Sự Gắn Kết Giữa Tính Chất Sử Thi Và Tính Chất Trữ Tình


- Thứ nhất, trường ca sử thi hiện đại thường không phải là một tác phẩm tự sự kể lại sự ra đời của trời đất, dân tộc; mà kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Có nhiều trường ca thể hiện cảm xúc trữ tình mạnh mẽ như: Mặt đường khát vọng, Những người đi tới biển, Đường tới thành phố, Trầm tích,...

- Thứ hai, trường ca hiện đại mang tính lịch sử nhưng không phải là giải thích về sự hình thành đất nước, dân tộc; mà chủ yếu là phản ánh công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc. Ở thời bình, trường ca sử thi hiện đại còn thiên về sự triết lý, chiêm nghiệm các hiện tượng xã hội, các mối quan hệ xã hội... mà người cầm bút đã cảm nhận, từng trải...

- Một đặc điểm khác biệt giữa trường ca cổ điển và trường ca hiện đại khá rõ, đó là trường ca hiện đại mang tính nhân dân sâu đậm, viết về nhân dân, phản ánh hiện thực cuộc sống và chiến đấu của nhân dân. Trường ca cổ điển đơn thuần ca ngợi thủ lĩnh anh hùng và qua hình thức kể, hát mà chuyển tải nội dung ca ngợi ấy đến nhân dân…

- Một đặc điểm nữa cũng nói lên sự khác biệt là trường ca sử thi hiện đại hoàn toàn không có bóng dáng thần linh, không có quan hệ giữa trần gian và thế giới thần linh. Bởi, nhân vật chính trong trường ca sử thi hiện đại không cần vịn vào thế lực siêu nhiên, lực lượng thần linh hổ trợ.

Nếu nói sử thi đã trở thành một hiện tuợng xã hội thẩm mỹ rộng rãi thì rõ ràng hiện tượng ấy đã và đang được điều chỉnh ngày càng phù hợp với việc nhìn nhận, lí giải thế giới, con người ở thời chống Mỹ và ở cả thời bình. Ta biết rằng, sự phản ánh hiện thực trong văn học luôn tuân thủ nguyên tắc tái hiện cuộc sống một cách chân thực. Việc “miêu tả sự kiện và biến cố bằng cảm quan lịch sử là một trong những đặc trưng thi pháp của thơ Việt Nam từ sau cách mạng” [84, tr.66] và đó cũng là một đặc trưng thi pháp của thể loại trường ca.

Theo Đỗ Văn Khang, thời điểm ra đời của sử thi có thể là một biên độ rộng rãi hơn nhưng có thể khu biệt bằng cả một thời kỳ trung gian, trong đó


một dân tộc thoát khỏi tình trạng mê muội của nó”. Quy luật này rõ rệt đến mức He-ghen cho rằng: khi phát triển mỗi dân tộc đều muốn có một quyển “thánh thư sử thi” của mình [38, tr.80-81].

Cái chất làm nên đặc điểm trường ca sử thi là chất khái quát lịch sử, thi liệu sử thi. Trong thời chống Mỹ, dân tộc ta đã nhận thức rõ rệt về sự mất còn của Tổ quốc, về giá trị vinh - nhục của một dân tộc bị nô lệ. Vì vậy, đại bộ phận văn học, nhất là trường ca, đã tập trung vào đề tài trung tâm này. Hiện thực thời chống Mỹ đã thể hiện sự xung đột của trạng thái chiến tranh nên nó mang ý nghĩa là một sự xung đột sử thi. Đó là những xung đột chiến tranh chống lại đế quốc, là sứ mệnh lịch sử của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới trao cho dân tộc ta giữ vai trò tiên phong. Đó cũng là điểm khác biệt về tính chất của cuộc chiến tranh so với trường ca sử thi cổ điển. Có thể nói cuộc chiến tranh chống Mỹ nhằm thay đổi vận mệnh lịch sử của dân tộc đã được trường ca mô tả khá sâu sắc, đạt được trạng thái sử thi. Cảm hứng sử thi đã in đậm trong đa số các trường ca viết về thời chống Mỹ và thường kết hợp chặt chẽ với chất trữ tình, nhất là ở những trường ca không thiên về một cốt truyện tự sự. Tuy nhiên, trong những trường ca ra đời gần đây, chất sử thi đang có xu hướng giảm dần và chất thế sự ngày càng được tăng cường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

2.3.2 Sự gắn kết giữa tính chất sử thi và tính chất trữ tình

Trước khi phân tích sự kết hợp giữa tính chất sử thi và tính chất trữ tình trong trường ca về thời chống Mỹ, hãy điểm qua một số ý kiến về tính trữ tình.

Trường ca về thời chống Mỹ trong văn học hiện đại Việt Nam - Nguyễn Thị Liên Tâm - 17

Mỗi một nhà thơ tài hoa có thể xem như là một nhân tài trong lãnh vực văn hóa nghệ thuật - một khách đa tình có trái tim yêu thương mới có thể để lại cho đời những vần thơ trác tuyệt giàu tính nhân sinh. Berdiaeff đã từng nói: Mọi nhân tài đều là khách đa tình”. Gorki cũng cho rng: “Thiên tài là ái tình”. Những tác phẩm văn học như Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Truyện Kiều của Nguyễn Du... đều thể hiện tâm tình người Việt đạt đến đỉnh cao và đều là những tác phẩm trữ tình tột


bậc. Các nhà thơ có trường ca nổi tiếng cũng không ngoại lệ khi mang trái tim của khách đa tình: yêu quê hương đất nước, yêu con người...

Từ sau Cách mạng tháng Tám, văn học hiện đại Việt Nam đã dần mang đậm chất sử thi và đã góp phần tạo nên thành tựu riêng biệt, độc đáo. Văn học từ 1960 trở đi mang nét đặc sắc của trữ tình công dân, trữ tình chính trị và biểu lộ rõ nét trong trường ca về thời chống Mỹ. Đó là một loại trữ tình lịch sử, khẳng định tính chất sử thi vì lịch sử dân tộc ta là đối tượng nhận thức và cảm thụ của trường ca trong chiều rộng lẫn chiều sâu. Đó là tính chất trữ tình trong dòng sử thi cách mạng mà dòng văn học trước đó không có. Nhận định lại điều này, Lại Nguyên Ân đã viết: “Chính trên hướng tiếp cận lịch sử này mà ở các trường ca thành công, chúng ta tìm được những rung cảm trữ tình vào loại trâm thầm nhất, những suy tư vào loại sâu sắc nhất…” [3, tr.10].

Trong vô vàn những sự kiện, trong bộn bề những hành động, trong lớp lớp các chân dung có cái tôi đáng tin cậy là bản thân nhà thơ, đại diện của dân tộc và lịch sử. Tác phẩm trữ tình đa phần không miêu tả trực tiếp các tính cách xã hội mà chủ yếu nêu lên nhận thức xã hội của nhà thơ. Cái chủ quan mang tính trữ tình của nhà thơ thường chứa đựng cường độ lớn của cảm xúc cụ thể và phụ thuộc vào trình độ tư duy mang tính lịch sử. Nhân vật trữ tình là một hình thức biểu hiện cái tôi của nhà thơ. Vì thế, người đọc sẽ nhận thấy trong trường ca có cái tôi của tác giả, đồng thời cả bóng dáng của nhân vật trữ tình trong đời sống xã hội. Đó là nét trữ tình của cái “ta” tâm trạng, là điệu tâm hồn của cái “ta” thời đại; thể hiện sự kết hợp tính chất trữ tình và tính chất sử thi trong trường ca về thời chống Mỹ.

Tính chất sử thi và tính chất trữ tình trong trường ca được bôc lộ qua vai trò của chi tiết. Đối tượng miêu tả rất đa dạng nên có thể nói rằng trong trường ca hiện đại, chi tiết giữ vai trò to lớn, xem như là một bộ phận cấu trúc cơ bản của cái toàn thể mỹ học mà nó cần xây dựng. Tất cả các chi tiết, các sự kiện, biến cố gắn kết phục vụ cho nhau nhờ cái tài của nhà thơ trong việc tổ chức liên chương, liên khúc. Trường ca chứa đựng một dung lượng câu thơ khá lớn, lại


thường hướng về cái biến cố trung tâm, các biến cố tạo ra diễn biến của tính cách sử thi; vì thế, các sự kiện, các biến cố... có thể được trình bày theo nhiều cách; tùy thuộc vào năng lực sánh tác, cảm hứng sử thi của nhà thơ để dựng lên một bức tranh khái quát diện mạo lịch sử của dân tộc.

Những năm tháng đất nước bị chìm trong khói lửa đạn bom; các nhà thơ mang cảm hứng ngợi ca về đất nước, dân tộc anh hùng nên đã cho ra đời những trường ca đậm chất sử thi bởi chính bản thân họ là sự hoà quyện của cái tôi sử thi, cái tôi công dân. Cách chọn lựa thi liệu giàu chất sử thi đưa vào trường ca là một minh chứng cho quan niệm của nhà thơ về đất nước, con người; là sự thể hiện tâm hồn của họ trước những hiện thực bộn bề trong thời chống Mỹ. Tuy nhiên, chính vì theo dòng sáng tác đã khuôn mẫu như thế, nên ngày nay, trường ca sử thi hiện đại vẫn chưa tạo ra có sự bứt phá về nhân vật trữ tình - vẫn là người lính trong cuộc viết về bản thân và đồng đội. Tính cách nhân vật trữ tỉnh thường đơn điệu, thường là hình ảnh người lính, người chứng kiến trực tiếp cuộc chiến. Tư tưởng và giọng điệu chủ yếu trong các trường ca sử thi hiện đại đa phần nghiêng về khuynh hướng ngợi ca, bày tỏ sự lạc quan tin tưởng về một ngày mai chiến thắng.

Hà Minh Đức có nhận định: “Người ta thường xem các trường ca, truyện thơ thuộc phương thức biểu hiện tự sự, nội dung cũng như cách cấu tạo tác phẩm cũng bị chi phối nhiều bởi yếu tố tự sự...” [22, tr.165], điều ấy có cái lý của nó. Quả thật, trong trường ca và truyện thơ chứa đựng phần lớn yếu tố tự sự, nhất là trường ca cổ điển và truyện thơ Nôm. Có thể dẫn ra vài tác phẩm tiêu biểu đậm chất tự sự như: Nguyễn Văn Trỗi - Lê Anh Xuân, Người anh hùng Đồng Tháp - Giang Nam, Vách đá Hồ Chí Minh - Thu Bồn, Kể chuyện ăn cốm giữa sân - Nguyễn Khắc Phục...

Tính chất sử thi của văn học sẽ nằm trong chiều sâu sự cấu tạo và các thủ pháp sáng tạo để dựng lên những tính cách điển hình đã xuất hiện trong xã hội có nhiều biến cố lớn lao. Không gian, thời gian trong cuộc sống hàng ngày


tưởng chừng như hoà trong máu thịt của mỗi người dân Việt, được Nguyễn Khoa Điềm mô tả thật gìàu cảm xúc, đậm chất sử thi: “Vào bốn nghìn năm đất nước/ Năm tháng nào cũng người người lớp lớp/ Con gái con trai bằng tuổi chúng ta/ Cần cù làm lụng/ Khi có giặc người con trai ra trận/ Người con gái trở về nuôi cái cùng con/ Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”.

Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm có chương V rất thành công. Nhà thơ đã thể hiện được một vốn trí thức phong phú để định nghĩa sâu xa về đất nước, về cội nguồn dân tộc. Những hiểu biết về lịch sử dân tộc đã làm lay động tâm hồn tác giả, đẩy cảm xúc dâng trào bật thành thơ. Mỗi câu chuyện cổ tích, những thời khắc lịch sử của những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước khiến người đọc như nhập vào không gian, thời gian xa xưa. Điều đó tạo cho trường ca của Nguyễn Khoa Điềm man mác âm hưởng sử thi, ngọt ngào cảm xúc. Tính chất sử thi đã kết hợp với tính chất trữ tình, cảm hứng sử thi đã gắn liền với cảm hứng lãng mạn làm nên thành công cho tác phẩm.

Trường ca thời chống Mỹ trước 1975 thường mang nhiều yếu tố tự sự. Mặt đường khát vọng đã tạo nên vị thế vững chắc vì nhờ có giọng lạ: triết lý chính luận trữ tình. Tính chất sử thi pha lẫn tính chất trữ tình đầy ắp trong nhiều trường ca, điển hình như Nước non ngàn dặm của Tố Hữu. Trở lại miền Nam sau khi hiệp định Pari ký kết, trên con đường Trường Sơn gian khổ, tác giả đã bộc lộ tâm tình trong trường ca. Tính chất sử thi hòa lẫn tính chất trữ tình sâu lắng khiến giọng điệu thơ càng trở nên bồi hồi, tha thiết:

Sông Bến Hải bên bồi bên lở

Cầu Hiền Lương bên nhớ bên thương Cách ngăn mười tám năm trường Khi mô mới được nối đường vô ra

Lịch sử được tái hiện không chỉ đơn thuần là mô tả sự kiện, mà hòa quyện trong những sự kiện lịch sử ấy là cái tình sâu thẳm ngọt ngào; hoặc mãnh liệt, trầm hùng hoặc ca ngợi tự hào, hoặc sướng vui, buồn tủi… của cái tôi nhà thơ


mà thực chất là cái ta thế hệ, cái ta lịch sử của một thời. Tính chất sử thi của trường ca về thời chống Mỹ đã gắn kết chặt chẽ với nguyên tắc hiện thực trữ tình để phản ánh thực về chiến tranh và tất nhiên, tính chất trữ tình đã làm cho những bản trường ca thêm ngọt ngào, thắm thiết.

Sự tổng hợp của tính chất trữ tình và tính chất sử thi trong trường ca cũng theo đà phát triển dần như trong văn học nói chung. Nó không chỉ đơn thuần diễn ra trong phạm vi thủ pháp, nghệ thuật, phạm vi hình thức mà biến đổi dần trong thế giới quan của nhà thơ khi quan sát, cảm nhận về con người, đất nước trong những năm chống Mỹ ác liệt, gian khổ. Thời gian đầu, khi trường ca về thời chống Mỹ mới xuất hiện thường mang tính chất sử thi đậm đặc hơn tính chất trữ tình. Nhưng thời gian dần về sau, tính chất trữ tình có xu thế bộc lộ mạnh hơn trong các trường ca: Hành trình, Bài ca chim Chơrao, Mặt đường khát vọng… Tiếp đó là Những người đi tới biển, Đường tới thành phố, Mặt trời trong lòng đất, Lửa mùa hong áo, Mảnh hồn chim lạc… Các bản trường ca này đã bỏ qua lối kết cấu như truyện kể mà thiên về lối miêu tả chi tiết, sự kiện lịch sử kết hợp thể hiện chiều sâu nội tâm. Cảm xúc của chủ thể trữ tình được trình bày phoáng khoáng, đậm nét.

Văn học nói chung và trường ca về thời chống Mỹ - nhìn ở góc độ riêng lẻ, hầu hết đều mang âm hưởng sử thi. Trường ca được sáng tác theo những nguyên tắc chuẩn mà đặc biệt là nguyên tắc biểu hiện tính sử thi. Hầu hết các tác giả đều viết theo xúc cảm thực sự của con tim trước những hiện thực đã và đang phơi bày ra trước mắt họ. Tính chất sử thi và tính chất trữ tình cứ đan quyện vào nhau như sự bình thường vốn có, góp phần quan trọng trong việc bộc lộ tâm thế, cảm xúc, trạng thái của cái tôi công dân trong một thời đại mà sự sống có lúc quá mong manh:

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình (nhưng tuổi 20 làm sao không tiếc)

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ Quốc?


Trong thời đại ấy, họ không có quyền lựa chọn cho mình một cuộc sống an nhàn, hưởng thụ bởi số phận cá nhân của họ đã gắn liền với vận mệnh của Tổ Quốc, nhân dân. Nhận thức của họ đã được đẩy đến độ sâu sắc nên sự lựa chọn của họ hoàn toàn có ý thức. Họ đã lý giải điều đó thật giản dị trữ tình mà cũng thật cao cả: “Người ta không thể chọn nơi để được sinh ra/ Nhưng chúng tôi đã chọn cánh rừng phút giây năm tháng ấy” (Những người đi tới biển).

Hình ảnh Mẹ ngồi hồi tưởng trong không gian gió bấc trở về là một hình ảnh đẹp nao lòng. Mùa đông với miếng trầu cay bền bĩ mẹ ăn là một chi tiết rất trữ tình và đậm tính chất sử thi. Đó cũng là thời gian năm cùng tháng tận của chuỗi ngày dài trông ngóng con:

Trong gió bấc mắt mẹ nhìn đăm đắm Miếng trầu cay bền bĩ suốt mùa đông Con sẽ về chạy rát bỏng bàn chân

Lời người chiến sĩ nói với mẹ sau những tháng ngày chống Mỹ gian khổ vừa bộc lộ nét sử thi lại rất ngọt ngào, trĩu nặng ân tình: “Mẹ ơi, sau khi sống đêm từ giã ấy năm năm rồi/ Sau khi sống ngày 30 tháng 4 đất nước/ Sau khi sống bao bạn bè đã chết/ Con xin lại bắt đầu từ mẹ/… để nói về chúng con/ lớp tuổi hai mươi ba mươi điệp trùng áo lính”” (Những người đi tới biển).

Thơ Thanh Thảo đậm sắc thái bi tráng. Tính chất trữ tình sâu lắng hòa hợp với tính chất sử thi đã đem lại sự thành công cho trường ca. Những vần thơ trữ tình khiến người ta nhớ mãi lứa tuổi hai mươi sinh ra trong những năm khói lửa chiến tranh, nhớ mãi bước chân những người tìm về biển lớn dân tộc bằng truyền thống anh hùng trong quá khứ, tạo cho dân tộc có sức mạnh mới, tầm nhìn mới: Những dòng sông băng qua những vết thương,/ Về với biển đâu phải tìm yên nghỉ./ Tới cửa sông là bắt đầu sóng gió,/ Những cây già xoay trần ngăn nước lũ phù sa”. Đó là những con người phải đứng giữa cơn lốc xoáy của biết bao sự kiện lịch sử lớn lao. Họ góp phần làm nên lịch sử và lịch sử văn học dành cho họ những trang viết trữ tình, giàu cảm xúc. Mãi đến ba mươi năm


ròng sau chiến tranh, những người trong cuộc - chứng nhân lịch sử một thời, vẫn còn mãi cái mạch nguồn cảm hứng văn chương để viết, để nói lên những điều mà họ còn trĩu nặng trong lòng.

Trong Mỹ học, Hêghen cho rằng tự sự là thế giới của khách thể, trữ tình là thế giới của chủ thể. Tự sự là sự tái hiện cuộc sống mang tính chất khách quan, còn trữ tình là sự tái luyện cuộc sống mang tính chủ quan. Cuộc sống con người có tính xã hội và tính lịch sử, cho nên nội dung của một tác phẩm văn học, dẫu là sử thi hay trữ tình, chính là sự thống nhất của cuộc sống được nhận thức bởi nhà văn.

Trong Đường tới thành phố, Hữu Thỉnh đã khái quát hóa về cuộc chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Những vần thơ viết về mẹ diễn tả tình mẫu tử trong thời buổi chiên tranh thật thắm thiết: “Nếu mẹ biết ta còn đông đủ/ Đang bập bùng thương nhớ suốt hành lang/ Giọt đèn ấy bớt đi nhiều khuya khoắt/ Chia bình yên cho mỗi con đường”.

Hình ảnh của hoa bung biêng chênh chao trong màu xanh biếc của núi rừng, hình ảnh của những giấc ngủ không thành vì những hồi gõ tím đã góp phần làm nên tính chất trữ tình sử thi độc đáo. Giọng điệu thơ càng trở nên lung linh và đằm thắm sắc màu. Tính chất sử thi quyện chặt vào tính chất trữ tình tạo sự nên sâu lắng, thiết tha:

Hoa bung biêng ơi, con lắc của mùa xuân Rừng không ngủ vì những hồi gõ tím

Nhận xét về chất sử thi trong Đường tới thành phố, Ngô Văn Phú đã viết trong bài “Chất lính và hồn quê trong thơ Hữu Thỉnh”: “Sau nhiều năm, đọc lại “Đường tới thành phố” của Hữu Thỉnh, tôi vẫn quý bởi tác phẩm này đã để lại những dấu ấn có tính lịch sử” [70]. Thật đúng như vậy, đọc trường ca; nhiều chương, nhiều đoạn đã gợi lên sự xúc động về tâm tình của những con người sống trong thời chống Mỹ, quyết tâm chiến đấu đến cùng để bảo vệ từng tấc đất quê hương. Yếu tố sử thi đã gắn kết chặt chẽ với yếu tố trữ tình. Thi liệu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2023