Biện Pháp Tổ Chức Hoạt Động Vui Chơi Cho Trẻ Mẫu Giáo 5-6 Tuổi Ở Trường Mầm Non

tới những cuốn sách mang tính định hướng của Bộ và các trường đại học trong đó, có giáo trình “Tâm lí học trẻ em”, “Giáo dục học mẫu giáo” của các trường ĐHSP: đây là hai cuốn bổ sung lí luận về tổ chức học tập và hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non được sử dụng trong đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non. Tiếp theo là cuốn “Hướng dẫn trẻ chơi như thế nào”, “Chương trình chăm sóc giáo dục mầm non và hướng dẫn thực hiện Chương trình đối với trẻ 5-6 tuổi” của Bộ GD &ĐT [1]. Các cuốn sách đã đề ra hướng dẫn kèm trò chơi cụ thể. Ngoài ra, phải kể tới các đề tài nghiên cứu về các loại trò chơi của trẻ đặc biệt là TCHT nhưng hầu hết chỉ khai thác trò chơi phục vụ dạy học theo một ý đồ sắp đặt trước chứ chưa chú ý tới tính chủ động sáng tạo của bản thân trẻ và cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu về tổ chức học tập trong giờ chơi. Một số hướng nghiên cứu cũng được thực hiện như: “Đổi mới tổ chức hoạt động học tập và vui chơi trong trường mẫu giáo theo hướng tiếp cận tích hợp chủ đề”, “Sử dụng TCHT như một phương pháp giáo dục nhằm phát triển năng lực nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi”, “Những điều kiện tâm lí của việc tổ chức trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng trí nhớ có chủ định của trẻ 5-6 tuổi”. Đây là những đề tài nhằm chuẩn bị tiền đề cho việc đổi mới chăm sóc trẻ từ 3 tới 6 tuổi tuy nhiên giờ chơi vẫn chưa được đổi mới. Có nhiều tác giả khác nghiên cứu về việc thiết kế và sử dụng trò chơi dạy học dưới các góc độ khác nhau, ví dụ như dùng TCHT để nhằm củng cố kiến thức phục vụ một số lĩnh vực như: Hình thành biểu tượng toán sơ đẳng, làm quen với môi trường xung quanh .., rèn các giác quan chú ý, ghi nhớ, phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ. Các tác giả tiêu biểu của hướng này là Phan Huỳnh Hoa, Vũ Minh Hồng, Trương Kim Oanh, Phan Kim Liên, Lê Bích Ngọc,..Trương Thị Xuân Huệ nghiên cứu việc xây dựng và sử dụng trò chơi nhằm hình thành biểu tượng toán ban đầu cho trẻ 5-6 tuổi. Tác giả Hứa Thị Hạnh nghiên cứu việc thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Tác giả đặc biệt quan tâm đến ý nghĩa của trò chơi học tập không chỉ phát triển ở các giác quan mà

phát triển các chức năng tâm lý chung của người học. Đồng thời, các tác giả đã nêu ra một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của trẻ thông qua việc xây dựng và sử dụng trò chơi học tập. Gần đây trong tác phẩm “Trò chơi trẻ em”, tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã đề cập đến trò chơi trí tuệ. Loại trò chơi này có tác dụng thúc đẩy hoạt động trí tuệ của trẻ. Trong tác phẩm này, bà đã giới thiệu một số trò chơi trí tuệ dành cho trẻ em. Cùng với tác phẩm này còn có “Tuyển tập các trò chơi phát triển cho trẻ mẫu giáo” của nhóm tác giả Nguyễn Tạc, Nguyễn Trâm, Trần Hương sưu tầm, biên soạn. Đây là cuốn sách tuyển chọn các trò chơi mở giúp trẻ vừa học vừa chơi. Bên cạnh đó, tác giả Trần Thị Ngọc Trâm đã thiết kế một hệ thống TCHT nhằm phát triển khả năng khái quát hóa của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Tóm lại, điểm qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về TCHT song nghiên cứu về TCHĐVC trong hệ thống các loại trò chơi chưa có nhiều nghiên cứu [17, 18, 19] .

1.1.2. Nghiên cứu trong nước

Trẻ em từ 0 đến 6 tuổi đang phát triển nhanh chóng, có vai trò quyết định đối với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, xã hội đất nước trong tương lai. Hiểu được đặc điểm giai đoạn trẻ thơ sẽ giúp gia đình, nhà trường và xã hội nâng cao sự hiểu biết, kiến thức, kỹ năng và thái độ để từ đó đề ra được cách thức tổ chức, nội dung cũng như sử dụng phương thức, hình thức giáo dục trẻ cho phù hợp. Sự phát triển của nguồn nhân lực là một chỉ số quan trọng cho sự phát triển của đất nước nên giáo dục mầm non đóng vai trò quan trọng, nó là bước đầu tiên để giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Lào.

Nước CHDCND Lào là đất nước đang phát triển chưa có nhiều nhà nghiên cứu sâu về việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo song có thể nêu được một số vấn đề liên quan đến hoạt động này.

Để giáo dục tất cả trẻ em để thông thạo và tuân theo chính sách, kế hoạch giáo dục, Bộ Giáo dục và Thể thao đã thông qua Chính sách và chương trình giáo dục như một điều kiện tiên quyết cho giáo dục mầm non.

Đứa trẻ đã trải qua chương trình giáo dục mầm non trong lớp mẫu giáo sẽ có thể nhận được điểm tốt khi đi học tiểu học và lên cấp độ tiếp theo. Theo quan điểm này, Tổng cục Giáo dục của Bộ Giáo dục chịu trách nghiên cứu học tập kinh nghiệm của nước ngoài trong các hoạt động tham quan, học hỏi, từ đó xây dựng và hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc-giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi [32, 33, 34, 35] .

Tác giả Sa Viên Syyavong và Kham pon Keo Phanya là giảng viên phụ trách môn giáo dục học MN hệ Trung cấp của của Trường Cao đẳng sư phạm Đông Kham Xang đã xây dựng và thực hiện đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non theo giáo trình Chương trình GD mầm non (năm 2012) đối với hệ 11+1. Trong tài liệu này đề cập đến vấn đề tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo như là một nội dung và yêu cầu bắt buộc, quan trọng đối với người giáo viên công tác ở trường mầm non. Nội dung giáo trình cũng khẳng định phương pháp giáo dục trẻ mầm non thông qua hoạt động trải nghiệm vừa chơi vừa học có tác dụng tăng cường thể chất, nâng cao tri thức và kỹ năng nghệ thuật, sáng tạo giúp trẻ tự tin và mạnh dạn hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ… Tài liệu cũng nói đến việc tổ chức các loại trò chơi như sau:

- Trò chơi đóng vai

- Trò chơi xây dựng lắp ghép

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

- Trò chơi vận động

- Trò chơi dân gian

Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường Mầm non huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào - 3

- Trò chơi học tập.

- Tài liệu hướng dẫn cho giáo viên mầm non vận dụng các loại trò chơi vào việc dạy học cho phù hợp sự phát triển và học tập của trẻ, dựa vào môi trường và hoàn cảnh theo địa phương và nguyên tắc dạy học lấy trẻ làm trung tâm,

khuyến khích kỹ năng vận động cơ bản trong hoạt động vui chơi và học theo thứ tự từ dễ đến khó, cho trẻ được phát triển theo năng lực cá nhân; chuẩn bị sự sẵn sàng để trẻ học lớp 1.

Tác giả SútChănThong và Bunxông phanhđi, là giảng viên của Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xang viết về TCHĐVC cho trẻ mẫu giáo trong giáo trình môn Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non (năm 2004). Tác giả trên đã nói đến phương pháp phát triển thể chất cho trẻ mầm non đó là chú trọng tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi vận động để giúp trẻ phát triển khả năng vận động, khả năng tư duy, độc lập và trải nghiệm thực thế; không nên quá bao bọc trẻ, cần cho trẻ không gian hoạt động, không gia tự sáng tạo và tự trải nghiệm, tự bộc lộ cá tính và tác giả đã nói đến việc tổ chức các hoạt động cho trẻ ở các trường mầm non nói chung [36, 37] .

Giáo trình do nhóm tác giả Pakiên LUNG SAY SA NA, Sanh ma ny SU PHAN THA LÔP, Chun la KHÊM THONG, Sa viên SY YA VAN NU SAY,

Viêng kheo PHÔM MA CHẮC, Ang kham BÚT SA DY, Ma ny von AT PHASOUK biên soạn tại Học viện nghiên cứu khoa học giáo dục (năm 2017) còn đề xuất đến kiến thức và việc hiểu biết với chương trình giáo dục, việc dạy học cho trẻ, việc theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ, việc chọn trang thiết bị dạy học và đồ chơi đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; Về việc tổ chức hoạt động ngoài trời để giáo viên mẫu giáo 5 - 6 tuổi vận dụng vào trong việc lập kế hoạch giảng dạy, giáo án và kế hoạch theo dõi sự phát triển của trẻ em cùng với chương trình giảng dạy để phù hợp với sự phát triển và nhận thức của trẻ em 5 tuổi [38, 39] .

Những kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và các nghiên cứu tại Lào làm cơ sở lý luận quan trọng cho tôi nghiên cứu về đề tài này.

1.2. Những khái niệm công cụ

1.2.1. Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo

Theo quan điểm của các nhà triết học Hy Lạp, “chơi” là hành vi đặc trưng của trẻ nhỏ, như sự bộc lộ thiên tính của tuổi thơ và từ đó tạo nên những

đặc điểm riêng của thời thơ ấu. Trong xã hội phương Tây, “chơi” được xem như việc tạo ra thời gian và không gian tách biệt trẻ với thế giới công việc của người lớn.

Vui chơi của trẻ em là sự tự do lựa chọn một cách cá nhân những hành vi mang tính định hướng, có động lực thúc đẩy là nhu cầu, mong muốn, khao khát bên trong. Chơi có thể chỉ là vui đùa, cũng có thể rất nghiêm túc. Thông qua chơi, trẻ khám phá xã hội, thế giới vật chất và biểu tượng cùng mối quan hệ của chúng, đồng thời trang bị cho trẻ cách thức phản ứng linh hoạt đối với thử thách trẻ gặp phải. Thông qua chơi, trẻ học và phát triển vừa như một cá nhân, vừa như một thành viên của cộng đồng.

Barblett (2010) định nghĩa “chơi” là niềm vui thích, tính biểu tượng, tính tích cực, tính tự nguyện, chú trọng vào quá trình và tự tạo động lực.

Thuật ngữ “chơi” có nhiều nghĩa khác nhau nhưng trong phạm trù hoạt động của trẻ thì chơi là một hoạt động mô phỏng lại cuộc sống của con người, mô phỏng lại các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và con người với con người trong xã hội.

Chơi được coi là hoạt động mà động cơ nằm trong quá trình chứ không nằm trong kết quả của hoạt động (A.N. Lêônchiev). Khi chơi, trẻ không chủ tâm vào một lợi ích thiết thực nào. Trong trò chơi, các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và với xã hội được trẻ mô phỏng lại. Chơi mang lại cho trẻ trạng thái tinh thần vui vẻ, phấn chấn, dễ chịu. Vui chơi cần cho con người ở mọi độ tuổi, đối với trẻ 3 đến 6 tuổi, vui chơi là hoạt động tạo nên cuộc sống của chúng.

1.2.2. Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo

Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ Việt Nam thì tổ chức có nghĩa sau đây:

- Làm cho thành một chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu trúc và những chức năng nhất định

- Làm những gì cần thiết đế tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có được một hiệu quả lớn nhất.

Tổ chức theo từ gốc Hy Lạp ‘Organon’ nghĩa là ‘hài hòa’, từ tổ chức nói lên một quan điểm rất tổng quát “đó là cái đem lại bản chất thích nghi với sự sống”.

Theo Chester I. Barnard thì tổ chức là một hệ thống những hoạt động hay nỗ lực của hai hay nhiều người được kết hợp với nhau một cách có ý thức.

Theo Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich thì tổ chức là “việc nhóm gộp các hoạt động cần thiết để đạt được các mục tiêu, là việc giao phó mỗi nhóm cho một người quản lý với quyền hạn cần thiết để giám sát nó và là việc tạo điều kiện cho sự liên kết ngang và dọc trong cơ cấu của doanh nghiệp”... Trong vấn đề này, để có thể hiểu và vận dụng vào công việc quản trị trong thực tiễn, nội dung chức năng tổ chức được xem xét bao gồm việc phân chia và hình thành các bộ phận trong tổ chức, xây dựng cơ cấu tổ chức nhằm xác lập các mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận và những cơ sở khoa học. Như vậy tổ chức có nghĩa là quá trình sắp xếp và bố trí các công việc, sử dụng các nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu chung.

Khái niệm tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo:

Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo là quá trình giáo viên lựa chọn, sắp xếp, vận dụng tri thức, hệ thống biện pháp, phương pháp và điều kiện hoạt động để giúp trẻ thực hiện hành động chơi, thỏa mãn nhu cầu chơi và đảm bảo thực hiện các mục đích giáo dục cho trẻ.

Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở trường mầm non còn là quá trình giáo viên xây dựng môi trường chơi với các hình thức hoạt động đa dạng nhằm thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ.

1.2.3. Biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

Biện pháp là cách làm cụ thể, cách thực hiện cụ thể một công việc nào đó nhằm đạt được mục đích đề ra.

Biện pháp tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường MN là cách làm, cách thức tổ chức, quản lý của giáo viên để nâng cao hiệu quả về tổ chức hoạt động vui chơi, đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách trẻ theo mục tiêu giáo dục MN nói chung và mục tiêu đối với độ tuổi.

1.3. Một số đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1.3.1. Đặc điểm sinh học

Thể tạng: Trẻ trai, cân nặng từ 15,2 – 21,1kg; chiều cao từ 105,0 – 125,8cm; Trẻ gái, cân nặng từ 14,9 – 21,3kg; chiều cao từ 104,5 – 124,5cm.

Hệ xương đang cốt hoá nhanh xong còn mềm và có tính chất đàn hồi.

Hệ cơ: Cơ lớn phát triển mạnh nhưng cơ nhỏ chưa phát triển do đó trẻ thích những vận động mạnh, đối với vận động nhỏ đòi hỏi tỉ mỉ thì trẻ không thích và khó khăn, cử chỉ vụng về, chưa chính xác.

Hệ tuần hoàn: tim của trẻ nặng gấp 4-5 lần khi mới sinh, mạch đập có chậm đi so với lúc mới sinh nhưng vẫn nhanh hơn so với người lớn vì thế trẻ dễ xúc động mạnh, dễ bị mệt khi tham gia các hoạt động.

Não: Nặng gấp 3 lần so với lúc mới sinh, hầu hết các dây thần kinh đều được mealin hoá… kích thước của não tăng lên, các tế bào tiếp tục phân hoá, hoạt động của hệ thần kinh phát triển mạnh do đó các phản xạ có điều kiện được hình thành nhanh chóng, chức năng điều khiển của vỏ bán cầu đại não tăng lên so với trung khu dưới vỏ, vì thế trẻ có khả năng kiềm chế, tự điều chỉnh lời nói và hành vi.

Hoạt động của hai hệ thống tín hiệu cũng có sự thay đổi đáng kể trong đó hệ thống tín hiệu thứ hai đã tăng lên rõ rệt, hệ thống tín hiệu thứ nhất vẫn chiếm ưu thế do đó ở tuổi mẫu giáo những kích thích trực tiếp vào giác quan dễ lôi cuốn sự tập trung chú ý, hứng thú, nhu cầu của trẻ.

1.3.2. Đặc điểm tâm lý

Ở giai đoạn này, những cấu tạo tâm lí đặc trưng của con người đã được hình thành trước đây tiếp tục phát triển mạnh. Với sự giáo dục của người lớn,

các chức năng tâm lý được phát triển về mọi phương diện để hình thành nên cơ sở ban đầu của nhân cách.

Ngôn ngữ: Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã có khả năng hiểu ý nghĩa của các từ vựng thông dụng, phát âm gần đúng như phát âm của người lớn. Trẻ đã sử dụng ngữ điệu một cách phù hợp với nội dung giao tiếp hay nội dung truyện kể. Trẻ thường sử dụng ngữ điệu êm ái để biểu hiện tình cảm yêu thương trìu mến, ngược lại khi giận dữ trẻ lại dùng ngữ điệu thô và mạnh. Khả năng này được thể hiện khá rõ khi trẻ kể những câu chuyện mà trẻ thích cho người lớn nghe.

Vốn từ của trẻ tích luỹ được khá phong phú, không chỉ về danh từ mà còn cả động từ, tính từ, liên từ… Kết thúc tuổi mẫu giáo, trẻ có khoảng 3000 đến 5000 từ, trong đó có nhiều từ khoa học. Trẻ nắm được vốn từ trong tiếng mẹ đẻ đủ để diễn đạt các mặt trong đời sống hàng ngày. Ngôn ngữ của trẻ thể hiện một trình độ phát triển tương đối cao, không những về phương diện ngôn ngữ mà cả về phương diện tư duy. Trước đây, trẻ sử dụng ngôn ngữ tình huống là chủ yếu, cuối tuổi mẫu giáo, trẻ đã nói cho người khác hình dung được những điều trẻ định mô tả mà không cần dựa vào tình huống cụ thể trước mắt. Kiểu ngôn ngữ này là ngôn ngữ ngữ cảnh mang tính rõ ràng, khúc triết. Một kiểu ngôn ngữ khác cũng phát triển ở cuối độ tuổi mẫu giáo đó là kiểu ngôn ngữ giải thích, trẻ có nhu cầu giải thích cho các bạn cùng tuổi về nội dung trò chơi, cách tạo ra đồ chơi và nhiều chuyện khác. Ngôn ngữ giải thích yêu cầu phải có tính chặt chẽ và mạch lạc do đó còn gọi là ngôn ngữ mạch lạc, kiểu ngôn ngữ mạch lạc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hình thành những mối quan hệ qua lại trong nhóm trẻ và với những người xung quanh, đặc biệt là đối với sự phát triển trí tuệ. Nhìn chung, trẻ đã biết dùng ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đặc biệt là nói đúng hệ thống ngữ pháp phức tạp bao gồm những qui luật ngôn ngữ tinh vi nhất về phương diện cú pháp và phương diện tu từ, diễn đạt mạch lạc, thoải mái. Trẻ đã thực sự nắm được tiếng mẹ đẻ.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí