Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 2

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ

THÔNG MỚI 82

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 82

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo thực hiện các quan điểm chỉ đạo của Đảng về Giáo dục và Đào tạo 82

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và toàn diện 83

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi 83

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 84

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh 84

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho cán bộ, giáo

viên và cha mẹ học sinh 84

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

3.2.2. Giám sát chặt chẽ việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên của giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 87

3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng năng lực thiết kế hoạt động trải nghiệm theo chủ

Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 2

đề môn học cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 88

3.2.4. Chỉ đạo phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong HĐTN theo chủ

đề môn khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới 91

3.2.5. Đảm bảo cơ sở vật chất, tài chính để thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh 93

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 95

3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 96

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 96

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm 96

3.4.3. Nội dung khảo nghiệm 96

3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm 96

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm 97

Kết luận chương 3 99

KẾT LUẬN VÀ KHUYỂN NGHỊ 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

PHỤ LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CBQL : Cán bộ quản lý

GV : Giáo viên

HĐTN : Hoạt động trải nghiệm HS : Học sinh

KHTN : Khoa học tự nhiên PTDTNT : Phổ thông dân tộc nội trú QL : Quản lý

THCS : Trung học cơ sở

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Quy mô mạng lưới trường, lớp, HS cấp THCS 52

Bảng 2.2: Đội ngũ CBQL THCS 3 năm qua 54

Bảng 2.3: Đội ngũ GV THCS 3 năm qua 54

Bảng 2.4: Nhận thức của CBQL, GV về mức độ quan trọng của HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên 57

Bảng 2.5: Nhận thức về mục đích và những yêu cầu cần đạt của việc tổ chức HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên 58

Bảng 2.6: Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ cần thiết của các hình thức HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên 59

Bảng 2.7: Thực trạng thực hiện các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới 61

Bảng 2.8: Thực trạng phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình

giáo dục phổ thông mới 63

Bảng 2.9: Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn 65

Bảng 2.10: Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở các trường THCS 68

Bảng 2.11: Thực trạng chỉ đạo HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới 70

Bảng 2.12: Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh 73

Bảng 2.13: Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn 75

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 97

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Nhân loại đang tồn tại và phát triển trong một nền văn minh mới: Nền văn minh trí tuệ; nền kinh tế tri thức. Do vậy, giáo dục ngày càng được coi trọng và được coi là nhân tố quyết định sự thành bại của một quốc gia, của mỗi con người trong xã hội. Cùng với xu thế đó, đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập, sự giao lưu, cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới ngày càng mạnh mẽ. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với quy mô ngày càng sâu rộng và trình độ ngày càng cao, đòi hỏi phải đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá.

Để đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông mới đã chính thức được ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm chương trình tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông. Theo chương trình này, môn khoa học tự nhiên là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng của các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học và Khoa học trái đất [6].

Lý luận dạy học hiện đại đã khẳng định trong quá trình dạy học, người học cần phải được đặt ở vị trí trung tâm. Người dạy là người điều khiển, tổ chức, chỉ đạo người học giúp người học tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người, từ đó thu nhận và biến chúng thành vốn sống, vốn kinh nghiệm của bản thân. Mặt khác, bất cứ quá trình dạy học nào cũng đều xuất phát từ thực tiễn học tập của người học. Thực tiễn đó luôn cần được đặt ưu tiên trong mọi chiến lược dạy học, các mục tiêu hay phương pháp dạy học đều hướng vào giải quyết các tình huống diễn ra trong thực tiễn và kinh nghiệm của người học. Vì vậy, dạy học dựa vào sự trải nghiệm có ý nghĩa to lớn nhằm phát triển năng lực của người học.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện nay, các nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng dạy học trải nghiệm cho học sinh còn ít được chú ý đến hoặc mang tính hình thức, vì vậy dẫn tới tình trạng học sinh học gạo, giỏi lý thuyết, hạn chế về kĩ năng thực hành, kĩ năng sống, năng lực thích ứng chưa cao.

Vân Đồn là một huyện đảo có tính đa dạng về nguồn gốc của người dân tạo cho học sinh THCS cũng được xuất thân từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, ngoài ra trong quá trình giáo dục ở các trường THCS huyện Vân Đồn các HĐTN môn học, trong đó có các hoạt động trải nghiệm với môn KHTN cho học sinh chưa được các nhà trường quan tâm và tổ chức theo đúng nghĩa của nó, do đó chất lượng giáo dục toàn diện nói chung và chất lượng giáo dục các môn KHTN nói riêng của học sinh THCS huyện Vân Đồn trong những năm vừa qua còn hạn chế.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới” làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực trạng quản lý HĐTN theo chủ đề môn khoa học tự nhiên cho học sinh ở trường THCS, tác giả luận văn đề xuất các biện pháp quản lý HĐTN theo chủ đề môn KHTN cho học sinh các trường THCS huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh THCS đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động trải nghiệm môn học cho học sinh ở trường THCS.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN cho học sinh các trường THCS huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở.

4.2. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.

4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.

5. Giả thuyết khoa học

Hoạt động trải nghiệm của học sinh THCS là điều kiện cần thiết để phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất cho học sinh. Tuy nhiên, hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN ở các trường THCS huyện Vân Đồn còn nhiều hạn chế mà một trong những nguyên nhân cơ bản là do công tác quản lý hoạt động này còn chưa đồng bộ, khoa học. Do vậy, nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN cho học sinh phù hợp với điều kiện, đặc điểm tâm lý học sinh thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh THCS huyện Vân Đồn.

6. Phạm vi nghiên cứu

Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trường THCS đối với hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Vì thời gian có hạn, do vậy tác giả chỉ tiến hành nghiên cứu công tác quản lý HĐTN theo chủ đề môn KHTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho học sinh ở 5 trường THCS huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, hệ thống hóa…các tài liệu khoa học, các văn bản quy định của ngành có liên quan

đến hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN cho học sinh THCS nhằm xây dựng khung lý thuyết của đề tài.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng Anket: Sử dụng phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lý, giáo viên để thu thập thông tin về thực trạng hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN của học sinh và quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN cho học sinh các trường THCS huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Nghiên cứu thực tế, tổng kết kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN cho học sinh ở trường THCS huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh và một số kinh nghiệm quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN cho học sinh ở trường THCS huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Phương pháp phỏng vấn:

Phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh nhằm bổ sung cho kết quả điều tra bằng phiếu hỏi về hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn KHTN cho học sinh ở trường THCS huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia nhằm khảo nghiệm tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

7.3. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp thống kê toán học và phần mềm tin học để xử lý số liệu và phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 05/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí