Bào chế và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở dung dịch vệ sinh phụ nữ từ tinh dầu hoa bưởi - 6

(5,37). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu trước đây của nhóm tác giả Vũ Ngọc Lộ và cộng sự về thành phần tinh dầu hoa bưởi của một số loài bưởi khác nhau [18]. Bên cạnh đó, đối với phương pháp cất kéo hơi nước chỉ xác định được 8 thành phần hoá học chính trong khi tinh dầu bưởi chiết bằng phương pháp này xác định thêm được zingiberen <a-> (7,27%) [13].

- Tinh dầu hoa bưởi chiết xuất bằng phương pháp này xác định gồm có 43 cấu tử cao hơn tinh dầu được chiết ra bằng phương pháp cất kéo hơi nước với 40 cấu tử xác định được [13]. Phương pháp chiết tinh dầu bằng dung môi hữu cơ có nhiều cấu tử có hàm lượng nhỏ không thể chiết ra bằng phương pháp cất kéo hơi nước như: Terpinen<g-> 0,20%, Humulen<a-> 0,40% , curcumen<g-> 0,13%. Điều này một lần nữa khẳng định chiết xuất tinh dầu bằng phương pháp chiết với dung môi kết hợp chưng cất phân đoạn triệt để hơn, hiệu suất và chất lượng tinh dầu tốt hơn, thành phần hoá học của tinh dầu được giữ nguyên vẹn không bị biến tính [13].

4.2. Về xây dựng công thức và bào chế dung dịch vệ sinh phụ nữ từ tinh dầu hoa bưởi

Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc thiên nhiên là một chủ đề đã đang thu hút được sự quan tâm lớn từ các nhà khoa học. Đặc biệt là với thời đại phát triển các sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ ngày càng được các chị em phụ nữ chú trọng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có nguồn gốc từ thiên nhiên như các sản phẩm chiết xuất từ lô hội, lá trầu không, bạc hà nhưng chưa có sản phẩm nào được bào chế từ tinh dầu hoa bưởi- đây là một sản phẩm mới hứa hẹn nhiều ưu điểm so với các dòng dung dịch vệ sinh phụ nữ đã có trên thị trường hiện nay. Cùng với cách dùng đơn giản, nhanh chóng, tiện lợi dễ bảo quản dung dịch vệ sinh phụ nữ từ tinh dầu hoa bưởi còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ vùng kín của chị em phụ nữ.

Dung dịch vệ sinh phụ nữ có nguồn gốc chiết xuất từ thảo dược tự nhiên được đa số người dùng lựa chọn vì những ưu điểm nổi bật như: tính an toàn cao, không có các hoá chất tẩy rửa độc hại, có mùi thơm dịu nhẹ, hiệu quả sử dụng tốt, có thể dùng cho phụ nữ sau sinh, dùng trong những ngày kinh nguyệt mà không lo lắng về tác dụng phụ. Bên cạnh đó các sản phẩm này có tính sát khuẩn tốt, làm sạch nhẹ nhàng, dưỡng da tốt không kém các dòng dung dịch vệ sinh phụ nữ có nguồn gốc từ các chất hoá học.

Dựa trên khảo sát sản phẩm hiện có trên thị trường và nhu cầu sử dụng những sản phẩm tiện lợi của người tiêu dùng, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu xây

dựng công thức và bào chế dung dịch vệ sinh phụ nữ từ tinh dầu hoa bưởi với dung tích 50 ml.

Trong quá trình thực hiện đề tài nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát lựa chọn tỷ lệ tá dược acid lactic và natri laurylsulfate dựa trên 2 tiêu chí: pH và tính cảm quan của chế phẩm. Qua quá trình khảo sát nhiều lần cho thấy :

- Khi giảm lượng acid lactic, tăng lượng tá dược natri laurylsulfate: độ pH của dung dịch giảm dần- phù hợp với sản phẩm cần bào chế nhưng tính cảm quan không đạt yêu cầu.

- Khi tăng lượng acid lactic, giảm lượng tá dược natri laurylsulfate: tính cảm quan của dung dịch tăng lên - phù hợp với sản phẩm cần bào chế nhưng độ pH không đạt yêu cầu.

- Tỷ lệ tá dược thích hợp cho dung dịch vệ sinh phụ nữ từ tinh dầu hoa bưởi với thể tích 50ml là acid lactic 0,92% và natri laurylsulfate 48,49%.

Công thức bào chế cho 1 dung dịch vệ sinh phụ nữ chứa tinh dầu hoa bưởi 50ml như sau:

Bảng 4.1. Công thức dung dịch vệ sinh phụ nữ hoàn chỉnh


STT

Thành phần

Công thức (%)

1

Tinh dầu hoa bưởi

2,77

2

Acid lactic

0,92

3

Nano Bạc

0,92

4

Natri laurylsulfate

48,94

5

Soda

0,14

6

Glyceryl

46,17

7

Nipazin

0,14

8

Nước tinh khiết

Vừa đủ 50 ml

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 58 trang tài liệu này.

Bào chế và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở dung dịch vệ sinh phụ nữ từ tinh dầu hoa bưởi - 6


4.3. Về tiêu chuẩn cơ sở của dung dịch vệ sinh phụ nữ chứa tinh dầu hoa bưởi

Tiêu chuẩn cơ sở là một trong những tiêu chuẩn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó là tiền đề cho các tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế. Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên thành tựu khoa học và công nghệ, nhu cầu và khả năng thực tiễn của cơ sở [17].

Đề tài đã bước đầu đánh giá các quy định về cảm quan và chất lượng của sản phẩm bào chế. Các chỉ tiêu của sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ từ tinh dầu hoa bưởi được xây dựng đúng theo quy định về tiêu chuẩn cơ sở của dung dịch dựa theo Dược điển Việt Nam V [1] và tham khảo thêm các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước uống đóng chai [2,3]. Từ đó bước đầu xây dựng nên tiêu chuẩn cơ sở dung dịch vệ sinh phụ nữ từ tinh dầu hoa bưởi.

Về yêu cầu cảm quan: sản phẩm bào chế dạng dung dịch đồng nhất, sánh, mịn và có mùi thơm của tinh dầu cánh hoa bưởi đạt theo đúng quy định và phù hợp với các dòng sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị trường hiện nay tham khảo dựa trên các tài liệu [6,7].

Về yêu cầu lý hoá: thể tích của sản phẩm bào chế được quy định tại bảng 3.6 có thể tích 50 ± 5ml phù hợp theo quy định của dược điển Việt Nam V [1]. Bên cạnh đó có thể bào chế thêm sản phẩm có thể tích khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng của dung dịch bào chế từ 10 đến 300 ml ± 5ml [6]. Vì mục đích của sản phẩm là bào chế được dung dịch vệ sinh phụ nữ dùng hàng ngày nên pH từ 4,0 – 6,5 phù hợp với môi trường âm đạo bình thường.

Thành phần cấu tạo: sản phẩm bào chế cũng có chứa các thành phần cơ bản như chiết xuất tinh dầu (dược chất chính) , acid lactic (điều chỉnh pH và dưỡng ẩm tự nhiên), nipazin (chất bảo quản chiếm tỷ lệ rất nhỏ). Ngoài ra, sản phẩm còn chứa thêm nano bạc giúp sản phẩm tăng tính kháng khuẩn, kháng nấm, diệt khuẩn nhanh mà không gây ảnh hưởng tới vi khuẩn có lợi trong âm đạo, góp phần khử mùi hôi hiệu quả [14]. Bên cạnh đó, cần thay đổi thành phần công thức như tỷ lệ các thành phần tá dược acid lactic, natri laurylsulfate, soda để có thể xây dựng nên công thức tốt hơn phù hợp với công dụng sản phẩm.

Công dụng và cách dùng: với mục đích dùng hàng ngày, dung dịch vệ sinh phụ nữ bào chế từ tinh dầu hoa bưởi hứa hẹn sẽ mang lại nhiều hiệu quả điều trị tích cực, hỗ trợ giảm các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, làm sạch âm đạo và khử mùi hôi, bảo vệ vùng kím đem lại hương thơm dịu nhẹ tự nhiên từ tinh dầu hoa bưởi.

Bên cạnh đó, sản phẩm bào chế cần được đánh giá và xây dựng được các chỉ tiêu quan trọng như các chỉ tiêu vi sinh không phát hiện vi khuẩn E.coli, coliform tổng số, streptococci feacal, Pseudomonas aeruginosa, bào tử vi khuẩn kỵ khí khử sulfit) [2], các chỉ tiêu kim loại nặng (các kim loại As, Pb, Hg không vượt quá giới hạn cho phép) [3]; một số yêu cầu về hạn dùng, bảo quản và vận chuyển theo quy định để sản phẩm đạt chất lượng tốt hơn.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Kết luận



là:

Với các kết quả thực nghiệm thu được đề tài đã đạt được các mục tiêu đề ra


1. Đã chiết xuất được tinh dầu hoa bưởi bằng phương pháp chiết với dung môi.

2. Đã bào chế và bước đầu đã xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở dung dịch vệ sinh phụ nữ từ tinh dầu hoa bưởi.

Đề xuất


- Tiếp tục khảo sát, nghiên cứu và đánh giá độ ổn định, các chỉ tiêu kim loại nặng(các kim loại As, Pb, Hg không vượt quá giới hạn cho phép) và chỉ tiêu an toàn vi sinh của sản phẩm bào chế (không phát hiện vi khuẩn E.coli, coliform tổng số, streptococci feacal, Pseudomonas aeruginosa, bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit).

- Tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh tiêu chuẩn cơ sở của sản phẩm bào chế.

- Đánh giá tác dụng sinh học của sản phẩm bào chế: tác dụng kháng khuẩn , kháng viêm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:


[1] Bộ Y tế (2018), Dược điển Việt Nam V, NXB Y học.


[2] Bộ Y tế (2010) , QCVN 6-1:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với nước uống đóng chai.

[3] Bộ Y tế (2011), QCVN 8-2:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm (nước uống đóng chai).

[4] Bộ Y tế (2019), FDA- Cục An toàn thực phẩm, "Khám phá công dụng từ bưởi".


[5] Bộ Y tế (2014), Sở Y tế Ninh Bình - Trung tâm kiểm soát bệnh tật, “ Dung dịch vệ sinh phụ nữ: Sử dụng đúng để đạt hiệu quả an toàn’’.

[6] Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế (2019), Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 01:2019/NTĐ- Sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ ZELDA.

[7] Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế (2017), Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 05:2017/DPHP- Sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ HP Thảo Dược Hương.

[8] Đỗ Tất Lợi (2013), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam , NXB Hồng Đức, 691-692.

[9] Hồ Thị Thanh Thủy, Trần Đăng Khôi, Liêu Mỹ Đông (2018), " Khảo sát hiệu quả kháng khuẩn của tinh dầu quế, acid acetic, acid lactic ở dạng đơn và kết hợp tới Escherichia Coli”, Hội thảo khoa học, 307.

[10] Kiều Thị Mai (2019), Nghiên cứu chiết xuất tinh dầu Bưởi (Citrus grandis L.) và tinh dầu Long não (Cinnamomum camphora) bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước, Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Lâm Nghiệp 2019.

[11] Lê Văn Truyền, Nguyễn Thị Chung (1980), "Nghiên cứu điều kiện chiết suất Hesperidin từ vỏ quả Citrus", Tạp chí dược học, 16(2),17-18.

[12] Nguyễn Đức Vy, Dương Lan Dung, Phan Thị Hạnh (2013), "Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới và tìm hiểu yếu tố liên quan đến thói quen vệ sinh của phụ nữ tại 13 xã—Huế và quảng Trị năm 2013", Tạp Chí Phụ Sản,12(3), 28-31.

[13] Nguyễn Mạnh Pha (1993), "Nghiên cứu tinh dầu hoa và vỏ quả một số chủng loại bưởi ở miền Bắc Việt Nam", Tạp chí dược học, 15-16.

[14] Nguyễn Thị Lan Hương (2019), “ Tổng hợp nano nhũ tương trên nền tinh dầu bưởi kết hợp nano bạc ứng dụng làm vật liệu kháng khuẩn”, Tạp chí khoa học và công nghệ, số 39B, tr 332.

[15] Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Thị Minh Tú, và Hoàng Đình Hòa (2013), "Nghiên cứu tách chiết và xác định hoạt tính sinh học của các thành phần tạo hương trong tinh dầu vỏ bưởi và vỏ cam của Việt Nam", Vietnam Journal of Science and Technology, 51(2),153-153.

[16] Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Thị Minh Tú, Hoàng Đình Hòa (2013), "Nghiên cứu tách chiết và xác định hoạt tính sinh học của các thành phần tạo hương trong tinh dầu vỏ bưởi và vỏ cam của Việt Nam", Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 51(2),153-157.

[17] Sở Khoa Học và Công nghệ Phú Thọ - Chi Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (2017), Hướng dẫn xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở.

[18] Vũ Ngọc Lộ, Nguyễn Xuân Dũng, Nguyễn Mạnh Pha, P.A.Leclercq, N.T.K.An (1993), "Các kết quả nghiên cứu tinh dầu hoa bưởi của một số loài bưởi Việt Nam", Tạp chí Dược học, (2), 5-8.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH:


[19] A.N.Panche, A.D.Diwan, S.R.Chandra (2016)," Flavonoids an overview",

Journal of Nutritional Science, 5(47), 1–15.


[20] Anabela Raymundo, JoseEmpis, Isabel Sousaa (2018), “Method to evaluate foaming performance”, Journal of Food Engineering, 36(4), 445-452.

[21] B.B.Li, B.Smith, Md. M.Hossain (2006), “ Extraction of phenolics from citrus peels: I. Solvent extraction method”, Separation and Purification Technology, 48(20) 182-188.

[22] Britannica (2021), “ The Editors of Encyclopaedia pummelo”, Encyclopedia Britannica.

[23] Jose- Luis Rios (2016), “ Essentinal Oils in Food Preservation”, Flavor ang Safety, 341–351.

[24] J. Peterson and J. Dwyer (1998), "Flavonoids: dietary occurrence and biochemical activity", Nutrition Research, 18(12),1995–2018.

[25] J. J. Peterson, J. T. Dwyer, G. R. Beecher et al (2006), "Flavanones in oranges, tangerines (mandarins), tangors, and tangelos: a compilation and review of the data from the analytical literature", Journal of Food Composition and Analysis,19, 66–73.

[26] K.Zunli, P.Yu, X. Xiaodan, N. Chao, and Z. Zhiqin (2015), "Citrus flavonoids and human cancers", Journal of Food and Nutrition Research, 3(5), 341–351.

[27] Khalid A, and Aisha Ahmed (2021), "Effect of soil type on grapefruit and shaddock essential oils", Journal of Soil Science and Plant Nutrition, 21(3), 2048- 2056.

[28] Kundusen et al (2010), " Evaluation of in vitro antioxidant activity of Citrus limetta and Citrus maxima on reactive oxygen and nitrogen species" , Pharmacologyonline, 3, 850-857.

[29] Kundusen Kar, Biswakanth, et al (2012), "Antioxidant and in vitro anti- inflammatory activities of Mimusops elengi leaves" , Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine, 2(2),976-980.

[30] Kundusen, Al- Snafi (2016), “Nutritional value and pharmacological imprortance of citrus species grown in Iraq”, IOSR Journal of Pharmacy, 6(8), 76- 108.

[31] LiXiao, FayinYe, YunZhou, Guohua Zhao (2021), “Utilization of pomelo peels to manufacture value-added products: A review”, Food Chemistry, 351.

[32] M.M. Ahmad, Salim - ur - Rehman, F.M. Anjum and E.E. Bajwa (2006), “Comparative Physical Examination Of Various Citrus Peel Essential Oils”, International Journal of Agriculture and Biology, vol.8, 186-190.

[33] Medeiros H.H.R(2000), “Ullmann’s encyclopedia of industrial of industrial chemistry. International journal of dermatology, 225-265

[34] Ochs M.M., McCusker M.P., Bains M., Hancock R.E (1999), “Negative regulation of the Pseudomonas aeruginosa outer membrane porin OprD selective for imipenem and basic amino acids”, Antimicrob. Agents. Chemother, 1085–1090.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/09/2024