Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Tổ Chức Hoạt Động Vui Chơi Cho Trẻ Mẫu Giáo 5-6 Tuổi Ở Trường Mầm Non

Tuy nhiên trong thực tế, không phải đứa trẻ nào cũng đạt được những thành tựu về ngôn ngữ như trên. Vẫn còn trẻ phát âm sai (nói ngọng, nói lắp), dùng từ sai, nói trống không… mà nguyên nhân chủ yếu là do trẻ bắt chước những người xung quanh trong một “môi trường tiếng” không chuẩn. Vì vậy, trẻ mẫu giáo cần được uốn nắn kịp thời, học hỏi thêm ở trường, qua giao tiếp với người xung quanh để sử dụng tiếng mẹ đẻ mạch lạc, thành thạo, đúng và có văn hoá.

Trí nhớ: Năng lực ghi nhớ và nhớ lại của trẻ phát triển mạnh. Tuy vậy, trẻ thường ghi nhớ những gì trẻ thích thú và gây được ấn tượng mạnh mẽ rõ rệt, trí nhớ không chủ định vẫn chiếm ưu thế. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy trẻ càng tích cực hoạt động với đồ vật bao nhiêu càng ghi nhớ tốt, sự ghi nhớ của trẻ mang tính trực quan hình tượng, những tài liệu trực quan trẻ được ghi nhớ tốt hơn so với tài liệu ghi bằng ngôn ngữ. Trẻ mẫu giáo ghi nhớ những kiến thức trẻ hiểu thì tốt hơn ghi nhớ máy móc, tuy nhiên ghi nhớ máy móc chiếm vai trò quan trọng. Trí nhớ khái quát dựa vào dấu hiệu bên ngoài của sự vật và ghi nhớ có chủ định bắt đầu được hình thành và được tăng tiến rõ rệt có vai trò quan trọng để trẻ kiên trì theo đuổi mục đích hoạt động.

Tư duy: Ở tuổi mẫu giáo, tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh và chiếm ưu thế đã trẻ giúp giải quyết được bài toán thực tiễn thường gặp trong cuộc sống. Đây được xem là một bước ngoặt cơ bản, đó là sự chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong theo cơ chế nhập tâm dựa vào những hình ảnh của sự vật và hiện tượng trong cuộc sống. Do nhu cầu nhận thức đang phát triển mạnh nên bên cạnh sự phát triển tư duy trực quan hình tượng vẫn mạnh mẽ như trước đây còn xuất hiện thêm một kiểu tư duy trực quan hình tượng mới phù hợp với khả năng và nhu cầu phát triển của trẻ, đó là kiểu tư duy trực quan sơ đồ. Kiểu tư duy này giúp trẻ lĩnh hội tri thức ở trình độ khái quát cao từ đó hiểu được bản chất của sự vật.

Sự phát triển tư duy làm cho trẻ đạt tới trình độ tư duy ở bình diện bên trong, giúp trẻ nhận thức được bản chất của sự vật hiện tượng, đây gọi là giai đoạn chuyển từ tư duy hình tượng lên một kiểu tư duy mới khác về chất là tư

duy lôgic. Tư duy trực quan sơ đồ phát triển cao sẽ dẫn trẻ đến ngưỡng của tư duy trừu tượng giúp trẻ hiểu những biểu diễn sơ đồ khái quát mà sau này sự hình thành khái niệm sẽ được tiến hành dựa trên đó.

Những đặc điểm trên đã tạo điều kiện thuận lợi để trẻ cảm thụ tốt những hình tượng đẹp được xây dựng nên trong các tác phẩm nghệ thuật. Đồng thời, chúng cũng tạo ra những tiền đề cần thiết để làm nảy sinh những yếu tố ban đầu của tư duy trừu tượng ở trẻ.

Tưởng tượng: Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có trí tưởng tượng rất phong phú, chuyển từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong, trí tưởng tượng có thể dựa vào những biểu tượng không giống nhau, thậm chí khác hẳn nhau để thay thế. Sự biến đổi hiện thực trong trí tưởng tượng của trẻ không chỉ diễn ra bằng cách kết hợp các biểu tượng mà còn diễn ra bằng cách gán cho các đối tượng những thuộc tính mà chúng không có [10] .

Tưởng tượng của trẻ 5 đến 6 tuổi phần lớn là không chủ định, những hình ảnh tưởng tượng trong sáng, tràn đầy xúc cảm. Đến cuối độ tuổi, tưởng tượng có chủ định mới được hình thành, đặc biệt là trong các hoạt động mang tính sáng tạo như vẽ, nặn, lắp ghép xây dựng… trẻ có khả năng hành động theo mục đích đã tự đặt ra từ trước. Song do vốn kinh nghiệm, vốn ngôn ngữ còn hạn chế nên tưởng tượng của trẻ mang tính chất tái tạo, thụ động.

Tình cảm: nhờ việc mở rộng quan hệ xã hội, hiểu biết, khám phá được thế giới xung quanh mà đời sống tình cảm của trẻ mẫu giáo có một bước chuyển biến mạnh mẽ, phong phú và sâu sắc hơn so với lứa tuổi trước. Trẻ mẫu giáo rất nhạy cảm trước hiện thực, xúc cảm của trẻ nảy sinh nhanh chóng nhưng chưa ổn định và bền vững. Tình cảm của trẻ bộc lộ rất chân thực, hồn nhiên, phát triển theo xu hướng ngày càng ổn định phong phú và sâu sắc. Ở lứa tuổi này, các loại tình cảm cấp cao như tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm nghĩa vụ cũng đang được hình thành và phát triển.

Tự ý thức: Tiền đề của ý thức bản ngã là việc tách mình ra khỏi người khác đã được hình thành ở cuối tuổi nhà trẻ. Cuối tuổi mẫu giáo trẻ đã hiểu được về bản thân mình với những phẩm chất và khả năng, thái độ ứng xử của những

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

người xung quanh đối xử với trẻ và nguyên nhân tại sao mình lại có hành động này hay hành động khác…Tự ý thức được thể hiện rõ nhất trong việc trẻ tự đánh giá sự thành công hay thất bại, đánh giá về những ưu điểm hay khuyết điểm, về khả năng và sự bất lực của mình.

Trẻ mẫu giáo thường lĩnh hội chuẩn mực và quy tắc hành vi như là thước đo để đánh giá người khác và đánh giá bản thân nhưng do tình cảm còn chi phối mạnh nên không cho phép trẻ dùng thước đo ấy để đánh giá một cách khách quan. Đến cuối tuổi mẫu giáo, trẻ mới nắm được kỹ năng so sánh mình với người khác, điều này là cơ sở để tự đánh giá một cách đúng đắn và cũng là cơ sở để trẻ noi gương người tốt, việc tốt.

Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường Mầm non huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào - 4

Tự ý thức của trẻ mẫu giáo được biểu hiện rõ trong sự phát triển giới tính. Tự ý thức của trẻ mẫu giáo được xác định rõ ràng, giúp trẻ điều khiển và điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp với chuẩn mực, qui tắc xã hội, từ đó mà hành vi của trẻ mang tính xã hội; tính chủ thể trong nhân cách đậm nét hơn trước giúp trẻ thực hiện các hành động một cách chủ tâm hơn, các quá trình tâm lý mang tính chủ định rõ rệt, trẻ đã biết đặt mục đích và lập kế hoạch hành động. Nhờ đó, khả năng tự điều khiển và điều chỉnh hành vi của trẻ bởi một mục đích đã được ý thức bắt đầu được hình thành ở cuối độ tuổi - là cơ sở và điều kiện tất yếu để trẻ tham gia vào hoạt động học tập ở trường phổ thông.

1.4. Một số vấn đề lý luận về tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

1.4.1. Vai trò của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Vui chơi chiếm phần lớn thời gian hoạt động trong ngày của trẻ. Vui chơi chi phối các hoạt động khác của trẻ ở lứa tuổi này. Vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng đối với

sự phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo.

Vui chơi là phương tiện giáo dục và phát triển thể chất cho trẻ: Việc tổ chức trò chơi vận động, trò chơi dân gian trong và ngoài lớp học với sự huy

động, phối hợp của các quá trình sinh học, hệ vận động giúp trẻ tăng cường sức khỏe, bảo đảm sự tăng trưởng hài hoà, cân đối; rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cơ bản và những phẩm chất vận động.

Vui chơi là phương tiện để phát triển não bộ và giáo dục trí tuệ cho trẻ: Vui chơi giúp định hình cấu trúc phát triển của não bộ: Cảm giác gắn bó an toàn và sự kích thích là những phương diện quan trọng trong sự phát triển não bộ; Vui chơi tạo ra sự khám phá tích cực giúp hình thành và củng cố sự vận hành của não bộ; Vui chơi giúp cho bộ não gia tăng “sự linh hoạt và các tiềm năng quan trọng cho sự học về sau” (Lester & Russell, 2008, p.9). Trò chơi cho phép trẻ được khám phá, nhận biết, thỏa thuận, dấn thân và tạo lập ý nghĩa; trẻ càng được tham gia vào những trải nghiệm vui chơi có chất lượng sẽ càng phát triển mạnh kĩ năng ghi nhớ, ngôn ngữ, biết điều chỉnh hành vi, từ đó nâng cao sự thích ứng với trường lớp và học thuật (Bodrova & Leong 2005). Tổ chức trò chơi học tập, trò chơi đóng vai theo chủ đề, lắp ghép xây dựng giúp trẻ củng cố, chính xác hóa, làm phong phú vốn hiểu biết về cuộc sống xung quanh và về bản thân; phát triển nhu cầu, xúc cảm trí tuệ và hứng thú nhận thức; ngôn ngữ.

Vui chơi là phương tiện giáo dục và phát triển quan hệ xã hội, tình cảm đạo đức cho trẻ: Trò chơi không tồn tại vô định mà phải diễn ra trong một không gian vật chất hay không gian xã hội. Một trong những lợi ích lớn nhất của vui chơi đó là hỗ trợ sự phát triển các năng lực xã hội. Trẻ có thể thiết lập các mối quan hệ, học cách giải quyết mâu thuẫn, đàm phán và điều chỉnh hành

vi. Trong trò chơi, trẻ được gia tăng cảm giác thành công và lạc quan khi được hành động với khả năng và lựa chọn của mình. Trò chơi cũng là một cách giảm căng thẳng, có liên quan đến trạng thái tinh thần của trẻ. Tâm thế học tập, như: Tò mò, ham hiểu biết, cởi mở, lạc quan, tập trung, sáng tạo cũng được hình thành và phát triển. Vui chơi có mối quan hệ với sự phát triển tính bền bỉ, kiên cường và hình thành sự đồng cảm khi trẻ bắt đầu quan điểm của người khác.

Chơi tạo điều kiện hướng trẻ đến với cái đẹp trong hành vi giao tiếp, ứng xử, từ đó, trẻ dễ tiếp nhận các quy tắc đạo đức và thực hiện nó một cách tự

giác; qua hoạt động vui chơi, một số phẩm chất đạo đức cần thiết của con người trong hoạt động tập thể cũng được hình thành: thông cảm, chia sẻ, hòa nhập, đoàn kết, nhân ái, dũng cảm...

Vui chơi là phương tiện giáo dục và phát triển thẩm mỹ cho trẻ: Tạo điều kiện để trẻ cảm nhận cái đẹp trong tự nhiên, nghệ thuật và cuộc sống. Trong hoạt động vui chơi, trẻ có điều kiện để đến với cái đẹp, thể hiện năng lực sáng tạo cái đẹp.

Vui chơi là phương tiện giáo dục và phát triển lao động cho trẻ: Hình thành cho trẻ nhận thức về lao động của người lớn; hình thành những phẩm chất của người lao động như biết tôn trọng, yêu quý người lao động, giữ gìn sản phẩm lao động; giáo dục trẻ biết sử dụng, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu lao động; giáo dục một số kĩ năng lao động giản đơn: Lao động tự phục vụ, lao động thủ công, lao động trực nhật và lao động tập thể...

1.4.2. Mục tiêu giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi

Tổ chức hoạt động vui chơi giúp trẻ phát triển nhân cách theo mục tiêu của giáo dục mầm non. Cụ thể:

a. Mục tiêu chung của độ tuổi: Giáo dục giúp trẻ em từ 5 đến 6 tuổi phát triển hài hòa về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, đạo đức, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học.

b. Mục tiêu của các lĩnh vực giáo dục phát triển

Phát triển thể chất:

- Khoẻ mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi;

- Thực hiện được các vận động cơ bản vững vàng, đúng tư thế;

- Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian;

- Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay;

- Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khoẻ;

- Có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khoẻ và đảm bảo sự an toàn của bản thân.

Phát triển nhận thức:

- Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh;

- Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định;

- Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau;

- Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau (bằng hành động, hình ảnh, lời nói...) với ngôn ngữ nói là chủ yếu;

- Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm sơ đẳng về toán.

Phát triển ngôn ngữ:

- Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày;

- Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…);

- Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hoá trong cuộc sống hàng ngày;

- Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện;

- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi;

- Có một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết.

Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội:

- Có ý thức về bản thân;

- Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh;

- Có một số phẩm chất cá nhân: mạnh dạn, tự tin, tự lực;

- Có một số kĩ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ;

- Thực hiện một số qui tắc, qui định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi.

Phát triển thẩm mỹ

- Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật;

- Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình;

- Yêu thích, hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật.

1.4.3. Nguyên tắc tổ chức hoạt động vui chơi

- Đảm bảo tính mục đích giáo dục: Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở trường mầm non nhằm mục đích giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.

- Đảm bảo tính phát triển: đáp ứng nhu cầu và phù hợp với khả năng của từng trẻ; Tích hợp các nội dung phát triển; Khai thác kinh nghiệm thực tế của trẻ, tận dụng môi trường sẵn có và tạo điều kiện cho trẻ thực hành được càng nhiều càng tốt và phát triển tối đa các tiềm năng.

- Đảm bảo tính tự nguyện của trẻ: Nguyên tắc này được thể hiện các hoạt động được lựa chọn trong mỗi trò chơi luôn phải được tổ chức theo trình tự hợp lý vừa phản ánh được mỗi quan hệ bản chất giữa các hoạt động chơi lại thể hiện được tính thống nhất về quan điểm, về mục đích của việc GD trẻ. Với mỗi trò chơi luôn là sự kế thừa tiếp nối có mở rộng nâng cao các trí thức đã có ở trẻ, tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ có sự chuẩn bị những kiến thức cho những trò chơi mới; Trẻ được tự lựa chọn trò chơi và bạn chơi…

- Đảm bảo tính an toàn: Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ phải đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất, đáp ứng nhu cầu vui chơi và phù hợp với mục đích giáo dục; Tuân thủ nghiêm túc các quy định trong trường mầm non.

- Đảm bảo tính linh hoạt, sáng tạo: Tiến hành hoạt động đa dạng như thí nghiệm, tham quan, hội thoại, trình bày ý kiến, hát... Bố trí cho trẻ được làm việc theo cá nhân, nhóm nhỏ và nhóm lớn; Cân đối, hài hòa các hoạt động trong lớp và ngoài trời, tĩnh và động, hoạt động do trẻ khởi xướng và hoạt động do giáo viên khởi xướng; Linh hoạt theo hình thức địa phương (truyền thống văn hoá, tôn giáo).

1.4.4. Nội dung hoạt động vui chơi và phân loại trò chơi của trẻ

1.4.4.1. Nội dung hoạt động vui chơi của trẻ

Nội dung hoạt động vui chơi của trẻ chính là sự phản ảnh thế giới xung quanh vào trong các trò chơi. Trẻ mô phỏng lại các hoạt động của con người vào trò chơi bằng trí tưởng tượng sáng tạo và hồn nhiên. Các trò chơi mô phỏng, tái hiện xoay quanh chủ đề gắn với các mối quan hệ xã hội, trò chơi đóng vai theo chủ đề, đóng kịch, làm ca sĩ… Trẻ chơi với thế giới tự nhiên như: chăm sóc cây hoa, giữ gìn mỗi trường, gieo hạt,… chăm sóc các con vật nuôi và khám phá, tìm hiểu môi trường động vật, thực vật…

1.4.4.2. Các loại trò chơi của trẻ

Có rất nhiều cách phân loại trò chơi. Xét theo chủ đề, có thể phân loại trò chơi như sau: Trò chơi đóng vai theo chủ đề và trò chơi không có chủ đề. Nếu chia theo tính chất sử dụng đồ dùng học tập ta có thể chia thành: trò chơi với đồ vật, trò chơi với tranh ảnh và trò chơi dùng lời. Nếu phân loại theo luật chơi, ta có: trò chơi đố đoán, trò chơi giấu - tìm, trò chơi giao nhiệm vụ như sắp xếp lắp đặt đồ vật theo luật và các trò chơi sáng tạo. Phân theo nhiệm vụ nhận thức, ta có trò chơi phát triển giác quan, trò chơi phát triển ngôn ngữ, trò chơi hình thành biểu tượng sơ đẳng, trò chơi gắn với thiên nhiên, trò chơi phát triển trí nhớ,.. tuy nhiên, căn cứ vào các quá trình tâm lý được huy động để giải quyết nhiệm vụ chơi có thể phân loại trò chơi như sau:

- Trò chơi đóng vai theo chủ đề:

Trò chơi ĐVTCĐ là loại trò chơi mà trẻ mô phỏng lại một mảng của cuộc sống trong xã hội bằng việc nhập vai (đóng vai) một nhân vật nào đó để thực hiện chức năng xã hội của họ.

Được gọi là trò chơi ĐVTCĐ trước hết là vì hành động chơi của người tham gia trò chơi này bao giờ cũng xoay quanh một chủ đề nhất định. Đó là một mảng cuộc sống được phản ánh vào trò chơi dựa trên biểu tượng sinh động của chính trẻ em về cuộc sống đang diễn ra hàng ngày như sinh hoạt gia đình,

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí