Ảnh Hưởng Của Nhân Tố Sinh Thái Tới Sinh Trưởng Của 6 Loài Lan Nghiên Cứu‌‌‌


4.3. Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái tới sinh trưởng của 6 loài Lan nghiên cứu‌‌‌

Bất kỳ một loài sinh vật nào cũng cần có môi trường sống để có thể tồn tại và phát triển, môi trường đó bao gồm các yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí và nước,…. Đối với hoa Lan cũng vậy, chúng cũng có những yêu cầu riêng đối với môi trường sống, chỉ khi có môi trường sống thích hợp chúng mới có thể sinh trưởng phát triển bình thường. Tùy vào mỗi loài Lan nhưng quan trọng nhất cho sự phát triển của hầu hết các loài là điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm và nước,…. Các yếu tố này có ý nghĩa quyết định tới khả năng sinh trưởng và khả năng ra hoa của các loài Lan.

4.3.1. Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái tới sinh trưởng của 4 loài thuộc chi lan Kiếm (Cymbidium)

4.3.1.1. Ánh sáng

Là điều kiện rất quan trọng đối với Cymbidium đặc biệt là sau khi cây tăng trưởng và trước khi bắt đầu mùa ra hoa, ánh sáng trong thời kỳ ra hoa cũng ảnh hưởng tới màu sắc của hoa có thể làm hoa có màu đậm hay nhạt đi. Cymbidium cần nhiều ánh sáng nhưng phải có nhiệt độ lạnh để phát triển vì nếu nhiệt độ cao cây Lan sẽ không ra hoa được nhưng nếu không đủ ánh sáng thì cây sẽ phát triển kém.

Cymbidium cần khoảng 50 - 70% ánh sáng trực tiếp, nếu nhiều ánh sáng cây sẽ dễ ra hoa, có nhiều hoa và màu sắc sẽ đẹp hơn; nếu thiếu ánh sáng sẽ làm hoa bị nhạt màu.

Lá Lan có thể cho ta biết cây có nhận đủ ánh sáng hay không - Nếu đủ ánh sáng lá Lan sẽ có màu xanh nhạt hoặc màu xanh hơi vàng. - Còn khi thấy cây còi cọc chậm lớn, lá cây vàng úa hay có những đốm nâu lớn hoặc là bị uốn cong nghĩa là cây quá nhiều nắng, lúc này cần di chuyển cây vào chỗ ít nắng hơn nếu không cây sẽ bị héo chết. - Còn khi lá Lan xanh mướt là do cây bị thiếu sáng, cây vẫn mọc song sẽ khó ra hoa được.


(a) Lá thừa ánh sáng (b) Lá thiếu ánh sáng

Hình 4.10: Hình ảnh lá Lan bị ảnh hưởng bởi ánh sáng

4.3.1.2. Nhiệt độ‌‌

Nhiệt độ là yếu tố then chốt trong việc ra hoa của Cymbidium, bởi đây là loài hoa cần có nhiệt độ thay đổi ngày nóng, đêm lạnh.

- Trong mùa tăng trưởng, từ tháng 4 đến tháng 10 để cây phát triển lá và giả hành thì nhiệt độ ban ngày khoảng 27 - 320C, ban đêm nhiệt độ vào khoảng 10 - 150C, nhiệt độ tối thích là 13 - 240C. Nếu không có sự cách biệt giữa ngày và đêm tối thiểu từ 13 - 160C thì hầu như Cymbidium sẽ không ra hoa [5].

- Vào thời kỳ ra hoa, nhiệt độ ban đêm cần phải lạnh từ 10 - 15,50C để cây

phát triển chồi hoa. Nhiệt độ tối ưu cho cây vào thời kỳ chuẩn bị ra hoa là khoảng 7,5 - 130C vào ban đêm và 18,5 - 240C vào ban ngày [25].

- Sau khi cây đã có chồi hoa, cần nền nhiệt độ trong khoảng từ 13 - 240C để cành hoa phát triển tốt. Cymbidium sẽ nở hoa trong vòng một tháng mà không tàn, nhất là ở nhiệt độ mát mẻ, khoảng 15 - 210C [13].

- Cymbidium sau kỳ ra hoa cần có thời gian nghỉ khoảng 2 tháng trước khi vào mùa hoa mới.

4.3.1.3. Ẩm độ

Nước là yếu tố cần thiết cho sự sống của mọi sinh vật, nước là thành phần quan trọng chiếm tỷ lệ 60 - 90% trọng lượng của cây Lan. Tuy nhiên nếu thiếu nước hay thừa nước đều không tốt cho sự sinh trưởng của cây Lan. Điều kiện tốt


nhất cho Cymbidium là độ ẩm tương đối của không khí từ 60 -70% và độ ẩm của giá thể là khoảng 70 - 80% .

Cymbidium cần đủ nước khi cây đang ở giai đoạn phát triển, và khi cây đã ngừng tăng trưởng thì nhu cầu về nước giảm đi nhưng ở giai đoạn hình thành chồi, cây rất cần duy trì đủ độ ẩm. Những sự thay đổi bất ngờ về môi trường giai đoạn này đều có thể làm cho chồi non bị rụng.

Khu vực điều tra được tiến hành ở độ cao 1000 – 1800m, đây là khu vực sống của những loài cây gỗ lớn thường xanh thuộc họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Mộc Lan (Magnoliceae),….. và một số cây thuộc ngành phụ hạt Trần lá kim như Pơ mu (Fokiena hodginsii), Thông nàng (Podocarpus imbricatus) và loài trúc vùng cao (Arudinara sp),…

Kết quả tính toán ở Bảng 4.3 cho thấy: Kiếm thanh ngọc (Cym. Ensifolium) và Trần mộng xuân (Cym. Lowianum) có mức sinh trưởng tốt đạt trên 80% số cây được điều tra. Còn hai loài Kiếm hồng hoàng (Cym. Iridioides) và Kiếm thu (Cym. Tracyanum) cũng có mức sinh trưởng khá tốt xấp xỉ 80%. Như vậy, có thể nói rằng cả 4 loài kiếm này đều đã có sự phù hợp với môi trường sống ở khu vực điều tra.

Bảng 4.3: Sinh trưởng của 4 loài thuộc chi Cymbidium trong tự nhiên

(Tỷ lệ phần trăm trong bảng được tính theo công thức 2.1)


Tên loài

Số lượng

điều tra

Tình hình sinh trưởng

Tốt

Trung bình

Xấu

Trần mộng xuân

25

20

80,0%

4

16,0%

1

4,0%

Kiếm hồng hoàng

19

15

78,95%

3

15,79%

1

5,26%

Kiếm thu

17

13

76,47%

4

23,53%



Kiếm thanh ngọc

17

14

82,35%

3

17,65%



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Đánh giá khả năng nuôi trồng và kinh doanh một số loài Lan rừng tại khu vực Sa Pa – Lào Cai - 6


4.3.2. Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái tới sinh trưởng của 2 loài thuộc chi Hoàng thảo (Dendrobium)‌‌‌

4.3.2.1. Ánh sáng

Dendrobiun là giống ưa sáng, ánh sáng tốt nhất để Dendrobium phát triển là 70%. Vì thế, khi làm giàn che ở dưới thấp nên che sáng 30% và khi làm giàn che trên cao nên che sáng 40% là thích hợp nhất với Dendrobium.

Đối với các loài thuộc giống Dendrobium, thiếu ánh sáng sẽ gây ra sự thoái hóa rõ rệt, số lượng hoa cũng rất ít, cây yếu ớt. Trái lại, thừa ánh sáng chỉ làm cho cây xấu đi vì lá quá vàng hoặc các giả hành trơ trụi, nhưng cây sẽ thích nghi dần và vẫn đảm bảo ra hoa nhiều và đẹp.

Ngoài ra thời gian chiếu sáng trong ngày cũng là điều kiện quyết định sự ra hoa của một số loài chịu ảnh hưởng bởi quang chu kỳ, ví dụ: Lan Giả hạc, Long tu, Kim điệp chỉ ra hoa với điều kiện có thời gian chiếu sáng ít hơn 10 giờ trong ngày.

Dendrobium cần nhiều ánh sáng vào sau thời kỳ tăng trưởng (từ khoảng tháng 11), kết hợp với điều kiện ngày ngắn ở giai đoạn này mà một số loài sẽ rụng lá để hình thành phát hoa; nhưng cũng có một số loài chỉ rụng một - hai lá ở các giả hành và thân già chứ không rụng hết lá [18].

4.3.2.2. Nhiệt độ

Nhiệt độ ảnh hưởng rất nhiều đến sự tăng trưởng của Lan Dendrobium. Vào mùa hè nóng nực cây phát triển nhanh hơn cho nên cần nhiều độ ẩm và nước. Phần lớn các cây này thích hợp với nhiệt độ ban đêm vào khoảng 10 - 16°C và ban ngày khoảng 21 - 32°C [15].

Giống Dendrobium gồm nhiều loài thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau. Có thể tạm chia Dendrobium làm 2 nhóm chính: nhóm ưa lạnh và nhóm ưa nóng.

Nhóm Dendrobium ưa lạnh sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ là 150C gồm các loài sống ở vùng có độ cao 1000m, như Vảy cá (Dendrobium Linlleyi), Thủy tiên tím (Dendrobium amabile), Long nhãn kim điệp


(Dendrobium fimbriatum). Các loài này nếu được trồng ở nhiệt độ khoảng 250C thì cây vẫn sống nhưng phát triển yếu hơn và hiếm khi ra hoa.‌

Nhóm Dendrobium ưa nóng lại thích hợp với nhiệt độ khoảng 250C.

Ngoài ra còn có một số loài Dendrobium trung gian, có thể sống được ở cả vùng lạnh và vùng nóng. Tuy nhiên, ở vùng lạnh chúng sinh trưởng tốt hơn và ra hoa nhiều hơn. Ví dụ như loài Long tu (Dendrobium primulinum), Hoàng thảo thủy tiên trắng (Dendrobium farmeri), Hoàng thảo kim điệp (Dendrobium chrysotoxum) thì nhiệt độ lý tưởng của chúng là 200C [17].

4.3.2.3. Ẩm độ

Dendrobium chỉ phát triển tốt trong điều kiện không khí ẩm và thoáng gió, độ ẩm cần thiết để chúng sinh trưởng là 40 - 70% [17]. Giá thể quá ẩm cũng không tốt cho sự sinh trưởng của Dendrobium vì có thể làm cho toàn bộ rễ bị thối và có thể sẽ xuất hiện các cây con mọc từ phần ngọn của thân giả hành (còn gọi là hiện tượng cây con Keiki).

- Dendrobium cần độ ẩm cao trong thời gian sinh trưởng từ tháng 5 đến tháng 11 để giúp cây sinh trưởng nhanh hơn

- Từ tháng 11 trở đi cây ngừng tăng trưởng và bước vào giai đoạn hình thành nụ hoa (từ giữa tháng 11 đến tháng 2). Vì vậy giai đoạn này nhu cầu về độ ẩm của Lan không cao.

- Trong thời kỳ nghỉ từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 4, các giả hành của Dendrobium rụng lá và nhăn nheo nhưng khi mùa mưa đến, những chồi non sẽ mọc lên rất nhanh và rất mạnh, các chồi hoa sẽ dần hình thành.

Mùa nghỉ là thời gian tuyệt đối cần thiết đối với giống Dendrobium thời gian nghỉ 2 tháng sẽ giúp cây Lan đến tuổi thành thục. Quá trình khô hạn trong mùa nghỉ từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 4 sẽ giúp cây dự trữ dưỡng chất để chuẩn bị một mùa hoa mới. Thời gian nghỉ này sẽ quyết định phẩm chất hoa của mùa tới. Từ kết quả điều tra cho thấy 2 loài Lan : Hoàng thảo kiều (Dendrobium densiflorum) và Hoàng thảo thủy tiên trắng (Dendrobium farmeri) có mức sinh


trưởng khá tốt ở khu vực điều tra dọc theo suối Cát Cát (800 - 1800m), đặc biệt là loài Hoàng thảo kiều có tỷ lệ cây tốt đạt trên 80%, còn Hoàng thảo thủy tiên trắng có tỷ lệ cây tốt đạt gần 70%. Như vậy, có thể thấy rằng khu vực ven suối Cát Cát vừa có điều kiện khô thoáng những vẫn thường xuyên ẩm mát đã có sự phù hợp với yêu cầu sinh thái của loài này. Khu vực suối Cát Cát là nơi sinh sống của một số loài cây gỗ thuộc họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Chè (Theaceae), họ Mộc Lan (Magnoliceae), họ Sau Sau (Hamamelidaceae),,….. Tầng cây bụi thấp có các loài thuộc họ Cam quít (Rutaceae), họ Cà phê ( Rubiceae),…Hai loài Lan này chủ yếu bắt gặp sống phụ sinh trên nhiều loài cây khác nhau thuộc họ Fagaceae, Lauraceae, Theaceae, … đôi khi hai loài Lan này cũng tìm thấy ở những cây gỗ ngả bên bờ suối. Tình hình sinh trưởng của 2 loài Thủy tiên được thể hiện qua Bảng 4.4:‌‌‌

Bảng 4.4: Sinh trưởng của 2 loài thuộc chi Dendrobium trong tự nhiên

(Tỷ lệ phần trăm trong bảng được tính theo công thức 2.1)


Tên loài

Số

lượng điều tra

Tình hình sinh trưởng

Tốt

Trung bình

Xấu

Hoàng thảo kiều

18

15

83,33%

2

11,11%

1

5,56%

H. thảo thủy tiên trắng

19

13

68,42%

5

26,32%

1

5,26%

4.4. Các biện pháp nuôi dưỡng và nhân giống 6 loài lan nghiên cứu

4.4.1. Các biện pháp nuôi dưỡng và nhân giống 4 loài thuộc chi Cymbidium

4.4.1.1. Biện pháp nuôi dưỡng 4 loài thuộc chi Cymbidium

Một chu kỳ sinh trưởng phát triển của Cymbidium được đánh dấu từ vụ hoa này đến vụ hoa tiếp theo, chiếm trọn 1 năm. Chu kỳ sinh trưởng này gắn liền với những chuyển biến thời tiết trong năm. Vì vậy có thể chia chu kỳ thành từng mùa trong năm. Vào mỗi mùa, cây có những đặc điểm sinh trưởng phát triển đặc thù mà người trồng Lan cần dựa vào để tác động thêm những biện pháp kỹ thuật nhằm đạt năng suất hoa cao nhất. Có thể chia chu kỳ này ra 3 mùa chính:


1. Mùa sinh trưởng

Theo kết quả điều tra từ các hộ gia đình, mùa sinh trưởng của Cymbidium kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, đây là thời điểm lượng mưa tập trung nhiều, ẩm độ không khí cao, nhiệt độ cao. Vì thế tất cả các bộ phận như rễ, chồi con, lá và giả hành của cây đều phát triển mạnh. Đây là giai đoạn cây mẹ vừa hình thành giả hành, phát triển thân lá và rễ của chính mình vừa nuôi cả chồi hoa lẫn chồi con nên nhu cầu về nước, phân bón, ánh sáng của cây ở giai đoạn này là cao nhất.

- Từ tháng 4 đến tháng 6, thân lá và bộ rễ cây tăng trưởng nhanh chóng. Trong giai đoạn này chúng ta cần cung cấp đủ độ ẩm, cần bổ sung thêm đạm (phun N:P:K 30:10:10) trên lá 1 tuần/1 lần nồng độ 1g/1 lít nước để cây phát triển tốt hơn. Cây cần ánh sáng trực tiếp khoảng 60%.

- Từ tháng 6 cây bắt đầu phân hoá chồi hoa và chồi hoa này sẽ xuất hiện ở nách lá trong khoảng giữa tháng 7 đến tháng 8 (đối với những giống ra hoa tháng 12 đến tháng 2). Thời gian này cần chú ý điều kiện nhiệt độ ngày/đêm để cây hình thành chồi hoa được thuận lợi. Giai đoạn này người trồng cần bổ sung thêm lân (P) nhằm giúp hoa phát triển tốt hơn và giúp giữ hoa tồn tại được lâu bền hơn. Giai đoạn này cây cần ánh sáng trực tiếp 80%, tháng 8 và 9 là 100%.

- Cũng trong thời gian này chồi con của năm sau cũng bắt đầu phát triển với tốc độ chậm. Đến cuối mùa sinh trưởng (khoảng tháng 10) cần bổ sung thêm kali cho cây Lan để tăng khả năng chống chịu của cây khi vào mùa đông, đồng thời cũng giúp cho màu sắc hoa thêm tươi hơn. Ở giai đoạn này hầu như không cần phải che bớt ánh sáng trực tiếp vì nhu cầu của cây cao trong khi số giờ nắng trong ngày lại thấp. Tốt nhất mở giàn che để cây hưởng 100% ánh sáng trực tiếp.

Trong mùa này cây sử dụng nước mưa là chính. Tuy nhiên trong những đợt ngắn hạn (không có mưa từ 1 tuần trở lên) cần tưới bổ sung nhằm duy trì độ ẩm cần thiết cho cây.


2. Mùa ra hoa

Mùa ra hoa được tính từ khi hoa xổ ra khỏi bao hoa cho đến khi hoa tàn (tháng 11 đến cuối tháng 2). Trong mùa này, nhiệt độ thấp dần và đạt cực tiểu vào tháng

12. Ẩm độ không khí giảm, lượng mưa ít dần và đến tháng 12 hầu như dứt hẳn.

Từ tháng 11 (giai đoạn hình thành nụ hoa) theo kinh nghiệm của người dân khi cây ngừng tăng trưởng hay khi có gió lạnh thổi về, hoặc ban đêm lạnh xuống sẽ giảm lượng phân bón và nước tưới. Thời gian sau đó chồi hoa vươn cao rất nhanh, nụ hoa thoát khỏi lá hoa, số cành hoa trên một cây và số hoa trên một cành đã ổn định, chồi con vẫn phát triển chậm.

Hoa nở từ tháng 1 đến tháng 2. Giai đoạn này chủ yếu tưới vừa ướt lá và mặt đất trong vườn để giữ ẩm không khí (2-3 ngày tưới 1 lần), ánh sáng trực tiếp chỉ cần dưới 50%. Chế độ sáng này giúp hoa lâu tàn và nở hoàn toàn, bộ lá trở lại xanh đậm. Không nên để cành hoa nở hoàn toàn trên cây quá 3 tuần vì có thể làm cây mất sức. Sau khi hoa tàn, cây bước vào mùa nghỉ.

3. Mùa nghỉ

Mùa nghỉ là thời gian sau khi hoa tàn cho đến khi bắt đầu mùa mưa (khoảng cuối tháng 2 đến tháng 4). Giai đoạn này rất ít mưa, nhiệt độ có tăng nhưng biên độ nhiệt giữa ngày và đêm còn cao, không khí khô và đôi khi có gió rét.

Cây mẹ tiếp tục hoàn chỉnh thân lá, chồi con phát triển chậm, nguồn dinh dưỡng chủ yếu dựa vào giả hành của cây mẹ. Nhu cầu về dinh dưỡng, nước, ánh sáng của cây ở giai đoạn này là thấp nhất. Nên ngưng bón phân cho cây, che giàn còn 30 - 40% ánh sáng trực tiếp, tưới nước ít (4- 5 ngày/1 lần) để giữ độ ẩm cho vườn Lan.

Giai đoạn nghỉ này rất cần thiết cho Lan, nó góp phần quyết định năng suất hoa cho năm sau. Tưới nước và bón phân nhiều có thể làm giảm khả năng ra hoa của cây. Giả hành cây mẹ có thể mất một phần nước, hơi nhăn, điều đó cũng không ảnh hưởng đến cây.

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí