Vài Nét Về Chủ Nghĩa Hậu Hiện Đại, Ảnh Hưởng Của Nó Đến Văn Học Việt Nam Và Tư Tưởng Nghệ Thuật Của Inrasara


về văn học dân tộc thiểu số nói chung và văn xuôi dân tộc thiểu số nói riêng đã được công bố hoặc còn đang được ấp ủ cho thấy sức hút cũng như tầm quan trọng của mảng văn học này trong tổng thể nền văn học dân tộc. Tuy vậy, các công trình vẫn chưa thật sự bao quát đầy đủ, nhiều chỗ còn chung chung chưa khắc họa rò nét, diện mạo cụ thể của mảng văn học đặc sắc này. Đặc biệt là bộ phận văn xuôi, trong đó có tiểu thuyết của các cây bút dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Vì thế có thể thấy mảng văn xuôi dân tộc thiểu số nói chung và văn xuôi (tiểu thuyết ) ở khu vực Tây Nguyên và Tây Nam Bộ nói riêng vẫn đang đòi hỏi sự quan tâm đúng mực và sâu rộng hơn nữa.

1.2. Vài nét về chủ nghĩa hậu hiện đại, ảnh hưởng của nó đến văn học Việt Nam và tư tưởng nghệ thuật của Inrasara

Thuật ngữ chủ nghĩa hậu hiện đại không phải là thuật ngữ mới mẻ. Nó đã xuất hiện cách đây hơn một thế kỉ. Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, với tư cách là một khuynh hướng thì đã tồn tại được bốn mươi năm. Vì thế mà nó trở thành: “một không khí, một nếp nghĩ, một cách nhìn, một cách kinh nghiệm và diễn dịch thực tại không chỉ trong phạm vi văn học nghệ thuật mà còn chi phối mọi sinh hoạt của nhân loại” [44]. Thuật ngữ chủ nghĩa hậu hiện đại chúng ta đang dùng ở đây là thuật ngữ bao hàm ý nghĩa để chỉ “các trào lưu trong văn học và nghệ thuật ngoài chủ nghĩa hiện thực truyền thống và ngoài chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ở nửa cuối thế kỉ XX” [3]. Nó có gốc rễ từ chủ nghĩa Đa Đa (đầu thế kỉ XX). Chủ nghĩa này coi văn học là một tiến trình và nhấn mạnh vào ý nghĩa của hành động sáng tạo chứ không đặt nặng vấn đề tác phẩm.

Bắt dầu từ chủ nghĩa Đa Đa, văn xuôi của Franz Kafka và kịch phí lí từ những năm 1950, chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học thế giới thực sự bùng nổ ở văn xuôi vào những năm 1960. Đây là khuynh hướng tiếp nối chủ nghĩa


hiện đại hòng giải quyết những vướng mắc của chủ nghĩa hiện đại. Chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học thế giới gắn với sự bùng nổ cách mạng công nghệ thông tin, của sự phát triển kinh tế, khoa học, kĩ thuật được thể hiện ở cả 3 thể loại thơ, kịch, văn xuôi. Những thành tựu của nó đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của đời sống xã hội, văn chương, tạo thành một khuynh hướng lớn ảnh hưởng đến đời sống xã hội và văn chương của nhiều quốc gia.

Chủ nghĩa hậu hiện đại có những nét đặc trưng riêng. Mỗi một tác phẩm văn chương hậu hiện đại phải chuyên chở cảm quan hậu hiện đại. Đó là sự hoài nghi về một thế giới lí tưởng, vĩnh viễn, đạp đổ thần thánh. Tác phẩm hiện lên như “là tổng thể của sự rối loạn, phi trật tự và vô chính phủ” (Đông La). Họ ưa thích các tiểu tự sự, sáng tác theo lối phi trung tâm hóa. Ở đó có sự phá vỡ trật tự thời gian, phá vỡ cấu trúc, tạo nên sự hỗn độn. Họ đưa vào tác phẩm của mình yếu tố ngẫu nhiên. Đặc biệt với tiểu thuyết thì có xu thế đập nát bốn yếu tố: nhân vật, cốt truyện, cảnh trí và đề tài. Mọi đường biên thể loại bị phá bỏ. Nhà văn coi việc sáng tác như một trò chơi, giọng điệu giễu nhại được sử dụng như một chủ âm. Với chủ nghĩa hậu hiện đại thì “giá trị của những thi pháp và thủ pháp nghệ thuật của văn học, đặc biệt là tiểu thuyết đã được hình thành và được công nhận rộng rãi” [44].

Bản chất của văn chương là sáng tạo. Vì thế mọi thể nghiệm là cần thiết để tạo sự mới mẻ. Dù thể nghiệm ấy thành công hay thất bại cũng cần được khuyến khích còn hơn là “nhai” mãi cái kiểu viết cũ đến mức quen, nhàm. Văn học nghệ thuật nước ta, như vậy không có lí do gì để từ chối việc tìm hiểu và tiếp nhận các thử nghiệm của chủ nghĩa hậu hiện đại. Ở Việt Nam, chủ nghĩa hậu hiện đại được tiếp cận gần như cùng chủ nghĩa hiện đại. Bởi lẽ “giới văn nghệ sĩ nước ta có sự hụt hẫng về chủ nghĩa hiện đại” [3]. Nguyễn Hưng Quốc cho rằng chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam là “sự kết hợp cùng lúc giữa chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại, trong đó

21

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

yếu tố hậu hiện đại được đẩy lên thành yếu tố chủ đạo” [44]. Vì thế chúng có sự hòa quyện và trùng lặp lên nhau nên ông đã dùng chữ “h(ậu h)iện đại”. Còn PGS.TS Nguyễn Văn Dân lại cho rằng chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam là “giai đoạn kịch phát triển của chủ nghĩa hiện đại, trong văn học, là sự “nối dài” của chủ nghĩa hiện đại” [3].

Xung quanh vấn đề chủ nghĩa hậu hiện đại và ảnh hưởng của nó với văn học Việt Nam còn không ít những tranh cãi: ủng hộ - phản đối, ghi nhận- nghi ngờ. Thực tế là chưa có một thứ gọi là chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam theo đúng ý nghĩa đầy đủ của từ này nhưng dấu hiệu, dấu ấn của nó đã xuất hiện và khá đậm nét trong sáng tác của các tác giả như: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Bùi Hoằng Vị, Nguyễn Bình Phương….Dấu hiệu hậu hiện đại được thể hiện ở hai phương diện. Thứ nhất là ở cảm quan hậu hiện đại “sự đổ vỡ của những trật tự đời sống, tính áp đặt của các chính thống, của các phát ngôn lớn, sự đảo lộn các thang bảng giá trị đời sống, sự mất niềm tin, bơ vơ, lạc loài, vong thân, tâm trạng hồ nghi và tình trạng bất an của con người” [48]. Thứ hai là ở hình thức đặc thù của các tác phẩm. Trong các sáng tác của mình, các tác giả đã tạo được một nguyên tắc cấu trúc để thể hiện câu chuyện của họ: “sự đa dạng và dịch chuyển của điểm nhìn nghệ thuật”, “Rồi cốt truyện của nhiều chuyện, văn bản của nhiều văn bản, tính phân mảnh của chủ thể, trần thuật phi trung tâm, cố ý lộ rò sự can thiệp của tác giả vào câu chuyện, biến tiểu thuyết thành một trò chơi ngôn từ…” [48]. Chất hài hước, chất nghịch dị và nhại cũng được sử dụng như nguyên tắc tổ chức tác phẩm. Hậu hiện đại không từ bỏ hẳn truyền thống mà là sự kết hợp để vừa tiếp thu cái mới mà vẫn mang bản sắc dân tộc. Văn chương theo khuynh hướng này vì vậy nên được cổ vũ, khích lệ nhằm đưa nền văn học nước nhà hòa nhập vào tiến trình văn học thế giới.

Đặc điểm tiểu thuyết của Inrasara - 4

22

Inrasara cũng là một người nghệ sĩ chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại. Ông có sự tìm hiểu kĩ càng về hậu hiện đại và cho rằng nhà văn hậu hiện đại không chỉ cần có cảm thức hậu hiên đại mà phải có “thái độ giải trung tâm decentralization trong mọi hành động văn học (không phân biệt trung tâm và ngoại vi các loại), giải khu biệt hóa de- differentiation từ thể loại đến ngôn từ….giọng đặc trưng là giễu nhại parody với tinh thần văn phong phi nghiêm cẩn unseriousness thể hiện qua các thủ pháp đặc thù” [22]. Quan điểm này được đưa vào và lập luận trong các tiểu luận nghiên cứu của ông: Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo Song thoại với cái mới. Những khía cạnh của vấn đề trung tâm/ngoại vi được đề cập và lật mở; những tác động tiêu cực của nó đến nền văn học được phơi trần, từ đó “đấu tranh cho mọi trào lưu văn học, mọi loại thơ cùng tồn tại” [15, 326].

Là một người luôn có những suy nghĩ mới và luôn nỗ lực tìm kiếm những cách tiếp cận, những khái niệm sáng tạo mới với nỗi khát khao bắt kịp thời đại. Ông theo dòi kĩ tiến trình thơ ca Việt Nam đương đại và nhanh nhạy, nắm bắt kịp thời các hiện tượng mới của tiến trình đó. Tìm cách soi sáng nó. Lí giải nó dưới ánh sáng của lí thuyết hiện đại và hậu hiện đại. Ông không giới hạn trong khuôn khổ truyền thống mà luôn song thoại với cái mới với tâm thế sẵn sàng hội nhập. Thơ của ông cũng được sáng tác theo lí luận đó. Chúng được cách tân dần dần và mang tinh thần hậu hiện đại thể hiện ở cái nhìn về cuộc sống, về nghệ thuật; ở việc sử dụng những thủ pháp hậu hiện đại như: giọng điệu giễu nhại, hình thức thơ vắt dòng, hình thức trình bày văn bản lạ và thứ ngôn ngữ đời thường. Sang địa hạt tiểu thuyết, Inrasara cũng đang tìm cho mình một sự độc đáo, mới mẻ bằng việc sử dụng tối đa kĩ thuật viết hậu hiện đại, đặc biệt trong việc lựa chọn cho tiểu thuyết của mình một hình thức và ngôn ngữ mới mẻ. Ông còn là

23

người đặt vấn đề văn chương mạng với mong muốn nó đến với độc giả ở nhiều nơi một cách nhanh nhất và dân chủ nhất.

Văn chương hậu hiện đại theo ông cũng đòi hỏi một cách đọc, cách phê bình khác truyền thống. Vì là một hệ thống lí thuyết mở nên hậu hiện đại không phải là dễ tiếp nhận với độc giả Việt Nam (vì vốn tri kiến không nhiều, tâm thế và ảnh hưởng nặng nề của truyền thống) nên khi đọc và phê bình tác phẩm văn học hiện đại cần: trước hết là “tạm chấp nhận”, sau đó “kiên nhẫn truy tìm hành trình sáng tác của tác giả, triết lí nằm ở bề sâu sáng tác đó” [22]. Phê bình một khuynh hướng, hay dù chỉ là một tác phẩm văn chương cũng cần căn cứ vào nền tảng triết học và lí thuyết mà nó tuân thủ để đánh giá, phê bình. Nếu không, phê bình sẽ dẫn đến phiến diện, thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn.

Như vậy có thể thấy, chủ nghĩa hậu hiện đại là một khuynh hướng lớn trong văn học thế giới. Nó có ảnh hưởng đến nền văn học nghệ thuật nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc các văn nghệ sĩ của chúng ta tiếp thu, thể nghiệm những trào lưu, khuynh hướng văn học lớn trên thế giới để sáng tạo ra những tác phẩm mới mẻ là điều cần được khuyến khích. Từ đó tạo ra một thứ văn học mới có khả năng soi rọi và phản ánh những vấn đề của xã hội thời đại họ đang sống một cách chân xác nhất. Đồng thời cũng thể hiện sự nhạy bén, bản lĩnh và ý thức của người nghệ sĩ nhằm đổi mới văn học nước nhà, từng bước đưa nền văn học nước ta hòa nhập với văn học thế giới.

1.3. Đôi nét về nhà văn Inrasara và sự nghiệp văn học của ông 1.3.1.Tiểu sử và con người nhà văn Inrasara

Inrasara tên Việt là Phú Trạm, sinh ngày 20 tháng 9 năm 1957 tại làng Chakleng – Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Quê hương của ông là miền đất thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, là vùng đất văn vật của vương quốc Champa xưa. Sinh ra trong một gia đình

24

nông dân nghèo có 6 anh chị em nhưng Inrasara được ưu ái hơn cả. Ông từng tâm sự, ông có hai ân huệ là được học hành liên tục và có một người cha nông dân mẫu mực, hiền từ, cần cù và ham mê sách cổ nhân. Có lẽ tình yêu với văn hóa, văn học Chăm của Inrasara được truyền cảm hứng từ người cha. Ông kể: “Chính trong những đêm trăng thơ mộng nơi thôn trang, nhiều lần được nghe Người ngâm thơ mà tôi thuộc nằm lòng Ariya Glơng Anak (một trong ba tác phẩm xuất sắc nhất của văn chương Chăm) ngay thời tôi mới 5, 6 tuổi, khi còn chưa cắp sách tới trường” [16, 58, 59]

Thông minh và “luôn ở tư thế của kẻ sẵn sàng vứt bỏ tất cả. Để lên đường. Nhập nhằng giữa phá/ xây, gom nhặt/ làm mới, nghiên cứu/ sáng tạo…” [15, 79] nên cuộc đời của Inrasara là một chuỗi những chuyển dời, ngắt quãng đột ngột. Năm 1969, ông đậu thủ khoa và được tỉnh cấp học bổng suốt những năm trung học. Năm 1976 đang là sinh viên xuất sắc của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh – niềm hãnh diện của cả plây Chăm thì sau 02 năm ông đột ngột thôi học để đọc Camus, Nietzsche, Krishnamurti, Dostoievski và làm thơ. Với niềm say mê văn chương và chữ nghĩa, lòng tự hào là Chăm, ngay từ khi còn là sinh viên, Inrasara đã có một tập thơ sáng tác bằng tiếng Chăm và bắt đầu sưu tầm văn học cổ điển Chăm. Đến năm 1982, ông được mời về làm việc ở Ban biên soạn sách chữ Chăm – Ninh Thuận. Thời gian này, ông đã đi khắp các plây Chăm ở Ninh Thuận để sưu tầm văn học dân gian và tìm cảm hứng sáng tạo thơ. Với ông, đó là khoảng thời gian sáng tạo hứng thú nhất: “…Bước chân tuổi trẻ tôi rong ruổi trên khắp ngò hẻm quê hương. Tâm hồn tôi mở ngò đón nhận những mới lạ, ngạc nhiên tiếp ngạc nhiên: câu hát, giọng nói, phương ngôn, màu áo…Tôi hồn nhiên tắm trong không khí đời sống Chăm, như thế” [15, 77]. Có lẽ chính bầu sữa Chăm – nơi chứa đựng nhiều vỉa tầng văn hóa, những truyền thuyết xa xưa, bí ẩn cùng một kho báu văn học đặc sắc và phong phú đã làm nên một

25

thứ mật ngọt có sức hút kì diệu với Inrasara, để ông đi tìm những giá trị văn hóa tưởng như đã bị lớp bụi thời gian phủ mờ và để sáng tạo tiếp làm cho nó thêm phong phú, giàu có hơn. Sau 5 năm, ông thôi việc ở Ban biên soạn sách Chữ Chăm, làm đủ nghề để sống, làm thơ và tập trung nghiên cứu. Ông đi và sưu tầm, sáng tác với cả “cái xốc nổi”, “tự ái tuổi trẻ”, với cả niềm yêu vô bờ, lòng tự hào của đứa con Tháp Chàm. Mặc dù với ông có lúc “…trong tay không có lấy mảnh văn bản nào. Chỉ với mớ chữ nghĩa được ông ngoại và cha dạy thủa chân đất…Dù chưa thấy trên lối đi bóng cây cho tôi đụt nắng. Tôi biết trước mặt mình là một khu rừng hoang chứa đựng bao nhiêu hoa quả lạ, ngọt. Tôi đi với hưng phấn kì lạ” [15, 84]. Năm 1992, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam – Đông Nam Á thuộc Đại học tổng hợp (nay là Đại học khoa học xã hội và nhân văn) thành phố Hồ Chí Minh mời ông tham gia vào nhóm nghiên cứu văn hóa Chăm. Nhưng chỉ được 6 năm, ông lại ra đi làm nghề tự do. Lí giải về những sự ngẫu hứng, đột ngột trên, Inrasara nói: “Quan trọng nhất, với tôi, là dám buông bỏ. Bởi nhà văn là người không chọn sự an toàn”. Hiện tại, Inrasara sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, tập trung nghiên cứu văn hóa Chăm, làm thơ, viết văn, dịch và viết tiểu luận, phê bình văn học. Ông là thành viên Hội nhà văn Việt Nam, Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội văn học – nghê thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. Ông từng là Ủy viên Ban chấp hành Hội Văn học –Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Trưởng ban Lí luận phê bình (2005-2010), Phó Ban Văn học Dân tộc của Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kì 2000-2005&2006-2010. Hiện nay, ông đang giữ chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng thơ của Hội Nhà văn Việt Nam.

Qua tìm hiểu ta có thể thấy quê hương, gia đình là những yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp văn học của Inrasara. Với Inrasara, văn hóa Chăm không phải là “xác trâu cho diều hâu tôi sà đến rỉa rói, trục lợi” [15, 107], vì thế ông không khai thác mà ngụp lặn và lớn dậy từ giữa lòng nền văn


hóa ấy, để sáng tạo cái mới. Văn chương với ông như là một định mệnh, “nhà văn là kẻ sống thời đại mình, phơi trần toàn bộ con người mình ra với nó – trọn vẹn” [20, 11] và đến khi “một hoát ngộ nổ ra nơi sâu thẳm tâm hồn kẻ sáng tạo” (Inrasara) thì nhà văn đứng trước trang viết với một sự cô đơn toàn phần, khi ấy nhà văn nhìn thấy quê hương của mình. Điều này cho thấy Inrasara yêu và nặng lòng với Chăm biết nhường nào. Cùng với đó là yếu tố tự thân, là sự cố gắng, tâm huyết và miệt mài, nghiêm túc trong lao động nghệ thuật đã làm nên một trí thức Chăm, một nhà “Chăm học” và hơn hết là một nghệ sĩ sáng tạo. Với những sinh phận cao cả đó, Inrasara đã cất công đi tìm những giá trị văn hóa Chăm để bảo tồn và sáng tạo làm mới chúng. Nỗ lực này vừa là tiếng nói đáp trả với cha ông, vừa như một thể hiện tâm huyết của người nghệ sĩ bằng tất cả niềm đam mê, lòng tự tín của mình.

1.3.2. Sự nghiệp văn chương của Inrasara

Dân tộc Chăm đã để lại những di sản văn học vô cùng quý giá. Ngoài một nền kiến trúc và điêu khắc phong phú, đặc sắc, nền văn học Chăm như là một mảng của nền văn hóa – văn minh của dân tộc này, đóng góp không nhỏ vào nền văn hóa phức hợp nói chung, văn học nói riêng của dân tộc Việt Nam ngày nay. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu thì văn học Chăm đặc sắc, chứa đựng những nội dung hết sức phong phú về đời sống tinh thần của người Chăm. Nhưng hiện nay theo dòng xoáy của văn minh vật chất, nhiều giá trị truyền thống văn học tốt đẹp trong quá khứ của cha ông để lại dường như đang bị bào mòn, mất mát. Với ý thức, tinh thần trách nhiệm bảo tồn di sản văn học của cha ông và mong muốn – như Inrasara từng tâm sự: “Tôi muốn tìm hiểu tâm hồn dân tộc mình và tôi nghĩ văn chương là biểu hiện trọn vẹn nhất. Bên cạnh đó, tôi cũng muốn giới thiệu với thế giới bên ngoài về một nền văn chương có một bề dày truyền thống đang có nguy cơ thất truyền” [16, 64] mà Inrasara đã bỏ thời gian, công sức để sưu tầm, nghiên cứu văn hóa Chăm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022