quán ngàn đời. Đó là những tên gọi gần gũi, thân quen của làng quê Việt nói chung và của xứ Kinh Bắc quê hương ông nói riêng. Cái tên cổ kính của mỗi ngôi làng có thể lấy tên của những vị anh hùng dân tộc để đặt hoặc là cách đặt

tên gắn liền với địa hình, địa lý cư dân của vùng và luôn mang trong mình một ý nghĩa nhất định. Trong hầu hết những câu chuyện mà Kim Lân viết đều nhắc đến địa danh của các ngôi làng mà hiện nay vẫn tồn tại qua năm tháng ở Bắc Ninh. Như vậy, một điều ta có thể khẳng định được rằng những tên chữ Nho gia trang trọng đã được Kim Lân khéo léo đưa vào trong từng tác phẩm của mình để từ đó làm nổi bật lên nét đẹp truyền thống văn hóa quê hương mình, ngôi làng cổ kính gắn liền với bao kí ức đẹp đẽ về quê hương Kinh Bắc. Làng giờ đây hiện lên một cách thuần túy nông thôn, vừa thực, vừa sống động như những gì nó vốn có, điều đó càng chứng tỏ Kim Lân nhà văn của chốn làng quê thuần túy.

Thứ nữa, làng quê Việt truyền thống còn thấp thoáng những hình ảnh, ngôi chùa, đình làng, những di tích lịch sử. Sự có mặt của những hình ảnh này làm cho bức tranh thôn quê thêm phần chân thực và sinh động. Đó là ngôi chùa cổ Vân Điền trong truyện Đuổi tà được tác giả miêu tả với không gian: “Tĩnh mịch tôn nghiêm, có thoang thoảng hương trầm của gian tam bảo. Những pho tượng âm thầm trong ánh đèn dầu vàng vọt bóng run run trên vách bởi ngọn gió lọt vào tưởng như đang ngồi ngây ngất thẩm âm” [12, 118]. Hay trong truyện Chó săn là cảnh ngôi chùa hoang: “Đó là một ngôi chùa chơ vơ giữa cánh đồng xung quanh bao bọc bởi một lũy tre trống trải. Không có sư trụ trì nên càng đìu hiu, hoang vắng. Những cây muỗm sừng sững gieo lá úa đầy trên sân rêu cỏ. Mái thì ngói sụt, tường thì long lở ngổn ngang. Trong cái không khí vô cùng tĩnh mịch dãy tượng La Hán sứt mẻ ngồi nghiêm trang trong bóng chiều nhờ nhờ tối như một thế giới không có dương gian” [20]. Ở tác phẩm Trả lại đòn ngôi chùa Dận được miêu tả với khung cảnh thanh bình buồn bã thân quen khi chiều buông…

Để tô đậm cho làng quê truyền thống Việt, Kim Lân khéo léo trong việc đặt tên nhân vật hết sức giản dị. Ở nông thôn, với những người nông dân việc

đặt tên người hết sức giản đơn, họ thường mượn tên các dụng cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt để đặt tên, ví như cái Hái, chị Dao, anh Bát, chị Chén… Họ dựa luôn vào thứ tự trong nhà để gọi: chị Ba, anh Hai, chú Năm, ông Sáu, cụ Tứ… Hoặc dựa vào những đặc điểm bên ngoài của người đó để gọi: Hai Đen, Tư Mập, Hùng Khèo… Cũng có khi dựa vào nghề nghiệp chức vụ để gọi: Binh Chức, Bá Kiến, Cai Huy… Cách gọi tên trên trở thành thói quen thông dụng tự nhiên ở nông thôn. Trong các tác phẩm viết theo khuynh hướng phong tục, Kim Lân đã sử dụng thói quen truyền thống của dân gian để đặt tên cho các nhân vật như: Văm Lớn, Trưởng Thuận, Cả Chuẩn (Con mã mái), Trạng Sặt, Trạng Kế, Trạch Khô, Quắm Đen, Thằng Quynh (Thượng tướng Trần Quang Khải - Trạng Vật), ông Cả, anh Tư, Thân (Đứa con người vợ lẽ), Chánh Bảy, Cả Sâm (Trả lại đòn)… cách đặt tên như thế phù hợp với việc diễn tả phong tục làng quê, quen thuộc dễ gọi, gần gũi.

Một điểm nữa chúng ta cần nhận thấy đó là cấu trúc không gian của làng quê truyền thống không phức tạp, nhưng cũng không hề đơn giản đến mức đơn điệu. Không gian làng quê trong sáng tác của nhà văn Nam Cao chủ yếu là không gian mang tính chất khép kín, tù đọng, con người dường như bị bó hẹp trong khuôn khổ chật hẹp, rặng tre, bụi tre, ánh trăng… Còn riêng với Kim Lân, ông đến với làng quê, thiên nhiên cảnh vật một cách tự nhiên nhất, lấy bối cảnh thôn quê để từ đó khởi nguồn cho bức tranh quê truyền thống của người dân Việt.

Không gian làng trong tác phẩm Trả lại đòn là khoảng không gian của làng mạc, cánh đồng lúa chín, rặng tre… “từng cơn gió lướt qua cánh đồng lúa chín lào xào, đưa một mùi thơm nhẹ nhàng, đặc biệt của nơi thôn dã về vụ này. Ở những làng mạc xa xa, sương dâng lên trắng nửa mình tre, làm cho phần ngọn đen sẫm lại. Từng tiếng chuông từ gác tam quan chùa Dận buông ra không trung, vọng xa xa, ngân nga và buồn não nuột.” [12, 93]. Đó còn là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/07/2022