Quá Trình Sử Dụng Vật Liệu Thiên Nhiên Trong Tổ Chức Hoạt Động Chắp Ghép Nhằm Phát Triển Kĩ Năng Quan Sát Cho Trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 Tuổi


1.5.2.3. Quá trình sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

a/ Xác định mục đích việc sử dụng VLTN như một phương tiện nhằm phát triển KNQS

- Hình thành ở trẻ thái độ, tình cảm và hứng thú với hoạt động quan sát VLTN trong quá trình tổ chức HĐCG: Tận dụng vẻ đẹp và sự đa dạng, phong phú của VLTN để kích thích ở trẻ những xúc cảm thẩm mỹ, hình thành hứng thú, mong muốn và sự ham thích được QS, khám phá VLTN hay các đối tượng miêu tả trong HĐCG.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động nhận thức của trẻ trong quá trình QS, tìm kiếm vật liệu chắp ghép: Khai thác sự sinh động, đa dạng về đặc điểm, hình thái, cấu trúc của VLTN sử dụng trong HĐCG giúp trẻ xác định nhiệm vụ QS phù hợp với yêu cầu HĐCG đề ra và kích thích tính tích cực của trẻ trong quá trình ngắm nghía, khảo sát các sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên, tìm kiếm vật liệu tạo hình phù hợp với nội dung miêu tả và kỹ thuật tạo nên các mô hình, sản phẩm chắp ghép từ VLTN. Đưa VLTN vào hệ thống phương tiện dạy học để rèn luyện cho trẻ tính kiên trì, tỉ mỉ, nhẫn nại trong hoạt động nhận thức, nâng cao khả năng tập trung chú ý, nỗ lực vượt qua khó khăn, cố gắng hoàn thành những nhiệm vụ tìm hiểu VLTN hay các đối tượng miêu tả trong HĐCG của trẻ.

- Bồi dưỡng cho trẻ KNQS, hình thành khả năng chủ động tìm kiếm và lựa chọn các phương thức QS phù hợp và đánh giá hiệu quả QS: Tận dụng những đặc điểm khác biệt, đa dạng về hình dáng, màu sắc, kết cấu bề mặt, kích thước… sự thay đổi của các loại VLTN hay các đối tượng miêu tả trong HĐCG mà cung cấp cho trẻ những kỹ thuật QS, kích thích trẻ chủ động tìm kiếm và lựa chọn các phương thức QS phù hợp. Trên cơ sở sử dụng sự đa dạng của VLTN trong việc thể hiện các đề tài tạo hình mà giúp trẻ hình thành thói quen thường xuyên sử dụng các giác quan thu thập thông tin về hình thái VLTN, đối chiếu sự phù hợp của VLTN với sản phẩm tạo hình đã hoàn thiện, từ đó tự rút kinh nghiệm, điều chỉnh kỹ thuật QS và rèn luyện KNQS.

b/ Thực hiện các nội dung sử dụng VLTN như phương tiện phát triển KNQS trong tổ chức HĐCG cho trẻ

- Sử dụng VLTN làm đồ dùng trực quan minh họa cho quá trình tổ chức QS, hình thành ở trẻ thái độ tích cực với quá trình QS: VLTN cùng các đồ dùng dạy học trực quan khác có thể được trình bày nhằm minh họa, làm sáng tỏ những nội dung giáo dục, phát triển trong quá trình QS đối tượng miêu tả, QS nghiên cứu các loại vật liệu tạo hình của HĐCG, bổ sung thêm thông tin nghệ thuật, làm mẫu, gợi mở làm nảy sinh ý tưởng tạo hình cho trẻ. Quá trình sử dụng VLTN để sáng tạo trong HĐCG, trẻ liên tục được tiếp nhận những nhiệm vụ QS đa dạng đòi hỏi sự vận dụng và rèn luyện những cách thức QS khác nhau từ đó cũng dần hình thành ở trẻ thái độ tích cực với quá trình QS.

- Sử dụng VLTN trong việc giúp trẻ định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ QS và tiếp thu các kỹ thuật QS, hình thành khả năng lựa chọn phương thức QS: VLTN rất sinh động, đa dạng và phong phú về hình thái đòi hỏi trẻ phải tiếp cận với nhiều nhiệm vụ QS với các mức độ phức tạp khác nhau, từ đây hình thành ở trẻ KN xác định mục đích và nhiệm vụ QS. Để thực hiện được những nhiệm vụ QS phức tạp đó trẻ phải vận


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

dụng những kỹ thuật QS với những phương thức QS linh hoạt. Khi tận dụng tính trực quan sinh động, và sự đa dạng của hình thái VLTN, chúng ta có thể dễ dàng chỉ dẫn, giải thích cho trẻ thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc tìm hiểu và ghi nhớ về hình dáng, màu sắc, kết cấu, đặc điểm bề mặt, kích thước,… của vật liệu tạo hình và nắm bắt nhanh chóng các thao tác, cử chỉ, hành động QS phù hợp với nội dung tạo hình để thể hiện sản phẩm chắp ghép bằng VLTN.

- Sử dụng VLTN như phương tiện dạy học chủ đạo trong việc bồi dưỡng KNQS, thu thập thông tin về đối tượng miêu tả, tìm hiểu và lựa chọn vật liệu chắp ghép: Lúc này VLTN đóng vai trò chính, như loại phương tiện dạy học chủ đạo của hoạt động, giúp trẻ khảo sát, tìm hiểu, khai thác thông tin trực quan từ hình thức, đặc điểm, cấu trúc của các loại vật liệu dùng trong việc tạo dựng hình tượng của đối tượng miêu tả. Hiệu quả sử dụng VLTN như phương tiện dạy học chủ đạo cho trẻ QS là lượng thông tin về đặc điểm của vật liệu và mức độ chính xác, phong phú, sinh động của hình ảnh trực quan thu được sẽ là những căn cứ chính cho tưởng tượng để xây dựng các biểu tượng, hình tượng thể hiện nội dung miêu tả trong HĐCG.

Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi - 8

- Sử dụng VLTN tạo nhiều cơ hội và các bối cảnh để bồi dưỡng, củng cố KNQS cho trẻ: Sử dụng các loại VLTN đa dạng, phong phú từ các môi trường tự nhiên khác nhau trong dạy học nghệ thuật sẽ tăng cường các cơ hội cho trẻ được va chạm, đối mặt với sự đa dạng, mới mẻ, luôn thay đổi của phương tiện trực quan. Sự phong phú của VLTN và môi trường thiên nhiên sẽ khiến trẻ phải vận dụng các cách thức QS khác nhau, nhờ vậy mở rộng kinh nghiệm QS cũng như hình thành các động cơ tìm kiếm, khám phá những điều mới lạ, chưa biết trong thế giới tự nhiên và đưa những thông tin, biểu tượng tìm hiểu được từ tự nhiên vào quá trình chắp ghép, sáng tạo. Nhờ các đặc điểm, thuộc tính của VLTN mà trẻ được thường xuyên trải nghiệm, rèn luyện và củng cố các phương thức QS, nâng cao nhận thức thẩm mỹ.

c/ Tổ chức các hình thức hoạt động chắp ghép sử dụng vật liệu thiên nhiên nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

- Sử dụng VLTN trong giờ học chắp ghép

+ Sử dụng VLTN trong giờ học chắp ghép theo mẫu: Trong hình thức này, các VLTN đơn giản được sử dụng là những mẫu trực quan để cung cấp vốn biểu tượng. Trẻ sẽ QS trực tiếp các loại vật liệu tạo hình cùng đối tượng miêu tả trên giờ học và học cách sử dụng VLTN vào quá trình thể hiện sản phẩm chắp ghép theo mẫu;

+ Sử dụng VLTN trong giờ học chắp ghép theo đề tài cho sẵn: Ở hình thức hoạt động này GV cùng trẻ phối hợp sử dụng các loại VLTN đa dạng với nhiều phương tiện, đồ dùng trực quan trong lớp học. Lúc này trẻ được tăng cường QS, tích cực huy động vốn biểu tượng về VLTN đã QS và tích lũy cùng những kinh nghiệm sử dụng VLTN đã học hỏi trước đó để xây dựng hình tượng, mô hình trong đầu và thể hiện thành sản phẩm chắp ghép theo các đề tài GV cho sẵn;

+ Sử dụng VLTN trong giờ học chắp ghép theo đề tài tự chọn: Trước các giờ học này một thời gian, trẻ đã được làm quen với các chủ đề và tự lựa chọn đề tài miêu tả để định hướng cho việc xác định mục tiêu QS, nội dung QS, lựa chọn đối tượng QS và tự tiến hành


quan sát VLTN trong các hoạt động đa dạng ở trường MN. Tiếp đó, trên giờ học chắp ghép trẻ được gợi mở, tìm kiếm các phương thức sử dụng vốn biểu tượng đã tích lũy trước đó về VLTN và sử dụng các loại vật liệu tạo hình này một cách thích hợp để thể hiện ý tưởng tạo hình của mình, sáng tạo ra những sản phẩm chắp ghép từ VLTN theo cách riêng.

Đây là ba hình thức HĐCG căn bản thường được tổ chức trong quá trình phát triển khả năng tạo hình của trẻ và cũng là những hình thức sử dụng VLTN nhằm rèn luyện và phát triển KNQS cho trẻ. Ba hình thức hoạt động này luôn gắn với các giai đoạn hay các nấc thang từng bước phát triển KNQS cũng như nhận thức của trẻ:

(1) Bước làm quen với các KNQS: Trẻ tích cực tìm hiểu các vật mẫu, nắm bắt và tích lũy các thông tin ban đầu về đối tượng QS (VLTN và các đối tượng miêu tả trong HĐCG) từ quá trình tri giác trực tiếp, ghi nhớ và hình thành những biểu tượng mới về đối tượng QS, tiếp nhận các kỹ năng tạo hình và phương thức miêu tả theo sự chỉ dẫn trực quan của GV;

(2) Bước rèn luyện KNQS: Thông qua việc sử dụng KNQS theo các cách khác nhau để tích cực tìm hiểu, khám phá các đặc điểm đối tượng, vật liệu cho quá trình tạo hình, QS bổ sung và tái hiện các biểu tượng đã QS được lưu trong trí nhớ (tri giác lại hình ảnh tích lũy từ kinh nghiệm QS trực tiếp) khi dùng các VLTN thể hiện hình ảnh của những đối tượng QS với sự gợi ý của các đề tài, các chủ đề tạo hình mà GV đưa ra;

(3) Bước củng cố KNQS và đánh giá hiệu quả QS: Trẻ cùng nhau thực hiện các quá trình QS mới để vận dụng linh hoạt vốn biểu tượng, hình tượng phong phú về VLTN cũng như các đối tượng miêu tả cùng kinh nghiệm tạo hình đã tích lũy được. Nhờ có nhiều cơ hội sử dụng linh hoạt KNQS theo hướng dẫn và tự QS bổ sung trong tìm hiểu và sử dụng VLTN mà trẻ tự tiến hành theo nhiệm vụ và dự định tạo hình, sáng tạo của cá nhân để tự điều chỉnh và phát triển KNQS.

Như vậy, khi phối hợp 3 hình thức tổ chức giờ học chắp ghép sử dụng VLTN trên, trẻ sẽ được tham gia HĐCG trong bối cảnh, điều kiện là thường xuyên phải thực hiện nhiều nhiệm vụ QS và sử dụng kinh nghiệm QS theo các mức độ khó dần, phải huy động kiến thức, kinh nghiệm của nhiều quá trình tâm lý khác nhau như chú ý, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng và đặc biệt là các cảm xúc thẩm mỹ trong quá trình QS.

- Sử dụng VLTN trong HĐCG ngoài giờ học

Những hình thức HĐCG sử dụng VLTN ngoài giờ học cũng tạo ra những cơ hội vô cùng phong phú nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Bao gồm:

+ Hoạt động chắp ghép kết hợp các giờ vui chơi trong lớp;

+ Hoạt động chắp ghép ứng dụng vào sinh hoạt, lễ hội, trang trí trường lớp;

+ Hoạt động chắp ghép trong thời gian rảnh rỗi;

+ Hoạt động chắp ghép kết hợp hoạt động ngoài trời;

+ Hoạt động chắp ghép tự do ở các góc nghệ thuật;

+ Hoạt động chắp ghép tại gia đình;

+ Các hình thức tổ chức QS chuyên biệt giúp trẻ nghiên cứu sâu về các đối tượng miêu tả và vật liệu chắp ghép.


Đây là những hình thức tổ chức cho cá nhân hoặc những nhóm nhỏ (5 – 7 trẻ) thực hiện những nhiệm vụ QS gắn với các chủ đề tạo hình, các đối tượng miêu tả cụ thể, đơn giản nhằm tăng cường cơ hội rèn luyện, củng cố KNQS, giúp trẻ có thêm sự hào hứng tìm kiếm, khám phá, thu thập, bổ sung hay mở rộng vốn biểu tượng, hình tượng cho HĐCG. Khi tham gia vào những hình thức HĐCG này, trẻ được tự do QS và vận dụng KNQS của mình theo các cách khác nhau, từ đó hình thành hứng thú, động cơ, nhu cầu, thói quen QS. Thông qua những hình thức HĐCG đa dạng mà GV tập cho trẻ biết tự đưa ra yêu cầu, xác định nhiệm vụ QS phù hợp với đề tài tạo hình và nội dung miêu tả thể hiện các ý tưởng sáng tạo.

Tùy vào nội dung giáo dục phát triển của HĐCG, khả năng tạo hình và mức độ phát triển khả năng nhận thức của trẻ, chúng ta có thể phối hợp sử dụng linh hoạt các hình thức sử dụng VLTN tổ chức HĐCG khác nhau nhằm phát triển KNQS cho trẻ.

d/ Phối hợp các phương pháp sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

- Phương pháp trình bày trực quan: Đây là các cách thức tổ chức hoạt động, tạo cơ hội cho trẻ được trực tiếp tiếp xúc, QS toàn diện các loại VLTN. Bao gồm các tác động sư phạm như: Lựa chọn, phân loại VLTN phù hợp đề tài tạo hình; Tổ chức không gian trưng bày và giới thiệu VLTN. Giáo viên thực hiện các thao tác mẫu khảo sát các đối tượng miêu tả và vật liệu tạo hình, giúp trẻ theo dõi kỹ những chỉ dẫn cho hành động QS, các thao tác tri giác mẫu, những lời chỉ dẫn, giải thích có thể trình bày trực tiếp trước trẻ hoặc gián tiếp qua các phương tiện nghe nhìn. Để nâng cao hiệu quả quá trình QS, giáo viên cần quan tâm đặc biệt đến việc lựa chọn các sản phẩm mẫu trực quan phù hợp với vốn hiểu biết, xúc cảm tình cảm, hứng thú thẩm mĩ của trẻ, giúp trẻ liên hệ các kinh nghiệm QS đã có.

- Phương pháp dùng lời nói: Khi tổ chức cho trẻ quan sát VLTN, giáo viên cần tích cực sử dụng ngôn ngữ giàu tính biểu cảm. Các hoạt động như đàm thoại, trò chuyện, giải thích, hỏi - trả lời, đọc thơ, kể chuyện, sử dụng bài hát, chia sẻ, nhận xét,… sẽ kích thích hứng thú, hướng sự chú ý của trẻ đến đối tượng QS, tăng cường hiệu quả, khả năng sử dụng KNQS để tiếp nhận thông tin đầy đủ về đối tượng QS. Ngôn ngữ nói giúp trẻ thu thập nhiều dữ liệu về các đặc điểm, tính chất của đối tượng QS, mở rộng vốn từ và hỗ trợ trẻ hiểu ý nghĩa, hình thành các khái niệm. Cần khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và trả lời, so sánh đặc điểm của các đối tượng QS, nói lên những suy nghĩ về kết quả QS, phân tích và phán đoán, chia sẻ ý tưởng sáng tạo trong HĐCG dựa trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm QS. Để tăng hiệu quả cho phương pháp này, GV nên kết hợp những cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, thái độ, khuyến khích trẻ kiên trì, tự tin khi QS để khám phá VLTN hay những đối tượng miêu tả trong HĐCG. Nên thường xuyên cổ vũ cho sự cố gắng của trẻ trong quá trình QS bằng những lời khen, những lời động viên đúng lúc, đúng chỗ để kích thích những xúc cảm tích cực của trẻ.

- Phương pháp thực hành, trải nghiệm: Việc sử dụng VLTN trong quá trình tổ chức HĐCG giúp trẻ được thực hành, trải nghiệm, luyện tập, sử dụng KNQS theo


các nhiệm vụ tạo hình. Quá trình sử dụng VLTN trong thực hành, trải nghiệm để phát triển KNQS diễn ra theo các bước: (1) Cho trẻ tiếp xúc, QS trực tiếp đối tượng (VLTN, các sản phẩm chắp ghép từ VLTN, những phương thức tạo hình với VLTN…); (2) Giúp trẻ nhớ lại, tổng hợp, khái quát hoá kết quả QS, đưa những biểu tượng những kinh nghiệm QS vào hoạt động sáng tạo sản phẩm chắp ghép; (3) Cho trẻ cùng nhau chia sẻ cách thức QS, giải thích, miêu tả kết quả QS trong HĐCG; (4) Giúp trẻ tích cực vận dụng kiến thức, kinh nghiệm QS vào những bối cảnh tạo hình khác nhau với đối tượng QS và đối tượng miêu tả khác nhau trong HĐCG. Có thể áp dụng phương pháp này như sau:

+ Thực hành rèn luyện KNQS thông qua các tình huống có vấn đề là cách thức tốt nhằm kích thích hứng thú QS: GV đưa ra các tình huống cụ thể trong HĐCG để trẻ phải nỗ lực tìm kiếm VLTN, khai thác những đặc điểm thẩm mỹ của VLTN bằng những cách khác nhau để xây dựng những ý tưởng sáng tạo trong HĐCG. Các tình huống đa dạng sẽ giúp trẻ vận dụng linh hoạt những kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy nhờ KNQS của mình để sử dụng VLTN thể hiện các đề tài chắp ghép.

+ Thực hành rèn luyện KNQS thông qua các trò chơi tạo hình là cách thức dạy học rất phù hợp với độ tuổi mầm non. GV tạo ra các hoàn cảnh tạo hình mang tính vui chơi, sử dụng các trò chơi chắp ghép với các loại VLTN để kích thích xúc cảm, giúp trẻ chủ động, tích cực độc lập trong QS, khám phá, tích lũy biểu tượng về sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và tưởng tượng, hình thành các sáng kiến tạo hình với VLTN.

+ Thực hành tìm tòi sáng tạo trong QS cũng là một phương thức trải nghiệm tích cực để KNQS của trẻ được củng cố, phát triển: Tùy theo khả năng của từng trẻ và các nhóm trẻ mà GV sẽ đưa ra nhiệm vụ tạo hình mang tính mở, đòi hỏi trẻ phải tích cực tự tìm kiếm đề tài trong các chủ đề, tự lựa chọn các đối tượng miêu tả và tích cực vận dụng KNQS để khai thác những VLTN phù hợp. Các thông tin mà trẻ tự thu thập được từ quá trình QS sẽ được trẻ sử dụng để thể hiện những ý tưởng tạo hình mới mẻ từ VLTN, tạo cơ hội cho trẻ tích cực huy động vốn kinh nghiệm QS, phân tích, so sánh những đặc điểm hình dáng, màu sắc, kích thước, cấu trúc VLTN nhằm tìm ra những cách thức tạo hình thú vị.

e/ Tiến hành các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Hệ thống các biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được hình thành từ hệ thống các phương pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS. Đây được xem như tổ hợp những cách thức tiến hành quá trình dạy học bằng trực quan giúp GV khai thác và sử dụng VLTN như loại đồ dùng dạy học chính trong một quá trình tổ chức các hình thức HĐCG cụ thể với mục tiêu căn bản là rèn luyện và phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

Hệ thống các biện pháp này bao gồm những phương thức:

- Tận dụng khéo léo nguồn VLTN gần gũi, phong phú xây dựng môi trường giáo dục cho HĐCG nhằm kích thích hứng thú, nhu cầu QS của trẻ, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ được tích cực trải nghiệm, bồi dưỡng KNQS.


- Dựa vào sự đa dạng của các chủ đề tạo hình mà tạo các tình huống có vấn đề, các bối cảnh để khai thác, sử dụng sự hấp dẫn của vật liệu tạo hình từ thiên nhiên giúp trẻ dễ dàng xác định mục đích và nhiệm vụ QS, tìm kiếm VLTN cho hoạt động sáng tạo.

- Kết hợp dùng lời, trực quan và thực hành trải nghiệm giúp trẻ từng bước tiếp nhận, học hỏi, vận dụng KNQS và sử dụng VLTN trong các hình thức HĐCG từ Chắp ghép theo mẫu đến Chắp ghép theo đề tài cho sẵn Chắp ghép theo đề tài tự chọn nhằm giúp trẻ nắm vững tiến trình QS, củng cố và vận dụng sáng tạo để phát triển các KNQS.

- Sử dụng các phương thức dạy học nghệ thuật qua vui chơi, sinh hoạt trong môi trường thiên nhiên với VLTN để giúp trẻ QS, đánh giá hiệu quả việc QS và sử dụng VLTN trong HĐCG và rút kinh nghiệm trong phát triển KNQS.

Các phương pháp và biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non là một hệ thống tác động sư phạm linh hoạt, trong đó GV cần biết cách phối hợp hài hòa giữa VLTN với các loại đồ dùng dạy học trực quan khác nhằm giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động trong hoạt động QS và sử dụng VLTN trong HĐTH.

g/ Đánh giá hiệu quả sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non

Đánh giá hiệu quả sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi chính là đánh giá mức độ phát triển KNQS của trẻ theo từng giai đoạn phát triển của KN, từ đó điều chỉnh mục tiêu, nội dung, phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức HĐCG sử dụng VLTN phù hợp với đặc điểm phát triển KNQS và khả năng tạo hình của trẻ. Đánh giá mức độ phát triển KNQS của trẻ trong HĐCG sử dụng VLTN chủ yếu do GV tiến hành hoặc GV hướng dẫn trẻ tự đánh giá bản thân và đánh giá lẫn nhau. Cần phối hợp sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau như: phỏng vấn trao đổi với trẻ, sử dụng bài tập đo nghiệm, quan sát hoạt động và sản phẩm hoạt động của trẻ, ghi chép... Đồng thời, kết hợp trao đổi với GV và phụ huynh để thu thập thêm các thông tin về trẻ. Kết quả thu được sẽ xử lý bằng phương pháp toán thống kê.

Hiệu quả phát triển KNQS của trẻ trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN được đánh giá thông qua hệ thống tiêu chí và thang đánh giá mức độ phát triển của 4 KN thành phần trong cấu trúc KNQS của trẻ, bao gồm: KN xác định nhiệm vụ QS; KN sử dụng các phương thức QS; KN phát hiện và mô tả kết quả QS; KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS.

Thời điểm tiến hành việc đánh giá mức độ phát triển KNQS trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN của trẻ nên thực hiện một cách linh hoạt, thường xuyên.

1.6. Yêu cầu về lựa chọn và bảo quản vật liệu thiên nhiên sử dụng trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Vật liệu thiên nhiên được sử dụng trong quá trình giáo dục trẻ mầm non là một loại phương tiện dạy học đặc biệt, mang tính thẩm mỹ, rất độc đáo, vô cùng hấp dẫn và luôn thu hút sự chú ý, QS của trẻ, khơi dậy ở trẻ hứng thú và nhu cầu khám phá những điều chưa biết. Khi sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ cần chú ý những yêu cầu sau:


a/ Yêu cầu về lựa chọn VLTN

- Về chủng loại và nguồn gốc: Vật liệu thiên nhiên rất đa dạng (vật liệu có nguồn gốc từ thực vật, động vật hay nguồn gốc từ thiên nhiên vô sinh), có thể cùng trẻ sưu tầm hay thu lượm ở mọi nơi xung quanh khu vực trẻ sống, giúp trẻ trải nghiệm KNQS, phân biệt các loại VLTN phù hợp với yêu cầu tạo hình.

- Về tính chất thẩm mỹ: Các thuộc tính, đặc điểm, tính chất thẩm mỹ và tính năng tạo hình của VLTN thể hiện ở hình dáng, màu sắc, kích thước, cấu trúc, kết cấu bề mặt, độ bền trong tạo hình… cần cho trẻ QS, phân loại theo yêu cầu của nội dung tạo hình. Một số VLTN có thể sử dụng trực tiếp, tận dụng cấu trúc tự nhiên của chúng trong hoạt động tạo hình (lá, loại quả, hạt, cành cây khô hay vỏ của một số con vật như vỏ trai, vỏ sò, vỏ hến, vỏ trứng…), một số VLTN khác lại cần xử lý và chỉ sử dụng khi đã tạo nên tính chất cần thiết cho sự thể hiện hình tượng phù hợp.

b/ Yêu cầu về bảo quản và trưng bày VLTN

- Bảo quản VLTN cho HĐCG: Khi dạy trẻ QS, sưu tầm VLTN và sử dụng trong HĐCG, giáo viên nên tổ chức cho trẻ QS, tiếp xúc với từng loại VLTN để trẻ nắm bắt được những nét đặc trưng cơ bản của VLTN từ đó tìm ra những phương án bảo quản, sắp xếp phù hợp với đặc trưng riêng của từng loại VLTN. GV cùng trẻ QS kĩ lại các loại VLTN, cùng nhau phân loại theo các đặc điểm và ý tưởng chắp ghép, làm sạch, phơi khô hoặc xử lý, loại bỏ những vật liệu không không phù hợp làm phương tiện tạo hình, sắp xếp VLTN trong các hộp, giá, ngăn đựng phù hợp với đặc điểm của từng loại vật liệu, thuận tiện cho trẻ QS.

- Trưng bày VLTN: Đây là một trong những yêu cầu rất đáng chú ý để phát triển óc QS và hứng thú QS: Không gian trưng bày, cách bố trí các khu vực, sự phân loại và trang trí khu trưng bày cần có trật tự, phù hợp khả năng tri giác của trẻ, hấp dẫn, kích thích xúc cảm và thu hút khả năng nhận thức. Không gian sắp đặt, trưng bày VLTN cũng cần thuận tiện cho khả năng di chuyển và QS của trẻ, giúp trẻ dễ nhận diện, dễ tiến hành các thao tác khảo sát để phát hiện các đặc điểm thẩm mỹ và tính năng tạo hình của VLTN.

1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

1.7.1. Đặc điểm sự phát triển của cá nhân trẻ

Trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn đã có sự phát triển về thể chất, tâm lí và khả năng tạo hình, tính tích cực, lòng ham hiểu biết, óc QS các sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh và vốn hiểu biết phong phú. Quá trình rèn luyện và phát triển KNQS của trẻ thông qua việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG chịu ảnh hưởng rõ rệt từ một số yếu tố như:

- Đặc điểm khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Trẻ 5 – 6 tuổi rất tò mò, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá, thích QS mọi sự vật hiện tượng trong thế giới tự nhiên, thường đặt các câu hỏi vì sao, mặt khác khi QS, phát hiện những điều mới lạ trẻ cũng có nhu cầu giải thích cho người lớn và các bạn cùng hiểu. Tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh mẽ cùng với tư duy trực quan sơ đồ, đến cuối độ tuổi này tư duy của trẻ có một bước chuyển mới quá độ sang tư duy trừu tượng (tư duy lôgic) giúp trẻ giải quyết những bài toán nhận thức trong cuộc sống


tốt hơn. Những kiểu tư duy này giúp trẻ dễ dàng thực hiện những nhiệm vụ QS và tạo hình. Tư duy trực quan hình tượng kết hợp tư duy trực quan sơ đồ giúp trẻ khái quát sự vật tránh sa vào những chi tiết rườm rà, tập trung chú ý vào những thuộc tính, đặc điểm đặc trưng của đối tượng, nhanh chóng xây dựng hình tượng trong quá trình QS. Tư duy lôgic với sự phát triển của các chức năng kí hiệu giúp quá trình tri giác đối tượng được dễ dàng, trẻ gọi tên, mô tả được vật liệu tạo hình một cách chính xác bằng ngôn ngữ mạch lạc, khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn. Trẻ đã biết sử dụng một số thao tác tư duy như so sánh, phân tích, khái quát hóa, trừu tượng hoá để rút ra những dấu hiệu đặc trưng, những mối liên hệ, quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa VLTN với đối tượng miêu tả trong HĐCG.

Việc sử dụng ngôn ngữ mạch lạc dần thay thế cho ngôn ngữ tình huống thể hiện trình độ phát triển về ngôn ngữ tương đối cao của trẻ 5 – 6 tuổi, trẻ tích cực sử dụng ngôn ngữ ngữ cảnh mang tính rõ ràng khúc triết để mô tả lại cho người khác hiểu những điều mà mình đã QS thấy mà không cần dựa vào những tình huống trước mắt. Một kiểu ngôn ngữ khác cũng đang phát triển trong độ tuổi này đó là ngôn ngữ giải thích phục vụ nhu cầu mong muốn giải thích cho những người xung quanh những điều mà họ cần hiểu. Khi thực hiện những nhiệm vụ QS, trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để gọi tên, mô tả, giải thích và diễn đạt kết quả QS bằng lời. Đây chính là một biểu hiện đáp ứng yêu cầu phát triển KNQS của trẻ.

- Sự tích cực và chủ động của trẻ: Nhu cầu được QS, khám phá và nhận thức thế giới thúc đẩy trẻ 5 - 6 tuổi tích cực, chủ động trong quá trình tìm hiểu thế giới xung quanh và thực hiện ham muốn được QS. Khi được động viên, tạo sự tự do, thoải mái để khám phá, trẻ 5 - 6 tuổi sẽ phát huy tính độc lập trong việc tự xác định nhiệm vụ QS, mục đích QS, trẻ sẽ chủ động sử dụng các giác quan kết hợp các quá trình tâm lí để tích cực tìm kiếm, tự lựa chọn cách thức QS, tập trung chú ý và nỗ lực thực hiện những nhiệm vụ QS đề ra. Tính tích cực, chủ động sẽ giúp trẻ tìm ra nhiều phương thức QS phù hợp với các loại đối tượng QS, trong các bối cảnh QS nhằm phát hiện tối đa những đặc điểm cần thiết của VLTN phục vụ cho quá trình sáng tạo trong HĐTH.

- Vốn tri thức, kinh nghiệm của trẻ về thế giới xung quanh và về VLTN: Vốn tri thức và mức độ phát triển khá tốt trong hiểu biết của trẻ 5 - 6 tuổi về thế giới xung quanh, về vật liệu tạo hình từ thế giới tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả phát triển KNQS trong HĐCG. Để QS và tìm hiểu về loại vật liệu tạo hình mới mẻ (VLTN) và sử dụng chúng trong HĐCG, trẻ 5 - 6 tuổi cần có một vốn hiểu biết nhất định về các sự vật, hiện tượng từ thế giới xung quanh và được bồi dưỡng hơn nữa về khả năng khám phá môi trường để nhanh chóng học cách khảo sát, nắm bắt các tính năng tạo hình của VLTN như: màu sắc, hình dạng, kích thước, tỉ lệ, cấu trúc, vị trí không gian, mối quan hệ của các loại vật liệu tạo hình và sự thay đổi của chúng do các yếu tố môi trường.

- Vốn hiểu biết của trẻ về kĩ thuật tạo hình: Hoạt động chắp ghép là hoạt động sáng tạo ra những mô hình, cấu trúc mang tính nghệ thuật từ sự sắp đặt hợp lý và gắn ghép các chi tiết thành phần nhỏ. Sự hiểu biết và sự thành thạo, khéo léo của trẻ về các kỹ thuật tạo hình là một yêu tố vô cùng quan trọng nhằm giúp trẻ định hướng cho việc xác định mục đích, nhiệm vụ QS, tìm hiểu và lựa chọn sử dụng vật liệu tạo hình. Khi nắm

Xem tất cả 175 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí