Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Các quy trình quản lý rủi ro tín dụng 36

Bảng 1.2. Khuyến cáo mức trích lập dự phòng rủi ro cho các TCTD 63

Bảng 1.3. Chất lượng quản lý rủi ro tín dụng ING Group 67

Bảng 1.4. Thực tiễn áp dụng Basel II tại châu Á 73

Bảng 2.1. Tổng quan các chỉ tiêu chủ yếu của Agribank giai đoạn 2009 - 2014 82

Bảng 2.2. Quyền phán quyết hiện hành của Agribank đối với Sở giao dịch và các chi nhánh trên địa bàn TP Hà nội và TP Hồ Chí Minh từ năm

2010 đến nay 97

Bảng 2.3. Quyền phán quyết hiện hành của Agribank đối với các chi nhánh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.

khác từ năm 2010 đến nay 98

Bảng 2.4. Công thức tính số tiền phải trích lập dự phòng 101

Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 2

Bảng 2.5. Diễn biến nợ xấu qua các năm của Agribank giai đoạn 2008 - 2011 102

Bảng 2.6. Diễn biến nợ xấu qua các năm của Agribank giai đoạn 2012 - 2014 102

Bảng 2.7. Kết quả trích lập và xử lý dự phòng rủi ro tín dụng của Agribank

giai đoạn 2009 - 2014 104

Bảng 2.8. Dư nợ cho vay các chương trình kinh tế quan trọng năm 2012-2013 107

Bảng 2.9. Vay vốn NHNN tại Agribank giai đoạn 2009-2014 114

Bảng 2.10. Tỷ lệ nợ xấu chung và tỷ lệ nơ xấu cho vay hộ sản xuất của Agribank

giai đoạn 2009 - 2014 124

Bảng 2.11. Thống kê đặc điểm cán bộ ngân hàng tham gia khảo sát 140

Bảng 2.12. Đánh giá của cán bộ về nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng từ

phía hội sở 144

Bảng 2.13. Đánh giá của cán bộ về nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng từ

phía chi nhánh 145

Bảng 2.14. Kết quả khảo sát khách hàng 147


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng nguồn vốn giai đoạn 2009 - 2014 83


Biểu đồ 2.2. Tình hình hoạt động tín dụng giai đoạn 2009 - 2014 84


Biểu đồ 2.3. Doanh số thanh toán quốc tế giai đoạn 2009 - 2014 85


Biểu đồ 2.4. Doanh số kinh doanh ngoại tệ giai đoạn 2009 - 2014 85


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Phân loại rủi ro tín dụng 24

Hình 1.2. Biểu hiện của rủi ro tín dụng 28

Hình 1.3. Quy trình phát sinh rủi ro tín dụng tại NHTM 29

Hình 1.4. Kim tự tháp quản lý rủi ro tín dụng 35

Hình 1.5. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng phân tích trong luận án 36

Hình 1.6. Vùng an toàn xung quanh khoản vay của ngân hàng 51

Hình 1.7. Khuôn khổ phân tích hoạt động quản lý rủi ro tín dụng 65

Hình 1.8. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng của INGGroup 69

Hình 2.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Agribank 79

Hình 2.2. Mạng lưới tổ chức của Agribank 80

Hình 2.3. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank 86

Hình 2.4. Quy trình thực hiện chấm điểm đối với khách hàng là tổ chức 89

Hình 2.5. Quy trình cấp tín dụng 96

Hình 2.6. Thị phần cho vay của Agribank trong hệ thống NHTM đến hết

năm 2014 115

Hình 2.7. Quy mô nợ xấu phân bổ ở các vùng kinh tế trong cả nước đến hết

năm 2014 118


TÓM TẮT LUẬN ÁN


Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nói chung, của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) nói riêng tiếp tục mang tính cấp bách.

Để trả lời câu hỏi và giải quyết những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng (RRTD) của NHTM, luận án đã cho thấy rõ, RRTD là rủi ro lớn nhất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, ảnh hưởng sâu rộng, nhiều mặt đến một NHTM. Vì vậy, các NHTM phải áp dụng nhiều biện pháp có hiệu quả khác nhau để không ngừng tăng cường quản lý RRTD. Có các nguyên tắc cụ thể, đồng thời có nhiều mô hình quản lý RRTD, có các chính sách quản lý RRTD mà NHTM phải tuân thủ, hoặc lựa chọn. Có một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý RRTD mà các NHTM cần phải hướng tới, đạt được, trên cơ sở phân tích các nhân tố chủ quan, nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý RRTD. Ở các quốc gia khác nhau, có các kinh nghiệm khác nhau, cũng như có các thông lệ quốc tế về quản lý RRTD khác nhau đã được luận án rút ra, làm bài học tham khảo cho các NHTM Việt Nam cũng như Agribank.

Trả lời và giải quyết những vấn đề về thực tiễn, dựa trên nguồn số liệu thứ cấp là chủ yếu, thông qua phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Agribank, luận án đã tìm ra và khẳng định một số nguyên nhân gây ra RRTD của Agribank và đã làm rõ những biện pháp mà Agribank đang triển khai giải quyết. Tuy nhiên, những biện pháp này vẫn chưa giải quyết được những tồn tại, yếu kém trong quản lý RRTD của Agribank.

Trả lời và làm rõ những giải pháp nhằm tăng cường quản lý RRTD tại Agribank, luận án đề xuất một hệ thống giải pháp có tính đồng bộ, từ tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đến nâng cao chất lượng cán bộ, xây dựng mô hình quản lý tín dụng hiện đại và phù hợp, hoàn thiện văn bản tín dụng nội bộ. Đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nước, đối với Ngân hàng Nhà nước (NHNN), một số Bộ - Ngành có liên quan tập trung vào hoàn thiện môi trường pháp lý, chuyển sang sử dụng công cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ và giảm các biện pháp hành chính trong quản lý của NHNN, cấp đủ vốn điều lệ và một số nội dung khác có liên quan.


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài luận án

Hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các NHTM. Song hoạt động này cũng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao. Chính vì vậy, NHTM phải thường xuyên thực hiện nhiều biện pháp phù hợp nhằm tăng cường quản lý rủi ro, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Hoạt động của các NHTM ở nước ta đã trải qua hơn 27 năm đổi mới, đã gặp phải nhiều RRTD khác nhau trong các thời kỳ khác nhau của gần ba thập niên qua. Trong những năm gần đây, thực hiện các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính, các NHTM ở nước ta bên cạnh việc gặp phải những rủi ro của nội tại nền kinh tế trong nước thì còn đối phó với sự cạnh tranh cũng như nhiều loại hình rủi ro khác nhau của khu vực và quốc tế.

Thực tế kể từ cuối năm 2006 đến nay, trong hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM ở nước ta gặp phải những rủi ro lớn bởi lạm phát cao, sự phát triển nóng của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán; những yếu kém về quản lý của các Tập đoàn và Tổng công ty nhà nước; diễn biến thiên tai và dịch bệnh đối với sản xuất nông nghiệp... đồng thời cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế và khủng hoảng nợ tại nhiều nước châu Âu. Do tác động bởi các yếu tố khách quan đó, cộng với những yếu kém trong quản lý RRTD của các NHTM dẫn tới tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng tăng cao và chậm được xử lý. Thực tế này đòi hỏi các NHTM phải tăng cường quản lý RRTD vì sự phát triển ổn định chung của nền kinh tế cũng như sự phát triển bền vững của mỗi ngân hàng.

Agribank là một NHTM có quy mô lớn nhất, có mạng lưới rộng nhất trong toàn bộ ngành ngân hàng, lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động tín dụng, chiếm tỷ trọng 90% tổng thu nhập hàng năm. Vì vậy, Agribank cũng không là ngoại lệ đối với những rủi ro nói trên. Trong những năm qua, Agribank đã thực hiện nhiều biện pháp có tính đồng bộ, triển khai trong toàn hệ thống để tăng cường quản lý RRTD, kiểm soát chặt chẽ chất lượng cho vay, không ngừng hoàn thiện các quy định nội bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng... Nhưng do nhiều nhân tố khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu dẫn đến tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng trong các năm 2010


- 2012, nhiều khoản nợ có khả năng mất vốn tiếp tục xuất hiện trong năm 2013 mặc dù tỷ lệ nợ xấu có giảm. Đặc biệt là những yếu kém trong quản lý RRTD đã gây ra tình trạng “mất” cán bộ, thu nhập của toàn hệ thống tiếp tục bị giảm sút trong các năm 2010 - 2013 và tăng nhẹ trong năm 2014, uy tín bị ảnh hưởng. Không những vậy, năng lực cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong hoạt động tín dụng nói riêng của Agribank cũng bị giảm sút trong các năm 2010 - 2012, sau đó có được phục hồi dần nhưng vẫn còn dư âm trong một bộ phận dư luận, ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế. (Nguồn: Agribank 2009-2014, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo hoạt động tín dụng).

Thực hiện đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam theo quyết định của Thủ trướng Chính phủ, cũng như chiến lược trở thành một NHTM lớn mạnh, hiện đại nhất Việt Nam, đòi hỏi Agribank phải tăng cường quản lý rủi ro nói chung, trong đó tập trung là công tác quản lý RRTD.

Xuất phát từ thực tiễn yêu cầu nói trên, luận án chọn đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” làm công trình nghiên cứu.

2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu

2.1. Luận án tiến sĩ có chủ đề gần với nội dung đề tài

- Luận án tiến sĩ kinh tế, với đề tài: “Chính sách tín dụng của Agribank đối với phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn khu vực Tây Nguyên”, của nghiên cứu sinh: Nguyễn Mạnh Hùng, bảo vệ tại Học viện Ngân hàng năm 2009. (Nguồn: Nguyễn Mạnh Hùng, 2009).

+ Kết quả đạt được: Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn của Agribank tại 5 tỉnh Tây Nguyên là: Lâm Đồng, Đắc Nông, Đắk Lăk, Gia Lai và Kon Tum. Trong đó, thực trạng tập trung chủ yếu là hoạt động huy động vốn và cho vay giai đoạn 2002 - 2007, dự báo và giải pháp cho giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn 2015.

+ Khoảng trống của công trình nghiên cứu đó là luận án chỉ nghiên cứu về chính sách tín dụng của Agribank đối với khu vực Tây Nguyên, không nghiên cứu chuyên sâu về quản lý RRTD của toàn hệ thống Agribank có tính cập nhật giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.


- Luận án tiến sĩ kinh tế, với đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại các Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khu vực đồng bằng Bắc bộ”, của nghiên cứu sinh: Trần Văn Dự, bảo vệ tại Học viện Ngân hàng năm 2010. (Nguồn: Trần Văn Dự, 2010).

+ Kết quả đạt được: Đề tài tập trung phân tích rõ thực trạng chất lượng cho vay hộ sản xuất và ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất đối với các chi nhánh Agribank khu vực đồng bằng Bắc bộ và đối với phát triển kinh tế

- xã hội, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp - nông thôn (NNNT) trên địa bàn. Đề tài cũng nghiên cứu đề xuất giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng cho vay vốn hộ sản xuất tại các chi nhánh Agribank khu vực đồng bằng Bắc bộ. Thực trạng được tập trung nghiên cứu là giai đoạn 2001 - 2008, dự báo và tầm nhìn giai đoạn 2009 - 2015.

+ Khoảng trống nghiên cứu của công trình đó là chỉ giới hạn về chất lượng tín dụng hộ sản xuất của vùng đồng bằng Bắc bộ, luận án cũng không nghiên cứu sâu về quản lý RRTD của toàn hệ thống Agribank có tính cập nhật giai đoạn hội nhập cũng như thực trạng diễn biến kinh tế vĩ mô phức tạp trong và ngoài nước giai đoạn hiện nay (2009 - 2014) ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng của các NHTM, trong đó có Agribank.

- Luận án tiến sĩ kinh tế, với đề tài: Quản trị tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của nghiên cứu sinh: Trần Trung Tường, bảo vệ tại Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh năm 2011. (Nguồn: Trần Trung Tường, 2011).

+ Kết quả đạt được: Luận án tập trung nghiên cứu về quản trị RRTD của khối NHTM cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tập trung là giai đoạn 2005 - 2009 trước và sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

+ Khoảng trống của công trình nghiên cứu đó là chỉ giới hạn trong nghiên cứu quản trị tín dụng của các NHTM CP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, luận án không đi sâu nghiên cứu về quản lý RRTD của Agribank trong giai đoạn hiện nay.

- Luận án tiến sĩ kinh tế, với đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” của nghiên cứu sinh: Nguyễn Tuấn Anh, công tác tại Agribank, bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án


cấp Trường, tại trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2011. (Nguồn: Nguyễn Tuấn Anh, 2011).

+ Kết quả đạt được: Công trình tập trung nghiên cứu quản trị RRTD nói chung và đánh giá quản trị RRTD tại Agribank, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác quản trị RRTD tại Agribank. Số liệu tập trung là giai đoạn 2005-2009. Một số bảng số liệu và nguồn tài liệu lấy rộng hơn cả một số năm trước năm 2005 để so sánh, nghiên cứu làm rõ xu hướng diễn biến của thực trạng.

+ Khoảng trống nghiên cứu của công trình đó là giới hạn về thời gian chỉ từ năm 2009 trở về trước. Thực trạng được phân tích và đánh giá không có tính cập nhật đến giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay: 2010 - 2014 với những diễn biến phức tạp và đa dạng về RRTD đối với Agribank.

Bên cạnh đó công trình nghiên cứu chưa gắn với thực hiện đề án tái cơ cấu Agribank, cũng như gắn với những dự báo sát về môi trường kinh tế trong và ngoài nước giai đoạn 2015 - 2020 ảnh hướng đến RRTD của Agribank.

Một điểm khác biệt nữa của các công trình nghiên cứu nói trên đó là đi sâu vào nội dung quản trị RRTD, không nghiên cứu chuyên sâu vào quản lý RRTD của Agribank.

2.2. Một số bài viết đăng trên Tạp chí chuyên ngành hiện nay

- Bài viết: “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” của TS. Nguyễn Thị Loan, đăng trên Tạp chí Ngân hàng, số 1+2, tháng 1/2012. (Nguồn: Nguyễn Thị Loan, 2012).

+ Thành công của công trình nghiên cứu đó là thông qua số liệu và thực trạng về tăng trưởng tín dụng, lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu, hệ số CAR, của các khối NHTM và một số NHTM được lựa chọn đã phân tích rõ một số ưu điểm, 2 nhóm hạn chế về hoạt động quản trị rủi ro và hạn chế trong quản trị RRTD, đã đề xuất 3 nhóm giải pháp theo mục tiêu nghiên cứu của bài viết.

+ Khoảng trống của công trình nghiên cứu đó là giới hạn về thời gian, tập trung từ năm 2010 trở về trước, về không gian nghiên cứu tất cả các NHTM, không chuyên sâu về Agribank có những tính chất đặc thù trong quản trị RRTD của giai đoạn 2010 - 2014…

Xem tất cả 269 trang.

Ngày đăng: 02/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí