Tổ Chức Hoạt Động Vui Chơi Trong Hoạt Động Học

trường học,… Phạm vi hiện thực mà trẻ tiếp xúc càng rộng bao nhiêu thì chủ đề chơi càng phong phú bấy nhiêu và trẻ càng lớn thì chủ đề chơi càng trở nên sâu rộng hơn.

Trò chơi ĐVTCĐ bao giờ cũng có vai chơi và hành động chơi. Trẻ đóng vai, tức là ướm mình vào vị trí của một người nào đó rồi bắt chước hành động của họ để thực hiện các chức năng xã hội. Trò chơi ĐVTCĐ không phải là trò chơi từng người riêng lẻ, chơi một mình mà là chơi theo nhóm; Trong trò chơi, các mối quan hệ được bộc lộ rõ rệt, sức sống của trò chơi là tạo ra mối quan hệ giữa các vai. Thông qua các vai chơi trẻ hiểu được các qui tắc xã hội, đối xử đúng mực với mọi người; giúp trẻ hiểu và thực hiện những qui tắc của cuộc sống xã hội như mua hàng phải trả tiền, có khách vào nhà thì phải chào hỏi,… Khi trẻ tự nguyện thực hiện các chuẩn mực của đời sống xã hội bằng việc nhập vai, trẻ chuyển dần những chuẩn mực đó vào bên trong đời sống tâm lý của mình thì sẽ dần dần tạo ra một nhân cách của xã hội có phẩm chất nhất định; Trò chơi ĐVTCĐ mang tính biểu trưng cao và là trò chơi chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động vui chơi, chi phối các dạng trò chơi khác cùng tồn tại trong giai đoạn này, làm cho chúng mang dáng dấp của trò chơi ĐVTCĐ.

- Trò chơi ghép hình lắp xây dựng:

Trò chơi ghép hình lắp xây dựng là loại trò chơi biểu hiện khả năng tạo hình của trẻ, từ những khối gỗ, khối nhựa, hộp giấy…với những hình dạng kích thước khác nhau, trẻ có thể lắp ghép xây dựng nên những công trình như: công viên, trường học hoặc từ những vật liệu thiên nhiên như vỏ sò, hến, ốc, đá, sỏi... trẻ xây nên những vườn trường, vườn cây. Trong những công trình đó, sáng kiến của trẻ được bộc lộ rõ nét, tùy theo hoàn cảnh sống, vốn sống và khả năng tưởng tượng, mỗi trẻ đều có những khả năng riêng biệt và được biểu hiện trong các công trình của mình. Qua trò chơi trẻ thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu về đặc điểm, tính chất của thế giới đặc biệt là thế giới đồ vật xung quanh trẻ; rèn luyện khả năng lắp ghép xây dựng, đồng thời phát triển trí tưởng tượng, ý thức tình cảm, tính tò mò, tính ham hiểu biết và đó cũng là những phẩm chất cần thiết của con người.

- Trò chơi đóng kịch:

Trò chơi đóng kịch là loại trò chơi trong đó trẻ hóa thân vào nhân vật, tái tạo lại nội dung các sự kiện xảy ra trong tác phẩm văn học.

Trong trò chơi đóng kịch thì nội dung và tính chất hoạt động của trẻ phụ thuộc vào nội dung của tác phẩm, thành phần trẻ tham gia trò chơi, lời nói của các nhân vật và trình tự xảy ra các cảnh tượng đó. Điều này, một mặt giúp trẻ dễ dàng hơn khi chơi, nội dung chơi có sẵn, quan hệ giữa các nhân vật trong trò chơi đã được định trước và xác định những hình động của nhân vật trong khi chơi. Mặt khác, điều quan trọng trong trò chơi này là các nhân vật phải được miêu tả, phản ánh y hệt như chúng vốn có những trong tác phẩm cùng với tất cả những nét đặc trưng của họ trong hành vi, trong lời nói. Trò chơi đóng kịch là trò chơi trong đó trẻ chỉ biểu diễn những chủ đề có sẵn trên cơ sở những tác phẩm văn học (truyện cổ tích, truyện thần thoại, ngụ ngôn những hoàn cảnh, những câu chuyện ngắn). Nội dung chơi và hành vi chơi, lời nói của nhân vật được xác định trước, dựa theo cốt truyện có sẵn. Trò chơi đóng kịch mang tính chất sáng tạo nó gần với hoạt động nghệ thuật cụ thể là kịch nói, ngoài ra đóng kịch còn gần giống nội dung đóng vai theo chủ đề, trẻ 5-6 tuổi có những đặc điểm phát triển hơn lứa tuổi trước nên kịch bản cho lứa tuổi này dài hơn, ngôn ngữ trong kịch phong phú giàu hình ảnh, mang nhiều sắc thái hơn; hành động, tính cách nhân vật đa dạng, kịch tính để trẻ có thể tạo diễn xuất theo tính cách của các nhân vật, số lượng nhân vật tham gia một vở kịch có nhiều hơn.

Trò chơi đóng kịch giúp trẻ phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phát huy khả năng ghi nhớ chủ đích và khả năng tưởng tượng của trẻ.

- Trò chơi vận động:

Trò chơi vận động là loại trò chơi trong đó trẻ giải quyết nhiệm vụ vận động như một nhiệm vụ thực hành dưới hình thức vui chơi, qua đó giúp trẻ phát triển thể chất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Trò chơi vận động là loại trò chơi sử dụng toàn bộ cơ bắp và toàn bộ cơ thể; phát triển cả vận động thô và tinh, sự kiểm soát các cơ và kỹ năng phối hợp;

Thường phù hợp với không gian bên ngoài hơn trong phòng học; Trẻ có thể thực hiện chuỗi động tác và phối hợp nhịp nhàng theo nhóm đông.

Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường Mầm non huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào - 5

Cấu trúc của trò chơi vận động, gồm: Nội dung chơi (nhiệm vụ vận động), hành động vận động và luật chơi.

- Trò chơi dân gian:

Là một dạng của trò chơi vận động, trò chơi dân gian là những trò chơi được lưu truyền trong dân gian và tổ chức cho trẻ chơi qua đó nhằm phát triển thể chất cho trẻ; Là những trò chơi mang đậm bản sắc văn hoá dân gian; Phần lớn là những trò chơi có lời đồng dao, trẻ vừa hát vừa chơi; Cấu trúc trò chơi, gồm: Nội dung chơi (nhiệm vụ chơi), hành động chơi và luật chơi. Đặc điểm cơ bản của dạng trò chơi này là các luật chơi phần lớn mang tính ước lệ, tạm thời. Trong quá trình chơi, tùy theo trình độ, vốn kinh nghiệm của trẻ, mức độ của từng trò chơi, giáo viên có thể thay đổi luật chơi cho phù hợp, hấp dẫn.

Là phương tiện giáo dục và phát triển thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ cho trẻ.

- Trò chơi học tập:

Trò chơi học tập là loại trò chơi do người lớn nghĩ ra, có nguồn gốc trong nền giáo dục dân gian, kết hợp trò chơi với các yếu tố dạy học. Cấu trúc, gồm: Nội dung chơi (là nhiệm vụ học tập, có tính chất như một bài toán mà trẻ phải giải dựa trên những điều kiện đã cho); Hành động chơi (hành động trẻ thể hiện trong khi chơi, hành động chơi của trẻ mẫu giáo 5 đến 6 tuổi phải có sự liên hệ lẫn nhau giữa hành động của các trẻ trong nhóm chơi, có tính liên tục và tính tuần tự); Luật chơi có ý nghĩa quan trọng trong xác định tính chất của trò chơi, phương pháp hành động, tổ chức và điều khiển hành động cùng các mối quan hệ giữa các trẻ trong khi chơi; Luật chơi của trò chơi học tập là tiêu chuẩn đánh giá hành động chơi của trẻ là đúng hay sai; luật chơi cho phép mọi trẻ đều được đóng các vai như nhau, có vị trí như nhau; là tiêu chuẩn khách quan để đánh giá khả năng của mọi trẻ). Trò chơi học tập bao giờ cũng có một kết quả nhất định, đó là lúc kết thúc trò chơi, trẻ hoàn thành một nhiệm vụ nhận thức nào đó (đoán được câu đố, nói đúng tên và công dụng của một đồ vật, tìm ra và xếp đúng

tranh,...). Kết quả trò chơi có tác dụng kích thích trẻ tham gia tích cực ở các trò chơi tiếp theo. Kết quả trò chơi luôn là chỉ tiêu về mức độ thành công hoặc sự lĩnh hội những tri thức của trẻ.

1.4.5. Hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ

Các nội dung chơi và các dạng trò chơi được trẻ phản ánh thông qua hoạt động vui chơi theo các chủ đề giáo dục ở trường mầm non, gồm có: Trẻ tự chơi theo các chủ đề giáo viên định trước trong hoạt động ở các góc, trong hoạt động học, trong hoạt động ngoài trời…. Ngoài ra, chơi theo chủ đề còn có hoạt động chơi dưới dạng các sự kiện, ngày lễ hội…

1.4.5.1. Tổ chức hoạt động vui chơi trong giờ đón trẻ

- Thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ giúp trẻ có tâm trạng vui vẻ, phấn khởi, hứng thú, tính tích cực để bước vào 1 ngày mới.

- Quản lý đảm bảo sự an toàn ổn định trẻ.

- Chọn những trò chơi nhẹ nhàng mà trẻ biết vì trong thời điểm này giáo viên vừa đón trẻ, vừa tổ chức cho trẻ chơi nên không có điều kiện tổ chức cho trẻ những trò chơi mới.

- Chọn những trò chơi không phải chuẩn bị nhiều đồ chơi, không yêu cầu vận động nhiều vì trẻ mới ăn sáng. Ví dụ: Trò chơi ghép hình…

- Cách thức tiến hành: Giáo viên vừa đón trẻ, vừa gợi ý các đồ chơi, trò chơi trẻ thích để trẻ chơi.

- Bày sẵn một số đồ chơi ở các góc để thu hút hứng thú chơi của trẻ; giáo viên hình thành cho trẻ thói quen xây dựng môi trường hoạt động chơi (chia không gian, lấy đồ dùng, đồ chơi theo ý thích, chọn bạn chơi, tự chơi cá nhân hiệu quả hoặc chơi phối hợp nhóm tích cực).

- Vừa đón trẻ mới đến vừa bao quát trẻ đến trước chơi, động viên và khen ngợi kịp thời khi trẻ có biểu hiện tốt như: Thực hiện đúng hành động với đồ chơi, có kĩ năng chơi cùng bạn, nhường đồ chơi cho bạn, chơi sáng tạo...

- Hướng dẫn trẻ kết thúc chơi trước 5 phút để chuyển sang nội dung hoạt động điểm danh, báo ăn, thể dục sáng.

Rèn luyện cho trẻ thói quen lấy và cất đồ chơi theo đúng nơi quy định, hình thành cho trẻ thói quen xây dựng môi trường hoạt động chơi (chia không gian, lấy đồ dùng, đồ chơi theo ý thích, chọn bạn chơi, tự chơi cá nhân hiệu quả hoặc chơi phối hợp nhóm tích cực).

1.4.5.2. Tổ chức hoạt động vui chơi trong hoạt động học

+ Những trò chơi có nội dung là nội dung củng cố, phát triển của nội dung trọng tâm (Ví dụ: Sử dụng trò chơi học tập - gắn lôtô hình/dạng hình/quả để củng cố biểu tượng về số, phép đếm, dạng hình trong nội dung hoạt động học hình thành biểu tượng toán);

+ Những trò chơi có nội dung tích hợp các nội dung thuộc lĩnh vực giáo dục phát triển khác (Ví dụ: Sử dụng trò chơi âm nhạc, trò chơi vận động trong hoạt động học có nội dung trọng tâm là hình thành biểu tượng toán).

-Hình thức tiến hành

+ Chọn trò chơi: Phù hợp với mục tiêu giáo dục, đặc điểm của trẻ, đặc điểm hoạt động học; chủ đề... Nếu hoạt động học có nội dung tĩnh nên chọn trò chơi động và ngược lại;

+ Thiết kế giáo án có sử dụng trò chơi chi tiết; xác định rõ mục tiêu giáo dục của tổ chức trò chơi; chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, cách thức hướng dẫn trẻ chơi, thời điểm tổ chức (trong hoạt động tạo hứng thú hoặc hoạt động củng cố sau hoạt động trọng tâm hoặc hoạt động kết thúc); không gian và những điều kiện khác;

+ Tổ chức trò chơi: Thông báo rõ tên, cách chơi, luật chơi (nếu có); tổ chức cho trẻ chơi tích cực, chủ động; giáo viên bao quát, hướng dẫn trẻ chơi đúng, những trò chơi có luật cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện luật chơi ở trẻ, có thể tổ chức cho trẻ khác làm trọng tài; tạo yếu tố thi đua và hứng thú, vui vẻ trong quá trình chơi... Dừng chơi đúng thời điểm (khi trẻ còn hứng thú, chưa mệt mỏi, phù hợp khung thời gian);

+ Kết thúc trò chơi: Cho trẻ nhận xét, thể hiện quan điểm, cảm xúc và đánh giá kết quả theo hình thức cá nhân hoặc nhóm. Gắn nội dung giáo dục của hoạt động học vào nội dung trò chơi một cách tự nhiên để giáo dục trẻ.

Lưu ý: Trò chơi phải đảm bảo thực hiện hoặc góp phần thực hiện tốt hơn nội dung trọng tâm của hoạt động học; đảm bảo tính vừa sức đối với trẻ; thể hiện nhiều dạng, nhiều hình thức; an toàn.

1.4.5.3. Tổ chức hoạt động vui chơi ở các góc

- Góc phân vai: Chơi các trò chơi đóng vai các nhân vật trong xã hội.

- Góc lắp ghép, xây dựng: Chơi các trò chơi lắp ghép, xây dựng phù hợp chủ đề và sở thích, nhu cầu của trẻ.

- Góc học tập, sách truyện: Chơi trò chơi làm album; kể truyện theo tranh, giải câu đố;

- Góc nghệ thuật: Chơi trò chơi biểu diễn văn nghệ, trò chơi đóng kịch..

- Góc thiên nhiên, khoa học: Chơi trò chơi chăm sóc con vật nuôi, cây trồng; thực hiện thí nghiệm-thử nghiệm đơn giản....

- Góc dân gian: Chơi các trò chơi dân gian.

Khi tổ chức cho trẻ chơi theo chủ đề, giáo viên hướng dẫn trẻ chơi ở các góc theo lô gic:

+ GV giới thiệu các góc chơi;

+ GV hướng dẫn trẻ chọn góc chơi, phân công các nhóm chơi theo sự lựa chọn của trẻ, phân chia số lượng trẻ chơi cho phù hợp;

+ Nhanh chóng ổn định các nhóm chơi, GV giới thiệu các góc chơi, nội dung chơi, lưu ý cần đàm thoại với trẻ về vai chơi, ý đồ chơi của trẻ (đặt biệt những trò chơi có yếu tố kiến thức, kĩ năng mới);

+ GV cho trẻ về các góc chơi, quan sát trẻ đến hết giờ chơi, xử lí các tình huống xảy ra trong khi chơi, giáo dục trẻ nề nếp khi chơi, đặc biệt hướng dẫn trẻ chơi phù hợp theo độ tuổi;

+ Nhận xét về buổi chơi.

1.4.5.4. Tổ chức hoạt động chơi ngoài trời

- Tổ chức hoạt động quan sát theo nhu cầu của trẻ và quan sát có chủ đích;

- Tổ chức chơi phát triển thể chất, gồm: Trò chơi vận động hoặc trò chơi dân gian;

- Chơi tự do: Tùy thuộc vào sở thích, nhu cầu và hứng thú của trẻ, giáo viên có thể lựa chọn những nội dung chơi tự do với đồ chơi ngoài trời (đu quay, cầu trượt...); Chơi với bóng, vòng, phấn; Chơi với các nguyên vật liệu thiên nhiên như cát, nước, sỏi, hột hạt, lá cây…

Giáo viên bao quát trẻ chơi, kịp thời tác động khi cần thiết để duy trì hứng thú chơi cho trẻ, không để trẻ chạy nhảy, la hét, đuổi bắt..., điều đó không có lợi cho sức khỏe của trẻ và dễ xảy ra tai nạn; Giáo viên chú ý đến những trẻ trầm, ít vận động để khuyến khích, động viên trẻ tham gia trò chơi, tránh tình trạng để trẻ ngồi yên một chỗ trong suốt thời gian các bạn chơi;

Đối với những trò chơi trẻ chưa thành thạo, giáo viên có thể tham gia chơi cùng trẻ để gây hứng thú chơi và giúp trẻ biết cách chơi.

Nên luân chuyển trò chơi để tránh sự nhàm chán; cần chuẩn bị đồ chơi phù hợp, tránh tình trạng ngày nào trẻ cũng chỉ chơi cầu trượt hoặc đu quay sẵn có ở trường; Đảm bảo an toàn về không gian, đồ dùng, đồ chơi và cường độ vận động cho trẻ; tính luân đổi các loại trò chơi làm cho trẻ hứng thú, phát triển vận động và khả năng sáng tạo, khám phá thế giới xung quanh.

1.4.5.5. Tổ chức hoạt động vui chơi trong hoạt động chuyển tiếp

- Giáo viên tổ chức cho trẻ tự nhiên, không gò bó, áp đặt trẻ.

- Trẻ có thể chơi 1-2 lần tùy theo hứng thú, trẻ có thể chơi cá nhân, chơi theo nhóm hay chơi tập thể tùy thuộc vào yêu cầu trò chơi mà giáo viên lựa chọn.

- Tổ chức từ 1 đến 2 trò chơi trong thời gian là 6-10 phút.

- Chọn những trò chơi đơn giản về khâu chuẩn bị đồ chơi, khâu tổ chức, thời gian chơi ngắn.

- Giáo viên lựa chọn trò chơi vào thời điểm chuyển tiếp phải đảm bảo nguyên tác động - tĩnh. Nếu hoạt động trước có tính chất động thì trò chơi chuyển tiếp phải chọn là trò chơi mang tính chất tĩnh và ngược lại.

1.4.5.6. Tổ chức hoạt động vui chơi trong hoạt động chiều

- Tổ chức, hướng dẫn trò chơi mới, ôn luyện, củng cố những trò chơi chưa thành thạo hoặc trò chơi cũ.

- Tổ chức hướng dẫn trò chơi mới: trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi phân vai, trò chơi đóng kịch, trò chơi lắp ghép xây dựng...

- Tùy thuộc vào đặc điểm chơi và yêu cầu đối với trẻ ở các giai đoạn lứa tuổi khác nhau mà giáo viên lựa chọn nội dung và phương pháp hướng dẫn cho trẻ chơi phù hợp để thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ, đồng thời phát huy được vai trò của trò chơi đối với sự phát triển và giáo dục trẻ mẫu giáo.

- Giáo viên nên có kế hoạch dành thời gian luyện tập, bổ sung cho những trẻ có kĩ năng chơi yếu, những trẻ nhút nhát, trầm trong lớp.

- Giáo viên nên trao đổi trò chơi cho trẻ trong các buổi sinh hoạt chiều để tránh sự nhàm chán.

1.4.5.7. Tổ chức hoạt động vui chơi trong giờ trả trẻ

Chọn những trò chơi nhẹ nhàng, không mất nhiều thời gian chuẩn bị, những trò chơi đã đã biết và những trò chơi ít vận động mạnh: trò chơi học tập, trò chơi dân gian, trò chơi xây dựng lắp ghép, trò chơi với sách truyện ....

1.4.6. Các bước tiến hành tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

1.4.6.1. Chuẩn bị

Lựa chọn trò chơi: Phù hợp với mục tiêu giáo dục và hình thức tổ chức; trò chơi phải hấp dẫn để kích thích tính tự lập và tính tích cực của trẻ; phải phù hợp với những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà trẻ có; trò chơi phải phong phú về nội dung, hình thức thể hiện, các hành động chơi phải được phức tạp hóa dần; phù hợp với điều kiện giáo dục; Các trò chơi sử dụng trong hoạt động học phải phục vụ cho nội dung hoạt động học; Các trò chơi sử dụng trong giờ chơi tự do cần theo một hệ thống nhất định và giáo viên phải chú ý hướng dẫn trẻ chơi.

Lập kế hoạch tổ chức trò chơi: Mục đích của việc sử dụng trò chơi trong từng dạng hoạt động và từng hình thức tổ chức sẽ quy định cách lập kế hoạch cụ thể. Thông thường những trò chơi sử dụng trong hoạt động học, hoạt động vui chơi ở các góc yêu cầu tính chi tiết, khoa học, cụ thể của việc lập kế hoạch; những trò chơi sử dụng trong hoạt động chơi tự do không yêu cầu giáo viên lập

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí