Nguyên Tắc Lựa Chọn Trò Chơi Vận Động Nâng Cao Tính Tích Cực Của Trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 Tuổi Trong Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Tại Thành Phố Hồ


3.2.1.2. Cơ sở thực tiễn

Trong quá trình nghiên cứu lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM, luận án còn dựa vào các cơ sở thực tiễn (như đã trình bày tại mục 3.1) bao gồm:

- Thực trạng nhận thức sử dụng TCVĐ trong hoạt động GDTC tại TP. HCM.

- Thực trạng sử dụng TCVĐ trong hoạt động GDTC tại các trường mầm non trên địa bàn TP. HCM.

- Thực trạng TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM.

- Thực trạng khó khăn khi sử dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM.

- Thực trạng thực hiện chương trình GDTC ở các trường mầm non tại TP.

HCM.

- Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDTC ở các trường mầm

non tại TP. HCM.

3.2.2. Nguyên tắc lựa chọn trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Nguyên tắc 1: Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Hoạt động GDTC có những tác động cụ thể đến sự phát triển thể chất của trẻ. Các tác động này phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của xã hội xung quanh và phù hợp với sự phát triển của trẻ. Vì vậy, việc lựa chọn các TCVĐ và đưa TCVĐ vào hoạt động GDTC phải phù hợp với mục tiêu và nội dung GDTC thực tiễn ở Chương trình GDMN, đặc điểm của trẻ, đồng thời phải căn cứ vào những điều kiện thực tế của trường.

- Nguyên tắc 2: Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi TCVĐ được lựa chọn và đưa vào ứng dụng trong hoạt động GDTC phải phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi và nhận được sự đồng thuận cũng như sự phối hợp giám sát quá trình chơi từ phía GV, cán bộ quản lý của Nhà trường.

TCVĐ đảm bảo tính khả thi nghĩa là phải áp dụng được trong Chương trình GDMN, trong hoạt động GDTC và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các GV, đồng thời trẻ có thể thực hiện chơi tại nhà nếu có điều kiện.


- Nguyên tắc 3: Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển

Giáo dục là một quá trình luôn vận động phát triển, thể hiện ở sự vận động của mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, đối tượng giáo dục,… Sự vận động và phát triển của quá trình giáo dục diễn ra trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần tham gia, giữa quá trình giáo dục và các quá trình xã hội khác. Lựa chọn ứng dụng các TCVĐ phải giúp phát triển thể chất và phát huy tối đa TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi nói riêng và trẻ MG nói chung. Thực tế cho thấy, không tồn tại một TCVĐ nguyên vẹn như ban đầu xuất hiện khi có nhiều yếu tố mới cùng những điều kiện lịch sử – xã hội khiến TCVĐ có những thay đổi đáng kể. Vì vậy, khi lựa chọn ứng dụng TCVĐ cần quán triệt nguyên tắc đảm bảo sự phát triển của các TCVĐ trong điều kiện xã hội hiện nay.

- Nguyên tắc 4: Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp đối tượng giáo dục

Để quá trình giáo dục đạt hiệu quả đòi hỏi quá trình tổ chức các hoạt động vui chơi phải được thiết kế và tổ chức phù hợp với đặc điểm của đối tượng giáo dục. Do đó việc lựa chọn ứng dụng TCVĐ phải hướng đến sự phù hợp ở trẻ MG 5 – 6 tuổi [80]

Ngoài ra, sự phù hợp còn được đề cập ở điều kiện cơ sở vật chất của từng lớp và một số trẻ có nhu cầu đặc biệt trong hoạt động GDTC. Nếu được lựa chọn TCVĐ không đảm bảo sự phù hợp với trẻ MG 5 – 6 tuổi kể cả trẻ có nhu cầu đặc biêt, không phù hợp với cơ sở vật chất hiện có thì sẽ không phát huy được TTC của trẻ.

3.2.3. Tiêu chí lựa chọn trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tổ chức tốt trò chơi trong hoạt động GDTC nói chung và TCVĐ nói riêng cho trẻ MG 5 – 6 tuổi sẽ tạo một sân chơi hấp dẫn; qua đó, rèn luyện thể chất, giáo dục một số kỹ năng thiết yếu cho trẻ. Trong quá trình triển khai hoạt động GDTC không phải tất cả các TCVĐ đều được sử dụng mà phải có sự chọn lựa, cân nhắc.

Từ việc phân tích, tổng hợp các tài liệu về TCVĐ, sách hướng dẫn dành cho GV và tham khảo các kết quả nghiên cứu đi trước, tác giả nhận định: để lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC phải đáp ứng 06 tiêu chí:


3.2.3.1. Tiêu chí 1: Trò chơi vận động phải thu hút được sự tham gia của trẻ

Theo Từ điển Webster “Sự thu hút là điều gì đó hấp dẫn hoặc thú vị mà con người muốn ghé thăm, muốn xem, hoặc muốn làm hay là điều gì đó thu hút hoặc có ý thu hút con người bằng cách hấp dẫn những mong muốn và thị hiếu của họ”.

Theo Từ điển Tiếng Việt, sự thu hút là “lôi cuốn, làm dồn sự chú ý vào” [48], hay theo Từ điển Oxford, “sự thu hút là một thứ gì đó làm cho mọi người muốn đến nơi đó hoặc làm một việc gì đó” [96].

Ở độ tuổi từ 5 – 6 tuổi, khả năng chú ý có chủ định của trẻ MG 5 – 6 tuổi còn kém, trẻ dễ dàng tham gia vào trò chơi nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc. Vì thế các TCVĐ được lựa chọn ứng dụng phải thu hút sự tham gia của trẻ, bởi nếu TCVĐ nhàm chán, không có điều mới lạ sẽ không là động lực thúc đẩy trẻ tham gia TCVĐ, khi trẻ không muốn tham gia TCVĐ nghĩa là chính TCVĐ cũng đánh mất ý nghĩa.

3.2.3.2. Tiêu chí 2: Trò chơi vận động phù hợp đặc điểm tâm lý và khả năng của trẻ

Mỗi giai đoạn phát triển, trẻ có những đặc điểm khác nhau. Giữa trẻ trai và trẻ gái cũng có những điểm khác biệt. Vì vậy, khi lựa chọn ứng dụng TCVĐ phải phù hợp với thể chất và năng lực của trẻ. Chú ý các đặc điểm cá nhân khi phân công nhiệm vụ, giáo dục (giới tính, cá tính, môi trường sống,...). Quan trọng hơn, GV cần tránh đưa các TCVĐ có quy định chơi khó hiểu, hoặc quá sức với thể chất và trí tuệ của trẻ, gây nên sự nhàm chán và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

3.2.3.3. Tiêu chí 3: Trò chơi vận động phải đảm bảo an toàn của trẻ

Trong quá trình thực hiện các TCVĐ cho trẻ, yếu tố an toàn không thể xem nhẹ. Hầu hết những rủi ro trong hoạt động vui chơi thường xuất phát từ sự lơ là trong việc đảm bảo an toàn như kiểm tra dụng cụ, sân bãi hay không chú trọng vấn đề khởi động đúng nguyên tắc… Vậy nên để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc, có thể gây ảnh hưởng xấu đến thể chất và tinh thần của trẻ, các TCVĐ phải có khối lượng vận động phù hợp với thể lực chung của cả lớp. Bên cạnh đó, GV cần nhận biết sớm khi trẻ có biểu hiện mệt mỏi để có hành động điều chỉnh TCVĐ một cách kịp thời, phù hợp. Khi chơi những TCVĐ có động tác khó như bò, trèo,… trẻ cần được trang bị các thiết bị bảo hộ như nón bảo hiểm, găng tay,…


3.2.3.4. Tiêu chí 4: Trò chơi vận động phù hợp với khả năng tổ chức của GV

TCVĐ phải phù hợp với khả năng tổ chức của GV cụ thể là:

- Số lượng trẻ chơi: điều này cũng làm ảnh hưởng nhiều đến TTC của trẻ. Nếu số lượng trẻ trong một lớp quá đông (từ 20 đến 25 trẻ), trẻ ít có cơ hội chơi nhiều lần, GV khó bao quát, quản lý và sửa sai các động tác cho trẻ. Vì vậy, cần phải lựa chọn những TCVĐ sao cho phù hợp với số lượng trẻ tham gia, tạo điều kiện tối đa để các trẻ đều có thể cùng chơi. Ngoài ra, không nên chọn một TCVĐ mà chơi từ đầu đến cuối, hoặc trong quá trình chơi chỉ có một, hai trẻ được chơi, còn lại thì làm khán giả.

- Ước lượng những tình huống có thể xảy ra: trong khi chơi có thể trẻ sẽ bị té, ngã, trầy da thì GV nên lưu ý đến yếu tố ánh sáng hoặc các thiết bị an toàn.

- Thái độ của GV ảnh hưởng đến TTC của trẻ. Vì vậy, GV phải có khả năng tạo không khí sinh động, vui vẻ; biết cách động viên, khuyến khích, đánh giá khéo léo làm cho trẻ mong muốn hiểu rò nhiệm vụ đặt ra và giúp trẻ tìm cách thực hiện tốt nhất.

- Không nên lựa chọn những TCVĐ mà mình không đủ hiểu biết hoặc không vững kiến thức, kỹ năng về TCVĐ đó. Nếu GV không nắm vững các TCVĐ được lựa chọn ứng dụng sẽ làm cho TCVĐ mất đi bản chất vui chơi, hiệu quả. GV không áp đặt trẻ, không tạo bầu không khí căng thẳng, khó chịu cho trẻ [39], [50].

3.2.3.5. Tiêu chí 5: Trò chơi vận động phù hợp với điều kiện lớp học, sân học

Lựa chọn địa điểm chơi phù hợp với từng TCVĐ. Chẳng hạn, nếu diện tích lớp học quá chật, các trường thiếu sân chơi, GV khó tổ chức cho cả lớp chơi TCVĐ, trẻ ít có cơ hội trải nghiệm các kỹ năng vận động đã học như: chạy, nhảy, leo trèo thăng bằng,…. [39]. Vì vậy, cần chọn TCVĐ phù hợp với sân bãi hay phòng tập. Ví dụ, một sân khá rộng, có thể chứa được nhiều trẻ, thì phù hợp với những trò chơi có rượt đuổi như mèo đuổi chuột, chim đổi lồng…

3.2.3.6. Tiêu chí 6: Trò chơi vận động phải tập trung phát triển các vận động cơ bản và các tố chất vận động nhất định

- Các vận động cơ bản cần phát triển ở trẻ MG 5 – 6 tuổi: chạy, nhảy, ném, leo

trèo…

- Các tố chất vận động cần phát triển ở trẻ MG 5 – 6 tuổi gồm:


+ Sức nhanh: là khả năng biểu hiện thời gian phản ứng đối với các loại kích thích, thời gian để thực hiện một vận động.

+ Sức mạnh: là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc để kháng lại nó bằng sự nỗ lực của cơ bắp.

+ Sức bền: là năng lực thực hiện hoạt động với cường độ cho trước hay năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất cơ thể trẻ có thể chịu đựng được.

+ Mềm dẻo: là năng lực của cơ thể thực hiện động tác với biên độ lớn nhất.

Biên độ tối đa của động tác là thước đo của năng lực mềm dẻo.

+ Khả năng phối hợp vận động: là khả năng điều chỉnh nhanh các hoạt động trước những biến đổi đột ngột của tình huống bên ngoài [63], [76].

Có thể tổng hợp các tiêu chí lựa chọn nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC ở bảng 3.22

Bảng 3.22. Các tiêu chí lựa chọn ứng dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC

TT

Tiêu chí

Các công việc có thể triển khai để

lựa chọn TCVĐ


1

TCVĐ phải thu hút được sự tham gia của trẻ

- Mô tả TCVĐ cho trẻ và hỏi ý kiến của 30 trẻ về sự

thu hút của TCVĐ theo 2 mức độ “Thích” hoặc “Không thích”


2

TCVĐ phù hợp với đặc điểm tâm lý và khả năng của trẻ

- Hỏi ý kiến của 30 chuyên gia về đặc điểm tâm lý và khả năng của trẻ

- Chuyên gia xếp hạng các TCVĐ theo thứ tự sự phù

hợp từ cao xuống thấp


3


TCVĐ đảm bảo an toàn của trẻ

- Hỏi ý kiến của 30 chuyên gia về TCVĐ đảm bảo an toàn của trẻ

- Chuyên gia xếp hạng các TCVĐ theo thứ tự đảm bảo

an toàn từ cao xuống thấp

4

TCVĐ phù hợp với khả

- Hỏi ý kiến của 30 GV

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại thành phố Hồ Chí Minh - 14


TT

Tiêu chí

Các công việc có thể triển khai để

lựa chọn TCVĐ


năng tổ chức của GV

- GV xếp hạng các TCVĐ theo thứ tự phù hợp với khả

năng tổ chức của GV từ cao xuống thấp


5


TCVĐ phù hợp với điều kiện lớp học, sân học

- Hỏi ý kiến của 30 cán bộ quản lý về cơ sở vật chất tại các trường mầm non

- Cán bộ quản lý xếp hạng các TCVĐ theo thứ tự phù

hợp với điều kiện lớp học, sân học từ cao xuống thấp


6

TCVĐ phải tập trung phát triển các vận động cơ bản và các tố chất vận động

nhất định

- Hỏi ý kiến của 30 chuyên gia

- Chuyên gia xếp hạng các TCVĐ tập trung phát triển các vận động cơ bản và các tố chất vận động phù hợp với trẻ MG 5 – 6 tuổi từ cao xuống thấp

Sau khi xác định được các tiêu chí lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5

– 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM, luận án khảo sát 30 chuyên gia để xác định mức độ quan trọng của từng tiêu chí. Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 3.23.

Bảng 3.23. Đánh giá của chuyên gia về các tiêu chí lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM


TT


Tiêu chí

Kết quả khảo sát

chuyên gia lần 1

Kết quả khảo sát

chuyên gia lần 2


Chỉ số Wilcoxon (Sig)

Tổng số câu trả lời chọn phương án

“Đồng ý”

Tổng số câu trả lời chọn phương án

“Đồng ý”

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %


1

TCVĐ phải thu hút được sự tham gia của trẻ


30


100


30


100


1.000


2

TCVĐ phải phù hợp với đặc điểm tâm lý và khả năng của trẻ


29


96.7


29


96.7


1.000



TT


Tiêu chí

Kết quả khảo sát

chuyên gia lần 1

Kết quả khảo sát

chuyên gia lần 2


Chỉ số Wilcoxon (Sig)

Tổng số câu trả lời chọn phương án

“Đồng ý”

Tổng số câu trả lời chọn phương án

“Đồng ý”

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %


3

TCVĐ phải đảm bảo an toàn cho trẻ


30


100


30


100


1.000


4

TCVĐ phải phù hợp khả năng tổ chức của GV


25


83.3


28


93.3


0.257


5

TCVĐ phù hợp với điều kiện lớp học, sân học


27


90.0


29


96.7


0.317


6

TCVĐ phải tập trung phát triển các vận động cơ bản và các tố chất vận động


28


93.3


30


100


0.157

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Luận án tiến hành kiểm định Wilcoxon để kiểm tra sự đồng nhất ý kiến giữa hai

lần khảo sát. Kết quả cho thấy mức ý nghĩa quan sát của kiểm định giữa hai lần khảo sát của tất cả các tiêu chí đều có Sig > 0.05 (ngưỡng xác suất thống kê có ý nghĩa tại P

= 0.05). Như vậy, theo kiểm định Wilcoxon, có tính trùng hợp và ổn định giữa hai lần khảo sát lựa chọn các tiêu chí.

Qua kết quả ở bảng 3.23 có thể thấy 6 tiêu chí thông qua hai lần khảo sát có tính ổn định cao, không có sự khác biệt giữa hai lần khảo sát, đều được các chuyên gia cho rằng hợp lý với kết quả lựa chọn mỗi tiêu chí đều trên 83.3%. Kết quả phỏng vấn lần 2 cao hơn lần 1. Đây là kết quả đảm bảo tính khách quan, tin cậy.


Như vậy, có thể khẳng định các tiêu chí lựa chọn TCVĐ là phải thu hút được sự tham gia của trẻ, TCVĐ phải phù hợp với đặc điểm tâm lý và khả năng của trẻ, TCVĐ phải đảm bảo an toàn cho trẻ, TCVĐ phải phù hợp khả năng tổ chức của GV, TCVĐ phù hợp với điều kiện lớp học, sân học, TCVĐ phải tập trung phát triển các vận động cơ bản và các tố chất vận động nhất định để lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM. Trong đó tiêu chí “TCVĐ phải đảm bảo an toàn cho trẻ” được xem là tiêu chí mang tính “bắt buộc” để lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM.

Để kiểm định độ tin cậy về kết quả đánh giá, luận án áp dụng kiểm định T-test.

Bảng 3.24. Kết quả kiểm định T-test của chuyên gia về các tiêu chí lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM

Chuyên gia

Điểm trung bình

Sig. (T – test)

Giáo dục thể chất

1.05

0.23

Tâm lý học, giáo dục học

1.06

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Nhận xét:

Kiểm định T – Test với Sig = 0.23 cho thấy không có sự khác biệt về đánh giá của chuyên gia GDTC và chuyên gia tâm lý giáo dục về các tiêu chí lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM. Điều này cho thấy các chuyên gia đều đồng thuận với các tiêu chí lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM.

3.2.4. Kết quả lựa chọn trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh

Để đảm bảo cơ sở khoa học cho việc lựa chọn được các TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi, tác giả thực hiện các bước sau:

Bước 1: Đề xuất các TCVĐ sử dụng để nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi

Để quá trình lựa chọn TCVĐ được thực hiện một cách tập trung và hiệu quả, chúng tôi đã gợi ý một số TCVĐ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, có độ an toàn, phù hợp với điều kiện thực tế của các trường mầm non cũng như phù hợp với khả năng tổ

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí