Thực Trạng Kĩ Năng Quan Sát Của Trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 Tuổi Trong Hoạt Động Chắp Ghép Sử Dụng Vật Liệu Thiên Nhiên


- Phương tiện và điều kiện tổ chức

GVMN trong diện khảo sát đã khai thác và sử dụng VLTN gần gũi của địa phương thuộc nhóm VLTN có nguồn gốc từ thực vật bao gồm: một số loại lá cây, hoa, cành cây, hột, hạt… trong quá trình tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ thể hiện trong cả 80 bản kế hoạch (100%). Những nhóm VLTN có nguồn gốc từ động vật và thiên nhiên vô sinh chỉ được 11 GVMN (14%) khai thác sử dụng.

Các trường mầm non thuộc diện khảo sát đều trang bị đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất như các giá, kệ, hộp, tủ… để trưng bày VLTN và mô hình, sản phẩm chắp ghép. Những dụng cụ tạo hình được GVMN sử dụng thường đơn giản, chủ yếu là: hồ dán, gim cài các loại hoa lá hoặc đất nặn để kết dính các loại VLTN với nhau.

Tóm lại, qua phân tích giáo án, dự giờ và phỏng vấn trực tiếp GVMN trong diện khảo sát chúng tôi thấy: việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm rèn luyện KNQS cho trẻ mẫu giáo chưa được GVMN quan tâm và chú trọng đúng mức. Việc xác định mục tiêu, thực hiện nội dung, tiến hành các hình thức, phương pháp và biện pháp sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ còn bộc lộ rất nhiều điểm hạn chế, bất cập cần được điều chỉnh. GVMN đã có ý thức rèn luyện KNQS cho trẻ trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN nhưng những hoạt động này thường mang tính tự phát, chưa có nội dung, kế hoạch rõ ràng nên hiệu quả thu được chưa cao. Vì vậy, rất cần thiết phải lựa chọn và xây dựng được các biện pháp giáo dục phù hợp, phát huy những lợi thế và điều kiện thuận lợi mà HĐCG sử dụng VLTN tạo ra hướng tới mục tiêu rèn luyện và phát triển KNQS cho trẻ đạt kết quả cao hơn nữa.

2.2.3. Thực trạng kĩ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động chắp ghép sử dụng vật liệu thiên nhiên

2.2.3.1. Mức độ biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua các bài tập đo nghiệm

Để làm rõ hơn thực trạng mức độ biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi chúng tôi tiến hành khảo sát qua 02 bài tập đánh giá. [Phụ lục 6]

Bảng 2.15. Kết quả khảo sát KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi theo các bài tập đo


Tên bài tập

Số

lượng trẻ

Mức độ biểu hiện KNQS của trẻ (%)

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém


X

S

BT1: Lựa chọn đúng loại lá cây sử dụng tết những chiếc

Chong Chóng.


120


5,8


30,8


33,3


26,7


3,3


10,85


3,81

BT2: Lựa chọn những loại VLTN phù hợp để tạo mô hình chú Hươu

cao cổ.


120


9,2


32,5


41,7


16,7


0


11,88


3,25

Điểm TB chung

11,37


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

Sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển kĩ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi - 12

Kết quả bảng 2.15 cho thấy:

Bài tập 1 có điểm trung bình X 10,85, KNQS ở mức độ Trung bình (tập trung chủ yếu ở khu vực từ 9 đến 12 điểm) chiếm 33,3%. Tỉ lệ trẻ đạt điểm ở mức độ yếu 26,7% và kém 3,3%, chỉ có 7 trẻ 5,8% đạt mức điểm tốt (3 trẻ đạt 17 điểm và 4 trẻ đạt 18 điểm). Điểm cao nhất mà trẻ đạt được ở bài tập này là 18 (4 trẻ đạt) và thấp nhất là 4 (1 trẻ đạt).


Quan sát trực tiếp trẻ chúng tôi nhận thấy: Một số trẻ xác định nhiệm vụ QS tương đối nhanh, nhưng hầu hết trẻ vẫn còn chậm và chưa xác định được nhiệm vụ QS nếu không có sự phân tích, hướng dẫn và giải thích từ GV. Trẻ đã biết sử dụng các giác quan để khảo sát những chiếc lá, một số trẻ đã biết sử dụng phối hợp mắt và tay để nhìn, sờ, vuốt hay chỉ theo đường viền cấu tạo và bề mặt của những chiếc lá để so sánh, đối chiếu và đưa ra những phân tích nhận định nhưng đôi lúc vẫn còn nhầm lẫn, một số khác khi hành động khảo sát với đối tượng còn thụ động, máy móc, 1 số trẻ chỉ nhìn lướt qua. Nhiều trẻ KNQS còn hạn chế nên khó phát hiện và ghi nhớ những nét đặc trưng điển hình của đối tượng, vì vậy khi lựa chọn kết quả chưa chính xác, đa phần trẻ bị ảnh hưởng bởi đặc điểm sắc độ màu sắc của những chiếc lá nên còn nhầm lẫn, phải chọn lại nhiều lần, vì vậy, tỉ lệ trẻ đạt điểm ở mức trung bình, yếu, kém khi thực hiện bài tập này còn cao.

Bài tập có tỉ lệ trẻ đạt điểm cao hơn là bài tập 2, thể hiện ở giá trị của X (11,88). Ở bài tập này, tỉ lệ trẻ đạt điểm ở mức tốt dao động từ (từ 17 đến 20 điểm) là 11 trẻ chiếm 9,2%, mức độ khá (từ 13 đến 16 điểm) chiếm 32,5%, không có trẻ đạt điểm đánh giá mức độ kém ở bài tập này. Điểm cao nhất mà trẻ đạt được ở bài tập này là 19 (1 trẻ đạt) và thấp nhất là 6 (4 trẻ đạt). Quan sát trực tiếp trẻ khi đo chúng tôi nhận thấy: Số trẻ hiểu và tiếp nhận nhiệm vụ QS nhanh còn ít, một số trẻ biết lựa chọn các giác quan phù hợp để khảo sát đối tượng QS nhưng đôi lúc vẫn còn lẫn lộn, chưa thật phù hợp, cần sự giúp đỡ gợi ý của cô để đưa ra phương án lựa chọn chính xác, khả năng vận dụng các thao tác tư duy để phân tích và đưa ra những phán đoán về kết quả QS của trẻ còn hạn chế nên đa phần kết quả thực hiện bài tập của trẻ chưa cao, khả năng sử dụng ngôn ngữ mô tả kết quả QS của trẻ còn hạn chế, trẻ lười và không tự tin khi đưa ra nhận xét, hay mô tả kết quả QS.

Quan sát cháu Nguyễn Huy S (trường mầm non Hoa Sen) khi thực hiện bài tập “Lựa chọn loại lá cây phù hợp tết những chiếc Chong Chóng” chúng tôi nhận thấy: cháu chỉ nhìn lướt qua những chiếc lá và ảnh chụp mô hình những chiếc chong chóng với thái độ rất thờ ơ, sau đó đưa ra phương án lựa chọn mà không dùng các giác quan khác để khảo sát đối tượng nên kết quả nhiều lần chọn phương án sai. Khi yêu cầu cháu miêu tả lại kết quả QS cháu rất lúng túng và không miêu tả hay giải thích được kết quả QS một cách mạch lạc cho người khác hiểu. Quan sát 3 cháu khác Nguyễn Thành L, Trần Đình H và Lê Phương A (trường mầm non Nhị Châu) chúng tôi cũng nhận thấy các cháu này rất lười miêu tả và giải thích kết quả QS của mình bằng ngôn ngữ, khi GV đưa ra những yêu cầu miêu tả các cháu trả lời rất ấp úng, hỏi đến đâu trả lời đến đấy, không mạch lạc. Điều này cũng phản ánh phần nào thực trạng quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN cho trẻ, GVMN ít khi tổ chức cho trẻ đưa ra những nhận định hay mô tả lại kết quả QS của mình.

Khảo sát 2 bài tập với các nhiệm vụ “Lựa chọn đúng loại lá cây sử dụng tết những chiếc Chong Chóng” “Lựa chọn những loại VLTN phù hợp để tạo mô hình chú Hươu cao cổ” có thể thấy: KN xác định nhiệm vụ QS của trẻ ở bài tập 2 tốt hơn bài tập 1, sau khi xác định nhiệm vụ QS, một số trẻ nhanh chóng sử dụng các giác quan phù hợp để khảo sát đối tượng, nhưng kết quả QS chưa nổi bật hẳn, nguyên nhân là đa phần trẻ thường hay hấp tấp, vội vàng, chưa kiên trì trong quá trình QS nên hay nhầm lẫn khi xác định những dấu hiệu khó phát hiện của VLTN, một số trẻ chưa có KN phát hiện và mô tả kết quả QS, thường phán đoán kết quả QS theo cảm tính hoặc bị bị ảnh


hưởng nhiều bởi dấu hiệu màu sắc của vật liệu nên ―chọn bừa‖. Căn cứ vào điểm số thống kê khi đo biểu hiện KNQS của trẻ qua các bài tập, chúng tôi nhận thấy, đa số trẻ KNQS mới chỉ dừng lại ở giai đoạn đầu của sự phát triển, thể hiện ở tỉ lệ và số lượng trẻ đạt điểm tương ứng với các mức độ Trung bình, Yếu và Kém rất cao, số trẻ có KNQS đạt trình độ cao hơn thể hiện ở mức độ đánh giá Tốt chưa nhiều.

2.2.3.2. Mức độ biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi theo các tiêu chí

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá KNQS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua 2 bài tập đo nghiệm (phụ lục 2) với 4 tiêu chí tương ứng 4 KN thành phần đó là: KN xác định nhiệm vụ QS; KN sử dụng cách thức QS; KN phát hiện và mô tả kết quả QS; KN đánh giá và đối chiếu kết quả QS. Kết quả khảo sát các mức độ biểu hiện KNQS của 120 trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thuộc 03 trường mầm non: Trường mầm non Hoa Sen, trường mầm non Nhị Châu, trường mầm non Hoa Sứ ở thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.16. Kết quả khảo sát KNQS của trẻ theo các tiêu chí


Các tiêu chí

Mức độ biểu hiện KNQS (%)

(n=120)


X

Xếp

hạng

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém



1. KN xác định nhiệm vụ QS

3,3

19,2

55,8

13,3

8,3

2,96

1

2. KN sử dụng phương thức QS

5,0

16,7

54,2

15,0

9,1

2,93

2

3. KN phát hiện và mô tả kết quả QS

5,0

22,5

32,5

26,7

13,3

2,79

4

4. KN đánh giá và đối chiếu kết quả QS

5,8

15,0

46,7

20,8

11,7

2,83

3

Điểm TB chung

2,88


60

55.8

54.2

50

46.7

40


30

19.2

32.5

26.7

22.5

20.8

20

16.7

13.3

15

13.3

15

8.3

9.1

11.7

10

3.3

5

5

5.8

0

1. KN xác định nhiệm vụ QS

2. KN sử dụng phương thức QS

3. KN phát hiện và mô

tả kết quả QS

4. KN đánh giá và đối chiếu kết quả QS

Các KN

Tốt Khá TB Yếu Kém

Điểm trung bình

Ghi chú: Mức thấp: ĐTB ≤ 2,79; Mức trung bình: 2,83 ≤ ĐTB < 2,93; Mức cao: 2,96 ≤ ĐTB≤ 3,00


Biểu đồ 2.2: Mức độ biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Bảng 2.16 và biểu đồ 2.2 cho thấy:

Với ĐTB = 2,88 cho thấy KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đang được khảo sát và đánh giá ở mức Trung bình. Mỗi tiêu chí tương ứng với từng KN thành phần trong


cấu trúc KNQS của trẻ lại có mức độ biểu hiện khác nhau. Trong đó, KN xác định nhiệm vụ QS có kết quả khảo sát cao nhất 2,96 nhưng cũng chỉ cao hơn mức Trung bình 2,88 là 0,08. KN cao thứ hai là KN sử dụng phương thức QS có kết quả khảo sát 2,93 cao hơn mức Trung bình 0,05. Hai kĩ năng còn lại là KN phát hiện và mô tả kết quả QS KN đánh giá và đối chiếu kết quả QS có kết quả khảo sát thấp hơn mức Trung bình, biểu hiện lần lượt là 2,79 và 2,83.

KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi được biểu hiện trong bảng 2.16 và kết quả khảo sát từng tiêu chí tương ứng với các KN thành phần và thể hiện rõ trong biểu đồ

2.4 cho chúng ta thấy: rất ít trẻ có mức độ biểu hiện KNQS đạt mức Tốt (chỉ đạt 3,3% đến 5,8%), mức Trung bình luôn có tỉ lệ cao nhất (từ 32,5% đến 55,8%) ở tất cả những KN thành phần của KNQS. Cụ thể:

- KN xác định nhiệm vụ QS: Số trẻ biểu hiện KN xác định nhiệm vụ QS đạt mức Tốt chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,3%; mức Khá chiếm 19,2%; mức Trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 55,8%; mức Yếu và Kém lần lượt chiếm 13,3% và 8,3%. Số liệu trên cho thấy, rất ít trẻ xác định đầy đủ, chính xác nhiệm vụ QS mà GV đặt ra; số trẻ xác định chính xác nhiệm vụ QS ở mức Khá chiếm tỷ lệ chưa cao; hầu hết trẻ chỉ thể hiện được KN này ở mức Trung bình. Một bộ phận đáng kể còn lại chỉ xác định được rất ít nhiệm vụ QS (tức là chỉ bộc lộ được KN xác định nhiệm vụ QS ở mức độ Yếu và Kém). KN xác định nhiệm vụ QS của trẻ còn thể hiện ở mức Trung bình.

- KN sử dụng phương thức QS: Số trẻ có KN sử dụng cách thức QS đạt mức Tốt chiếm tỷ lệ thấp nhất 5,0%; mức Khá chiếm tỷ lệ 16,7%; mức Trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 54,2%; mức Yếu chiếm 15,0%; mức Kém chiếm 9,1% trong tổng số trẻ được khảo sát. Theo đó, rất ít trẻ lựa chọn và sử dụng phương thức QS phù hợp với đối tượng, đa phần trẻ lựa chọn chưa thực sự phù hợp, thể hiện hầu hết trẻ mới chỉ bộc lộ mức trung bình về khả năng linh hoạt khi lựa chọn chính xác các giác quan phù hợp ngay từ lần đầu để tri giác và khảo sát đối tượng trong quá trình QS. Tỷ lệ trẻ bộc lộ KN này ở mức Khá chưa thực sự cao, tỷ lệ trẻ có KN này ở mức Yếu và Kém còn chiếm số lượng lớn, thể hiện nhiều trẻ vẫn gặp khó khăn, lúng túng khi lựa chọn các phương thức QS phù hợp với đối tượng.

- KN phát hiện và mô tả kết quả QS: Số trẻ đạt mức Tốt ở KN này chiếm tỷ lệ thấp nhất 5,0%; mức Khá chiếm 22,5%; mức Trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 32,5%; mức Yếu và Kém lần lượt chiếm 26,7% và 13,3% trong tổng số trẻ. Có thể thấy, rất ít trẻ phát hiện đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng của đối tượng QS phù hợp với ý tưởng sáng tạo trong HĐCG và gọi tên chính xác các dấu hiệu đó thể hiện ở tỉ lệ trẻ đạt điểm đánh giá KN này ở mức Trung bình là chủ yếu, đặc biệt, số trẻ bộc lộ được KN này ở mức Yếu và Kém còn chiếm tỷ lệ cao (đều trên 10%). Theo đó, rất ít trẻ có khả năng mô tả, giải thích rõ ràng bằng ngôn ngữ mạch lạc các dấu hiệu đặc trưng của đối tượng đã QS được, đa phần trẻ gặp khó khăn, lúng túng khi nhận xét, suy luận về đưa ra những kết luận QS bằng ngôn ngữ.

- KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS: Số trẻ thường xuyên đánh giá và có những hành động điều chỉnh cách thức QS cho phù hợp với đối tượng QS hơn, biết đưa ra những nhận xét chính xác kết quả thực hiện nhiệm vụ QS của mình và của bạn khi được yêu cầu đạt


mức Tốt chiếm tỷ lệ thấp nhất 5,8%; mức Khá chiếm 15,0%; mức Trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 46,7%; mức Yếu và Kém lần lượt chiếm 20,8% và 11,7%. Theo số liệu trên, rất ít trẻ thể hiện Tốt KN này, đa số chỉ thực hiện được ở mức Trung bình. Tỷ lệ trẻ có KN này ở mức Khá còn thấp, mức Yếu và Kém chiếm tỷ lệ cao (đều trên 10%). Như vậy, có thể thấy rất ít trẻ có thể đưa ra những nhận xét thường xuyên, chính xác về kết quả thực hiện nhiệm vụ QS để có những hành động điều chỉnh cách thức QS cho phù hợp với đối tượng QS hơn

2.2.3.3. Mức độ biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo giới tính

Bảng 2.17. Kết quả biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo giới tính


Kĩ năng

Trẻ trai (n = 63)

Trẻ gái (n = 57)

1. KN xác định nhiệm vụ QS

2.96

2.92

2. KN sử dụng phương thức QS

2.93

2.91

3. KN phát hiện và mô tả kết quả QS

2.79

2.75

4. KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS

2.75

2.83

Trung bình

2.86

2.85

Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ biểu hiện KNQS trong tổ chức HĐCG sử dụng VLTN của trẻ trai và trẻ gái có sự khác nhau không nhiều, trong đó trẻ trai biểu hiện KNQS tốt hơn trẻ gái (ĐTB chung là 2,86 so với 2,85) (Phụ lục 8). Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê bởi kết quả kiểm định Independent Samples Test cho thấy p>0,05 (sig =0,875).

3

2.95

2.9

2.85

2.8

2.75

2.7

2.65

2.6

2.96

2.92

2.93

2.91

2.83

2.79

2.75

2.75

1. KN xác định nhiệm vụ QS

2. KN sử dụng 3. KN phát hiện và 4. KN đánh giá, đối phương thức QS mô tả kết quả QS chiếu kết quả QS

Các KN

Trẻ trai Trẻ gái

Điểm trung bình

Kết quả cụ thể được thể hiện ở biểu đồ sau:


Biểu đồ 2.3. So sánh biểu hiện KNQS của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo giới tính

Biểu đồ trên cho thấy, cả trẻ trai và trẻ gái đều thể hiện KN xác định nhiệm vụ QS tốt nhất. Trẻ trai thể hiện 3 KN gồm: KN xác định nhiệm vụ QS, KN sử dụng phương thức QS, KN phát hiện và mô tả kết quả QS tốt hơn các trẻ gái; trẻ gái thể hiện KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS tốt hơn trẻ trai. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê bởi P>0,05. (Phụ lục 8)


2.2.3.4. Khái quát chung về thực trạng kĩ năng quan sát của trẻ

Từ kết quả khảo sát thực trạng mức độ phát triển KNQS của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét như sau:

- Mức độ phát triển KNQS của trẻ trong nhóm khảo sát chỉ đạt mức Trung bình, trong đó KN xác định nhiệm vụ QS được thể hiện tốt nhất nhưng hầu hết cũng chỉ đạt mức Trung bình, tiếp đến là KN sử dụng phương thức QS còn KN phát hiện và mô tả kết quả QS thì biểu hiện kém nhất (ở mức thấp).

- Trẻ luôn tỏ ra thích thú và mong muốn được khám phá, tìm hiểu đối tượng QS tuy nhiên trong quá trình QS trẻ chưa biết xác định nhiệm vụ QS chính xác, chưa biết phối hợp sử dụng linh hoạt các phương thức QS phù hợp với từng loại đối tượng QS, hầu hết trẻ chỉ sử dụng thị giác để QS là chính, rất ít trẻ biết cách phối hợp các phương thức QS khác.

- Trẻ có khả năng phát hiện và biết mô tả đối tượng QS nhưng chưa đầy đủ, chưa chính xác. Nhiều trẻ gặp khó khăn khi mô tả những kết quả QS.

- KN đánh giá và đối chiếu kết quả QS cũng còn rất hạn chế. Trẻ đã biết nhận xét kết quả QS của mình và của bạn nhưng thường mang tính cảm tính, chưa chính xác và chưa thường xuyên nếu không được GV nhắc nhở.

- KNQS của trẻ còn nhiều hạn chế, thông tin mà trẻ cung cấp về đối tượng QS còn hời hợt, chưa thật chính xác, rất ít trẻ có khả năng phát hiện ra những nét đặc trưng lẩn khuất của đối tượng QS.

2.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

43.3

45

40

35

30

25

20

15

10

5

0

39.2

33.3

29.2

21.7

18.3

9.2

5.8

Về phía trẻ Về phía giáo Về cơ sở vật Các yếu tố

viên chất ảnh hưởng

khác

Thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi Khó khăn

Điểm trung bình

2.2.4.1. Những thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi


Biểu đồ 2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sử dụng VLTN tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non


a/ Những thuận lợi:

Thuận lợi về phía trẻ được 39,2% GVMN lựa chọn, họ cho rằng trẻ rất thích QS và tạo hình với VLTN vì sức hấp dẫn mới lạ của loại vật liệu này.

Thuận lợi từ phía GV có tỉ lệ 33,3% GVMN lựa chọn. Các GVMN được hỏi đều cho rằng: Các cô giáo mầm non rất yêu nghề, yêu trẻ, khéo léo và say mê tìm tòi sáng tạo những cái mới, đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ.

Những thuận lợi về cơ sở vật chất và các yếu tố ảnh hưởng khác có tỉ lệ GVMN lựa chọn ít hơn, lần lượt là 18,3% và 9,2%. Thuận lợi về cơ sở VC được các GVMN chỉ ra là các nhà trường mầm non đều trang bị cơ sở vật chất tốt nhất cho những giờ học chắp ghép và tạo hình của trẻ. Những thuận lợi khác như: Hải Dương là một tỉnh có diện tích đất tự nhiên lớn và màu mỡ chia 2 vùng chính là vùng trung du và đồng bằng vì vậy nguồn VLTN của địa phương rất đa dạng, phong phú, dễ tìm kiểm, có thể sưu tầm từ cuộc sống xung quanh của trẻ.

b/ Những khó khăn:

Theo đánh giá của GV thì những khó khăn mà họ gặp phải khi sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ trước hết từ phía trẻ, hầu hết trẻ chưa thực sự cảm nhận và khai thác được những nét đặc trưng thẩm mỹ của VLTN sử dụng trong HĐCG, kĩ thuật tạo hình với VLTN của trẻ còn rất hạn chế nên sản phẩm chắp ghép trẻ tạo ra chưa thực sự hấp dẫn và thu hút, hiệu quả HĐCG chưa cao. Nguyên nhân một phần là trẻ chưa biết cách lựa chọn và sử dụng các phương thức QS phù hợp với đối tượng và lười sử dụng ngôn ngữ để mô tả kết quả QS, GVMN đã nhận thức được vấn đề này nhưng vì sĩ số trẻ trong mỗi lớp mầm non quá đông nên các GV không có khả năng quan tâm, điều chỉnh, uốn nắn và rèn luyện cho từng trẻ trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN.

Khó khăn thứ hai là thiếu cơ sở vật chất, chủ yếu là thiếu nguồn VLTN đa dạng. Các trường mầm non hầu hết đều nằm trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, do tốc độ đô thị hoá ở các thành phố nên quỹ đất dành cho thiên nhiên, sân vườn ngày càng eo hẹp trong các nhà trường cũng như trong cuộc sống xung quanh của trẻ, VLTN ngày càng khan hiếm, điều này tạo ra những khó khăn trong công tác tìm kiếm nguồn VLTN để tổ chức HĐCG cho trẻ. Ý kiến này có tỉ lệ ý viên đánh giá cao nhất 43,3%. Giải pháp thay thế hay được GVMN lựa chọn là sử dụng những vật liệu nhân tạo, vật liệu tái sử dụng vừa đẹp vừa bền để trang trí và tạo môi trường mà không phải đầu tư nhiều thời gian đi tìm kiếm, sưu tầm.

Về phía GV cũng gặp rất nhiều khó khăn, do đặc thù nghề nghiệp, áp lực về thời gian làm việc của GVMN trong một ngày quá dài và dàn trải, ngoài ra áp lực về công việc cũng tương đối nhiều, GVMN phải đầu tư phải soạn giáo án, xây dựng các loại kế hoạch giáo dục, làm đồ dùng đồ chơi, tiếp cận với sự thay đổi và phát triển liên tục của chương trình GDMN.

Một số ít ý kiến khác chiếm 5,8% cho rằng nội dung phát triển KNQS chưa được đề cập và cụ thể hoá trong nội dung phát triển HĐTH và HĐCG trong chương trình GDMN nên trong quá trình tổ chức HĐCG sử dụng VLTN cho trẻ, GVMN chưa thực sự chú ý phát triển KN này.


Khi tiến hành phỏng vấn GVMN nhằm tìm hiểu cụ thể hơn nữa về những khó khăn và thuận lợi của họ trong quá trình sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ 5 – 6 tuổi. Cô giáo Nguyễn Thị H (trường mầm non Hải Tân) cho biết thêm: “Có rất nhiều loại VLTN khó bảo quản, ví dụ vào mùa thu có rất nhiều lá vàng đẹp, trẻ rất thích QS và có nhiều ý tưởng tạo hình cùng chiếc lá đó, nhưng GV sưu tầm và bảo quản chỉ sau vài ngày những chiếc lá ấy đã biến màu, không còn sức hấp dẫn ban đầu với trẻ nữa”. Đây cũng là một khó khăn và thử thách mà các GVMN gặp phải khi tổ chức HĐCG với loại vật liệu này. Ngoài ra cô giáo Nguyễn Thị H cũng cho biết “Một số phụ huynh còn chưa có nhận thức đúng về những giờ học này, họ luôn lo sợ giờ học không đảm bảo yếu tố vệ sinh và an toàn cho trẻ”, đây cũng là nguyên nhân làm giảm hứng thú và sự nhiệt tình của GVMN với hoạt động này.

2.2.4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố đến việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. Một số yếu tố xuất phát từ đặc điểm, sự phát triển của cá nhân trẻ, một số yếu tố từ khả năng của GV nhưng cũng có một số yếu tố từ môi trường giáo dục trong trường mầm non, gia đình, cộng đồng và các hoạt động văn hoá xã hội diễn ra xung quanh trẻ. Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng 2.18.

Bảng 2.18. Ảnh hưởng của các yếu tố đến việc sử dụng VLTN trong tổ chức HĐCG nhằm phát triển KNQS cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi


S TT


Các yếu tố ảnh hưởng

Mức độ

ĐTB

Thứ bậc

Rất ảnh

hưởng

Ảnh hưởng

Ít ảnh

hưởng



SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)


1

Đặc điểm, sự phát triển của cá nhân trẻ

2.58

1

Đặc điểm nhận thức của trẻ

98

65.3

32

21.3

20

13.3

2.36

4

Sự tích cực và chủ động của trẻ

78

52.0

52

34.7

20

13.3

2.39

3

Vốn hiểu biết về kĩ thuật tạo

hình cơ bản của trẻ

130

86,7

20

13,3

0

0

2.87

1

Vốn tri thức, kinh nghiệm về

thế giới xung quanh và những kiến thức cơ bản về HĐCG


110


73.3


30


20


10


6.7


2.67


2


2

Khả năng của giáo viên

2.53

2

Thái độ và nhận thức đúng đắn, đầy đủ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức

phát triển KNQS cho trẻ trong tổ chức HĐCG


66


44


64


42.7


20


13.3


2.31


4

Tình yêu và lòng đam mê với

nghệ thuật chắp ghép, có năng lực QS và nhận thức thẩm mỹ


78


52


62


41.3


10


6.7


2.45


3

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022